P ép thử cọc lớn hơn P thiết kế? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
P ép thử cọc lớn hơn P thiết kế?
Xin chào mọi người cho tôi hỏi 1 câu là khi tôi thiết kế móng cọc trước khi tôi cho ép đại trà thì phải ép cọc thử với P > P tkế vậy?? Ngoài nguyên nhân đề phòng lực chối giả của đất thì còn nguyên nhân nào nữa? Tôi xin cảm ơn các anh/ chị nhiều!
Có 74 câu trả lời!!
|
|
|
Đơn giản nhé:
1. Theo quy định của Tiêu chuẩn thì sức chịu tải cho phép Pcp xác định từ thí nghiệm nén tĩnh được xác định bằng cái tải trọng ép được P tương ứng với lún cho phép P chia cho hệ số an toàn lớn hơn 1 => không ép lớn hơn thì lấy gì mà chia. Còn vì sao nó lại thế này thì lại phải tìm hiểu ý nghĩa của hệ số an toàn.
2. Để có cái tải trọng ép được P tương ứng với lún cho phép thì phải ép dự phòng lớn hơn chứ chẳng nhẽ tính toán sít chằn chặn được à
Chẳng có cái nguyên nhân nào có tên là đề phòng lực chối giả của đất cả. Mấy cái cọc khoan nhồi làm gì có độ chối giả mà sao chúng nó vẫn làm thí nghiệm nén tĩnh giống như cọc ép.
|
GeorgeEr |
|
|
Anh NGOC cho tôi hỏi them, là khi tính toán móng là người ta đã tính hệ số an toàn trong đó rồi mà?? Vd: tải mỗi cọc là 50T, với SF = 2 thì P tkế là 100T, ví dụ tính ra cọc 30x30 sâu 25m, nhưng khi ép cọc thử lại ép với P = 150T?? Nếu tôi ép cọc đến P = 100T rồi ngừng thì cũng OK vậy ( SF = 2). Ý tôi là thế
|
Arthumters |
|
|
bác có thể cho tôi qui trình ép thử tải cọc và qui trình thí nhiệm đựoc không,tcvn 286-2003 vẫn sử dụng hay dược thay thế bằng tc khác vậy, tôi cảm ơn các bác
|
sieunhangiambeo |
|
|
Cái hệ số an toàn khi thiết kế chủ yếu là đề phòng tính sai so với thực tế.
Cái hệ số an toàn khi thí nghiệm chủ yếu là đề phòng các thằng cọc khác không thèm giống với thằng cọc thí nghiệm.
|
Robertol |
|
|
Cái thằng Thịt Chó Việt Nam 286-2003 này là tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cọc đóng và cọc ép. Tiêu chuẩn thí nghiệm nén tĩnh là THịt Chó Việt Nam 269-2002.
Cứ theo tiêu chuẩn mà làm. Mọi thắc mắc về tiêu chuẩn xin gửi về Bộ phận nào đó ở Bộ Xây dựng.
|
hoahuongduong |
|
|
Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà |
Luckyman
|
|
|
Cho tôi hỏi là có tiêu chuẩn nào hay sách nào ghi rõ lực ép đầu cọc khi cọc nằm trong lớp đất sét có thể lấy là 150%Ptk không
/ Tại vì có một công trình tôi thiết kế cọc dài 18m nằm toàn bộ trong đất sét sức chịu tải 30t lực ép đầu cọc pmin là 60t nhưng khi ép thì không đặt điều kiện pmin. E muốn chuyển về pmin bằng 150%Ptk là 45t nhưng bên chủ đầu tư muốn tôi cung cấp tài liệu giải thích việc lựa chọn giá trị pmin trong đất sét có thể lấy là 150%P. Khó nhất là họ muốn tôi phải giải trình luôn chứ không chờ kết quả nén tĩnh.
|
cameralenguyen |
|
|
Cái lực ép 1,5 hay 2 lần thiết kế là được rút ra từ kinh nghiệm tại nhiều hiện trường. Vì nó là kinh nghiệm nên chưa chắc nó đúng ở tất cả các nơi. Do đó người ta cần tiến hành thí nghiệm nén tĩnh để khẳng định nó. Nếu đã có tài liệu đáng tin cậy nào đó khẳng định chắc chắn là 1,5 hoặc 2 và điều nạy lại luôn đúng thì người ta đã bỏ cái thí nghiệm nén tĩnh đi từ lâu rồi.
Túm lại, cứ nén thử với các hệ số khác nhau rồi thí nghiệm nén tĩnh thì mới có kết luận được. Không phải mọi điều chủ đầu tư muốn đều có thể thỏa mãn cho họ được.
|
AlbertDOB |
|
|
Bạn cứ cho anh tôi nghỉ,mai ra ép tiếp.Nếu không được cho ép bằng Pmax.Không được nữa thì có thể nghiệm thu cọc khi chưa đạt đến độ sâu thiết kế.
|
thanhthuonghm |
|
|
Cái Pmax, và Pmin là gì, tính toán thế nào và dựa vào tiêu chuẩn nào vậy các bác.
|
michaelyork |
|
|
Nó là lực ép lớn nhất và lực ép nhỏ nhất đối với cọc trong quá trình thi công ép cọc.Tôi làm theo tiêu chuẩn nào thì tính toán theo tiêu chuẩn ấy thôi.
|
hoangphunhan |
|
|
Bạn vẫn hỏi thiếu một cái là P là gì>. Nếu bạn biết P là gì thì "Suy luận" sẽ ra được Pmax và Pmin. Tính toán ra sao thì Bạn hỏi Anh Google xem cái tiêu chuẩn nào dành cho thiết kế Móng cọc>
|
Stephenon |
|
|
P là sức chịu tải của cọc thì tôi biết rồi. Tiện đây bạn có thể nói luôn giúp tôi cái kia không.
|
duong tang |
|
|
Trong quá trình thi công ép cọc thì cái lực ép nhỏ nhất lại là 0,0000001 T vào thời điểm sắp dừng ép hoắc bắt đầu ép. Như vậy thì ý nghĩa của Pmax và Pmin không phải như bạn đã giải thích đâu. Xem lại đi. Hì hì.
|
profilmuoinam15 |
|
|
Cái kia mà Bạn hỏi thì đã có Bác khác trả lời rồi đó. Thế Bạn cho Tôi hỏi lại một câu Bạn đang làm gì?
|
thanhthuonghm |
|
|
Tôi đang làm gì là sao bạn. Tôi đang hỏi bạn thôi. Pmax, Pmin tính thế nào và theo tiêu chuẩn nào.
|
ArthurGip |
|
|
Pmax là giá trị khống chế lực ép lớn nhất để không làm vỡ cọc được xác định theo tiêu chuẩn bê tông.
Pmin là giá trị lực ép tối thiểu cần phải đạt để đảm bảo cọc có đủ sức chịu tải tính toán theo điều kiền nền. Cái này tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế cọc.
Cái ông Đái Đường này chắc trốn học đúng vào cái phần cọc ép.
|
profillink10 |
|
|
Thì hỏi Bạn đang làm gì để Tôi xin cùng làm. Đang thất nghiệp ở nhà>
Tính thế nào thì Bạn đọc lại Topic này từ đầu đến cuối, kết hợp với việc hỏi Anh Gô như ở trên
|
hoang tuan |
|
|
Tôi đang hỏi bạn mà. Bạn không thích trả lời cũng được . Tôi có đọc rồi nhưng chưa thấy nói. Bạn giải thích hộ tôi với.
|
Amen1402 |
|
|
Màu đỏ: Pmin; Pmax của Bạn đây>
Cái lực ép 1,5 hay 2 lần thiết kế là được rút ra từ kinh nghiệm tại nhiều hiện trường. Vì nó là kinh nghiệm nên chưa chắc nó đúng ở tất cả các nơi. Do đó người ta cần tiến hành thí nghiệm nén tĩnh để khẳng định nó. Nếu đã có tài liệu đáng tin cậy nào đó khẳng định chắc chắn là 1,5 hoặc 2 và điều nạy lại luôn đúng thì người ta đã bỏ cái thí nghiệm nén tĩnh đi từ lâu rồi.
|
SpencerJalf |
|
|
Vậy cái 1,5-2 Ptk là cái Pmax hay Pmin...Người ta dùng Pmax, Pmin để làm gì?
|
inetryconydot |
|
|
Hi. Trong trường hợp của tôi địa chất gồm đất sét với SPT 3-6 dọc thân cọc và SPT 14 tại mũi cọc thì ép rất dễ nên có thể lấy bằng 150%Ptk. Sau này thí nghiệm nén tĩnh với tải 200%P thì chắc vẫn đạt do cọc ép trong lớp đất sét có khả năng tăng sức chịu tải theo thời gian. Nhưng nói suông thì chủ đầu tư chắc không nghe nên cần thêm tài liệu cho chắc cú. Sếp của tôi bảo là có đọc điều này ở trong sách nhưng lại khong nhớ là sách nào??
|
thanhthuonghm |
|
|
Nếu bạn làm như thế này thì chắc chắn sẽ teo huyền. Khi thí nghiệm nén tĩnh đến 150% Ptk thì cái cọc nó sẽ rung rinh một chút nhưng vẫn chưa sao bởi vì đúng như bạn nói là đất nó sẽ phục hồi. Nhưng khi đến cấp 200% thì lúc đó không còn là làm thí nghiệm nén tĩnh nữa mà sẽ là làm cái công việc ép cọc bằng kích nén tĩnh có theo dõi độ lún của cọc mà thôi. Chắc lúc đó mặt của ông thi công ép cọc sẽ xanh như đít nhái.
Cái tô đỏ : tôi e là sếp bạn không quên tên sách đâu bởi người ta không thể quên tên của cái cuốn sách chưa in.
|
240315 |
|
|
Cái này thì chắc chắn là tiêu chuẩn không dám cho điều này, điều nọ. Còn sách nào viết ra, bảo vệ được cái này thì phải nói là quá giỏi. SPT bằng 14 nhưng mà tải trọng ở trên thế nào nữa chứ. Cái này mà thí nghiệm nén tĩnh thì có khi phải ép cọc thừa một đoạn cho nó xuống nốt. Chưa nói đến nén thử cọc (thăm dò) có khi không thấy đâu cả>
|
hoahuongduong |
|
|
Hi. Sếp tôi nhớ là có cái quyển nho nhỏ nhưng hôm nay tìm mãi không ra. Tôi đọc lại tiêu chuẩn 269-2002 thấy có nói với cọc thí nghiệm kiểm tra có thể lấy tải trọng thí nghiêm lớn nhất là 150%P-200%P. Trong trường hợp của tôi có thể lấy tải thí nghiệm là 150%P hay không? Tại vì nếu lấy 150%P hay 200%P thì sức chịu tải thiết kế cọc của tôi vẫn là Ptk phải không a. Nhưng lấy 150%P thì có vẻ dễ đặt được hơn.?? E thì thấy mọi người toàn thí nghiệm nén tĩnh là 200%P chứ không thấy 150%P bao h cả
|
thanhtruc |
|
|
Bạn đọc lại điều 4.5.2.6 phần chú thích 1 của thằng TCVN 205-98 xem sao. Thằng 269 thì nó bảo rằng cọc kiểm tra thì Pnen <=200%P. Còn điều ở trên thì Bạn tìm và đọc lại nhé
|
Vimcentcow |
|
|
Điều 4.5.2.6 phần chú thích 1 thì liên quan gì đến tải trọng thí nghiệm lớn nhất mà chủ topic đang hỏi hả bạn. Đúng như chủ topic hỏi trong tiêu chuẩn thì qui định tải trọng thí nghiệm từ 150-200 % tải trọng thiết kế (vậy thì đương nhiên là P thí nghiệm lớn nhất phải lớn hơn tải trọng thiết kế rồi còn gì ). Vậy khi nào thì dùng 150% khi nào thì dùng 200% một câu hỏi hay đấy chứ. Cái này thì đọc ở đâu
|
ngoduong89 |
|
|
Phải xem lại dưới mũi cọc là đất thế nào. Nếu càng xuống sâu càng yếu thì có thể cho dừng cọc ở độ sâu thích hợp. Pep =1.5 Pcoc đối với đất sét đôi khi cũng có thể thí nghiệm đạt yêu cầu. Tuy nhiên, đối với loại nền đất này thì hệ số an toàn (Ptk = Pgh/k) phải được chọn >2 (theo TCVN 269-2002). Còn nếu xuống thêm 1 đoạn nữa mà gặp đất cứng thì nên cho ép xuống để an toàn (độ lún thấp, sức chịu tải của cọc có thể tăng lên -> tính toán lại móng để giảm cọc sẽ đưa đến hq kinh tế cho công trình).
Đối với dự án nhỏ, bạn cho dừng cọc ở Pep = 1.5 Pcoc là rất nhiêu khê: Nếu thí nghiệm cọc mà không đạt thì hoặc là phải cho thí nghiệm lại với tải ép lớn hơn hoặc phải đc thiết kế tăng cọc lên -> phát sinh chi phí (điều mà không CĐT nào ưa cả).
Pmax và Pmin chưa thấy có tài liệu nào đưa ra công thức tính. Cái này tc bảo thiết kế chọn. Căn cứ vào:
+ Tình hình đất mà cọc xuyên qua (chú ý chối giả, tầng đất thấu kinh tốt xen kẹp),
+ biểu đồ quan hệ P-l khi ép các cọc thử
+ vào số liệu thí nghiệm nén tỉnh.
Người thiết kế có kinh nghiệm sẽ chọn được Pmax (để tk sắt cho cọc) và Pmin, Lmax, Lmin (để căn cứ nghiệm thu cọc đạt yêu cầu) hợp lý, an toàn, hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại thì.....
Có lần tôi có gặp 1 ks giám sát kiến nghị thế này: Cọc ép với Pep = 2 Ptk. Khi thí nghiệm cho ra Ptn < Ptk. Tôi phải chọn lại Ptk = Ptn để tk lại móng, cọc. Thế mà KS giàu kinh nghiệm này bảo chọn Pmin = 1.5 Ptn, Pmax = 2 Ptn. Thật là bất cập...
|
greent |
|
|
P(ep min)=(150-200)%P, P(ep max)= (200-250)%P. Thế này chắc sẽ rõ ràng hơn cho quy định về Ptn=200%P.
|
puma12 43 |
|
|
Chưa chắc đúng. Nếu bạn cho cọc ép vào đất cát hay á cát sẽ có kinh nghiệm. Tui thấy TCVN 286 - 2003 nêu cái này chưa được chuẩn lắm
|
con voi con |
|
|
Các bác cho tôi hỏi trường hợp cọc không thỏa mãn điều kiện Pmin như trong tiêu chuẩn thì xử lý thế nào ạ. Và trường hợp không thỏa mãn Pmax thì xử lý thế nào ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn.
|
AlbertDOB |
|
|
Có vẻ đang có sự nhầm lẫn Pmax, Pmin và Ptnghiệm
- Pmax, Pmin dùng quy định cho quá trình ép cọc
+ Khi chiều sâu cọc chưa đạt chiều sâu thiết kế mà lực ép P = Pmax thì cho dừng ép
+ Khi chiều sâu cọc > chiều sâu thiết kế mà lực ép P < Pmin thì ép cho đến khi đạt Pmin
- Ptn là P cho quá trình thí nghiệm nén tĩnh, để cho ra biểu đồ lực ép - chuyển vị của cọc.
Có j sai ae bỏ quá cho.
|
Robertol |
|
|
+ Khi chiều sâu cọc đạt chiều sâu thiết kế mà lực ép P=Pmax thì cho dừng ép...Bác cho tôi hỏi dừng ép rồi thì xử lý tiếp theo thế nào ạ
+ Khi chiều sâu cọc > chiều sâu thiết kế mà lực ép P< Pmin thì ép cho đến khi đạt Pmin. Bác cho tôi hỏi chiều dài cọc không đủ thì phải làm sao. Và liệu có chắc chắn được cọc đủ sức chịu tải như thiết kế.
Em còn lơ mơ về cái này quá. Bác giải thích giúp tôi với.
|
thuymo |
|
|
Trước khi tiến hành ép cọc đại trà sẽ phải tiến hành ép cọc thí nghiệm. ( Số lượng cọc TN cần ép =1 - 2% tổng số lượng cọc của công trình... hình như là vậy >)...). Vì vậy sau khi đã có kết quả ép thí nghiệm và nén tĩnh cọc thí nghiệm thì bên thiết kế sẽ căn cứ vào đó mà điều chỉnh áp lực mũi cọc khi dừng ép cũng như là chiều dài cọc. Khi đã có thiết kế bổ sung lại rồi thì nhà thầu cứ theo thiết kế mà làm, nếu ép hết chiều dài cọc theo thiet kế mà vẫn chưa đạt Pmin thì cứ ép tiếp cho đến khi đạt thì thôi ( Lúc này là ép âm đấy). Còn nếu chưa ép hết chiều dài cọc mà đã đảm bảo Pmin<=Pep<=Pmax thì dừng ép. (Cọc sẽ bị dương lên). Trong quá trình ép thì đã có nhật ký ghi lại áp lực của từng mét cọc rồi nên cọc ép âm bao nhiêu và ép dương bao nhiêu thì hồi sau tính tiếp >)
Đôi điều tham gia, xin chém nhẹ tay....>))
|
Robertgomo |
|
|
Em tưởng khi Pep=Pmax mới dừng chứ ạ. Bác có thể giải thích chỗ này cho tôi rõ hơn một chút được không. Tôi xin cảm ơn.
|
Edwandhext |
|
|
_ Bác Ngọc nói đúng lắm, nhưng tôi nhớ là có liên quan tôii SCT dài hạn và SCT tức thời của cọc, ngoài ra cũng kiểm tra được nền đất. (Hình như khi tính toán cọc, TCVN chỉ nhắc có 1 SCT thôi)
_ Lâu lắm mới gặp lại các bác, tôi chém gió thôi nha.
|
phuonganh12 |
|
|
Nếu bác NGOC_IBST hoặc các cao thủ khác đang online thì cho tôi hỏi một chút:
- Nếu tính SCT cho phép của cọc theo công thức ở TCXD 205-1998:
Qa = Qu/FS: Nếu ta lấy FS = 2 thì Qa = Qu/2 trong đó Qu là tải trọng cực hạn ứng với chuyển vị 8 mm (nói riêng với trường hợp nhà dân dụng thường làm, vì nếu lấy cờ si = 0.1 và Sgh = 8 cm thì delta = 0.1*8 cm = 8 mm). Như vậy là có thể nói đơn giản rằng: Khi thí nghiệm nén tĩnh, tải trọng cực hạn ứng với độ lún 8mm chính là 200% tải trọng thiết kế. Đó có phải là lý do để TCXDVN 269-2003 đề nghị tải trọng thí nghiệm nén tĩnh lớn nhất (trong thí nghiệm kiểm tra) là 200% tải trọng thiết kế?
Mời mọi người tham gia giải thích giúp cho suy luận của tôi như trên có hợp lý không ạ?
|
rtgreter vret ẻ |
|
|
Hai cái này là hoàn toàn khác nhau chỉ ngẫu nhiên giống nhau ở mỗi con số 2.
Qu là sức chịu tải tôii hạn (không phải là tải trong) được cho là khi cọc bắt đầu chạy phăm phăm chứ không phải là khi cọc bị lún 8 mm. Cái tải trọng tương ứng với độ lún 8 mm khi thí nghiệm nén tĩnh cọc thì không phải là tải trọng tôii hạn mà chỉ là sức chịu tải hình như là cho phép mà thôi. Vì vậy, cái việc quy định thí nhiệm tải trọng 2 lần tải trọng thiết kế không phải là suy ra từ đâu cả mà chỉ là để cố gắng đảm bảo cho có cái tải trọng tại độ lún 8 mm mà thôi. Tuy nhiên, cái sự cố gắng này không phải lúc nào cũng đạt được như ý muốn.
|
mtv_0201 |
|
|
Các bác cho tôi hỏi trong quá trình ép cọc, lực Pep lấy bằng bao nhiêu? hay là bao nhiêu cũng được chỉ cần đảm bảo ép được cọc xuống đất và thỏa mãn tốc độ xuyên không quá 1 cm/s. Tôi chưa thấy ép cọc bao giờ nên rất mong được sự giải đáp từ các bác. Tôi xin chân thành cảm ơn.
|
viet toan 12 |
|
|
Thực ra là thấy từ xa rồi, nhưng chưa được ngó kỹ. Bác có thể nói cho tôi biết với được không , nghiên cứu lý thuyết trước sau ra công trường nắm được chắc hơn
|
KennethOt |
|
|
Muốn nghiên cứu lý thuyết thì ....đọc sách. Chỗ nào chưa hiểu thì hãy hỏi. Câu trả lời cái câu hỏi của bạn thì đã viết đầy trong sách rồi.
|
kiwisoda |
|
|
Em có đọc và tìm hiểu đấy chứ. Một số tài liệu và tiêu chuẩn có viết là:
Trích:
Khi đáy kích (hoặc đỉnh pittong) tiếp xúc với đỉnh cọc thì điều chỉnh van tăng dần áp lực, những giây đầu tiên áp lực dầu tăng dần đều, đoạn cọc C1 cắm sâu dần vào đất với vận tốc xuyên ≤ 1m/s.
|
Nên tôi đoán thế. Không biết hiểu vậy có đúng không.
Tiểu chuẩn với tài liệu cũng chỉ viết đơn giản thế này:
Trích:
Khi đầu cọc C1 cách mặt đất 0,3 ÷ 0,5m thì tiến hành lắp đoạn cọc C2, kiểm tra về mặt 2 đầu cọc C2 sửa chữa sao cho thật phẳng.
Kiểm tra các chi tiết nối cọc và máy hàn.
Lắp đoạn cọc C2 vào vị trí ép, căn chỉnh để đường trục cọc C2 trùng với trục kích và trục đoạn cọc C1, độ nghiêng ≤ 1%
Tác động lên cọc C2 1 lực tạo tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 3 – 4kg/cm2 rồi mới tiến hành nối 2 đoạn cọc theo thiết kế
Làm tương tự với các đoạn cọc sau
|
|
Alvarogime |
|
|
Nếu Pep = Pmax thì càng tốt chứ sao, nhưng trong quá trình thi công bạn ko thể lường trước được các sự cố có thể xảy ra nên tốt nhất là khi đảm bảo điều kiện Pmin<=Pep<=Pmax thì dừng thôi. Nếu cọc ko đảm bảo chất lượng mà cứ ép cố sẽ dẫn đến hiện tượng cọc bị phá hủy, lúc đó ko những ko đạt cái điều kiện kia mà ngay cả Pmin cũng khó đạt đấy. Lại phải chạy theo thằng GS năn nỉ a ơi ký cho e cái thì mệt lắm >
|
levantrai |
|
|
em đọc sách hướng dẫn đồ án nền móng DHXD thấy có viết Lực ép max cho phép tôii 1,4 Pvl. vậy cho tôi hỏi cái này có mâu thuẫn với cái thầy nói ko ạ? tôi ko hiểu lắm
|
levantrai |
|
|
Pvl không phải là cái P làm cho bê tông bị vỡ. Nó là giá trị cho phép khi tính toán thiết kế mà thôi.
|
Donaldsor |
|
|
ồ thế mà bấy lâu nay tôi cứ hiểu lầm Pvl như vậy ví dụ cọc cuae tôi có Pvl =142T thì tôi vẫn có thể chon Pmax tôii 1,4x142 T khi thi công ?
Nhưng trong Tc 9394 có viét (Pep)max ko vượt quá sức chiu jtair của VL cọc, vậy sức chịu tải của Vl cọc ở đây có phải là Pvl ko ạ?
|
trangyu lan |
|
|
em đọc TC 9493 có viết (Pep)max ko vượt quá SCT của vl cọc, vậy SCT của VL cọc ở đây có phải Pvl?
|
Robertbura |
|
|
Đã có lúc tôi lấy bằng 2 lần.
Cái Pvl này hình như xác định theo ứng suất cho phép ximacp. Trong đó ximacp = 0,7. xima tôii hạn = 0,7. xima vỡ vụn
Khi nhân với 1,4 thì mèo vẫn hoàn mèo.
Nếu bạn muốn ép cọc vởi tải lớn hơn thì bạn nên làm thêm cái đai quanh đầu cọc, cho đầu cọc tiếp xúc tốt với mặt kích. Lúc này có thể áp dụng hệ số là 2 thay cho 1,4.
|
Haroldser |
|
|
vập Pvl của thầy ko phải Pvl xác định bởi công thức Pvl=m.phi.(Rb.Fb +Rs.Fs) ???
và cái " SCT của vl cọc" trong TC 9493 ko phải xác định từ công thức trên mà là bằng ct của thầy?
Em còn mù mờ về chỗ này mong thấy giúp tôi hiểu rõ ràng hơn ạ
|
thanhtruc |
|
|
Bạn ơi cái Rb chính là xicmacp đấy! Còn công thức thì theo sách thui.
|
mucangchai |
|
|
Cọc dừng ép khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện: Pmin<=Pep<=Pmax và xuống được độ sâu thiết kế. Nhưng khi thi công ép cọc trong 1 nhóm cọc thì thằng đất nền bị nén chặt lại thì khi ép cọc đạt gần pmax thì cho dừng ép chứ không cố ép tôii độ sâu thiết kế. Nếu ép tiếp thì cọc sẽ bị phá hủy và tôi đã gặp trường hợp cố ép đến độ sâu thiết kế thì lực dừng ép
|
Arshes |
|
|
Đúng rồi. Chúng nó sợ chết ấy mà.
cái Pvl là cho phép, kể đến sự làm việc lâu dài. Trong khi đó cái việc ép cọc lại ngắn. Khi này có ấn trộm vượt quá lên trong thời gian ngắn thì cũng chẳng sao.
Một vấn đề khác đã từng được đề cập đến để thấy mấy tên làm tiêu chuẩn rất quan liêu:
Sức chịu tải cọc xác định bằng giá trị nhỏ nhất giữa P nền và Pvl. Trong khi đó, tải trọng lớn nhất khi thí nghiệm lại lấy bằng 1,5 đến 2 lần sức chịu tải cọc. Và rồi cọc thí nghiệm phải đúng là cọc đóng đại trà.
Nếu tải trọng lớn nhất khi thí nghiệm không cho phép vượt Pvl thì sẽ có lúc thí nghiệm bằng ...mắt.
|
bachtuu |
|
|
ví dụ tôi tính ra Pvl theo công thức trên ra 142T, như vậy theo sách HD đồ án nền móng ( tôi còn là sv ạ ) thì (Pep)max dc phép tôii 1,4.142T
Nhưng theo TC 9394 có viết (Pep)max ko vượi qus sực chịu tải của vl cọc , vậy nếu SCT của vl cocj ở đây là Pvl thì nghĩa là (Pep)max phải nhỏ hơn 142T
|
hoibmtose005 |
|
|
Thế mới hay. Các sách đã nhau cho chúng mày chết.
Hiểu được thì sống không hiểu được thì ...cũng sống.
Nếu bạn đang làm đồ án thì tốt nhất là bạn làm theo ...ý thầy. Sau này đi làm thì tốt nhất bạn làm theo ý bạn sau khi học hỏi tìm hiểu kỹ.
|
taolaai |
|
|
dạ tôi đang làm đồ án TN và đau đầu chỗ này mấy hôm nay, tìm trên diễn đàn rùi đọc lại các khái niệm về sức chịu tải, các tiêu chuẩn mà cứ thấy sao sao ấy đôi khi sự nhầm lẫn là do hiểu sai các khái niệm.
Nhân đây thầy cho tôi hỏi xem tôi hiểu các khái niện có đúng ko nhé, hì - Qu là sức chịu tải cực hạn của cọc và dc xác định bằng lực nén mà khi ta thêm tải 1 chút hoặc ko thêm thì cọc vẫn lún nhanh
- Qa là sức chịu tải cho phép và dc xd là lực nén mà ứng với lực nén đó cọc lún 1 giá trị mà ko gây biến dạng lớn và gây ảnh hưởng lớn tôii kết cấu bên trên ( TC cho phép 8cm )
-Qu,Qa nếu có Tn nén tĩnh thì dc xác định từ dg cong P-S
-Ban đầu khi chưa có kết quả TN nén tĩnh thì Qu xác đinh từ CPT,SPT... sau đó lấy Qu/FS thì ra Qa đúng ko ạ
Em hỏi mấy cái này đơn giản mong các anh đừng cười, hì
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Trả lời nè:
- Qu là sức chịu tải cực hạn của cọc và dc xác định bằng lực nén mà khi ta thêm tải 1 chút hoặc ko thêm thì cọc vẫn lún nhanh
đúng rồi. Nhưng để cho chính xác hơn và đầy đủ thì cái này nên đọc tiêu chuẩn hoặc sách chuẩn. Chữ u ở đây lad ultimate nghĩa là tôii hạn, nghĩa là không thêm được nữa, nghĩa là đúng như bạn hiểu. Tuy nhiên để có được nó ở những cọc lớn thì lâu và mệt lắm nên người ta đã bịa ra một giá trị lún nào đó để cái tải trọng tương ứng được coi là tôii hạn. Ở ta tồn tại 2 loại hệ tư tưởng theo Nga và theo bọn phản động. Hiện nay thì người ta dùng nhiêu theo kiểu của bọn phản động. Theo Nga thì cọc lún 40 mm thì coi như là tèo. Còn cái bọn phản động thì bằng D/10, với D là đường kính cọc
- Qa là sức chịu tải cho phép và dc xd là lực nén mà ứng với lực nén đó cọc lún 1 giá trị mà ko gây biến dạng lớn và gây ảnh hưởng lớn tôii kết cấu bên trên ( TC cho phép 8cm )
Cái này sai. Theo Nga thì phải nhân 0,1 với độ lún cho phép, tức là 8 mm. Còn theo bọn phản động thì là 0,2 D (hình như thế).
-Qu,Qa nếu có Tn nén tĩnh thì dc xác định từ dg cong P-S
Đúng
-Ban đầu khi chưa có kết quả TN nén tĩnh thì Qu xác đinh từ CPT,SPT... sau đó lấy Qu/FS thì ra Qa đúng ko ạ
đúng rồi, bổ sung thêm một chút ở cái tô đỏ dưới đây:
-Ban đầu khi chưa có kết quả TN nén tĩnh thì Qu xác định dự tính từ CPT,SPT, c, phi, B ...và chém gió... sau đó lấy Qu/FS thì ra Qa.
|
Winmordbet |
|
|
Khi ta ép cọc 1 lực ép vượt quá Pvl 1 chút thì thực tế áp lực trong cọc nhỏ hơn Pvl vì do cọc bị lún đúng ko ạ ( tôi tưởng tượng giống khi đấm vào chăn và vào tường cùng 1 lực nhưng ty ta nhận lại 1 lực khác nhau ) ạ nên có thể cọc ko bị phá hoại do lực nén này, Vậy ta gia cuwongf đầu cọc tốt thì vẫn ok
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Nếu áp lực trong cọc nhỏ hơn lực ép thì cái phần thừa đó nó chạy đi đâu. Cứ tưởng tượng thoải mái, có thể bằng chăn màn, nồi niêu xong chảo gì cũng được nhưng phải nắm vững nguyên lý cân bằng lực.
Cái lực động khi đấm và lực tĩnh là có nguyên lý hơi khác nhau. Không nên ví dụ theo kiểu râu ông cắm vào má bà.
|
muadem116 |
|
|
hì túng qua nghĩ quẩn thầy ạ.
em chưa hiểu câu này ạ sap Pvl lại là cho phép và kể đến sự làm việc lâu dai và thời gian ngắn là bao lâu ạ? từ trc tôii giờ tôi vẫn hiểu là Pvl phải tư2,5-3 [P] để có thể thi công dc như vậy thì trong quá trình ép ko dc ép quá Pvl.
|
jinchan |
|
|
Đọc lại sức bền vật liệu đi.
Khi thí nghiệm có xima chảy hoặc xima vỡ nát. xima cho phép thường lấy bằng 2/3 giá trị này.
|
test0032 |
|
|
Chú Ngoc_IBST cho cháu hỏi: Khi tính toán lựa chọn máy ép cọc theo biểu thức này có được không ạ?
Pvl > Pép(y/c) > Pgh
|
Edwandhext |
|
|
Các bác cho tôi hỏi chút là : Khi khoan dẫn thì tôi khoan hết chiều dài Lc hay Khoan sâu thế nào ?
Xin cảm ơn các bác nhé.
|
profil7 |
|
|
bạn nói đúng nhưng chưa chính xác, nó chỉ ép tôii pmax nếu chưa đủ chìu dài thiết kế nhưng>>> muốn vỡ đầu cọc thì dựa vào Pvl... mà Pvl >= Pmax... hì hì
nói chứ thi công ép cọc éo quan tâm Pvl ra sao, vì chuyện đó cua thiết kế kết cấu, cứ bít Lmin, Pmin, Pmax là dc
|
fordthudo1 |
|
|
Pmax=1.4 Pvl vãi thật đang ép cái có tiếng kêu nơi hoang vắng
cờ rrrrrrrrrrrrắc, gãy cmn cọc
|
thanhtinh |
|