Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Sức Chịu Tải của Móng Cọc? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Sức Chịu Tải của Móng Cọc?

     Chào các bác, Việc tính toán SCT của Cọc có rất nhiều phương pháp : Tính theo Phụ Lục A – TCXD 205-1998 , Phụ Lục B – TCXD 205-1998 , Công thức Meyerhof , Công thức Nhật Bản … Mặc dù trên diễn đàn cũng đã có nhiều Topic bàn luận về vấn đề này rồi , nhưng tôi vẫn thấy chưa đâu vào đâu cả . Mỗi phương pháp đều cho ra mỗi kết quả khác nhau , có những kết quả sai lệch nhau rất lớn . Vì vậy ,việc lựa chọn SCT là 1 vấn đề khá “nhạy cảm” . Em vừa tính toán móng cọc khoan nhồi cho 1 công trình , thấy kết quả SCT theo Phụ Lục A là nhỏ nhất , Phụ Lục B cho ra kết quả lớn nhất , tính theo SPT thì nằm khoảng giữa (lớn hơn Phụ Lục A & Nhỏ hơn Phụ Lục B) . Theo các bác đã có kinh nghiệm thì kết quả tính toán ấy ntn ? Có người bảo rằng tính theo Phụ Lục A ra kết quả không chính xác ( do việc tra bảng ) . Còn có người cho rằng tính theo Phụ Lục A chính xác với kết quả Thữ Tĩnh hơn . Xin các bác có kinh nghiệm cho ý kiến . Thanks & best regards,
Có 91 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Chiêm ngưỡng mặt tiền nhà ống 3 tầng đẹp khiến ai cũng phải ngoái nhìn!!
terrydoa
Tôi cũng tham gia khá nhiều công tác thí nghiệm nén tĩnh cọc, có 1 số nhận xét như sau: - Khi TKế, nếu dựa vào chỉ tiêu cơ lý đất nền (thí nghiệm trong phòng) thì SCT thiết kế thường cao, bất hợp lý. Đất dẻo chảy đến chảy vẫn cho lực ma sát ầm ầm (dịch từ TC LX cũ mà chẳng hiệu chỉnh gì cả). - Nếu dựa vào xuyên tĩnh thì kết quả ổn nhất , nhưng lại ohụ thuộc chất lượng máy xuyên (phần lớn máy xuyên tĩnh hiện nay đều chất lượng kém hoặc chi phí tốn kém nếu là máy xịn ---> đơn giá thấp hơn hẳn). - Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT thì chỉ hợp lý trong đất rời thôi, còn ai tính SCT cọc theo SPT đối với đất dính thì kết quả cho rất thấp, bất hợp lý. - Không thiếu GS, TS nhưng ngành XD nói chung toàn dịch tiêu chuẩn nước ngoài áp dụng mà chẳng chịu cập nhật, hiệu chỉnh gì cả ---> chán!
terrydoa
rtgreter vret ẻ
cho tôi hỏi 1 vấn đề luôn với ạ !! với 3 cách tính sct khác nhau !! thì trong tiêu chuẩn có chỗ nào ghi ta phải lấy cái min hay là lấy trung bình của 3 cái không ạ !! tôi tìm hoài mà không ra , ...........
rtgreter vret ẻ
Robertvove - Các bảng ở cái phụ lục A ấy chỉ xem cho vui thì được chứ mà dùng để thiết kế thì !!!!!?????. Tuy vậy dù sao cũng vẫn là TCXDVN nên cũng nên có bài tính theo nó nhỉ. - Phụ lỤc B có vẻ tiên tiến hơn nhưng có một chỗ rất quan trọng mà tiêu chuẩn không chỉ ra (hoặc là bỏ đi lúc dịch lại tiêu chuẩn nước ngoài) là góc nội ma sát phi và phi(a) phải là góc nội ma sát tương ứng với áp suất hữu hiệu, cho nên các bạn có thể thấy cái góc nội ma sát trong các bảng tra đều từ 25 deg. trở lên cả. - Với đất dính thì lại dùng cái sức chống cắt không thoát nước su (undrained shear strength) và giá trị này phải được hiệu chuẩn theo hệ số alpha, mà tôi thường thấy hầu như các đồ án thiết kế ít hay làm như thế. Tôi từng thấy có đồ án thiết kế tính cái ma sát thành đơn vị dùng ứng suất hữu hiệu nhưng lại nhân với góc alpha từ thí nhanh...là điều hoàn toàn sai. Tôi thì thấy dùng cái phụ lục B thì cho kết quả khá sát hơn (tất nhiên số liệu đầu vào từ công tác lấy mẫu, thí nghiệm trong phòng, hiện trường phải chuẩn thì mới có kết quả tốt được). Nếu tính với kết quả xuyên tĩnh thì phải đi kèm với cắt cánh thì mới xác định được cái hệ số mũi cone (cone factor) mà trong TCXD-205 là con số 15 trong công thức C.1.5, vả lại công thức này cũng lại sai nốt vì cái qc trong công thức đó phải là giá trị qt (sức kháng mũi xuyên sau khi đã được hiệu chuẩn theo áp lực nước lỗ rỗng nữa) nc. oanh
Robertvove
ArthurGip Cho tôi hỏi là thường thì cọc đi qua nhiều lớp đất khác nhau , trong đó có lớp đất dính (sét) và lớp đất rời (cát) . Vậy đất ntn mới được xem là đất rời ??? Cảm ơn thầy .
ArthurGip
hoang tuan Hình như tiêu chuẩn ko có quy định như thế , nhưng thấy một số người vẫn làm như thế ^^ Khi nào nén tĩnh thì hiệu chỉnh sau .
hoang tuan
nongdan Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003
Luckyman
nongdan Nếu nền nhiều lớp (gồm cả đất dính và đất rời) thì tính luôn theo cái phụ lục B đi, chứ nếu tính cho lớp đất dính theo phụ lục B, rồi tính các lớp đất rời theo SPT thì nghe chừng không được suôi cho lắm. Tuy nhiên như tôi nói thì cái cuối cùng vẫn là cái ma sát giữa cọc và vật liệu xung quanh cọc thôi. Tính theo SPT thì cũng chính là đang dùng mấy cái correlation giữa SPT và sức chống cắt mà thôi. Thế nên mới có sự phân biệt cánh tính toán cho đất dính và đất rời (cái này là do cái hệ số thấm----->phát sinh -----> tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng thặng dư hay nói khác hơn là ứng xử của đất rời và đất dính hoàn toàn khác biệt nhau. Trong trường hợp nền nhiều lớp thì chỉ việc đơn giản là làm bài toán tổng cho các lớp đơn lẻ như vẫn thường làm đấy thôi. Tôi nói đơn giản như cái thông số Ks trong phụ lục B đó, nó cũng phụ thuộc khá nhiều vào phương pháp hạ cọc, loại đất....và còn biến thiên từ khoảng Ka---->K0------>Kp nữa. Cho nên việc ước lượng sức chịu tải của cọc cũng vẫn chỉ là ước lượng, cần được kiểm chứng bằng thử tải tĩnh hay động hay động giả tĩnh ...(dynamic/static/statnamic/load testing) Hình như bác Lê Anh Hoàng này có thỉnh giảng ở trường BK. TPHCM cách đây vài năm thì phải. Chủ yếu bác này dạy ở ĐHDLKTCN TP. HCM phải không nhỉ? nc. oanh
nongdan
DonaldMi Theo tôi được biết thì Thầy Hoàng là GV. chính của BK. TPHCM cách đây vài năm , chứ ko phải là thỉnh giảng ^^ Hiện tại thì hình như đã nghỉ bên đó (vì lý do gì đấy) và đã chuyển qua làm GV cơ hữu của trường ĐH Mở TPHCM , chứ ko phải là ĐHDLKTCN TP. HCM . Thx bác Oanh nhiều nhé !
DonaldMi
thanhthuonghm
Phụ Lục A - TCXD 205 có nhiều hạn chế và cũng đã quá cũ > 20 năm rồi. Các bảng tra có lẽ lấy từ dữ liệu thực nghiệm của LX cũ. Phương pháp tĩnh cũng không thuyết phục về cơ sở lý luận. Tuy nhiên nếu có nhiều số liệu thí nghiệm hiện trường & kinh nghiệm thiết kế thì cũng dùng phụ lục này để correlate sức chịu tải cọc được. Chủ yếu hiệu chỉnh hệ số ktc thôi. Phụ Lục B chặt chẽ hơn về lý luận, tuy nhiên tiêu chuẩn 205 không ghi chú rõ nguồn tham khảo các bảng tra, hệ số, đồ thị ... nên dễ hiểu nhầm, cũng không nói rõ xác định sức kháng hông theo pp anpha, lamda hay beta. Hệ số anpha lấy theo Tomlinson. Có thể tham khảo hệ số này trong chương 16, Foundation Ananlysis & Design, Bowles, 1994. Tôi cũng không rõ tại sao phụ lục B đề nghị anpha từ 0.3 ~ 0.8 cho cọc khoan nhồi (không dẫn nguồn cho nên bí). Ks là hệ số áp lực ngang của đất (không phải ở trạng thái nghỉ như chú thích của phụ lục B), Ks biến động từ K0 tôii 1.75 (Bowles, 1994). Phi a là góc ma sát ứng với trạng thái có hiệu (phải lấy từ thí nghiệm CU có đo áp lực lỗ rỗng hoặc CD), nếu lấy từ thí nghiệm cắt phẳng thì phi a nhỏ tí. Tính toán sức chịu tải cọc theo tiêu chuẩn hay sách vở cũng mang tính tương đối. Chủ yếu vẫn phải dựa vào thí nghiệm hiện trường thôi.
thanhthuonghm
Alegowasea
Em không phải dân chuyên về địa chất nền móng, chỉ thiết kế lằng nhằng công trình thôi, nên còn nhiều chỗ đọc không thủng Các bác cho tôi hỏi vài câu là: - Hiện có tài liệu nào quy phạm chính thức nào nói sự liên hệ giữa sức kháng cắt trong phòng thí nghiệm (theo thí nghiệm cắt nhanh cố kết) và theo thực tế hiện trường (xuyên tĩnh). (Vì kết quả xuyên tĩnh vẫn được coi là chính xác hơn, nhưng không phải báo cáo khảo sát địa chất nào cũng có). Tôi chỉ tìm được 1 tài liệu này http://gralib.hcmuns.edu.vn/gsdl/col...7a.dir/doc.pdf nhưng chỉ cho đất nhão và dẻo nhão của thành phố Hồ Chính Minh Còn các loại đất khác thì tôi chưa biết tìm ở đâu? -Hầu hết các khảo sát địa chất hiện nay, chỉ cho thông số tổng hợp của C và phi (của thí nghiệm cắt nhanh cố kết) trong phòng, mà không cho kết quả tổng hợp của sức kháng cắt không thoát nước (thường chỉ có kết quả riêng riêng đối với từng mẫu, là ứng lực cẳt Tô). Như vậy việc sử dụng theo Phụ lục B, TCXD 205-1998 có vẻ như đúng về lý thuyết, mà chưa có tính thực tế lắm cho anh tôi làm thiết kế Như vậy có cách nào tính toán khả thi hơn và chính xác hơn không ạ trong quá trình thực tế thiết kế và tính toán Bác nào biết cho tôi vài lời chỉ giáo Trân trọng cảm ơn các bác
Alegowasea
dudung
Hình như bác Lê Anh Hoàng này có thỉnh giảng ở trường BK. TPHCM cách đây vài năm thì phải. Chủ yếu bác này dạy ở ĐHDLKTCN TP. HCM phải không nhỉ? nc. oanh[/QUOTE] Bác này hình như thích danh hơn là năng lực >(Đẳng cấp chỉ là nhất thời ,Tài năng mới là Mãi Mãi !!).có chuyện gì hãy bàn cho hết rùi hay chuyễn sang chuyện khác...>
dudung
Amen1402 Cái màu xanh: Hệ số Nkt =15 trong bài báo này không hẳn là đúng vì hệ số này nó phụ thuộc và loại mũi cone, loại đất....và phải được calib. bằng field vane test. Tôi đã từng làm việc này cho đất sét yếu Nhà Bè, với mũi Envi AB thì Nkt ~ 14, với mũi Geotech AB thì Nkt ~ 12 nên hệ số này cần được xác định cụ thể cho từng công trình. Cái màu đỏ: Nó sẽ có kết quả tốt khi bạn có cái màu xanh được làm một cách chuẩn. nc. oanh
Amen1402
PrikoliSsSSdda
Em đang làm đồ án nền móng, quả thực tính SCT của cọc theo 3 pp thì thấy chênh lệch khá nhiều, bất hợp lý quá Tiện đây tôi cũng hỏi luôn các bác là những lớp thép gia cường ở đầu cọc BT đúc sẵn để chống lực xung động đột ngột khi đóng cọc, như vậy nếu ta dùng pp ép thì ko cần những lớp thép đó nữa phải ko ạ
PrikoliSsSSdda
Alewohabee
cai này rm cũng nghe thầy trần quang hộ nói rằng tính toán với đất cát thì dùng spt tính,còn với đất sét không dùng spt hảy dùng sức chịu tải theo đất nền với thành phần sức kháng mũi tính theo mejehoff ah hiện nay có cuốn sách giải pháp nền móng cho nhà cao tầng của thầy trần quang hộ rất hay thường xuyên cập nhật sửa chữa.. các bác có thễ tham khảo
Alewohabee
con voi con
Các bác cho tôi hỏi: trong TCXD 195 : 1997 Nhà cao tầng. Thiết kế cọc khoan nhồi có ghi: Rn của BT lấy <=60 kg/cm2 cho dù bạn dùng mác bê tông bao nhiêu. Liệu lấy như vậy có lảng phí quá không? Tôi thấy mấy CT do HQuốc tkế nó có vẻ cho giá tri Rn của BT cao hơn!
con voi con
hoang tuan Không chỉ có Bê Tông không mà còn giới hạn về cường độ của cốt thép . Sở dĩ quy định như thế là do ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông . Và đây cũng được xem như là hệ số an toàn .
hoang tuan
nguyentrungata Theo tôi nghĩ là vì thời điểm đó không thể chế tạo BT mác lớn (Lúc trước còn có qui định mác BT không được > mác XM nữa cơ) chứ chẳng phải hệ số an toàn gì đâu. Hiện nay đã dùng BT đến 80Mpa cho một số công trình và theo tôi biết thì hiện nay BT có thể đạt đến hơn 100Mpa tại VN nên vấn đề giới hạn về cường không còn đúng nữa. nc. oanh
nguyentrungata
RaymondEr Tôi thấy giới hạn này là quá lãng phí và chắc hẳn chẳng có nghiên cứu nào tại VN để đưa ra công thức đó. Vẫn copy ở đâu đó thôi. Cái này nghiên cứu đâu có khó gì. Cọc khoan nhồi hàng năm VN ta làm cả ngàn cái. Bê tông đầu cọc thì đầy ra đấy. Khoan lấy lõi đi nén là biết ngay cương độ bao nhiêu.
RaymondEr
williamcuong Cái này tiêu chuẩn có trích dẫn thêm là" vì bê tông đổ trong môi trường bentonite". Công thức này lấy theo tiêu chuẩn Nhật Bản thì phải. Tuy nhiên một số công trình khi khoan lấy lõi thực chất chất lượng BT tốt và cường độ cao hơn nhiều so với giá trị 60. Ví dụ công trình EDEN 6 tầng hầm trong TPHCM ARUP thiết kế dùng luôn cọc Barrete 1500x2800 làm cột chịu lực chính cho công trình.
williamcuong
lightzar
các phương pháp trên của TCVN mọi người bàn luận quá xưa rồi, các công thức đó chưa đầy đủ, gây bối rối cho ngườ sử dụng Bây giờ là thời đại của tiêu chuẩn Eurocode và Mỹ tham khảo thêm: để hiểu rõ bản chất tiêu chuẩn tính móng vietnam sách móng của Bowles (5th-ed) (dùng trong Sap2000) http://www.4shared.com/file/19565592...nd_Design.html sách móng của Murthy: http://www.4shared.com/file/19566834...ces_of_So.html sách móng của Ian Smith 7th-ed: http://www.4shared.com/file/19566243..._of_soil_.html http://www.4shared.com/file/19770023..._of_soil_.html tiêu chuẩn ASSHTO-98 hay TCN22-2005 (dịch nguyên bản) http://www.4shared.com/file/19749112...CN-272-05.html đây là đánh giá của các phương pháp http://www.4shared.com/file/19769521...actor_Des.html sách móng NAVFAC phan 2 http://www.4shared.com/file/19769524.../NAVFAC72.html Tomlinson phiên bản Education 7th edition http://www.4shared.com/file/19780113...struction.html Notes: Nếu kg có thí nghiệm UU ( cắt kg thoát nước) trong thí nghiệm địa chất mới có Cu (hay Su) (vietnam thường kg làm) thì kg làm được gì với mấy cuốn sách này Search google để biết nén 3 trục UU là gì ------------------ đã sửa link lại rồi, sorry mọi người.
lightzar
Danielpr
Các huynh ơi !! tôi có 1 vấn đề không giải quyết đươc!! mong các huynh góp ý cho đệ với ạ : Em có cái nền đất : lớp 1 đất lấp sâu 2,2 m lớp 2 bùn sét lẫn hữu cơ 4,9m lớp 3 sét trạng thái chảy sâu :13,9m lớp 4 sét trạng thái dẻo mềm sâu 15m lớp đất 5 sét trạng thái dẻo cứng công trinh khoang 3 tầng 1 tum , chân cột max khoang 130T, nếu tôi dùng phương án cọc thì cọc 30 cám sâu 36m đến tận lớp 5 mà SCT mới đạt 24T, liệu như vậy có hợp lý không , mong các huynh góp ý giúp đệ ạ
Danielpr
dudung Vui lòng gửi chi tiết địa chất đi. Đất như thế nhìn chung là yếu rồi, cọc 36m thì chỉ hết lớp 4. Các số trên có phải chiều dày của lớp hay là độ sâu đỉnh lớp nhỉ
dudung
taolaai
Thưa các bác cho tôi hỏi : nền đất nhiều lớp địa chất rất phức tạp thì ta phải không biết làm sao mà ạ ? hay cứ tính với địa chất kém nhất rồi cho một kết quả chung ạ ? Nếu với cọc ép hay cọc nhồi thì không vấn đề gì mấy nhưng với cọc li tâm thì tôi thấy không ổn lắm nhỉ ?
taolaai
Alvarogime Phức tạp theo chiều sâu thì chắc không phải trường hợp bạn hỏi?? bởi phức tạp đến thế nào đi nữa thì người ta vẫn có quy định phân chia đơn nguyên cùng với các chỉ tiêu đặc trưng, rồi dùng các chỉ tiêumà tính thôi. khi địa chất có bề dày biến đổi theo không gian thì phải tính riêng các vị trí chứ, tất nhiên vẫn phải chia ra các vị trí mặt cắt điển hình để tính.
Alvarogime
RaymondEr
nhưng đôi khi người khảo sát địa chất người ta không phân rõ được các vùng này vì ngay cả trong diện tích bé cũng có địa chất khác nhau rất rỗ rệt thì ....đành phải nhờ các bác thi công hả anh ?
RaymondEr
MichaelKet Vậy thì chịu, tôi chỉ thấy chút mâu thuẫn là nếu ông địa chất ko phân rõ được các vùng thì làm sao kết luận được là địa chất phức tạp Có thể trong diện tích bé địa chất vẫn biến đổi mà ông ks không phát hiện được vì ông ấy chỉ có mỗi 1 mũi khoan chẳng hạn, thì khi thi công thấy bất thường (phức tạp) thì chắc chắn phải điều chỉnh lại, chứ ko thể dập khuôn theo địa chất yếu nhất được, ấn cọc nó ko xuống cũng khốn đấy chứ.
MichaelKet
profilmuoibay17
dạ, bởi tại ông ấy cho tôi 4 lõ khoan, địa chất khác nhau khá rõ rệt, cái thì tôi nghĩ 15m à đủ tải, những lỗ khoan thì 28 mét mới đủ tải, mà chẳng cho thêm gì, ngy cả thí nghiệm gì cũng không nói..một hồ sơ địa chất thô sơ nhất mà tôi tiếp nhận được ! Bác có ở Hn không ạ ? hôm nào có thí nghiệm địa chất CPT, DMT , PMT và xử lí số liệu cho tôi theo một thời gian nhỉ ? để về học cơ học đất được nhanh hơn bác nhé ? Tiện thể đến đó tôi nghe giảng thêm các bài tập về cơ học thí nghiệm, tôi làm dân dụng nên chẳng biét nhiều về cơ học đất bác ạ
profilmuoibay17
thietkelogo Cái này thì chưa thô sơ nhất. Tôi còn biết có khu vực diện tích đến 12 ha mà để phục vụ cho thiết kế sơ bộ thì họ đã sẵn sàng hào phóng bỏ tiền ra để xuyên tĩnh những 01 mũi (CPT). Vậy mà báo cáo địa chất vẫn có và kết luận rằng khu vực này địa chất phức tạp. Tôi đọc các báo cáo địa chất từ xưa đến nay thì chưa bao giờ thấy mấy ông khoan sĩ bẩu vùng đất mà các ông ấy đã khoan là đơn giản cả. Luôn luôn phức tạp. Ấy vậy mà người ta vẫn đẻ ra các giải pháp nền móng khác nhau để chọn ra được giải pháp móng được gọi là tối ưu đấy. Có khi gọi là tối tăm thì đúng hơn.
thietkelogo
trannguyen1602
Dạ thưa thầy vậy trong trường hợp này thì phải làm sao ạ ? hay là tôi đoán xem có phải nếu công trình bé thì gia cố nền , công trình lớn thì cọc khoan nhồi ạ ? vấn đề đặt ra là ông chủ đầu tư một mực là " cọc bê tông li tâm " thế mới khó Nên tôi đành phải thiết kế theo cái yếu nhất, rồi nhờ mấy anh thi công ép cọc và tự xử lí thôi ạ Đó là trường hợp của tôi, mong thầy chỉ bảo để tôi được mở rông tầm mắt
trannguyen1602
Robertplus Hãy đọc tiêu chuẩn để xem cái tài liệu Địa chất công trình đó đã thỏa mãn các yêu cầu của Tiêu chuẩn chưa. Nếu chưa thì chỉ cho mọi người thấy và bắt làm bổ sung. Sau đó thì mới có thể bàn đến cái chuyện phương án móng.
Robertplus
DonaldMi có khoan mà ko có chỉ tiêu thì căng nhỉ, phải yêu ông ấy cấp chứ, cả mặt cắt nữa vì thông thường khi địa chất biến đổi phức tạp, việc nối ranh giới lớp giữa các hố khoan ko đơn giản. tôi dân ĐCCT,hiện ko ở HN, lâu rồi ko làm chuyên môn, ngay cả tn DMT tôi cũng chưa làm bao giờ> chả biết bây giờ tn đó phổ biến đến mức nào. Việc xử lý số liệu TN theo tôi bạn chỉ cần đọc sách thôi, xử lý theo thực tế làm thí nghiệm tại hiện trường thì là việc của bên địa chất, chủ yếu là sai sót trong thí nghiệm (cái này cũng phức tạp, nhiều khi có cả các chiêu trò trong đó). Bạn cũng nên đi theo xem họ làm thực tế họ không biết làm sao mà để có thể biết chỗ nào họ làm, chỗ nào họ ma giáo. Việc này có thể hỏi bác NGOC_IBST, bác ấy nhiều việc và có thể chỉ cho bạn những chỗ họ làm để bạn đến xem.
DonaldMi
Marcunst
có một hệ thống công thức liên hệ nào bên cơ học đất giữa các chỉ số mà đang tin tưởng không anh nhỉ ? Tôi thấy cái nào cũng...độ tin cậy thấp ( nhưng thường dùng ), độ tin cậy trung bình, ....chứ ít thấy cái nào có " độ tin cậy cao" bác có thể cho tôi các mối liên hệ ấy qua mail không ạ ? Thầy Ngọc thì tôi sợ bận rộn quá, nên chưa dám nhờ, nếu được thầy giúp đỡ thì tốt quá rồi anh.
Marcunst
Haroldser câu trả lời của tôi là không có>. tôi thấy cuốn sách TN hiện trường của thầy Ngữ là khá đầy đủ và chi tiết rồi. Lắm ông địa chất còn tin những công thức tôii mức sử dụng luôn các công thức đó để hỗ trợ cho việc chỉnh lý số liệu đấy Tôi cũng biết một số công thức liên hệ từ kinh nghiệm của một số người nhưng tôi cho rằng nó ko có ý nghĩa nhiều lắm và tôi cũng chẳng tin cứ nhờ thầy Ngọc đi, chỉ cần thầy chỉ chỗ cho bạn đến xem là được rồi.
Haroldser
PrikoliSsSSdda
khi cọc đi sâu vào đất thì nên kiểm tra độ mảnh của cọc.cho tôi hỏi độ mảnh của cọc phu thuộc vào yếu tố gì??cò thể giải thích rỏ ch tôi biết về đọ mảnh hay ko???
PrikoliSsSSdda
RobbertooWig Để hiểu rõ về độ mảnh thì bạn xem trong giáo trình Sức bền vật liệu(Phần Bài toán Ơle)
RobbertooWig
casinomkw Độ mảnh của cọc bằng chiều dài cọc chia cho chiều rộng (hoặc đường kính cọc). Độ mảnh nên bé hơn 100 để đảm bảo cho cọc có thể xuyên qua các lớp đất và không bị thay đổi hình dạng trong quá trình đóng, ép. Bác nào biết rõ hơn thì cho thêm ý kiến ạ.
casinomkw
hoibmtose005 Độ mãnh của cọc phụ thuộc vào chiều dài của cọc và kích thước tiết diện của nó. Theo tôi thì chỉ có cọc chống mới quan tâm nhiều đến độ mãnh, còn cọc ma sát khi thỏa mãn yêu cầu chiều dài cọc tối đa, miễn bàn đến độ mãnh.
hoibmtose005
trannguyen1602
- Có ông tính SCT cọc nhồi bằng phương pháp ngoại suy Chin theo quan hệ tải trọng - chuyển vị nén tĩnh (cọc nhồi D2000, SCT tính toán là 2200 tấn, tải thí nghiệm 3000 tấn). Kết quả cho ra Pgh=5400tấn. - Có bác nào giải thích cho tôi về PP chin này với: + PP Chin là như thế nào; + Dùng trong điều kiện nào; + Độ tin cậy ra sao? Cảm ơn các bác!
trannguyen1602
StephenDAK Nói về độ mảnh của cọc, các bác có thể chỉ cho e biết quy định cụ thể về độ mảnh của cọc có trong tiêu chuẩn nào ko? e chỉ tìm thấy trong giáo trình thui! trong 205 e tìm nhưng ko thấy nói rõ, mong các bác chỉ giáo ! >
StephenDAK
checkerso1
các bác cho tôi hỏi tý,sct của cọc ép =120t ,tiết diện 40x40 được ko ạ,nếu được thì khi thi công có gặp khó khăn khi ép ko,Pepmax = 3Psct thì phải cấu tạo cọc ntn để ko bị vỡ,em nghe thầy giáo tôi nói cọc đóng,ép thì nên chọn nhỏ hơn 90t.nhà tôi N=700T, do không muốn làm đài liền khối vs nhau tôi định tính 6coc cho 1 đài vs sct mỗi cọc là 120t, chiều dài khoảng 36m.
checkerso1
dudung Uả, tôi tưởng yêu cầu thiết kế theo tiêu chuẩn nào thì tính theo tiêu chuẩn đó chứ nhỉ? Vừa thi Nền móng xong bọn tôi theo 22 TCN 272 - 05.
dudung
puma12 43
cho tôi hỏi thêm về các biện pháp nhằm tăng sức chịu tải của cọc nhồi cũng như móng cọc khoan nhồi ạ.
puma12 43
kukuca Sức chịu tải của cọc nói chung và cọc khoan nhồi nói riêng được xác định theo điều kiện vật liệu cọc và điều kiện đất nền. Như vậy, muốn tăng sức chịu tải của cọc khoan nhồi thì người ta có thể tăng khả năng chịu tải của vật liệu cọc và tăng sức chịu tải của đất nền. 1. Tăng sức chịu tải của vật liệu cọc thì có thể thay vật liệu vữa bê tông thông thường bằng cọc đã được đúc sẵn hoặc cốt liệu làm cọc khoan nhồi thông thường thì có thể thay cát và đá bằng kim cương hoặc vàng miếng. 2. Tăng sức chịu tải của nền thì người ta có thể mở rộng mũi hoặc bơm vữa xi măng cát quanh thân cọc qua các ống dẫn đặt sẵn trong quá trình thi công cọc. Cách này thực chất là mở rộng đường kính thân cọc. Khi nền đất quanh cọc quá yếu thi thay nó bằng đất khỏe hơn. Ngoài ra có thể tăng sức chịu tải của cọc bằng cách sửa lại các tham số nền đất sao cho khi tính toán thì sức chịu tải tăng lên.
kukuca
WeksizzySl
Các bác cho tôi hỏi tính toán sức chịu tải cho cọc khoan nhồi trong tầng hầm, các bác thường sử dụng phương pháp náo để tính toán? SPT-N hay alpha, beta method?
WeksizzySl
Arthumters Địa chất có cái gì thì tính cái đó.
Arthumters
tontai
Cám ơn bạn tinhutech198, cái phân vân của tôi ở đây là, tính toán theo phương pháp beta phụ thuộc vào ứng suất hữu hiệu sigmav, nếu làm móng trong tầng ngầm, sẽ mất đi một phần ứng suất hữu hiệu do đào đất tầng hầm, dẩn đến móng phải sâu thêm so với phương pháp SPT. Liệu theo phương pháp beta thì nên tính ứng suất hữu hiệu tư mặt đất hay tính từ phần đáy hố đào? hay cần sử dụng hệ số beta hiệu chỉnh cho phần đất "bị động" trong hố đào? Mong các bác giải thích giúp.
tontai
lightzar
Tất cả các phương pháp tính toán sức chịu tải của cọc đều mang tính "dự báo", mỗi phương pháp lại phù hợp với từng địa chất khác nhau, có điều tiêu chuẩn chưa đưa ra được khuyến cáo nên sử dụng phương pháp nào cho từng nền đất cụ thể. Cách làm tiêu chuẩn ở Việt Nam chỉ đơn thuần là biên dịch và giới thiệu các tiêu chuẩn nước ngoài mà chưa có các nghiên cứu, thí nghiệm thực tế để hiệu chỉnh
lightzar
trannguyen1602
tình hình là tôi có các lớp đất để thiết kế móng cọc ép như sau Từ 0m00 đến 2m50 là đất lấp Từ 2m50 đến 5m50 Sét pha dẻo mềm Từ 5m50 đến 15m00 Bùn Từ 15m00 đến 22m00 cát nhỏ chặt vừa Từ 22m00 đến 25m00 cát hạt trung chặt vừa các anh cho tôi hỏi các chỉ tiêu cơ lý của lớp cát nhỏ chặt vừa và cát hạt trung chặt vừa với
trannguyen1602
profiltam
đang cần. good. sao k folow dc topic này nhỉ
profiltam
puma12 43
Các anh chị làm ơn cho hỏi: khi thiết kế móng cọc mà hoàn toàn không có hồ sơ địa chất, và cũnng chẳng biết khu vực đó người ta thiết kế thế nào( không cách nào để hỏi). Lên diễn đàn tìm đọc thì có nhiều người bảo lấy Rtc =0.7-1kg/cm2 để tính toán, nhưng tôi tìm đọc thì Rtc đâu có liên quan gì đến các công thức tính sức chịu tải của cọc.Tôi nghiền ngẫm chỉ thấy tính sức chịu tải của cọc theo SPT,VL, theo chỉ tiêu cường độ, chỉ tiêu cơ học....Mong giúp đỡ. thanks!!!!!!!!!!!
puma12 43
Edwandhext Giúp thế quái nào được.
Edwandhext
viet toan 12
Tôi mới vào làm thì sếp đưa một công trình ra bảo thiết kế móng cọc đư vào thi công.Không biết cơ sở đâu mà tính?mong giúp dùm!
viet toan 12
AlbertgeK Hì hì. Nếu không có địa chất công trình thì bạn cứ lấy bừa sức chịu tải của cọc là 147 T. Kích thước tiết diện cọc thì chọn sao cho trông nó đẹp đẹp so với đài móng. Còn chiều dài cọc thì lấy bằng chiều cao ngôi nhà. Nếu sếp bạn muốn biết kết quả tính toán này có đúng hay không thì cần phải so sánh với cái chuẩn nào đấy. Để có cái chuẩn mà so sánh thì trước hết cần có khoan khảo sát, thí nghiệm....để có các tham số tính toán thiết kế. Sau khi tính kết quả mới theo số liệu địa chất công trình mà thấy nó giống với kết quả cũ thì chứng tỏ kết quả cũ đúng. Còn nếu thấy khác nhau nhiều thì chứng tỏ kết quả cũ là sai và là chém gió. Tiện thể, hỏi sếp của bạn có hay nấu cháo bằng rìu chặt cây không ???
AlbertgeK
thanhtinh
cám ơn thầy nhiều!em cũnng nghĩ rằng phan thoi !chắc tôi chọn cọc rồi tính sức chịu tải theo vật liệu+ cộng với sức chịu tải công trình truyền xuống móng>>> cân đối vào đó tính móng cho có vẻ chút!thanks!!!!!!!!. Mà thầy cho tôi hỏi chút: cách học tập như thế nào cho có hiệu quả, vì tôi bỏ thời gian ra đọc sách cũnng nhiều, cố gắng tìm hiểu, nhưng mà chỉ đọc và hiểu được ít, các công thức có cần phải nhớ hết không, vì cho dù tìm hiểu công thức và hiểu nhưng chẳng lẽ khi làm lại ôm sách ra!hic!!
thanhtinh
profillinkmuoimot11 Muốn học tập có kết quả thì rất dễ. Bạn cứ học cái dễ trước, cái khó sau. Học thì phải kiểm nghiệm với thực tế. Ví dụ bạn mua cuốn sách lớp 1 dạy chữ có đoạn con gà trống nó gáy Ò Ó O. Bạn đọc thật kỹ rồi về nông thôn xem con gà nó có thực gáy như thế không. Nếu nó gáy đúng như thế thì tin sách còn không thì đừng tin. Thằng cháu của tôi cũng theo cách tôi bày và kết luận của nó là gà trống không gáy Ò Ó O mà lại khỏa thân, im lặng, ngậm bông hoa hồng, nằm trên mâm cỗ cúng. Công thức nhớ được thì tốt, không nhớ được thì ...bịa ra để chém gió. Chẳng mấy ai nhớ hết được công thức cả. Tuy nhiên, khi bắt tay vào tính thì phải giở sách ra và đừng tin vào trí nhớ của tôi. Mặc dù không cần nhớ công thức nhưng phải hiểu được bản chất của công thức và ý nghĩa của các tham số, sân số và si số trong công thức.
profillinkmuoimot11
daohiepukb
Chào cả nhà! Tôi làm ở cty TVXD Điện, từ lâu nay vẫn sử dụng phụ lục A để tính toán chiều dài cọc( lấy theo tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm), khi mang ra hiện trường thấy kết quả gần bằng nhau không có sai lệch lớn, nói chung đều <10% so với tiêu chuẩn quy định. Trước giờ chỉ tính móng cọc BTCT chứ chưa tính cọc nhồi. Chắc có lẽ bên khảo sát của cty làm tốt nên mới cho kết quả như vậy. Khi tôi tính theo SPT thì thấy lớn hơn so với thí nghiệm.
daohiepukb
Robertplus - Có lẽ là chủ trì chứ nhỉ, chủ trì thế này là chưa xứng, bạn lên thay được rồi. Bạn nói đúng, nếu đài tuyệt đối cứng thì khi chịu tải lệnh tâm, nếu đài bị nghiêng thì một số cọc sẽ chịu nén, một số còn lại chịu nhổ cơ mà, sao lại bằng nhau được. - Khi dàn ép của cọc bị nâng thì là do đối tải chưa đủ chứ chưa chắc là cọc đã đến cực hạn. Nếu thêm đối tải, máy còn dư lực ép thì lại ép ầm ầm ngay thôi
Robertplus
Haroldser
Các ACE cho tôi hỏi tại sao khi tính thép móngm thông thường phải lấy mặt ngàm tại mép cột? Sao không lấy luôn cả cột mà phải lấy tại mép?
Haroldser
con voi con
cái này bạn xem lại sức bền bạn nhé
con voi con
moaza12vs Sức bền xem lại phần nào vậy anh? tôi mới học xong năm 3,k.thức còn khá mới mẻ.>
moaza12vs
SpencerJalf
bạn vẽ 1 cái cột ra biểu đồ moment nó như thế nào?????. mặt cắt tại ngàm là nguy hiểm nhất nên lấy tại ngàm
SpencerJalf
Bernardmt
Sẵn đây các bác cho tôi hỏi là: tôi có một cái móng đơn sau khi tính toán thì sức chịu tải của đất nền là không thỏa. Lúc này tôi gia cố bằng cọc BTCT nhưng do cọc treo trong lớp đất yếu nên sức chịu tải của cọc theo đất nền là không thỏa. Vì vậy tôi vừa gia cố cọc BTCT vừa tăng kích thước móng để cho móng và cọc cùng tham gia truyền lực xuống đất nền, không biết lúc này sức chịu tải của móng và cọc theo đất nền tính toán như thế nào, các bác chỉ tôi với, cảm ơn các bác.
Bernardmt
GeorgeEr
Các anh cho tôi hỏi, tôi đọc sách thấy viết " cọc nhồi ít khi làm việc như cọc chống mặc dù lớp đất ở mũi cọc là rất tốt" .nên hiểu nghĩa câu này thế nào ạ vì tôi thấy 1 ví dụ sau đó lại tính ra sức kháng mũi lớn hơn hẳn sức kháng bên( do lớp đất phía trên chủ yếu là bùn )
GeorgeEr
Happyspringla2007 Phán bừa vì chưa đọc sách: Khi cọc chịu tải dọc trục, nó sẽ huy động hết sức kháng bên, nếu không đủ thì sức kháng mũi sẽ tiếp tục được huy động. Nếu cọc xuyên qua chủ yếu là bùn và chống vào lớp đất tốt phía dưới thì không thể hiểu như ý trong sách được.
Happyspringla2007
profiltam Bạn đọc kỹ lại câu trên sẽ hiểu "ít" chứ không phải là không có. Vì đa số cọc khoan nhồi làm việc đều có hai thành phần ma sát hông và sức chống mũi, 2 anh này "hỗ trợ" cho nhau và quyết định sức chịu tải của cọc. Tùy vào khu vực địa chất và chiều dài cọc mà thành phần ma sát hay thành phần chống mũi cái nào là trội hơn cái nào.
profiltam
Robertgomo ___Câu này ngỡ là nói đùa mà thực tế có rồi anh ơi, thấy tải to quá nên giảm hệ số đi, và thế là quá khổ cho nhà thầu thi công huhu
Robertgomo
Robertbura Công trình không thử tải à bác?:
Robertbura
controlledpills Chắc là thi công ko ép được
controlledpills
duong tang
Em tìm được cái Bảng tra Nq trong công thức (B.6) Tiêu chuẩn xây dựng 205-1998 (Page 32-Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc) không biết có tin cậy không.
duong tang
casinomkw
xác định sức chịu tải theo thí nghiệm xuyên tĩnh thì chỉ số qc=15*cu+síchma v.trong đó cu là lực dính không thoát nước thì các anh cho tôi hỏi cu xác định như thế nào ạ?
casinomkw
WeksizzySl
Các bác ơi, cho e hỏi, cọc ép của e dài 45m. Nến địa chất từ mặt đất xuống là: 2.7m đất lấp, 1.8m sét pha dẻo cứng, 9.1m cát pha dẻo, 7.5m cát hạt nhỏ chặt vừa, 3.8m sét pha dẻo mềm, 4.8m cát hạt nhỏ chặt vừa, 10.5m cát hạt trung, cuối cùng là cuội sỏi, chưa khoang hết. Thế thì liệu có thi công được không ạ?
WeksizzySl
thanhvu Cái này còn phụ thuộc vào Pmax???
thanhvu
ao anh xa
Chào các bác, Việc tính toán SCT của Cọc có rất nhiều phương pháp : Tính theo Phụ Lục A – TCXD 205-1998 , Phụ Lục B – TCXD 205-1998 , Công thức Meyerhof , Công thức Nhật Bản … Mặc dù trên diễn đàn cũng đã có nhiều Topic bàn luận về vấn đề này rồi , nhưng tôi vẫn thấy chưa đâu vào đâu cả . Mỗi phương pháp đều cho ra mỗi kết quả khác nhau , có những kết quả sai lệch nhau rất lớn . Vì vậy ,việc lựa chọn SCT là 1 vấn đề khá “nhạy cảm” . Em vừa tính toán móng cọc khoan nhồi cho 1 công trình , thấy kết quả SCT theo Phụ Lục A là nhỏ nhất , Phụ Lục B cho ra kết quả lớn nhất , tính theo SPT thì nằm khoảng giữa (lớn hơn Phụ Lục A & Nhỏ hơn Phụ Lục B) . Theo các bác đã có kinh nghiệm thì kết quả tính toán ấy ntn ? Có người bảo rằng tính theo Phụ Lục A ra kết quả không chính xác ( do việc tra bảng ) . Còn có người cho rằng tính theo Phụ Lục A chính xác với kết quả Thữ Tĩnh hơn . Xin các bác có kinh nghiệm cho ý kiến Còn tùy vào nền đất ấy như nào, có đủ tin tưởng vào số liệu hay không,nhưng đa số là lấy nhỏ nhất bạn ạ
ao anh xa
Charlesquew
Liên quan đến tính sức chịu tải của cọc, tôi đang xem một bài tính mà phần kiểm tra sức chịu tải của cọc và đất nền nhưng có một số đại lượng trong công thức tôi không biết tính như thế nào. Mong các bác ở đây chỉ giáo cho tôi với. - Trong công thức tính Pmax, min = N/n+-My.x/tong xi^2 +- Mx.y/tong yi^2 thì Mx; My và x, y tính như thế nào? - CT tính Ứng suất đáy móng: smax, min = N/Fm +- tong Mo/Wm Với: tong Mo: Tổng mômen tại điểm O của đáy cọc. Vậy tổng Mo này tính như thế nào? Mong các bác giúp tôi. Cảm ơn các bác!
Charlesquew
BrandonMr
mọi người có thể cho tôi hỏi chút được không? CT tôi đang tính toán thì lúc đầu nó khoan 30m, tôi tính toán cọc 30m có SCT 40T là ok; khi ép cọc bằng rô bôt tại hiện trường phải tôii 48m cọc mới đạt lực ép 60T là Pmin theo thiết kế; CĐT yêu cầu khoan lại địa chất, đã khoan và khi tôi tính toán lại theo phụ lục B thì ra 168T, mọi người xem giúp tôi được không; tôi không có hướng giải quyết.
BrandonMr
RobertDum
khi tính toán sức chịu tải của cọc theo công thức nhật bản (tcxd 205-98) kết quả của tôi là 81T.Cũng theo công thức nhật bản ( tcvn 10304-2014) kết quả này là 187(T).Các bác cho tôi hỏi là sao lại có sự chênh lệch lớn như vậy ạ.Tôi lấy két quả 187(T) là SCT của cọc liệu có hợp lí k ạ.
RobertDum
Williamon
Bác nào cho tôi hỏi tôi muốn post bài lên trang thì làm như thế nào ạ. tôi tìm mãi mà không thấy nút Post bài lên ở đâu cả. ????
Williamon
ao anh xa N là lực tập trung; Mx , My là mô men uốn, tương ứng với trục trọng tâm chính x, y mặt bằng cọc tại cao trình đáy đài; n là số lượng cọc trong móng; xi, yi là tọa độ tim cọc thứ i tại cao trình đáy đài;
ao anh xa
MattieHek + Bạn sử dụng phần mềm này để tính xem sao
MattieHek
profillinkmuoimot11 Em dùng phần mềm này nó ra hơn 2000 kN.Chắc chưa chia hệ số
profillinkmuoimot11
Bernardmt * Cái quan trọng không phải là thiết kế ít hay nhiều mà là chất lượng của hồ sơ thiết kế đạt được tiêu chí về kỹ thuật và kinh tế mới là quan trọng . *Tìm ra được những khiếm khuyết trong tiêu chuẩn chắc không có nhiều người làm được và quan trọng hơn là cảnh báo cho những người áp dụng tiêu chuẩn để đừng mắc vào sai sót đáng tiếc .
Bernardmt
controlledpills
mấy bác coi bài của e...ôg thầy kêu cứ lấy theo cương độ chỉ tiêu đất nền
controlledpills
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top