Khoảng cách cọc khoan nhồi? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Khoảng cách cọc khoan nhồi?
theo tiêu chuẩn khoảng cách cọc ma sát là 3d , cọc chống là 2d . Vậy tôi muốn hỏi cọc khoan nhồi vừa chống vừa ma sát là 2.5d có đúng không . XIn các cao thủ giúp . thanks
Có 53 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Ngày nay xây nhà cấp 4 cũng rất tốn tiền. Nhất là nhà cấp 4 mái thái. Chi phí xây nhà cấp 4 phụ thuộc nhiều vào quy mô mong muốn của gia chủ.
|
|
|
neu vay thi tot nhat ban nen chon 3d,vi 3d se giam he so nhom ,tang suc chiuu tai coc
|
tontai |
|
|
cái này chưa đúng.còn phụ thuộc vào nhiều thứ nữa như loại đất.
|
Vimcentcow |
|
|
Theo thầy Lê Anh Hoàng thì chọn D+1m ^^ Chọn 3D với mặt bằng chật hẹp , khoảng cách móng gần nhau thì khó vô cùng (Móng khoan nhồi thường có D lớn) .
|
hyutars |
|
|
chọn chiều sâu chôn đài như thế nào là đúng vì tôi đang làm đatn mà móng ờ lõi thang máy tôi chọn chiều sâu chôn đài là 4,6m , còn chiều sâu chôn đài các móng khác giống nhau là 3m, tôi nghe nói nếu chọn chiều sâu chôn đài móng của lõi thang và các đài móng khác không bằng nhau là sai về phương án kết cấu.vậy tôi nê chọn cùng chiều sâu chôn đài hay khác,vì ko thể chọn cùng được,em tính Hmin chôn đài để triệt tiêu áp lực bị động của các móng cọc khác là Hmin<2.6m ,nên tôi chọn H chôn đài là 3m, còn của thằng lõi thang máy là Hmin<4.5 nên tôi chọn 4,6 m.vậy tôi phải làm sao ,xin các bác giúp.thank
|
AlfomzoMl |
|
|
một số CTY tư vấn lấy 2.5d . Vì mặt bằng hẹp nên lấy 3d quá lớn
|
tieu sao |
|
|
Xây nhà trọn gói đang là xu hướng xây dựng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời cho gia chủ. Đặc biệt bạn được miễn phí thiết kế nhà Hải Phòng khi Xây trọn gói. Và được tặng tủ bếp (free Thiết kế và thi công nội thất) |
Luckyman
|
|
|
Việc chọn khoảng cách cọc như thế nào tùy thuộc vào người thiết kế. Có nơi họ chọn khoảng cách giữa các tâm cọc còn nhỏ hơn 1 D cơ.
Quy định 3d với cọc ma sát và 2d với cọc chống là để đảm bảo cọc làm việc như 1 cọc đơn, không phải chia chác đất với cọc khác (ăn cả).
Khi chọn gần hơn các khoảng cách quy định này này, người thiết kế cần xét đến hiệu ứng nhóm (<1).
Việc chọn khoảng cách 2,5d là vẫn không bị sai, nhưng chỉ thỏa mãn cho điều kiện chịu lực ở mũi mà không thỏa mãn chịu lực do ma sắt thành bên. Cho dù khoảng cách ở mũi có rộng hơn, thì điều này cũng chẳng giúp cho ma sát làm việc tốt được. Lúc này cần xét thêm hệ số nhóm với thành phần ma sát thành bên.
Việc lấy kkhoảng cách 2,5d để coci cọc làm việc như cọc đơn chắc là do lấy trung bình rồi chia ra. Tiếc là cái lũ đất đá nó không quen chia chác như vậy.
|
traiyo1 |
|
|
Định nghĩa theo tiêu chuẩn thì cọc vừa có ma sát bên vừa có sức chống mũi thì vẫn là cọc ma sát. Do vậy điều kiện kcách giữa các cọc là 3d vẫn không trốn đi đâu được.
Nhưng ví dụ có trường hợp thế này, đất nền rất yếu, cọc nhồi chống vào lớp cuội sỏi dưới sâu, sức chống mũi chiếm 80-90%, ma sát thành chỉ chiếm 10-20% thôi, thì có lý luận thế nào để bố trí kcách cọc 2,5d không các bác? Vì bố trí 3d quả thực là rất khó, lại tốn thêm vật liệu làm đài móng nữa.
|
KennethOt |
|
|
Với trường hợp này bạn có thể bố trí 2d hoặc 2,5d nhưng bỏ qua thành phần ma sát cho nó an toàn hoặc vẫn kể đến ma sát nhưng phải giảm đi theo hệ số nhóm.
|
tandc128 |
|
|
dạ tôi thấy có trường hợp hệ số nhóm lớn hơn 1 mà thầy.
như thí nghiệm của vesie trong đất cát.
trong trường hợp này có thể bố trí cọc nhỏ hơn 3d càng tốt hihi
dạ đó là ý kiến của tôi hihi.
|
taolaai |
|
|
Vậy không có cách nào chỉ ra được phạm vi ảnh hưởng của các cọc liên quan đến sức kháng bên fs và đường kính cọc hả bác?
|
EduardoMn |
|
|
Đó là tài liệu nào vậy bạn?
|
Happyspringla2007 |
|
|
dạ kết quả thí nghiệm của Vesié (1977).em đọc trong một cuốn giáo trình nền móng của thầy em.có trích dẫn tiếng anh ạh.ngoài ra còn nhiều thí nghiệm khác nữa nhưng sai khác về tỉ lệ nên không dc tin cậy lắm.
trong tiêu chuẩn 205 củng có nói trường hợp hệ số nhóm lớn hơn 1 mà anh (em gọi vậy không biết anh lớn chưa nữa).
em là đệ tử thầy Ngọc.nhưng chua gặp thầy bao giờ mà thầy cũng chưa nhận hehe.
|
DonaldMi |
|
|
Nếu hệ số nhóm hơn 1 thì phải chia. Nhỏ hơn 1 thi nhân
|
thanhthuonghm |
|
|
Có, nhưng nó thay đổi dữ tợn lắm, phụ thuộc vào nhiều thứ mà tôi không nhớ nhưng chắc chắn có Cu hoạc c
Các kiến nghị trong tiêu chuẩn là thiên về an toàn, bao cận trên.
|
53caugiay |
|
|
sao đường nào cũng lổ hết vậy thầy.
thiên về an toàn phải không thầy.em cảm ơn.
|
hiepsitayto |
|
|
hệ số nhóm cọc này là ảnh hưởng của các cọc khi làm việc cùng nhau, như bác NGOC_IBST nói tôi nghĩ chưa hản đã đúng, có trường hợp cọc làm việc theo nhóm nhưng SCT của cọc khi làm việc độc lập sẽ bé hơn so với sct cọc đơn khi llamf việc theo nhóm đấy chứ, tôi nói có gì sai mong các bác góp ý thêm
|
muadem116 |
|
|
cái bác nói là khi hệ số nhóm lớn hơn 1 có gì đâu mà sai.
còn thầy Ngọc nói thì .................... ko biết hihi...........cũng có thể sai.thầy sẽ giải thích thôi hihi.
@trongtri: tôi đợi hơn một tháng ma chưa thấy mail bác đó.hứa.........>>>>
|
Stephenon |
|
|
Đó là trường hợp tính sức chịu tải của móng có mô men, hệ số sức chịu tait cọc biên lấy tăng lên 1,2 lần so với cọc đơn
Ý nghĩa của nó không phải là sức chịu tải tăng lên mà thực chất là sự truyền lực bởi mô men không đạt được như tính toán. Điều này rút ra từ thực nghiệm và có thể lý giải là độ cứng của các đài cọc không phải là vô cùng như giả thiết (Có lẽ mô men với không tới hàng cọc biên )
Để thuận tiện cho tính toán người ta lấy hệ số 1,2 chỉ cho hàng cọc biên khi giả thiết đài cọc là cứng tuyệt đối. Khi tính toán có xét đến độ cứng đài, nhất là với móng có bản lớn, không được áp dụng hệ số 1,2 cho hàng cọc biên.
Tuy vậy, hệ số này không phải là hệ số nhóm cọc
|
Alewohabee |
|
|
theo tôi nghĩ khi đất cát làm việc có 2 trạng thái, có thể chặt thêm khi chịu tải trọng và có thể rỗng thêm khi chịu tải trọng, vậy khi cọc làm việc trong đất cát nếu rơi vào trường hợp thứ nhất, ép cọc xuống và dưới tác dụng của nhóm cọc thì sct của từng cọc sẽ tăng lên đó . vậy cho nên khi xét hệ số nhóm thì nên biết tôi đang ở đk địa chất ntn chứ bác nhỉ ? ( ngoài dk thi công tôi chưa nói ở đây ) ý kiến của tôi không theo sách vở, là suy nghĩ của bản thân, sai cũng đừng mắng tôi nhé, rất mong được chỉ bảo
|
RobertDum |
|
|
Tôi không mắng đâu, chỉ la thôi
Suy luận là tốt, nhưng nên coi đó chỉ là giả thiết. Mà đã là giả thiết thì phải chứng minh bằng tính toán khi các suy luận chưa đủ thuyết phục ngừoi khác và quan trọng nhất là thuyết phục chính tôi. Nếu chưa chứng minh được thì đi tìm xem có ai đó đã chứng minh điều đó mà họ thường viết vào cái gọi là sách.
Lập luận của bạn sẽ chấp nhận được khi bạn chứng minh được cái màu đỏ.
Việc quan tâm đến địa chất khi xét nhóm cọc là đúng và đã được nghiên cứu kỹ. Tuy nhiên, trong ứng dụng người ta chỉ đề ra con số phủ lên hết các trường hợp và thiên về an toàn mà thôi.
|
deptrainhatnha |
|
|
em cũng nghĩ như vậy, luôn xét nó trong trường hợp bất lợi nhất ( vì đầu của kĩ sư thiết kế chỉ có 1 cái ) còn vấn đề trong đất cát độ rỗng tương đối khi ta ép cọc thì tăng SCT là tất yếu bác ạh, tôi thì không có gì trong tay để thí nghiệm, hihi
Àh bác ơi, cho tôi hỏi thêm liêu giằng móng có đủ để làm phân phối tải trọng gần như đồng đều vào các đầu cọc không ạh ? nếu có thì mô hình nó vào safe hay Fb ntn ?
|
MrAn12345 |
|
|
Vấn đề này có vẻ hay đây. Bác NGOC_IBST có thể nói rõ hơn đc ko? Tôi chưa thây mô men đó có ảnh hường j đến SCT của cọc cả? Hay là ở đây là tải trọng tác dụng lên cọc biên không như trong tính toán?
|
sukem13579 |
|
|
Bạn hoàn toàn có thể tự làm thí nghiệm để biết sức chịu tải của cọc có tăng không. Cách làm như sau: mua một cái thùng nhựa to, cắt dọc từ trên xuống, làm doăng nối hai nửa thùng lải rồi đổ cát vào từng lớp ngang và dọc. Giữa các lớp, bạn lót giấy vệ sinh hoặc giấy gói hoa quả trong các thùng mà người ta bán ở chợ (bản của nó to hơn giấy vệ sinh. Sau đó cho nước vào rồi ép các cọc bằng thép. Sau khi ép xong, tháo dơang cao su ở thùng nhựa ra, lấy dây thép cắt đất theo các mặt cắt mà tôi muốn, bạn sẽ thấy cái bạn cần. Cách khác là đến nhà tôi làm thí nghiệm đó (khi đi nhớ mang chai rượu)
Về giằng móng thì tùy theo độ cứng của giàng móng. Nếu giằng móng mảnh như sợi chỉ thì bạn biết rồi đấy. Còn nếu giằng móng là rất cứng (ví dụ cứng và to bằng đài cọc) thì sẽ phân phối được. Cái ở giữa hai trường hợp sợi chỉ và rất cứng sẽ cho sư phân phối nhiều ít khác nhau. Để biết, hoàn toán tính được bằng các phần mềm hiện nay.
|
EduardoMn |
|
|
Đúng như bạn đã viết
|
profilmuoibon14 |
|
|
phải xem lại.bác dùng từ tất yếu e rằng không thuyết phục đâu.
@thầy Ngọc:
1. tôi có đọc được kết quả thực nghiệm về hiệu ứng nhóm cọc trong đất cát và sự phân bố tải trọng lên từng cọc của Vesie.thì cho kết quả là hệ số nhóm hơn hơn 1 (tức là SCT của nhóm cọc tăng).nhưng không đề cập là địa chất thuần cát hay chỉ lớp đất dưới chân cọc là đất cát. nên tôi cũng mơ hồ lắm.
2. tôi vừa đi lấy quà lưu niệm về hihi.......đẹp.
|
taolaai |
|
|
Tôi chưa thấy cài này. sẽ xem lại. Nhưng chắc là cho bài toán nào đó.
|
profilmuoibon14 |
|
|
em vẫn tính bằng etabs, nhưng khi tính trên safe thi không biết phải làm ntn ? khai giằng vào safe hả bác . còn cái vụ thí nghiệm thì tôi không làm nổi vì tự biết bản thân không làm được galile trong thời hiện đại, nhưng quan điểm của tôi rằng đất cát có 2 trạng thái tồn tại chủ yếu là chặt và rỗng, vậy khi cát chặt tôi nghĩ là ma sát thành tăng lên chứ bác nhỉ ? như hồi còn chưa biết mặc áo tôi thường đi đóng trấu ( lớp vỏ ngoài hạt lúa ) nên tôi nghĩ tới điều đó, bác có đkk thử thí nghiệm rồi cho tôi câu trả lời thực tế cái được không ạh
|
CharlesEn |
|
|
phải chăng là có ai đó cùng suy nghĩ với tôi nhỉ ?
hihi
quan điểm của tôi không sai đâu, chỉ có điều không biết làm sao cho nó đúng
Bác ngọc giúp tôi thử xem nào
Tôi ở mãi tận Vinh cơ, đang học và làm tại Ha Nội làm sao qua nhà bác
|
hoangphunhan |
|
|
thầy đợi tôi một chút nha đang đánh lại hihi.
|
AnthonyGape |
|
|
Nguyên văn hihi
“ there are very few full-scale pile group load tests reported in literature. Vesie (1977) reported the results of five group load tests in clay and all gave Eg ≈ 1. Six full-scale group load tests in sang gave Eg > 1. There are the large number of model group tests such as Barden anh Monckton (1970); however, because of scale effects they are not considered to be reliable ”.
@thầy Ngọc : chiều đang đánh nó cúp điện (tắt máy) nên tôi đi học luôn hihi.
còn phần sau nó báo cáo về phân bố sức chịu tải lên các cọc trong đài khi chịu lực đúng tâm.
|
tandc128 |
|
|
em cũng đang tìm. vì trong cuốn nền móng thầy soan lưu hành nội bộ chỉ có trích thôi anh.khi nào có kết quả tôi sẽ báo cáo.
em cũng đang liên lạc với thầy.vì thầy đi học phd rồi.
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Nếu chọn đài móng có độ sâu khác nhau thì giằng móng bạn định sử lý thế nào?
|
kukuca |
|
|
Con số 20% có ở mọi nơi. Xem các sách giáo khoa.
Với móng bè, cũng như các loại móng mềm (H/B nhỏ) H=bề dày móng, B bề rộng của móng, thì ko áp dụng điều này.
|
con voi con |
|
|
BS cũng nói nhưng không có điều kiện móng mềm hay cứng cả, chỉ đơn thuần là với tải trọng gió. Bác giải thích điều này thế nào?
|
thietkelogo |
|
|
Bởi vì họ cho là đương nhiên bạn đã hiểu. Gió là trường hợp đặc biệt, thỉnh thoảng mới rất mạnh. Nếu ngày nào gió cũng mạnh thì chết mất.
|
profil7 |
|
|
tất cả các móng đều mềm , không có cái nào là cứng tuyệt đối cả . Khi thiết kế phân tích tính toán bằng tay như tiêu chuẩn thì các cọc biên đều cho phản lực lớn nhất . Nhưng với móng mềm thì chưa hẳn cọc biên là lớn nhất . Xem đài hay móng bè là 1 solid trên nền đàn hồi cũng chỉ gọi là tạm chính xác nhất trong việc tính toán móng hiện nay mà thôi .
đúng hơn là vì plaxis là phần mềm hạn chế việc khai báo tải trọng phức tạp nên không mô phỏng đúng mức móng chính xác . THiết nghĩ nếu tính năng như plaxis mà khai báo như safe thì quả là ok không chê được ( nhưng cũng tạm chính xác thôi )
|
checkerso1 |
|
|
điều này đúng với cọc ma sát trong đất rời (cohessionless) với khoảng cách giữa các cọc (s) từ 2D đến 3D (chắc theo thí nghiệm của Vesie>). Khi đóng/ép cọc thì độ chặt của đất giữa các cọc tăng lên dẫn tới ma sát quanh cọc tăng và do đó SCT tăng so với cọc làm việc độc lập --> hệ số nhóm >1.
điều này cũng gần giống như bạn trongtri nói.
điều này cũng được đề cập trong sách của Bowles.
|
muaxanh |
|
|
Quả thật điều này thì tôi chưa biết. cám ơn Wasabi, phải xem lại.
Tôi ít tham gia công trình đóng/ép cọc qua lớp đất rời có bề dày đáng kể. Đa số là đất sét, bùn, thỉnh thoảng có lớp xem kẹp cát thì lại không đóng/ ép được phải khoan mồi.
|
nongdan |
|
|
vụ khoan mồi thì lại khác bác ạ
em xin xác nhận lại hệ số nhóm lớn hơn 1 này chỉ đúng với cọc ép hoặc đóng trong đất rời, và đặc biệt đúng với thí nghiệm của ông nào đó mà tìm ra điều này . Còn với cọc khoan nhồi hay khoan mồi rồi ép thì tôi không dám ý kiến gì đâu>
Thôi, tóm lại là lấy hệ số nhóm nhỏ hơn 1 cho lành bác nhỉ. Kệ xác mấy ông tỉ mẩn nghiên cứu.
|
RobbertooWig |
|
|
Đúng rồi. tôi vừa xem lại. Đúng là có trường hợp hệ số nhóm tăng như Wasabi đã nói (à quên, đã viết). Đương nhiên, đã khoan thì không tăng nữa mà có khi còn phải giảm vì đất nó không chặt lên mà lại lấy mất đi (bị "lỏng" ra).
Dưng mà (cố cãi), đóng và ép được qua lớp đất rời này thì rất mệt. Mặt khác, nếu chẳng may có quên mấy ông Vec-xi và Bâu-lẹc-sờ thì chỉ thiên về an toàn mà thôi. Nếu nền đất có cả lớp đất dính lẫn lớp đất ròi thì mệt lắm nhỉ. Lớp này lấy hệ số nhóm lớn hơn 1, lớp kia lấy hệ số nhóm nhỏ hơn 1. Chắc dễ đâu cái điền lắm.
|
profilmuoisau16 |
|
|
Vậy tôi tổng hợp lại:
* TCVN cho phép "tăng" SCT lên 20% đối với tổ hợp tải có gió, mà không nói vì lý do gì.
* BS 8004 thì cho phép:
+++ Bỏ qua tải gió nếu tải gió <25%(TT+HT)
+++ tăng SCT lên 25% nếu tính với tổ hợp (gió +TT+HT) khi gió >25%(TT+HT)
Câu hỏi của em:
1/ Tôi hiểu là: do tác dụng của gió là không thường xuyên và liên tục nên TC cho phép "tăng" SCT lên.
Thế còn việc do sai số trong việc tính toán do quan niệm móng tuyệt đối cứng thì kể đến ở đâu?? Ko lẽ trong có số 20% (25%) kia luôn?
2/ Khi tôi tính móng bè, theo quan niệm móng mềm, (tức là không có sai số do việc quan niệm móng) tôi vẫn sử dụng việc tăng SCT lên 20% là sai???
Thanks bác!
|
sieunhangiambeo |
|
|
Theo tôi hiểu là, cái sai số như bạn nói (do mô hình tính khác với thực tế, do số liệu đầu vào) đã kể đến trong hệ số Fs của cọc rồi.
Còn thực ra việc giải bài toán móng mềm rất phức tạp, vì khi đấy tải từ cột truyền xuống không phải truyền được hoàn toàn (như sự trượt lực trên vật thể cứng tuyệt đối như trong Cơ lý thuyết), trên một vật rắn biến dạng thì sự truyền lực này rất phức tạp vì phải tính đến biến dạng tại điểm truyền lực. Lúc này phải giải quyết bài toán công trình và nền móng làm việc đồng thời.
|
WeksizzySl |
|
|
Tôi thì chưa đọc sách của Bowles hay thí nghiệm của Vesie nhưng qua thực tế ép cọc thì thấy đúng vậy.
Khi ép cọc qua lớp cát dày, với các cọc gần nhau, đài nhiều cọc thì lực ép đầu cọc của các cọc sau thường cao hơn các cọc trước.
Nếu ép các cọc vòng ngoài trước, ở trong sau thì lực ép tăng đáng kể (tuy nhiên trong thực tế không làm vậy).
Dân ép cọc nhiều ai cũng biết điều này.
|
Donaldsor |
|
|
Khj tính tính cho nhóm cọc thì cần xét đến hệ số ành hưởng của nhóm cọc
Cụ thể là:
*khoảng cách cọc=a <3D thì sự ảnh hưởng lẫn nhau là rất lớn
*3D 6D thì không ảnh hưởng coi như cọc đơn
|
profillink10 |
|
|
the tu 3D>>6D thi the nao??
|
ao anh xa |
|
|
cái này thì bác nên xem xét lại !
|
hoangphunhan |
|
|
Tinh toan nhom coc hinh nhu la co cong thuc tinh ma
|
Rolandpr |
|
|
từ cái hình như, hay hệ số nói rồi để đấy của tcvn ( không cho hệ số ), đến cái tc tính toán thiết kế thì còn lâu lắm các bác ạh
|
viet toan 12 |
|
|
Xin hỏi các bác: Nếu cọc chống hoàn toàn vào đá có cường độ 200Mpa thì có cần quan tâm tới khoảng cách không vậy?
|
kiwisoda |
|
|
ko riêng chống vào đá, cọc chống nói chung có hệ số nhóm bằng 1, nghĩa là sức chịu tải nhóm = tổng sức chịu tải các cọc riêng rẽ. Lúc này quan tâm tới khoảng cách giữa các cọc chỉ để đảm bảo việc thi công cọc và đài cọc.
|
MichelPurn |
|
|
[QUOTE=kếtcấusư;117819]theo tiêu chuẩn khoảng cách cọc ma sát là 3d , cọc chống là 2d . Vậy tôi muốn hỏi cọc khoan nhồi vừa chống vừa ma sát là 2.5d có đúng không . XIn các cao thủ giúp . thanks[/QUOTE
cọc khoan nhồi thì ko cân giống như cọc ep
bạn cần biết nguyên lý cọc khoan nhồi la là lấy đất đi thay vào là bê tông chiếm chỗ !
còn cọc ép thì ko như vậy, no ép vào đất,vùng đất bị cây cọc chiếm chỗ,thì đất đó nó đi đâu? cho nên là cọc ep phải 3D.
chi? so sánh vậy thui là biết co nên cần phải luôn > (=)3D như cọc ép hay ko.
|
Roberter |
|