Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
|
- Nếu không có thời gian trông coi giám sát thì Xây nhà trọn gói là lựa chọn có vẻ ổn nhất. Công ty nào xây nhà uy tín ở Hải Phòng nhỉ?
|
|
Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?
cho tôi hỏi trong cọc khoan nhồi d=1m thường có 3 ống siêu âm, trong đó có 2 ống phi 60 và 1 ống phi 114 .
vậy cho tôi hỏi tại sao lại sử dụng ống đường kính 114 này tác dụng nó như thế nào. Mong các anh chỉ giúp
Có 24 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Phần lớn các shop đều thuê kiến trúc sư thiết kế và thi công shop mỹ phẩm . Không nên mua đồ chắp vá sẽ khiến khách hàng thiếu tin tưởng!!
|
|
|
Để kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi, ngoài thí nghiệm siêu âm cần phải đặt sẵn ống thép để phục vụ thí nghiệm thì người ta còn khoan lấy lõi BT tại mũi cọc cũng cần phải đặt sẵn ống.
Để khoan lấy lõi đường kính 108 (?) thì người ta phải đặt ống DK 114. Nếu không thì người phải sắp cái máy khoan BT có đường kính nhỏ hơn 60.
Cái việc tận dụng cái ống có đường kính 114 để thay cho 1 ống đk 60 trong thí nghiệm siêu âm như nhiêu nơi đã làm để "tiết kiệm" là không đúng. Lý do là cao độ mũi của hai cái ống này không bằng nhau. Nếu đặt tất cả các ống đến tận mũi cọc thì khi khoan sẽ là khoan đất mũi cọc mag không khoan được BT mũi cọc. Nếu tất cả các ống đều nhấc lên cao độ đủ để khoan BT mũi cọc thì thí nghiệm siêu âm sẽ bỏ sót việc kiểm tra ở mũi cọc. Người ta thường làm một cách rất "sáng kiến" () là cho ống 60 xuống mũi cọc còn ống 114 thì nhấc cao lên để có thể khoan BT mũi cọc. Với cái "sáng kiến" như thế này thì sẽ xác định chất lượng mũi cọc bằng siêu âm chỉ được trên một mặt cắt. Còn hai mặt cắt kia thì không làm được ở mũi cọc.
Kết luận và kiến nghị:
Cái việc siêu âm và khoan lấy lõi là hai việc khác nhau. Để đảm bảo việc kiểm tra chất lượng cọc theo đúng tiêu chuẩn quy định thì nên làm 3 ống 60 ở 3 góc và 1 ống 114 ở giữa. Cái "sáng kiến" bỏ bớt 1 ống 60 này thực chất là ăn bớt và có tên mới được gọi là rút ruột đó.
|
sieunhangiambeo |
|
|
nếu tôi đặt 3 ống d=60 và 1 ống d=114 thì ống d=114 cung fai đặt cạnh ***g thép mới có cốt thép định vị cho ống này chứ, còn đặt ở giữa e thấy ko ổn lắm. vậy sẽ đặt ống d114 cạnh 1 ống d60
|
Robertgomo |
|
|
Mục đích của ông 114 là khoan lõi BTCT mũi cọc. Nếu đặt ở biên thì chỉ biết BT ở biên.
Nếu đặt ống 114 cạnh ống 60 mà lại nằm trên mặt cắt của siêu âm thì nó sẽ nhiễu sóng siêu âm dẫn đến kết quả thí nghiệm siêu âm bị loạn lên giống như khi cọc bị "thối".
Cái việc cố định cái ống 114 ở giữa thì người ta làm nhiều lắm rồi. Người ta đặt các thép bắc cầu qua đai của hệ lồ ng thép rồi cố định cái ống 114 vào các cái cầu đó.
|
MaroldPl |
|
|
Việc đặt ống D114 này là quy định mới hay là thích thì đặt không thích thì thôi vậy Bác Ngọc?
Đổ BT cọc khoan nhồi đã vất vả rồi, giờ nhét thêm tôi D114 vào nữa.
|
ngoctrinh |
|
|
Thầy Ngọc cho e hỏi, ống siêu âm có tác dụng kiểm tra chất lượng cọc còn làm gì nữa ko ạ??? nhân đây cho e hỏi độ chối của cọc là gì vậy ạ?
|
dudung |
|
|
Bác nào có biết công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ tại Hải Phòng!? Em sắp xây nhà, cần gấp 1 đơn vị ngon, bổ, rẻ |
Luckyman
|
|
|
Cái việc đặt ống D114 là bắt buộc đối với cọc khoan nhồi chống mũi ở những nơi mà công nghệ thi công bị nghi ngờ khó đảm bảo làm sạch được mũi. Với các cọc ma sát hoặc các cọc mũi chống vào đất sét thì không cần
|
checkerso1 |
|
|
Theo sách vở thì ống siêu âm chỉ để làm siêu âm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cọc khoan nhồi bị đổ ngang đáng kể khi đào đất thì người ta có thể dùng nó để xác định độ nghiêng của cọc sau khi dịch chuyển.
Độ chối của cọc vốn được định nghĩa là 1/e, trong đó e là dịch chuyển xuyên xuống của cọc sau một nhát búa. Tuy nhiên, hiện nay người ta lại cứ thích gọi chính cái anh e này là độ chối. Với cách gọi như thế này thì dẫn đến chuyện cọc chối lớn thì lại có "độ chối e" nhỏ và cọc chối nhỏ thì lại có "độ chối e" lớn.
|
ClintomEa |
|
|
Phải thế này mới chuẩn. Hồi trước tôi đọc giáo trình (khá nhiều giáo trình) đều định nghĩa thế này: Độ chối là độ lún của cọc dưới tác dụng của một nhát búa. Khi bảo vệ tốt nghiệp tôi nói đúng như sách vở và các thầy đồng ý. Nhưng thực ra tôi thấy không thỏa mãn. Vì về mặt ngữ nghĩa mà nói thì "chối" có nghĩa là "không vào" nữa cơ mà.
Thuật ngữ này nếu không được định nghĩa chính xác dễ gây hiểu nhầm.
|
Edwandhext |
|
|
Trong các sách của bọn Tây thì tôi ít thấy có độ chối mà thường thấy "độ xuyên e". Chắc các cụ nhà tôi ngày xưa đã dịch cái từ "độ xuyên e" thành "độ chối e" và rồi cứ thế mà xài kệ cho nó cộm cộm khó chịu.. Các cụ chúng nó lười thật.
|
sukem13579 |
|
|
các bác cho tôi hỏi: muốn siêu âm để kiểm tra số lượng cũng như d các thanh thép trong cọc khoan nhồi thì ta không biết làm sao mà ah? tôi thấy các ống siêu âm thì đều nằm trong ***g thép. khi ống nằm trong ***g thép thì có thể siêu âm dc thép ko?
|
Alewohabee |
|
|
theo tôi nếu bình thường thì người ta cho rằng nhìn thấy được sẽ sướng hơn là nhắm mát rồi tưởng tượng nên người ta bỏ qua siêu âm khi dã có khoan lõi khi người ta không tìm ra cách để thỏa mãn cả 2.thực tế thì có nhiều cách để thỏa mãn cả 2 điều đó.
với ống khoan 108 thì sẽ có được mẫu khoan có đường kính <100mm
tiêu chuẩn tghi công nghiệm thu cọc nhồi có khuyên kiểm tra khoan lõi nếu thấy cần(o bắt buộc)
ở trên chú NGỌC có nói đặt ống D114 ở giữa:mọi người chú ý là nên thận trọng khi áp dụng cho cọc <=1000mm nhé.với cọc có D>1000 thì người ta khuyên đặt >=4 ống,khi đó các tiết diện xiên tâm sẽ có kết quả siêu âm có chút ít ảnh hưởng
|
con voi con |
|
|
Với cách siêu âm như hiện nay thì người ta không thể kiểm tra được số lượng thép. Để làm được việc này thì cần đặt 2 ống siêu âm ở hai phía của mỗi thanh thép. Như vậy, nếu cọc có 10 thanh thép chủ thì cần đặt 20 ống siêu âm. Lúc này, người ta sẽ không gọi cọc này là cọc nhồi bê tông cốt thép nữa mà sẽ gọi là cọc nhồi ống siêu âm cốt thép.
|
DanielEi |
|
|
e thấy trong TCVN 326-2004 ĐIỀU 11.5.3
|
MichelPurn |
|
|
Ăn bớt hay rút ruột thường xảy ra ở công đoạn thi công. Tôi thấy có công trình ngay từ khâu thiết kế đã chỉ có 2 ống fi 60 và 1 ống fi 114 (cọc 1000mm). Vậy là do Chủ đầu tư tiết kiệm à bác?
Cả một công trình toàn cọc khoan nhồi giá trị hàng chục tỷ mà đi tiết kiệm mấy cái ống fi60 STK
|
JacimtoCogy |
|
|
Bác cho tôi hỏi đo hàm lượng thép thì người ta dùng phương pháp điện trở gì đó, giờ cọc nhồi VN có áp dụng cái này mấy không ạ. Tôi có nghe nói là đo trở này không chuẩn lắm, vì thép hay bị dẫn điện ra môi trường xung quanh do thi công không thể chuẩn.
|
Robertgomo |
|
|
Để có thể nói là bớt hay không bớt thì ta phải xác định nó bớt so với cái gì đã. Ví dụ có cái áo 3 lỗ để mặc bên trong thì không thể bảo rằng cái áo đó đã bị bớt đi cái cổ và 2 cánh tay.
Ở đây, có thể coi là bớt so với sự cần thiết của công việc hoặc so với tiêu chuẩn, quy định nhưng sẽ là không bớt so với chủ quan của người nào đó.
Đừng vội thấy ai nhiều tiền mà đã nghĩ là họ không quan tâm đến chuyện ăn bớt vụn vặt. Khối kẻ giầu có nứt đố, đổ vách, Chủ tịch HDQT, Tổng Giám đốc các công ty có hàng triệu đô lương 60 nghìn USD 1 tháng nhưng vẫn đi ăn cắp vặt ở các siêu thị nước ngoài đấy thôi.
|
Bernardmt |
|
|
Cái này thì tôi chưa thấy. Về mặt nguyên lý thì có thể làm được nhưng nó lại là bài toán ngược nên cũng chẳng dễ mà có được độ tin cậy cao, nhất là khi đi làm cái việc vớ vẩn là xác định thép trong cọc khi mà đã có cách khác tốt hơn và rẻ hơn rất nhiều. Đó là giám sát thi công chặt chẽ.
|
kukuca |
|
|
Bác Ngọc cho tôi hỏi khoảng cách lớn nhất giữa 2 ống siêu âm để có thể siêu âm được là bao nhiêu ạ. E cảm ơn nhiều!
|
opera |
|
|
phai co,tuy theo chủ đầu tư,tvgs,chiem bao nhieu % so luong coc,it lam
|
tandc128 |
|
|
Có bạn có nick là Hatvgs vào đây phun châu nhả nước bọt và cho rằng người ta không thể đặt cái ống thép để khoan lõ kiểm tra ở giữa được bởi vì nếu đặt như thế thì sẽ không thể đổ bê tông do vướng với cái ống đổ bê tông của cọc khoan nhồi.
Về vấn đề này thì bạn ấy đã cho rằng cái gì mà bạn ấy không thấy hoặc không biết thì dứt khoát là nó không được xảy ra. Hì hì. Thực tế thì người ta đã làm đầy ra rồi. Sau này thì người ta đã cải tiến một cách bố láo là cho nó ra ngoài mép. Và rồi làm láo quá nhiều thì lại cho rằng như thế là đúng và quay lại chửi những người làm đúng là bố láo.. Cứ theo cái đà này thì chắc ở ta đến năm 3014 thì sẽ bắt bỏ tù và lên án những người trên 18 tuổi là vô đạo đức nếu những người đó chưa từng có hành vi đưa hoặc nhận hối lộ. Các công an giao thông sẽ là chân chính nếu giúp đỡ người vi phạm bằng cách thò tay vào túi người vi phạm lấy tiền hối lộ để người vi phạm không phải mất công tìm tiền và mệt mỏi đếm tiền. Chắc là lúc đó, những người ăn hối lộ bẫm sẽ trở thành những nhà đạo đức trong sáng và trở thành những gương sáng để dạy chính thức ở các trường học. Thậm chí để rèn luyện đạo đức thì người ta sẽ bắt các học sinh phải thực hiện hành vi hối lộ mỗi ngày ít nhất là một lần.
Về cái chuyện có cái ống để khoan kiểm tra lõi đặt ở giữa thì chẳng ảnh hưởng nhiều lắm đến việc thi công đổ bê tông cọc. Người ta vẫn đổ bình thường khi cho cái ống đổ bê tông cạnh bên một cách rất hòa bình với cái ống sắt dùng để khoan lõi. Và dưới đây là hình ảnh cái ống dùng để khoan lõi nằm ở giữa cọc tại một công trình.
>
>
Bạn Hatvgs chắc là hay làm tư vấn giám sát theo kiểu "vỗ tay" nên chưa biết cái điều này. Nếu bạn thấy thích thì nên đọc thêm các tiêu chuẩn để biết thế nào là chuẩn chứ đừng lấy cái người ta thi công bậy làm chuẩn để theo và như thế mới thực sự là tư vấn giám sát.
Bạn Hatvgs đã bị các mốt min hoạn mất rồi nhưng cái bài phun châu nhả nước bọt của bạn ấy thì các mốt min vẫn để lại để cho mọi người ...học tập. Như thế có thể sẽ là hơi ác với bạn Hatvgs. Nhỡ lúc nào đó, bạn ấy đọc lại cái bài viết ấy mà bạn ấy lại cảm thấy quá xấu hổ rồi thì trong lúc quẫn không được minh mẫn mà bạn ấy lại lấy tay bịt mũi, không thèm thở nữa để tự tử thì phiền lắm. Vì vậy, để khỏi làm cho bạn ấy tự tử (nếu còn biết xấu hổ) thì tôi xóa đi kẻo Diễn đàn sẽ bị tội to lắm.
|
EduardoMn |
|
|
Chào các bác! Tôi mới tham gia diễn đàn có 1 vài câu hỏi mong các bác giành chút thời gian giải đáp:
Em mới được giao 3 thiết bị về kiểm tra chất lượng cọc: Siêu âm, PIT, PDA tất cả thiết bị này đều được nhập của hãng PILE của USA, tôi cũng đã theo học 1 khóa ngắn hạn tại IBST nhưng chỉ có 1, 2 ngày lên còn rất mơ hồ, mông lung... Vậy lên diễn đàn mong các bác chỉ giáo:
1. Trước mắt tôi xin các bác chỉ giáo về món siêu âm, các thủ thuật cơ bản, sử dụng phầm mềm... Bác nào có tài liệu thì cho tôi xin
Cảm ơn các bác nhiều
|
profilmuoinam15 |
|
|
CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:
|
Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi
(có 39 câu trả lời)
|
Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc
(có 11 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng
(có 16 câu trả lời)
|
Cọc ly tâm?
(có 34 câu trả lời)
|
Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế
(có 19 câu trả lời)
|
Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.
(có 8 câu trả lời)
|
Cọc chịu kéo, cọc chịu nén?
(có 113 câu trả lời)
|
được phép tăng 20% sct của cọc
(có 11 câu trả lời)
|
BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?
(có 6 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng
(có 8 câu trả lời)
|
Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá
(có 9 câu trả lời)
|
Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình
(có 10 câu trả lời)
|
Móng bè trên cọc nhồi?
(có 115 câu trả lời)
|
Chuyên đề về cọc UST?
(có 177 câu trả lời)
|
Khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng bê tông cốt thép?
(có 57 câu trả lời)
|
Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!
(có 78 câu trả lời)
|
Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?
(có 53 câu trả lời)
|
Sức Chịu Tải của Móng Cọc?
(có 91 câu trả lời)
|
Sức Chịu Tải của Móng Cọc?
(có 91 câu trả lời)
|
Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?
(có 53 câu trả lời)
|
Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!
(có 78 câu trả lời)
|
Khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng bê tông cốt thép?
(có 57 câu trả lời)
|
Chuyên đề về cọc UST?
(có 177 câu trả lời)
|
Móng bè trên cọc nhồi?
(có 115 câu trả lời)
|
Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình
(có 10 câu trả lời)
|
Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá
(có 9 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng
(có 8 câu trả lời)
|
BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?
(có 6 câu trả lời)
|
được phép tăng 20% sct của cọc
(có 11 câu trả lời)
|
Cọc chịu kéo, cọc chịu nén?
(có 113 câu trả lời)
|
Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.
(có 8 câu trả lời)
|
Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế
(có 19 câu trả lời)
|
Cọc ly tâm?
(có 34 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng
(có 16 câu trả lời)
|
Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc
(có 11 câu trả lời)
|
Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi
(có 39 câu trả lời)
|
Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?
(có 11 câu trả lời)
|
Cắt cọc bê tông ly tâm UST?
(có 57 câu trả lời)
|
Ép cọc như thế nào là đúng
(có 9 câu trả lời)
|
Cho hỏi kết cấu móng này
(có 8 câu trả lời)
|
PIT cọc khi đã có đài
(có 22 câu trả lời)
|
Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.
(có 8 câu trả lời)
|
Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu
(có 17 câu trả lời)
|
Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !
(có 8 câu trả lời)
|
Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?
(có 8 câu trả lời)
|
xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp
(có 9 câu trả lời)
|
... Xem thêm
|