Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Móng bè trên cọc nhồi? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Móng bè trên cọc nhồi?

     Phù....> Cuối cùng thì cũng tạo được cái account mới Em đang thấy lăn tăn cái này, mong các bác chỉ bảo thêm Móng bè trên nền thiên nhiên hay trên cọc đóng, cọc ép thì còn có pp tính độ cứng của cọc, cái này các anh đã nói nhiều rồi, nhưng với cọc khoan nhồi: K= P/s nguyên tắc là cọc nhồi không lún thì độ cứng của cọc khi khai báo trong Sap hay Safe thì thế nao?? Nếu sử dụng : K= EF/h ( E-mô đun đàn hồi; F-dtích mặt cắt ngang; h- chiều dài cọc ) thì có chấp nhận được không?? He, các bác giúp với nhé!!
Có 115 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
cameralenguyen
Hơ... Không ai giúp thì tôi độc thoại cái Topic này vậy Trong công thức K= P/S Có thể lấy theo độ lún của vật liệu cọc: S = (0,1-0,2)[S] cho từng trường hợp đất Nhưng còn cái thí nghiệm hiện trường người ta không biết làm sao mà nhi???
cameralenguyen
traiyo1
Độ lún cho phép (ví dụ theo quy định đối với các công trình thông thường là 8 cm) là Tổng độ lún ổn định cuối cùng theo tuổi thọ (hàng trăm năm) của công trình. Độ lún đưa vào để tính độ cứng của cọc là độ lún tức thời. Thông thường có thể lấy bằng khoảng 0,1 đến 0,2 lần độ lún cho phép như bạn đã nêu là chấp nhận được. Cái này không thấy có tiêu chuẩn nào nêu ra cả. Tuy nhiên, ta có thể lấy theo kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc, chẳng hạn ở cấp tải trọng [P] cọc có độ lún tức thời là bao nhiêu thì lâý giá trị đó để đưa vào mà tính độ cứng Spring của cọc. Khi tính móng bè trên nền cọc, không nên lấy fix cứng một giá trị mà nên tách thành vài vùng tương ứng với các độ cứng khác nhau của cọc.
traiyo1
thanhtinh Em cũng không thấy tiêu chuẩn nào đề cập, nhưng với cọc nhồi cho ngàm vào lớp cuội sỏi thì đâu có lún!! Nếu không có thí nghiệm hiện trường thì phải dùng cách lấy S theo [S], hoặc như tôi cũng thấy có người làm là lấy K đàn hồi của cọc ( lúc này coi cọc chỉ chịu nén) Còn nếu muốn chính xác nữa thì chỉ còn cách chạy phần mềm, hiện tại tôi biết có phần mềm ELPLA cho mô tả khá sát với thực tế, ai quan tâm có thể dơwnload và sử dụng thử 30 ngày trong trang: http://elpla.com/ ai có thông tin xin chia sẻ thêm vì tôi đang rất rất quan tâm đến cái này
thanhtinh
StephenDAK Cọc nhồi cắm vào cuội sỏi vẫn lún bình thường, chỉ có là ít hay nhiều thôi. Có thể xay ra mấy trường hợp: 1. Do công nghệ thi công, thường ở đáy cọc vẫn bị một lớp mùn khoan có sức chịu tải rất kém và gây lún. Vừa qua, chúng tôi có thiết kế một công trình ở một tỉnh ngay cạnh thành phố HCM, cọc được thiết kế cắm vào đá cứng, tưởng rằng không có lún mà khi thí nghiệm nén tĩnh cọc lún hơn chục cm luôn). 2. Cọc tựa vào đá hoặc cuội sỏi được rửa và bơm vữa gia cường đáy cũng vẫn lún ít nhiều vì lớp cuội sỏi thường có E khoảng 400-500 Mpa, đưa vào tính lún vẫn cho ra kết quả. Có điều, theo TCXD 205:1998 thì lớp đất,đá cứng (có E>500 Mpa) thì không cần phải tính lún. bạn có thể tham khảo các công thức tính lún cho cọc nhồi ở TCXD 195 :1997 Cọc nhồi - Tiêu chuẩn thiết kế. Ngoài ra còn độ lún đàn hồi của bản thân Bê tông cọc nữa.
StephenDAK
MichaelKet
Vâng!! Cảm ơn anh Huy. Tôi rõ vấn đề rồi Tiện đây tôi up mấy cái ảnh từ Elpla mà của thầy Phạm Ngọc Thắng( trường Kiến trúc) làm Thạc sỹ năm vừa rồi:
MichaelKet
Edwandhext Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà
Luckyman
Edwandhext
Ảnh không lên được, thôi để tôi làm xong cái ĐA này thì tôi up lên luôn. Hehe, tiện đây cho tôi hỏi có mọi người ai có ảnh liên quan đến móng bè không?? Để tôi cho vào ĐA cho nó phong phú!!
Edwandhext
opera Cạnh TPHCM mà có đá cứng, chắc là Bình Dương hay Bình Phước hả anh. đá cứng mà anh nói có khi là đá mồ côi hok? Vì khu vực này tôi hay gặp phải tình trạng đó.
opera
thanhthanh anh Huy có thể cho tôi biết anh xử lý thế nào khi nén tĩnh mà phát hiện cọc bị lún không?
thanhthanh
lightzar khi nén tĩnh , thì ít nhiều gì cọc vẫn lún . Nếu cọc tựa lên nền đá cứng , sự lún này có thể bằng 0 nếu chất lượng của cọc đãm bảo . Nếu không thì tải ép lớn quá có thể làm vật liệu cọc tại vị trí nào đó khuyết tật dịch chuyển , cũng có thể vì nhiều nguyên nhân cọc bị lún . Vấn đề quan sát và đo đồng hồ để biết nó tắt lún khi tải chất lên là bao nhiêu và khi nào thì vỡ đầu cọc . Cũng phải biết là quan sát xem biểu đồ lún của cọc theo thời gian. để biết nó có thể lún có tuyến tính nhiều không hay là lún đột ngột trong thời gian nào đó
lightzar
BrandonMr
Plaxis 3d foundation bác có thể mô phỏng cả cọc nhồi, cọc nhồi bị khuyết tật và móng bè lên luôn.
BrandonMr
phuonganh12
tất nhiên là được . Nhưng chơi luôn móng bè lên đó chỉ là cái plate đơn giản thôi . Không mô phỏng phức tạp được
phuonganh12
PrikoliSsSSdda
Thấy cái topic này khá hay mà lâu rồi không thấy bác nào ngó ngàng tới! Tiện thể các bác cho tôi hỏi tý! Nguyên tắc tính toán móng bè trên cọc nhồi như thế nào? Bao gồm các bước gì? > Có bác nào đã từng thiết kế loại móng này có thể cho tôi xin 1 bản thuyết minh tính toán tôi tham khảo được không vậy? Thanks mọi người nhiều!
PrikoliSsSSdda
lightzar để mô hình nó thì có lẽ rất khó nếu tính bằng tay, tìm ra tâm chịu tải..phân tải ra các cọc...em nghĩ là hơi khó Theo tôi những cái đó tôi nên dùng các phần mềm chuyên dụng thì tốt hơn Việt ah . Nói thế thôi, nếu bao giờ Việt biết được cái phần mềm nào thì hướng dẫn tôi nha
lightzar
Marcunst plaxis 3D làm dc. nhưng công phu.vì khi thi công bạn phải lấy đất ra rồi mới thay bằng bêtong.bạn mà mô phỏng xong một trường cọc thì "đuối" luôn. chạy mà nó sụp nữa thì có mà chết thôi. plaxis rất khó tín có một phân tố đất sụp là cả bài toán đó đi luôn. đang mô hình bài topdown mà chưa đâu vào đâu.(chỉ làm đồ án chơi thôi mà đã lạnh rồi,không biết sau này có kiếm tiền bằng nó dc không nữa hihi.).
Marcunst
profiltam Vấn đề nằm ở chổ tính toán như thế nào, giải quyết các vần đề sau đây ra sao: 1 - Chọn sơ bộ kích thước cọc, bề dày đài như thế nào cho hợp lý? 2 - Quy định về cách bố trí cọc trong bè, làm sao ước lượng số lượng cọc bao nhiêu là hợp lý? 3 - Tính toán nội lực cho cọc, bè như thế nào? 4 - Phương pháp tính lún cho bè và cho cọc, có tiêu chuẩn hay quy định nào hợp lý cho vấn đề này không? 5 - Nguyên tắc kiểm tra khả năng chịu tải cực hạn của cọc và của bè? 6 - Chọn phân phối tỷ lệ khả năng chịu tải trọng cho bè và cho cọc, mỗi cái bao nhiêu % là hợp lý, kinh tế? 7 - Tính toán cốt thép cho đài như thế nào? Các quy định về liên kết giữa cọc vào trong bè gồm những gì? 8 - ... 9 - ... Mong các bác giúp đỡ!
profiltam
PrikoliSsSSdda
Với bài toán tính các loại móng nói chung, ta cần tách biệt 2 vấn đề: đất nền và kết cấu. 1. Ở bài toán kết cấu, bên cạnh việc mô hình các thành phân của kết cấu như bài toán kết cấu phần trên thông thường bao gồm tiết diện và vật liệu, ta cần giải quyết điều kiện biên tức là quan hệ của kết cấu với đất. Quan hệ này cho đến nay chính xác nhất là dùng lo xo phi tuyến theo phương pháp đường cong P-Y. 2. Ở bài toán đất nền, sau khi đã giải quyết được bài toán kết cấu, ta đã biết được lực lên các phần tử móng, ta cần so sánh lực đó với khả năng chịu tải của đất mà. Đây là bài toán ko cần đến sự hỗ trợ của phần mềm nào cả vì nó là bài toán muôn thuở rùi.
PrikoliSsSSdda
EduardoMn chọn số cọc thì bạn dựa vào đất nền, và sức chịu tải tính toán của 1 cọc đơn, tải dồn xuống bè cọc, và nhân với một hệ số nào đó, ví dụ là 1,8 hay 2 gì đó, cho vào phần mềm tính thép đài, thép cọc( nếu cọc chịu tải ngang ) với đài cọc bạn chọn tùy vào tải chân cột trong bài toán chọc thủng hay chọn sơ bộ khoảng gần 3d cọc gì đó. tính thép ra bạn sẽ nhận ra đài dày hay mỏng thông qua hàm lượng thép Tôi đoán thế, sai đừng ai mắng tôi, hạn chế trình đọ nhưng tích cực góp ý thôi
EduardoMn
RobertDum Cái hệ số 1,8 hay 2 đó là hệ số gì? Sao không phải là hệ số an toàn 2->3 nhỉ? Móng bè trên cọc mà chọn 3D có dày lắm không? Nếu cọc trong toàn bộ cả bè mà bố trí 3D thì nhìn giống như 1 rừng cọc ấy chứ! Khi đó e là nó không những không hiệu quả mà còn lãng phí kinh khủng! > Thanks cậu đã góp ý! các bác comment vài dòng giúp tôi với!
RobertDum
MattieHek
không phải là chọn cọc bố trí khoảng cách 3d, khoảng cách cọc bạn bố trí sơ bộ như số lượng tôi tính trên, sau đó chia đều theo vùng chịu tải, chạy vào phần mềm xem áp lực đầu cọc ntn, điều chỉnh thây đổi, còn đài thì chọn gần gần 3d cọc rồi tính toán điều chỉnh sau
MattieHek
ewrewrwewe
Tôi thấy các anh bàn nhiều về cọc. Còn một yếu tố khác không kém phần quan trọng mà chưa nói tôii. Đó là, khi làm móng bè, trên một diện chịu tải lớn, cấn phải nói đến khả năng làm việc của nềm đất kết hợp với hệ cọc cùng chịu tải. Bài toán này cũng cần phải tính, vừa đưa mô hình tính về gần sát thực tế, vừa tiết kiệm. Tôi đang nghiên cứu và thử nghiệm bài toán tính nền đất vào chịu tải cùng hệ móng cọc cho nhà cao tầng. Nếu thấy khả quan, tôi sẽ thiết kế những công trình nhà cao tầng dùng cọc ép hoặc giải pháp móng khác thay cho cọc khoan nhồi.
ewrewrwewe
profiltam Cái này không mới, người ta đã nghiên cứu rất nhiều. Chẳng hiểu sao, sau khi nghiên cứu, chẳng thấy ai phổ biến áp dụng cả. Chắc là có lý do nào đó. Ở ta có ông TS. Phùng Đức Long, đã nghiên cứu rất kỹ cái này và đã bảo vệ thành công luận án TS tại Thụy điển khoảng năm 1990.
profiltam
sukem13579
Khi làm vấn đề nền đất đáy đài cùng cọc chịu lực một số người đã giải quyết theo cách sau: 1. Cho cọc và nền được mô hình bằng các "nò xo" đàn hồi hoặc cọc đàn hồi, nền đất đàn dẻo. Từ đó xác định được lực tác dụng lên cọc và lên nền. => Tiết kiệm do giảm số lượng cọ vì nền "đỡ" đi một phần đáng kể. Cách giải này sẽ được điểm là xuất sắt nếu là SV chưa tốt nghiệp.. Khi này có 1 số vấn đề cần quan tâm nếu ko định dừng ở mức độ nghiên cứu KH của SV. Đó là: - Khi nền đáy đài hoặc móng bè chịu tải trên diện lớn, sẽ gây ra lún nền đất quanh các thân cọc và dẫn đến giảm khả năng chịu tải ma sát của cọc hoặc thậm chí có thể có ma sát âm nếu nền lún lớn. - Việc phân bố lực lên cọc và nền theo mô hình này chỉ đúng khi đáy của móng có lún trước 1 chút (nằm trong miền đàn hồi, lún quá thì cháu chưa biết nó sẽ như thế nào) trước khi truyền tải vào cọc. Nếu không thì cái nền đó sẽ nằm chơi ăn lương mà chẳng chịu làm việc trừ khi cọc bị lún lớn. 2. Tiến hành một số thí nghiệm chơi chơi cho nó có vẻ Khoa học, từ đó ra được kết luận là nền chịu đươc khoảng 50% tổng số tải => cọc chịu 50% số tải còn lại => tiết kiệm được 50% số lượng cọc. Thậm chí nếu thích thì tăng thêm tính hiệu quả của phương pháp tính len 70%. Các cách trên là rất tốt nhưng chẳng hiểu sao không thấy nói việc áp dụng các nghiên cứu Khoa học này hoặc đã áp dụng nhưng giữ bí mật không công bố hoặc đã công bố các công trình đã áp dụng mà tôi không biết. Thực ra, hiệu quả của nó là có, nhưng phải nghiên cứu thật đầy đủ, chặt chẽ, kiểm soát được và quan trắc và đo đạc nghiêm túc thì mới có thể áp dụng vào thực tế được. Việc tính toán ở đây không thể dùng một mô hình bất biến để tính toán mà phải dùng mô hình biến hóa theo từng trạng thái của quá trình chịu tải biến dạngc của cọc và nền. Nói chung là rất chi phức văn tạp hóa.
sukem13579
Williamon
bạn nào có safe 8.08 không cho tôi nhỉ ? tìm tren mạng tải về mà không ***** được chán quá, dùng 12.3 tính sàn nhìn phản cảm, mọi hôm tính bằng 8.08 nhìn quen rồi giờ dùng 12.3 thật là bở ngỡ
Williamon
Danielpr Lưu ý với Trí rằng là hình như thằng SAFE 8 không chạy được trên WIN7 thì phải, mình đã thử và cũng nghe nhiều người nói vậy! SAFE 12 giao diện đẹp mắt hơn! Lại tính được sàn ULT, vượt trội hơn hẳn so với SAFE 8!
Danielpr
moaza12vs
tôi dùng xp, tôi cài cả 12.3 và 8.08, tabs 9.7 và tabs 8.48, tôi muốn tính móng cọc và sàn dự ứng lực băngg bộ 9.7, safe 12.3 còn tính sàn tầng hầm bằng safe 8.08 và tabs 8.48, việt có không up lên cho tôi safe 8.08 đi, cảm ơn nhiều
moaza12vs
viet toan 12 Lúc trước có down về cài nhưng không được vì mình dùng Win7 nên mình delete file install của nó luôn! Không giúp được Trí rồi! >
viet toan 12
Robertgomo có 1 cái SAFEv8.08 nè. pac xem có dùng dc ko, có cả cr*ck lun đó http://www.mediafire.com/?6d7lz5y261t nếu cr*ck ko dùng dc thì pac spam cho e để e tìm license cho pac dùng, ko cần cr*ck chi cho mệt.
Robertgomo
anhtuannguyen0904
Gửi các bác 1 bài viết tôi đọc trên mạng về vấn đề này, cũng như ý kiến của bác NGỌC_IBTS nhưng có thêm mấy ký tự loằng ngằng cho nó hoành tráng
anhtuannguyen0904
mtv_0201
Với ý kiến móng cọc bề kháng chấn tốt hơn các móng khác đã giúp tôi tin tưởng hơn về nhận định của bản thân về kết cấu móng kháng chấn, nhưng không biết có móng bè cọc nào mà ứng xử của đất và cọc " mềm" hơn và đồng điệu hơn khi kết cấu chịu dao động không bác nhỉ, có một hệ số nào đó trong sự kết hợp giữa cọc và đài, tải trọng , và cả áp lực chân cột ?
mtv_0201
Amen1402 Cơ sở của ý kiến này chưa rõ ràng. Có thể chỉ ra nhiều loại móng khác có khả năng kháng chấn tốt hơn nhiều. Từ đó cho thấy nhận định "tốt nhất" là chủ quan và chắc chắn là không đúng. Móng kháng chấn tốt nhất là móng không truyền hoặc truyền ít nhất chấn động đên công trình. Nhà Tham tán Thương vụ Nga ở Láng hạ đã làm theo phương pháp này.
Amen1402
anhtuannguyen0904 Vậy thì làm móng gì và có giải pháp cấu tạo kháng chấn như thế nào để móng không truyền hoặc truyền ít nhất chấn động lên công trình vậy thầy. Thầy có thể chia sẽ thêm 1 số thông tin về móng của công trình mà thầy nêu ở trên? Thanks thầy nhiều!
anhtuannguyen0904
ewrewrwewe Các móng kháng chán tốt để ko truyền hoặc truyền ít nhất chấn động vào công trình bao gồm: 1. Móng bằng không khí hoặc nước. Để làm móng bằng không khí người ta phải treo nhà lên. Ví dụ, khi có động đất, chấn đông không tác động đến các máy bay và khinh khí cầu khi chúng đang ở trên trời. Các tàu thủy dưới nước ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của chấn động lan truyền trong đất. 2. Chấn động truyền vào công trình rất tốt khi các cọc liên két cứng vào đài. Vì vậy người ta đã thiết kế không cho cọc liên kết cứng vào đài mà để sâu hơn đài khoảng 3 m. Đầu cọc có bản BT mở rộng diện tiếp nhận tải. Giữa đầu cọc và đấy đài là đá dăm được đầm lèn kỹ. Lúc này, tải công trình truyền vào lớp đá dăm và được các cọc tiếp nhận nhằm đảm bảo điều kiện cường độ và biến dạng công trình. Khi có động đất, chấn động truyền vào công trình sẽ giảm bớt do móng cọc và công trình có khả năng chuyển dich tương đối trên nền đá dăm. Đến năm 3010, con người dự báo được động đất và chế tạo được các thiết bị có khả năng tạo nên lực phản trọng trường. Khi có động đất, tất cả các công trình đều được nhấc lên khỏi mặt đất tạm thời. Xong lại hạ xuống. Lúc này lấy đâu ra tải động đất trong kết cấu công trình. Đây sẽ là giải pháp chông động đất tốt nhất so với các giải pháp hiện có.
ewrewrwewe
240315 Tường vây thì quá dễ, thu mua xốp, mút thải rồi chèn vào bên cạnh.
240315
MichelPurn Khi thi công tường vây rất sâu làm thế nào mà chèn được hả thầy!
MichelPurn
AlbertDOB Khi muốn thì làm được hết. Người ta có thể chuyển các vật liệu xốp, mút thành chất lỏng rồi dùng thiết bị phun ra tại các ống đặt sẵn bên ngoài tường vây tương tư như phun xi măng gia cường đất đó. Khối chất lỏng này khi gặp đất và nước sẽ chuyển thành đông cứng, tạo lỗ rỗng để trở thành cái giống như mút và xốp đó.
AlbertDOB
Bernardmt Vậy thầy cho tôi hỏi dùng hóa chất gì hóa lỏng các vật liệu xốp, mút này!
Bernardmt
EduardoMn
Mút và xốp chỉ có tác dụng với tải trọng nhẹ nhưng với tải trọng lớn ( ví dụ cái đệm mút made in Việt Nam cho thằng Tây nó nằm thì không có tác dụng là cái đệm hihi
EduardoMn
Roberter Đây là bí mật công nghiệp không được tiết lộ vì... chưa biết để tiết lộ.
Roberter
noithatchangson xốp thì dùng xăng là hóa lõng thôi . Mút thì không biết>
noithatchangson
Donaldsor 1. Tôi đã đọc đi đọc lại rất kỹ rồi, câu hỏi như thế này thì sao hả bác? 2. Cười nhe răng là "rất đặc trưng" của mọi người, thế mỗi lần bác cười bác ngậm miệng y như con hến hả?
Donaldsor
sukem13579 Đúng là xăng làm cho xốp hóa lỏng, thành 1 khối dẻo đặc -> thì làm sao bơm được và giả sử nếu bơm được thì e chủ đầu tư bỏ của chạy lấy người vì không đủ tiền mua xăng!
sukem13579
JacimtoCogy
chắc là bị tật nên cười không nhe răng . Biết đâu có lần nhe ra bị ai đó làm cho không còn cái nào nên cười không nhe hay nhe cũng không quan trọng hê hê
JacimtoCogy
greent công nghệ khác chẳng hạn sẽ chế tạo loại xốp phun được . GIống như lớp nhựa chống thấm . Phun ra vào giây là nó khô và biến thành nhựa bọc sát chổ thấm . Công nghệ mà Ai tiếc lộ>
greent
plantandzombi Cái này Xây ở Láng hạ khoảng những năm 1990. Trước đây gọi là Nhà tham tán thwong vụ Liên xô.
plantandzombi
RobbertooWig
Phù, thế mà tôi lại nghĩ bác đang nói ẩn ý gì đó ra cái ông " nhà thơ cộng đồng " Đ/c đặng Hữu Trung ( tham tám Đại sứ quán VN tại Nga ) , Nge nói ông này trước làm ngành địa chất , sau lại phải sang ở đất sứ người ( chắc là hiểu rõ về đất tôi thế nào nên không dám ở ) Ủa, mà tôi nhớ trước năm 90 và sau năm 90 ( hình như là năm 86 gì đó thì đúng hơn ) Liên Xô và Nga là hai cái hoàn toàn khác nhau , BH chỉ " được phép" gọi là Liên xô cũ .
RobbertooWig
profil7
Hơn 1 năm đã qua, không biết có tiêu chuẩn hay chỉ dẫn ở VN về mục này không các bác ?
profil7
AlbertgeK
Theo tôi chuẩn nhất nên tính cho cọc.....bỏ cái bè nó đi
AlbertgeK
MrAn12345
Làm 1 số thí nghiệm trên đất sét mềm cho thấy bè chia sẽ được khoảng 30%. Các loại đất khác thì chưa làm nhưng có lẽ theo chiều hướng sẽ tăng % chia tải của bè. Các thí nghiệm với tải lớn hơn thường đắt hơn nhiều và phức tạp nên khó làm nghiên cứu được.
MrAn12345
deptrainhatnha Hic, người ta đang tính để giảm giá thành- tiết kiệm- chống lãng phí- thất thoát theo đúng mục tiêu mà Đ và NN đề ra , bác bảo bỏ cái bè đi thì chết thật.
deptrainhatnha
mucangchai
Bác nào có phần hồ sơ của công trình bè cọc cho tôi xin để tham khảo! rất chân thành cảm ơn
mucangchai
Robertvove
Xin gửi tôii cả nhà 1 bài báo mới tìm được, khá hay, mô phỏng sự làm việc đồng thời của cọc- bè. Bài báo có sự so sánh giữa tính toán bằng Sap 2000, Plaxis 3D và kết quả thí nghiệm: http://www.mediafire.com/view/?wka1puuuso56704
Robertvove
profilmuoisau16
Chào các bạn Hiện tại phương pháp móng bè cọc chưa có tiêu chuẩn nào nói về vấn đề này. Hiện tại tôi bên chủ đầu tư và muốn nhà thầu thiết kế hệ móng là móng bè cọc (cả đất và cọc cùng làm việc), nhưng nhà thiết kế phản bác trên quan điểm không thể đất và cọc cùng làm việc được vì đất dưới đáy móng được huy động cho ma sát bên của cọc. Đất và cọc chỉ cùng làm việc khi cọc không có ma sát bên (cọc chống). Các bạn cho tôi lời khuyên xem phải phản báb thiết kế thế nào đây. Tôi gửi 1 đoạn quan điểm của thiết kế HK về móng cọc bè ở dưới. The “Pile Raft Foundation Method” is a fundamental engineering issue. We understand the cost issue. However, we need to agree with engineers on the engineering principles first. This project is using “Friction Pile”. It works with a mechanism that loading from above is taken up by piles and transfer to adjacent ground through friction. In order to provide resistance to the friction, the ground is compressed. It means that the adjacent ground will go down with the pile. Soil bearing capacity is already used by friction on pile. Theoretically, if pile and soil are working independently, the “Pile Raft” consideration is valid. For End-bearing pile, we may argue that there is no friction between soil and pile. Soil between piles acts like “Soil Column” adjacent to the pile. Then, the “Soil Column” acts like foundation and contribute to the bearing capacity. However, this thinking is not applicable in Friction piles.
profilmuoisau16
delta deus -Có 3 quan điểm thiết kế móng bè cọc: bỏ qua sct của bè (móng cọc), bè chia tải (móng cọc với hệ số an toàn giảm) và móng bè có cọc gia cố giảm lún. -Nếu đã dùng cọc ma sát thì nên làm theo quan điểm số 3. Theo quan điểm này thì bản thân bè đã đủ sức chịu tải công trình (với hệ số an toàn 2.5-3), nhưng độ lún vượt quá ghạn cho phép (ví dụ 50cm). Cọc được thêm vào (thường tại những vị trí tải lớn...ví dụ dưới cột) để vừa giảm lún vừa ngăn lún lệch. Theo quan điểm này, đầu tiên bạn có thể đánh giá sơ bộ sct của móng, sơ đồ tải-lún, điểm phân tải (VA) tại đó cọc chịu tải cực hạn trên sơ đồ tải-lún bằng pp của Poulos (lý thuyết đàn hồi) sau đó muốn biết trạng thái làm việc thật sự của móng (mechanism) như thế nào thì dùng phần mềm khảo sát (plaxis, abaqus,...) và nếu có điều kiện nữa thì dùng mô hình vật lý để kiểm chứng so sánh. - Bạn có thể liên hệ với tôi qua tôiail: tôi có thể tư vấn cho bạn về móng bè cọc. Tôi đã làm nhiều thí nghiệm về móng bè cọc (đặc biệt cho đất sét mềm) và đang xây dựng pp lý thuyết để tính tay dựa theo pp của Poulos-Davis-Randolph.
delta deus
plantandzombi Trong nghiên của của bác, có xác định được sự phân bố tải trọng công trình lên 2 thành phần: bè và cọc không (kết quả nghiên cứu mới ) ?
plantandzombi
sukem13579 Dĩ nhiên rồi, muốn thiết kế được móng bè cọc thì phải tìm ra tải cho bè bao nhiêu và cho cọc bao nhiêu ? Vì sự phân bố tải giữ bè và cọc thay đổi theo mức độ tải tác dụng (độ cứng của bè, cọc và độ cứng (bè + cọc) thay đổi theo độ lớn tải). Do độ lún trong đất sét thay đổi theo thời gian nên sự phân bố tải giữa bè và cọc thay đổi theo. Chính điều này cần phải vẽ biểu đồ tải-lún để xác định mức độ phân tải giữa bè và cọc ứng với từng thời điểm.
sukem13579
SpencerJalf Nghe anh Tuấn và anh Hiệp nói mà tôi cũng thấy quan tâm! Anh Tuấn có tài liệu gì đọc trực quan và dễ hiểu về loại này có thể share cho tôi tham khảo thêm với! Hoặc anh giới thiệu tựa đề tôi tự tìm cũng được ạ! Chân thành cám ơn anh!
SpencerJalf
ao anh xa Cái màu đỏ là bác xét đến quá trình cố kết hả ? nếu vậy thì nghiên cứu rất là... hay . Mong bác nghiên cứu nhanh nhanh . Chúc bác sớm thành công, để anh tôi được nhờ .
ao anh xa
DonaldMi Tôi dựa theo 2 bài này: 2002-Simplified Design Procedure for Piled Raft Foundations-Poulos 1994-Design method for piled group and piled rafts - Randolph Trong phần trình bày của tác giả Poulos sẽ có ghi thêm cần tham khảo tài liệu.
DonaldMi
fordthudo1 Anh Tuấn có bài báo cáo thứ 2 ko? Tôi tìm trên mạng không thấy, chỉ thấy có bài 1 thôi à!
fordthudo1
taolaai Có cần gửi anh đặt mua cho. Bài đó chắc cũ quá nên k online.
taolaai
PrikoliSsSSdda Bác có thể bật mí 1 chút, yếu tố lún thay đổi theo thời gian đối với móng cọc được không ? Theo lý thuyết, kết quả thí nghiệm của bác thì lún theo thời gian xảy ra ở đoạn nào trong nền: đoạn đất nằm dưới đài cọc, hay nằm dưới nhóm cọc hay cả hai...
PrikoliSsSSdda
controlledpills Hì hì! Nghe anh Tuấn nói vậy là biết anh có bản cứng rồi! Scan rồi gửi cho tôi đọc thêm với anh! Cám ơn anh nhiều nhé! P/S: Chúc anh cuối tuần vui vẻ, cuối năm hạnh phúc và sang đầu năm an khang! >
controlledpills
MrAn12345
Có bài báo về lún của móng cọc trên nền sét bão hòa (tiếng Việt) gửi vô đây, mời cả nhà tham khảo:
MrAn12345
Williamon Hihi, đặt mua bằng cách nào đây anh Tuấn ơi! Giúp tôi vụ này với! Cám ơn anh nhiều nhé! P/S: Thấy chữ tô đậm ở trên chắc tôi lên bàn thờ mất! >
Williamon
thanhvu Hihi, thank anh. Bài đó tôi có đọc qua rồi! Tôi đang tìm bài thứ 2 còn lại mà anh Tuấn giới thiệu. Anh Hiệp có bài này ko? 1994-Design method for piled group and piled rafts - Randolph
thanhvu
jinchan Cái đầu tiên đọc chưa có thông nên tôi không có tìm thêm, hơn nữa giờ có thêm nhiều nghiên cứu mới. Năm 1994 thì quá cũ . Gửi các bạn bài báo: Simplified Design Procedure for Piled Raft Foundations tác giả H.G.Poulos. Ấn nút thanks để tôi biết có bao nhiêu người quan tâm đến mục này. http://www.mediafire.com/?dbu6w56z1e1a9oe
jinchan
WeksizzySl Anh Hiệp có bài báo hay luận án nào nghiên cứu mới gửi lên cho mọi người đọc với.
WeksizzySl
profil7
Mọi người ai có tài liệu về tính toán mòng bè-cọc bằng phần mềm, cụ thể tôi muốn mô hình hóa cọc, đất thành các lò xo cọc và lò xo đất thì gửi cho tôi với. Em chỉ mới đọc tài liệu Pile Raft Foundations và Simplified Design Procedure for Piled Raft Foundations. Ở bài trên, thì cuối bài, tác giả có bài ví dụ nhưng là tính tay. Nên tôi muốn tìm tài liệu lập và tính toán bè-cọc bằng cách tạo lò xo đất, lò xo cọc và có xét đến 4 ứng xử của hệ móng bè-cọc: bè-đất, bè-cọc, cọc-đất, cọc-cọc. Mong mọi người giúp đỡ.
profil7
trytrytr tr453434 Giúp thế nào được, biết gì mà giúp. Xin gì mà xin lắm thế . Mà có biết những bài toán trên có người làm chưa không nữa . Việc mô phỏng nền đất thay bằng các lò xo đã không chính xác rồi vì đất có các tính chất: đàn hồi, dẻo, chảy; chỉ có mỗi cái lò xo thì chỉ mô tả được tính đàn hồi mà thôi. Thêm vào đó: - sức chịu tải của nền đất còn thể hiện ở lực ma sát quanh thân cọc; -đối với những cọc có chiều dài lớn thì vật liệu làm cọc tức là bê tông cũng bị nén lại gây nên 1 lượng lún đáng kể, -Đất cũng chẳng phải đồng nhất 1 lớp mà nhiều lớp đất, lò xo chỉ có 1 thì lấy giá trị nào cho phù hợp ? - Kể cả móng cọc, bè-cọc, hay bè không thì với đặc tính của đất thì vẫn có 3 loại lún cơ bản: tức thời ( lún đàn hồi), lún cố kết, lún từ biến. - ảnh hưởng của các cọc nằm trong cùng 1 nhóm, nằm gần nhau. mô phỏng những cái này như thế nào bằng cái lò xo kia ??? Nên chẳng có cái tài liệu mà bạn cần đâu. Tự lực cánh sinh; dựa vào sức tôi là chính, tiếp tục ngâm cứu . Mong bạn giúp mọi người với.
trytrytr tr453434
Robertgomo
Em xin cảm ơn bác. Đọc "thêm vào đó" của bác, thì quả thật cái làm tôi lo là: Đất cũng chẳng phải đồng nhất 1 lớp mà nhiều lớp đất, lò xo chỉ có 1 thì lấy giá trị nào cho phù hợp ? Ở bài toán móng bè, chỉ đặt bè trên 1 lớp đất tốt (sét cứng, cát chặt) nên quy về lò xo đất (còn gọi là hệ số nền) thì tôi hiểu. Còn với cọc mà đi qua nhiều lớp thì tôi ko biết. Mà lúc xem cái Pile Raft Foundations, tôi đọc lướt hơi nhiều, đang cố xem lại thì từ mục 16.4 detail design, tác giả poulos có đưa ra nhiều pp tính của các tác giả khác (16.4.1.2 là pp mô phỏng bè = plate và cọc = springs). Và tác giả có đưa ra các phương pháp được ông tham chiếu. Em xin nhận khuyết điểm là đã không xem kỹ, và quả thật tài liệu Pile Raft Foundations rất hay. Poulos có đưa ra bảng so sánh các phương pháp được ông đề cập (của các tác giả khác - có ghi ở references). Vậy cho tôi hỏi, muốn tiếp cận về móng bè-cọc thì nên bám vào đâu. Xin mọi người định hướng.
Robertgomo
lightzar Theo tôi thì cái cốt lõi, là việc phân tải, ví dụ tải trọng bên trên là 4000 T thì phân bố ra sao, bao nhiêu lên đài và bao nhiêu lên cọc. Hiện nay các trường phái tính toán đều dựa vào nguyên lý này thì phải.
lightzar
PrikoliSsSSdda Nói thật là có vài tiến sĩ người Việt làm luận án về cái móng bè- cọc rồi, cách đây 7-8 năm; nhưng theo thông tin tôi được biết sau khi làm luận án xong thì cũng chả thấy nghiên cứu tiếp gì mà chuyển sang đi buôn bán bất động sản- kinh doanh, chả thấy tăm hơi đâu cả. Cái người ta nghiên cứu thì ở dạng lý thuyết, chưa áp dụng thực tế, mà có khi công thức còn sai ở đâu đó . Đất nước tôi nó thế, nhà khoa học khó sống; móng bè- cọc dính toàn dự án tiền tỷ, nếu có sai xót thì chắc là đi theo nó luôn, nên ít người đánh cược vào trò chơi mà người làm khoa học thì lợi- lộc chả được gì. Mấy bài báo này cũng thế, chưa chắc đã đúng toàn bộ đâu, số liệu đo lún do tính toán và thực tế vẫn còn cách xa nhau, nhưng lún thực tế nhỏ hơn lún dự đoán nên vẫn ok . Phải xét đi, xét lại, có khi mấy năm sau ông tác giả lại ra phiên bản tính toán khác, vì người ta nghiên cứu liên tục- có tính kế thừa và được đầu tư, đảm bảo cuộc sống khi hiến thân cho khoa học.
PrikoliSsSSdda
Renatosymn Xin hỏi bác. Thực tế các công trình đã làm móng bè cọc nhồi ở VN người ta làm theo lý thuyết nào vậy ? Nếu ko có cơ sở chắc chắn thì làm sao qua được khâu thẩm tra !
Renatosymn
profilmuoisau16 Tôi cũng chả biết . Vì mấy năm rồi cũng chưa về VN .
profilmuoisau16
mtv_0201 Hiện tại tôi chỉ thấy có lý thuyết PDR (poulos-Davis -Randolph) và họ mô phỏng lại bằng FEM. Ngoài ra, thấy 1 số bài báo ở Châu Âu cũng có nếu 1 vài công thức tính nhưng nó dựa trên các số liệu thực nghiệm nên khó khái quát hóa như PDR.
mtv_0201
anhtuannguyen0904 Chào bác Ngọc Dịp này bác khỏe không, công việc bận lắm hả bác mà ít thấy bác vào comment. Sau khi đọc comment của bác tôi thấy bác trả lời hay "nói chung là rất phức tạp" .
anhtuannguyen0904
Charlesquew
em đang nghiên cứu về vấn đề này có anh chị nào có tài liệu ẫy phương pháp tính share e với được không..
Charlesquew
nongdan Nhóm 1 gồm Poulos và Davis, Burland và Randolph đã đề xuất các phương pháp rút gọn đề cập một số sự rút gọn trong quan hệ tôii tiểu sử của đất và tải trọng lên bè. Một nhóm thứ 2 đề xuất các phương pháp là những phương pháp xấp xỉ bởi Poulos và Clancy và Randolph. Các phương pháp này sử dụng một “băng trên các lò xo” hoặc tấm trên các lò xo”, trong đó bè được giới thiệu bởi một băng hoặc một tấm và các cọc như các lò xo. Các phương pháp khác bao gồm thêm các phương pháp dùng sự trợ giúp của computer phức tạp, kết hợp các phần tử biên cho các cọc và phân tích phần tử hữu hạn cho bè. Các chương trình thương mại chẳng hạn như FLAC, AMPS ( được phát triển bởi công nghệ AMPS, 2005), Plaxis 3D Foundation .
nongdan
AlfomzoMl
Học những cái khó làm gì . Đầu tiên hãy thử 2 phần mềm: KCW2010 của Việt Nam và geo5 của Séc xem họ tính như thế nào. Bài ở trên vẫn thiếu, còn 1 cách nữa là thay hệ cọc bằng 1 tải trọng phân bố đều; coi các cột là các khớp cứng, và tính toán cái đài như cái sàn lật ngược. Còn cái cọc thì tính riềng. Tất nhiên các thông số đầu vào phải theo 1 qui chuẩn nào đó ( lựa chọn tiêu chuẩn để tính, đưa các thông số của nền đất vào ). Có thể mô hình trên Sap, sau đây là sơ đồ và kết quả tính toán theo tiêu chuẩn về móng bè- cọc theo tiêu chuẩn của Nga: Sơ đồ: > Kết quả thu được cho việc tính đài: >
AlfomzoMl
Roberter Phần mềm có tính ra được độ lún của cọc & nền khi cùng chịu tải trọng, cùng thời điểm không nhỉ
Roberter
mtv_0201
Tính nội lực trong móng chỉ là khâu cuối cùng. Cái này là về phần móng. Còn phần nền là tính toán theo 2 trạng thái: sức chịu tải và độ biến dạng. Ứng với trạng thái tải trọng và biến dạng nào thì sẽ có nội lực trong móng, bố trí thép theo điều kiện đó. Cái này người ta hay gọi là sự tương tác giữa nền đất và móng công trình; gọi thế để cho nó...khó hiểu . Tất nhiên với phần mềm mà mạnh thì tính toán tất tần tật; còn Sap hay Etab thì chỉ tính mỗi cái nội lực trong móng; mà cũng chỉ được tương đối; còn độ chính xác là cái đầu vào là phụ thuộc kiến thức của người thiết kế. Sở dĩ có chuyện dùng hệ số nền hoặc lật ngửa là bởi người ta khống chế cái móng- bè này làm việc trong miền đàn hồi: nghĩa là quan hệ giữa tải trọng và lún là 1 cái hằng số- gọi là hệ số nền. Nhưng bản thân đất thì nó luôn có 2 cái biến dạng: biến dạng thể tích- biến dạng đàn hồi; và biến dạng do thay đổi hình dạng- biến dạng trượt. Cái hệ số nền này thì chỉ tính cái biến dạng thể tích- biến dạng đàn hồi mà vứt mất cái biến dạng do thay đổi hình dạng ( còn gọi là biến dạng nở hông hoặc biến dạng trượt- tôi nó quan hệ lăng nhăng nên dùng nhiều níc ). Vì thế mới có chuyện nó không chính xác. Còn không biết làm sao mà để tính đúng thì tôi chưa biết ? Tôi mới biết sơ qua thế thôi, ! Cũng chả hiểu tôi viết cái gì !
mtv_0201
MrAn12345 Phải hỏi thằng nào đẻ ra nó xem nó viết thế nào chứ?
MrAn12345
ngoduong89 Muốn biết nó viết thế nào cũng không phải không làm được! Cứ học xong môn Đàn hồi ứng dụng - PTHH thì cũng biết sơ được nó viết như thế nào?? Nhưng còn phụ thuộc vào nội công của từng người nữa. Trong BKHCM có nhiều người học đến lần thứ n mà vẫn chưa NGỘ được.
ngoduong89
dacbiet Cũng có thể có nhiều người biết môn Đàn hồi ứng dựng - PTHH nhưng áp dụng vào thực tế thì chưa được. Tuy vậy, tôi nói ở đây là khi người ta viết ra được phần mềm đó thì họ sẽ phải đưa ra cơ sở để tính toán (để viết). Ví dụ bạn viết một bảng excel tính toán dầm thường, đặt cốt thép đơn thì bạn cũng biết (có cơ sở lý thuyết) để tính ra thép. Tôi nghĩ, trường nào cũng có người giỏi người dốt bạn ah>>>
dacbiet
levantrai Tôi nghĩ ở đây khi một công ty hay cá nhân nào đó quảng cáo, hay bán phầm mềm thì họ cũng phải qua một tổ chức có chức năng thẩm tra, thẩm định phần mềm đó cậu à.
levantrai
profilmuoisau16
Có rất nhiều người chưa biết, chưa thành thạo phần mềm mà họ vẫn được đánh giá cao. Có thể bạn phải chạy hết phần mềm này đến phần mềm khác để ra được sự làm việc của công trình nhưng họ thì đã hình dung ra được sự làm việc đó rồi. Đừng nghĩ chạy được phần mềm đã là pro, nhiều người còn biết nhiều hơn nhiều :P
profilmuoisau16
profiltam Bạn này nói chuẩn không cần chỉnh....
profiltam
ao anh xa Hình như, Bác có gì hiểu lầm tôi thì phải. Ý tôi nói là để hiểu được cơ sở lý thuyết để xây dựng nên các phần mềm kết cấu thì phải hiểu được một số nguyên lý của phương pháp Phần tử hữu hạn. Và mặt khác môn học này rất khó, muốn hiểu được thì nội công phải đáng kể. Ngay chính bản thân tôi đã học nhưng cũng chưa hiểu được bao nhiêu, không phải nói "ai dốt, ai giỏi" hay "trường nọ trường kia" (như cái màu đỏ của Bác) Với cạn nghĩ của tôi, tôi hiểu rằng: "Phương pháp phần tử hữu hạn đơn giản chỉ là rời rạc hóa kết cấu, dùng các nguyên lý đàn hồi tính toán các thông số: chuyển vị, biến dạng, ứng suất, nội lực, ...rồi cộng dồn lại thì được kết quả cần tìm". Ý chỉ có thế, mong Bác đừng hiểu lầm về những ý kiến của tôi đã nêu trong bài trên. Thân!
ao anh xa
bachtuu
Mai mốt làm 1 quả về vấn đề này, mời các bạn tìm đọc và góp ý chân thành giúp tôi nhe ^.^
bachtuu

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Chuyên đề về cọc UST?    (có 177 câu trả lời)
       Khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng bê tông cốt thép?    (có 57 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Sức Chịu Tải của Móng Cọc?    (có 91 câu trả lời)
       Sức Chịu Tải của Móng Cọc?    (có 91 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng bê tông cốt thép?    (có 57 câu trả lời)
       Chuyên đề về cọc UST?    (có 177 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top