Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Chuyên đề về cọc UST? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Chuyên đề về cọc UST?

     hihihi vừa làm xong bài chuyên đề nền móng tìm hiểu về cọc UST (spun pile ) post len cho các bác trên diễn đàn. mong giúp ích.có gì cho tôi ý kiến nha.     http://www.mediafire.com/?ngm3hcffru6ruy0 thấy hữu ích thanks cho tôi vui hihihi>>>>>> Ái, thân.
Có 177 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
StevenKl
Đang down, để đọc xem bác không biết làm sao mà đã. hay thì tôi thanks, o thì thui.... Đùa tí thui, thanks bác nhiều.
StevenKl
MichelPurn
Chờ chút minh sẽ trả lời. Đây là lĩnh vực tôi có biết. Bày cho tôi cách đưa anh vào đây nhé
MichelPurn
williamcuong
Tôi định trả lời riêng cho bạn qua mail nhưng thấy rằng vấn đề này chắc sẽ có nhiều người quan tâm. Nội dung chuyên đề bạn đã làm là rất tốt đối với sinh viên. Tuy nhiên, bạn đã rất may mắn vì nó chưa phải đã là tốt nhất -> có cơ hội học thêm và có thể sẽ làm tốt hơn. Để có thể tốt hơn bạn có thể tham khảo các ý kiến sau: 1. Tên chuyên đề nên thêm ".... ở Việt nam" vì loại cọc này ở nước ngoài người ta có nhiều cái khác với Việt nam rồi. 2. Theo thông lệ, mục 1 của chuyên đề không phải là Ứng dụng mà là Tổng quan trong đó nêu lên bức tranh chung của "làng cọc" mà trong đó vị trí của cọc UST này có tác dụng, vai trò quan hệ .... bạn có thể không buộc phải theo thông lệ nhưng phải thay vào đó là cái gì hay hơn cơ. Để cho an toàn, cứ theo cách các cụ chúng nó đã làm. 3. Ưu điểm của cọc có thể bổ sung: do tác dụng của ứng suất trứoc chiều dài cọc có thể dài hơn các cọc thông thường => giảm mối nối, giảm giá thành, thi công nhanh khi đóng. Và, ưu điểm này cũng chính là nhược điểm vì cọc dài nên khó vận chuyển hơn các cọc ngắn. 4 Ưu điểm của cọc còn có : khi có sự cố về cọc, dễ xác định được nguyên nhân do có thể quan sát lòng cọc. (bí mật không thì họ lấp hết khi có sự cố) 5. Ý kiến của bạn cho rằng cọc này chịu tải trọng ngang là tốt thì phải xem lại. nếu so với các loại cọc đặc thì cọc này không tốt lắm đâu. Tuy nhiên sức tải trọng ngang của cọc này vẫn đủ để áp dụng tại các công trình xây dựng thông thường. Với đê chắn sóng như bạn đã trình bày, người ta phải sử dụng cọc xiên (nhiều) mặc dù tất cả các cọc đều xiên (ít) . 6. Cái biện pháp xử lý chống hiện tượng sự cố chối giả của bạn bằng cách cho cọc nghỉ vài ngày rồi đóng là rất mới chỉ có điều là thực tế hình như không phải như vậy. Hiện tượng chối giả lkhoong phải như bạn đã trình bày. Cái mà bạn đã trình bày là hiện tượng khác. Chối giả là cọc nghỉ lâu khoảng 1 - 2 h sau đó đóng lại sẽ khó đóng hơn. Biện pháp khắc phục hiện tượng này là cắt dầu cho đóng dứ vài phát để sức kháng ma sát tĩnh của đất quanh cọc bị phá vỡ thành sức kháng ma sát động (sẽ nhỏ hơn). Sau đó thì phệt tiếp thôi. Cái mà nghỉ vài ngày rồi đóng có thể là đề tài mới cần tiến hành nghiên cứu với lực lượng hùng hậu các nhà khoa học đó nhe. > 7. Hiện tượng chồi cọc và một số hiện tượng khác không phải là dành cho riêng cọc UST. Tất cả các loại cọc đều bị như thế. Khắc phục hiện tường này là làm cho nó đừng trồi (Khi ép, do tải đối trọng, nó trồi dữ lắm). Nếu nó cứ trồi không nghe theo nghị quyết thì ta chỉnh nó bằng cách dùng búa gõ vào đầu nó (gọi là đóng vỗ cọc). Trình tự đóng vỗ cọc phụ thuộc nhiều trình tự đóng cọc và thường thực hiện sau 3 hàng cọc. 8. Hiện tượng nứt đầu cọc có nhiều nguyên nhân. Ngoài nguyên nhân bạn đã nêu (tiện đây xoáy một cái: sao búa nhỏ lại dễ gây nứt cọc hơn còn có nhiều nguyên nhân khác như là: - Cọc đã nứt từ trước (không tin được dù đó là sự thực) - Đệm đầu cọc quá cứng, tiếp xúc không đều - Búa nghiêng cọc thẳng hoặc búa thẳng cọc nghiêng - Thanh leader nghiêng vít cọc trong quá trình đóng 9. Các phương pháp thi công mà bạn trình bày là dành cho mọi cọc không phải là cho riêng cọc UST. Ngoài các phương pháp mà bạn đã nêu còn có phương pháp mà tên tiếng Anh là Down to Hole (DTH)_nghĩa là "thả vào lỗ". Nghe tên này dễ làm cho nhiều người thèm nên tôi tạm gọi nó lag phương pháp Khoan nhồi cọc. Dự định sẽ trình bày chi tiết tại trường của bạn và đã có topic trong này. 10. Cuối cùng: nếu là một chuyên đề Khoa học, sẽ tốt hơn khi bạn có nhận xét riêng về mặt Khoa học kỹ thuật. Với sinh viên thì không đòi hỏi phải có tính mới, tính sáng tạo nhưng chẳng ai cấm. nếu có thì cơm ngon canh ngọt hơn. Thực ra tôi chẳng biết gì nói lăng nhăng may ra trúng. Nhiệm vụ của bạn là không tin bất cứ ai nói gì dù đó là ai mà phải nghiền ngẫm suy nghĩ tìm hiểu để biến nó thành của tôi (nếu nó có vẻ là đúng) Chúc sớm bị điên (lẩm bẩm: có khi nó cũng điên rồi)
williamcuong
inetryconydot nhận xét rất xác đáng. tôi có một vài ý kiến như sau: 1. Đúng.nhưng tên thầy tôi đưa như vậy.lúc đâu là cọc đặt và rỗng. nhưng tôi thầy không ổn nên đổi thành cọc btct ly tâm UST. 2. ĐẦU TIÊN EM LÀM TỔNG QUAN NHƯ BÁC NGỌC VẬY. NHƯNG TÌM KHÔNG RA PHẦN LỊCH SỮ PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI CỌC NÀY NÊN "ĐÁNH TRỐNG LÃNG">>>. 3.cái này tôi dành lúc bảo vệ mà bác khui" mất tôi đầu hàng.cọc dài hơn do độ cứng cọc tăng giảm độ mãnh. 4. cái này tôi không rõ. nhưng công trình thầy tôi bị sự cố.(gãy cọc khi đóng doạn thứ 3.)cho camera xuống trong lòng cọc thì kết quả không mong muốn. 5. Tôi vẫn bảo vệ quan điểm là cọc này chịu tải ngang tốt.bác ngọc nói dùng cọc xiên thì đúng rồi.có một nhược điểm khi chịu tải ngang là phần mà tôi bỏ trống trang 39 đến 45.(sẽ post kem theo.) 6. Tôi học cũng vậy mà bác Ngọc. chối giả thường xảy ra khi đóng xuyên qua lớp cát cát hạt cát có xu hướng nén chặt ở mũi cọc vì có sự sắp xếp lại các hạt cát khi chịu lực đóng.làm cho khó đóng hơn. biện pháp khắc phục là xói nước hay nghĩ để cát nó rời ra lại. rồi đóng tiếp. mong bác Ngọc góp ý thêm. 7. uhm tôi làm phần đó là một số sự cố xảy ra khi đóng cọc mà (chung). 8. Tôi ghi nhận cảm ơn Bác. búa nhỏ để thắng được ma sát thành và sức kháng của đất mũi thì cần chiều cao rơi lớn dẫn đến lực va đập xung kích lớn hơn.(định luật bảo toàn động lượng ). 9. Dạ đúng.em ghi nhận vì thi công nò cũng không khác gì mấy cọc thường chỉ ép ôm thì thay má ôm tròn thôi. phương pháp của bác tôi chưa nghe.bác ngọc gữi mai cho mail phần này để bảo vệ tốt hơn được không. 10. không phải thiếu sót mà vì tôi không đưa vào vì sợ "công toi" làm khổ thầy không đọc với tôi vẫn còn phiên bảo vệ mà.hihihi ps: bác cho tôi biết học vị cũng như tên tuổi đầy đủ để tôi đề nghị với khoa (khoa tôi khuyến khích việc này lắm bác).chứ tôi mà giới thiệu có bác Ngọc trên ketcau.com nói chuyên đề thì e là là lá la.... cuối cùng, tôi cảm ơn Bác Ngọc đã bỏ ra thời gian đọc bài của tôi. chúc bác sức khỏe. điên hay chưa thì tôi không biết nhưng mấy đứa hàng xóm chữi khùng hoài bác ạh.>>>>>>
inetryconydot
trannguyen1602 4. Cọc rỗng chỉ dễ tìm nguyên nhân sự cố gãy cọc thôi chứ không phải luôn đạt được như ý 5. nhược điểm mà vẫn bỏ trống là nhược điểm quan trọng đấy. hình như nó là mối nối thì phải 6. cái mà tôi nói đó đúng là một trong những dạng chối giả. Nguyên nhân cái chối giả này không phải như tôi nói mà la do tăng áp lực nước lỗ rỗng quanh mũi cọc trong quá trình đóng dẫn đến sức kháng mũi của cát tăng lên. Tuy nhiên nếu để chờ lâu để áp lực nước lỗ rỗng ở mũi giảm thì sẽ lại làm tăng chối giả khác ở bên thân cọc. Giải pháp mà tôi đã đề ra chỉ hợp lý khi ma sát bên của cọc là nhỏ thôi. 8. Phần 8 này thì sai toét, suy đoán chủ quan Cái này là do trọng lượng búa nhỏ gây nên ứng suất động chịu kéo trong cọc lớn lên đặc biệt ở những nơi có thay đổi trở kháng (đầu cọc, mối nối) ,_ Lý thuyết stress way. Bê tông chịu kéo kém nên nó nứt. sao bọn hàng xóm nhà tôi nó biết tài thế Đừng cám ơn, pls, chi bữa nhậu nhé
trannguyen1602
profilmuoisau16 Top 100 mẫu thiết kế nhà Hải Phòng đẹp được hội kiến trúc sư bình chọn trong năm nay!!
Luckyman
profilmuoisau16 phan số 8 tôi sẽ tìm hiểu lại ghi nhận trả lời của bác nhưng cho tôi sai thì tội tôi. chi bữa nhậu thì tôi không đủ tiền đâu (hết tiền ăn mì luôn đó bac Ngọc)
profilmuoisau16
muadem116
Lưu ý trong đóng cọc BTULT nếu mũi hở, thường thì người ta tạo các lỗ xung quanh thân cọc để giảm áp lực trong cọc thường gặp trong các công trình bờ kè, cảng biển, cọc đóng trong đất dưới nước. Khi đóng cọc trong vào đất ở trong nước (như cảng biển, bờ kè...) thì mục đích tạo các lỗ này là để cho nước dâng lên trong cọc và thoát ra ngoài qua các lỗ này nhằm giảm áp lực nước va trong thành ống! Tránh trường hợp nứt dọc thân cọc. Thầy Lâm Văn Phong có 1 buổi báo cáo chuyên đề ở trường mình và có đề cập đến vấn đề này. Tiếc rằng không có Clip up lên mọi người xem được! >
muadem116
53caugiay uhm tôi ghi nhận.bài bài cáo có đề cập sorry việt. bài chuyên đề của tôi : việt xem rồi cho ý kiến nha. http://www.mediafire.com/?ngm3hcffru6ruy0
53caugiay
profillinkmuoihai12
Chưa ngủ à hết mì rồi à nên ko ngủ được ?????? Việt nó nói đúng đó Còn nhiều cái ta ko biết lắm
profillinkmuoihai12
truongtiengka dạ chưa hihi. để dành tiền đút ống heo để dẫn thầy Ngọc nhậu hehe. hết tiền ăn mì rồi bác ăn cơn sườn cầm hơi hihi>>>. @Thầy Ngọc_IBST: tôi đã thông mấy phần giải thích của bác hihi. giờ đã điên học cho bằng bác chắc . . ."không có từ diễn tả"
truongtiengka
tieu sao
giờ đã điên học cho bằng bác chắc . . ."không có từ diễn tả"[/QUOTE] Ái chăm chỉ quá đi, trên diễn đàn tôi toàn là dân pro không à. Vấn đề nào cũng chuyên sâu hết!
tieu sao
hoibmtose005 không biết cô ocluoc này làm đồ án tôii đâu rồi.lên đây khen tôi làm Bác Ngọc cười kìa. @thầy Ngọc: thầy Hoàng Thiện Toàn dạy trường tôi.dạy về chuyên đề nha cao tầng hihi.thầy còn liên lạc với t Toàn không?
hoibmtose005
nguyentrungata
Đc Hoàng Thiện Toàn là KS nhưng có cái đầu bằng ông nội của khối thằng GS TS
nguyentrungata
hoahuongduong hehehe.cái này nhất trí.thầy nói là nghe răm rắp (mấy thầy trường tôi) thầy là bạn thầy Toàn thấy biết thấy toàn có câu gì nổi tiếng không. "tôi làm được nhưng quan trọng là ông có bao nhiêu tiền" hehehe>>>>. thầy là tư vấn cao cấp cho coteccons, cofico nữa.thần tượng thầy Toàn.em muốn làm cho hòa Bình hay Coteccons lắm hihi.đang phấn đấu.
hoahuongduong
AnthonyGape dạ tôi làm rồi sư phụ hihihi. hơi điên tí thầy nhận tôi làm đệ tử đi.chỉ tôi điên với dù tôi đang điên khekhe>>>>>
AnthonyGape
ArthurGip 4)Có phải là ta khoét đất ở lòng cọc lên rồi cho dụng cụ vào quan sát không bác 5) Ý kiến của tôi thì khác bác chỗ này, tôi cũng cho là cọc UST này cũng chịu được một phần tải trọng ngang 6)Cái biện pháp xử lý chống hiện tượng sự cố chối giả bằng cách cho cọc nghỉ vài ngày rồi đóng là thực tế đã thi công rồi bác à. Tôi mới nghe thầy Nhiệm(chủ nhiệm bộ môn cầu hầm DHGTVT HN) nói về cái này tuần trước Hiiiiiiiii
ArthurGip
ao anh xa bạn giải thích rõ hơn được không, Tôi nghĩ đất càng tiết xúc với thân cọc tốt thì khả năng ma sát bên cao hơn chứ bạn.Hiiii
ao anh xa
profilmuoibon14 hihihi.em mượn lời bác Ngoc_IBST: 6. cái mà tôi nói đó đúng là một trong những dạng chối giả. Nguyên nhân cái chối giả này không phải như tôi nói mà la do tăng áp lực nước lỗ rỗng quanh mũi cọc trong quá trình đóng dẫn đến sức kháng mũi của cát tăng lên. Tuy nhiên nếu để chờ lâu để áp lực nước lỗ rỗng ở mũi giảm thì sẽ lại làm tăng chối giả khác ở bên thân cọc. Giải pháp mà tôi đã đề ra chỉ hợp lý khi ma sát bên của cọc là nhỏ thôi. lúc đầu tôi cũng cãi" nhưng mấy ngày nghĩ thấy bác phân tích đúng rồi đó anh.(màu đỏ). trước giờ cứ nghĩ chối giả chỉ xảy ra ở mũi cọc thôi hihi...suy nghĩ chưa thấu đáo. . . mong bác cho ý kiến.
profilmuoibon14
SpencerJalf
To doitruong10" 4. Cọc UST thường rỗng và có bịt mũi => lòng cọc rỗng (không có đất) chỉ thỉnh thoảng có nước (đồng chí nước này vô kỷ luật lắm cứ thấy ở đâu hở là chui vào) => có thể quan sát lòng cọc bằng Camera (loại quay dưới nước, nếu dùng Came ra thường thì không cần lấy lên khỏi lòng cọc sau khi quay). 5. Cọc UST cũng chịu lực ngang khá tốt. Nhưng khi khen nó chịu lực ngang tốt thường hàm ý nó chịu tốt hơn các loại cọc khác. Thực tế không như vậy nếu so với các loại cọc đặc. 6. Tôi đã trả lời rồi như nguyenquocai đã nêu ở trên. Thực ra việc khắc phục chối giả ở mũi bằng cách nghỉ 1, 2 ngày là rất khó khả thi. Sau khi nghỉ, tiến hành đóng. Đóng 1 lúc nó lại chối giả ở mũi => lại nghỉ => lại đóng. Không biết bao giờ cho xong 1 cọc. he he. Thường người ta khắc phục bằng xói nước hoặc khoan mồi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khoan mồi ít có hiệu quả khi lớp cát ở dưới sâu (>20m) và bên trên có lớp bùn yếu.
SpencerJalf
thatgia Em không đồng tình với ý kiến này của bác. Nếu một cọc UST và một cọc đặc tương đương nhau( tiết diện.....) thì theo tôi cọc UST có khả năng chịu lực ngang lớn hơn Tại sao trong cơ khí chế tạo robot nguoi ta lại hay khoét các lỗ rỗng trên các thanh và khi chế tạo xe đạp người ta không làm khung xe đạp đặc mà lại làm rỗng vì thực tế làm rỗng vẫn đảm bảo độ cứng nhưng trọng lượng giảm đi---> về mặt rỗng hay đặc về khả năng chụi lực ngang là tương đương nhau, còn thằng UST có thêm lực UST lên theo tôi khả năng chịu lực ngang của nó tốt hơn cọc đặc tương đương. các bác chỉ giáo. Hiii
thatgia
moaza12vs Sở dĩ cọc BTULT tốt hơn cọc đặc thông thường khi chịu tải ngang vì nó đã bị nén trước 1 phần lực rồi, khi chịu tải ngang thì sẽ có 1 vùng kéo và 1 vùng nén, vùng kéo đã bị loại trừ vì lực ULT do cáp. Điều này đối với cọc đặc thông thường lại là 1 nhược điểm lớn. Khi chịu tải ngang là nứt ngay, BT chịu kéo kém mà. Cái màu đỏ ! Khẳng định như vậy e là không đúng nhé! Sở dĩ khung xe đạp người ta làm rỗng cho nó nhẹ thì đúng hơn! Toàn là sắt đặc thì voi đạp chứ không phải người rồi! Hehe >
moaza12vs
GordonEt
to doitruong10: Cái mà bạn khoét lỗ trong cơ khí là vấn đề khác (Mô men quán tính hiệu quả) không phải là để tăng khả năng chịu tải trọng ngang đâu mà là bỏ đi thành phần mô men quán tính không hiệu quả => tiết kiệm vật liệu. Cái nhược điểm kém chịu tải trọng ngang của cọc UST là ở chỗ mối nối khó gia cường bổ sung. Trong khi đó anh cọc đặc, có thể bổ sung bằng các bản táp. Có những nơi, do yêu cầu chịu tải trọng ngang người ta dùng bản táp dài hơn 2 m. Thực tế cho thấy, khi có sự cố dịch chuyển ngang, đa số cọc bị phá hỏng tại mối nối. (nHưng không phải do mối nối gây nên chuyển dịch ngang như một số ý kiến của các GS đâu hé )
GordonEt
thanhvu màu xanh: bác giải thích thế này thì tôi tạm chịu nhưng nếu bác có dẫn chứng bằng file thì tôi bái phục . Bác cho tôi hỏi là cái thằng cọc UST nó nối như thế nào và theo bác cái lực UST có tăng khả năng chụi lực ngang không Màu đỏ : cái này thì tôi vẫn muốn tranh luận với bác: khi chịu lực đẩy ngang ----> đầu cọc bị đẩy ngang ----> xẽ gây ra mô men uốn cho cọc. Nhưng ý tôi là cọc đặc hay rỗng( rỗng hợp lý) thì khả năng chịu mô men tương đương nhau(chưa kể các tính chất khác, chỉ xét đặc và rỗng thôi) ----> chụi lực ngang như nhau, chư không phải rỗng là tăng khả năng chịu tải ngang Mong bác chỉ giáo. hiii
thanhvu
nguoixau
to doitruong10: 1. tôi chẳng cần ai bái phục tôi hết (trừ vợ) 2. Toàn bộ kết cấu, khi xét khả năng chịu tải, người ta thường quan tâm đến những bộ phận yếu nhất. Nó mà "đứt" thì đứt tất cả. Lúc này các ưu điểm hơn kém ở các bộ phận khác phỏng có ích gì. Ở đây mối nối là bộ phận "nhậy cảm" 3. Để biết nó nối như thế nào : xem tài liệu mà Ái đã tải lên. 4. Để xem nó gãy như thế nào thì phải đến off line hoặc đến gặp tôi
nguoixau
ewrewrwewe
Đừng khinh thường cọc ust . Mối nối của cọc ly tâm này chịu lực còn ác chiến hơn bản thân cọc . Hiện nay hàn đối đầu và nếu ko yên tâm có thể làm bản táp cong bọc theo cọc và hàn vào thì chắc kinh khủng . Cọc ly tâm chịu lực ngang tốt hơn cọc đặc nếu cùng khả năng .
ewrewrwewe
kiwisoda honeydiep noi vậy thi đúng rồi.nhưng nó vẫn có sự số khi chịu tải trọng ngang như bài báo cáo tôi post. sẵn đây tôi post một vấn đề tranh cải khá nhiều: khi cắt cọc UST (thừa hay nối vào đài móng) thì có xảy ra hiện tựong tụt cáp UST không??? có thì vì sao? đề xuất cách khắt phục. không thì vì sao.?? mong các bác cho ý kiến.
kiwisoda
hyutars Em ok với bác là nếu mối nối tốt đúng kỹ thuật thì có khi khả năng chịu lực tốt hơn cả thân cọc
hyutars
StephenDAK Em cảm ơn bác 2. bác phân tích rất chuẩn, vấn đề là chất lượng mối nối thế nào 1. thì tôi chưa có vợ nên không dám bàn Hiiiiiiiiiiiiii
StephenDAK
PrikoliSsSSdda Vấn đề là cắt có qua điểm neo giữa không, nếu không cắt qua điểm neo giữa thì không vấn đề gì cái món này hình như có đề tài náo đó thảo luận rồi, nếu tôi nhớ không nhầm thì người ta sẽ cắm các thanh thép khác vào đầu cọc rồi liên kết với đài móng. Chứ không đập đầu cọc đâu. Tôi cũng chưa thấy thực tế mong các bác chỉ giáo
PrikoliSsSSdda
hoang tuan ép hay đóng coc UST cũng như cọc thường. bac có thấy khi nào người ta thừa một đoạn "tổ bố" 2->3m là thường.lúc đó làm sao bác.nối vào đài kiểu gì. cắt cọc thôi. còn "điểm neo giữa" mà bác nói nếu có chỉ đảm bảo phần bên kia không tụt neo thôi.bên phía cắt cắt cọc thì cũng không biết được. tôi đã coi quy trình sản xuất đâu có đề cập đến điểm neo giữa đâu. mong bạn cho ý kiến. còn phần neo đài thì có chi tiết neo đài tôi có trình bày trong bản chuyen đề rồi. trong bản vẽ của nước ngoài thì phần đầu cọc UST có một số thép thường phục vụ cho việc neo đài. được đặt chờ sẵn (tức là đập). nhưng không thấy catalogues của nhà sản xuất đề cập.
hoang tuan
Danielpr
sao không thấy anh tôi nào tham gia nữa vậy ta.anh doitruong10 đâu rồi. sẳn cho tôi hỏi Nếu đặt tôi vào chỗ mấy thầy trong HĐ bảo vệ thì các bác sẽ hỏi gì về cọc UST này.mấy anh post câu hỏi tôi sẽ tìm hiểu trả lời theo khả năng bản thân xong gửi lại anh tôi tham khảo phòng thân làm "áo giáp" khi bảo vệ hihi. mong mấy bác ủng hộ.
Danielpr
opera
Tôi có trao đổi với anh Ksminh và gữi các bạn một vài hình ảnh về cọc ust .Xem hình ảnh sau thì biết ngay và trả lời được những câu hỏi các bạn thắc mắc > > > >
opera
thanhtruc
vậy là không bị tụt cáp đúng không chị honeydiep.nhưng nói sao cho mấy "ông lớn" khi bảo vệ không "bẻ cổ" tôi chị giúp tôi với thanks chị đã chia sẽ hình ảnh.
thanhtruc
opera
Tôi cũng như bạn thôi mới vào nghề nên chưa biết gì, bạn nên hỏi các thầy,các chuyên gia: nhưng cũng xin góp một câu hỏi: trong cọc UST la phải tạo ứng suất nén trước, vậy khả năng chịu nén của cọc UST có thay đổi không so với cọc tương đương không UST có gì sai các bác bó wa cho.Hiii
opera
phuonganh12 Theo tôi thép có gờ thì ko sao. với lại người ta thiết kế cái lực UST đó do các gờ thép giữ chứ có phải do các neo ở 2 đầu giữ như hay thấy trong các dầm cầu đâu. Hiii
phuonganh12
suanhadthouse cáp UST thì trơn mà anh. @honeydiep: cho ý kiến đi chị
suanhadthouse
michaelyork nhìn là biết không tụt cable khi cắt cọc
michaelyork
EduardoMn Mình không rành món này, nhưng mình nghĩ cọc ULT đã bị chịu nén 1 phần do lực căng cáp. Như vậy thì khả năng chịu nén của cọc ULT sẽ nhỏ hơn so với cọc BTCT tương đương thông thường chứ! > Mong các ace góp ý thêm!
EduardoMn
kiwisoda Nếu các ace muốn "tận mắt chứng kiến" thì dạo 1 vòng dọc theo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đoạn gần cầu Thị Nghè đó, để xem các tấm tường cừ bản hình như cũng có ULT và đập vỡ đầu cừ, thép ULT vẫn chẳng sao! Không biết bây giờ còn không??? PS: Khuyến cáo các anh có nhóm máu .... hạn chế đi qua khu vực này vì "Hố sâu nguy hiểm" Haha
kiwisoda
SpencerJalf nếu cáp trơn thì mệt đó tôi nghĩ mất mát lực UST ngay
SpencerJalf
dudung cọc ly tâm là cấu kiện ứng suất trước căng trước . Tức là các sợi cable đã được căng trước trên bệ xoay và sau đó đổ bê tông . Đưa vào máy quy ly tâm . sau đó chưng cất để bê tông nin kết nhanh . Và lực dính bám lúc này là giữa bê tông và sợ cable trên xuốt chiều dài cọc . Xem thêm cấu kiện căng trước đúc sẳn sẽ rõ thôi . Khi cắt cọc thì ứng lực trước vẫn không hao hụt vì lực dính bám giữa bê tông và cable là không đổi trên xuốt chiều dài cọc . Đừng nhầm tưởng theo kiểu quan niệm sàn ứng xuất trước là không đúng
dudung
nguoixau
To all: Thép trong cọc BT UST được kéo căng trước khi đổ BT cọc nhằm mục đích tăng khả năng chịu kéo của BT và tăng khả năng chịu uốn của cọc. Các lợi điểm này giúp cho dễ vận chuyển, chiều dài cọc có thể dài hơn và chống nứt trong quá trình đóng do ứng suẩt kéo sinh ra trong quá trình đóng cọc. Các lởi điểm này không cần thiết nữa khi đã đóng xong cọc. Vì vậy việc cắt cọc sẽ không ảnh hưởng chất lựong cọc. Sức chịu tải nén và cắt của cọc không thèm quan tâm đến thép có tụt hay không. Trong các công trình cầu cảng, nơi mà các cọc phải chịu kéo nhổ, thép trong cọc có vai trò lớn tham gia chịu lực. Vì vậy có quy định với các cọc chịu kéo thì không được cắt cọc. Tóm lại: Khi thấy hiện tượng gì, cần hiểu rõ vì sao nó xảy ra như thế. Ngay trong cọc UST có loại thép không được kéo căng mà lại để rất trùng. Đố là thép gì ? )
nguoixau
cameralenguyen Quá chuẩn! Chính xác là như thế! Hồi trước có xem mấy anh báo cáo tiểu luận nên cũng hiểu sơ sơ! Điệp ơi! Cho hỏi cái nữa là hình như tường cừ bản cũng có ULT nữa phải không?
cameralenguyen
hoibmtose005 không biết thép có gờ không vậy bác.hii
hoibmtose005
Renatosymn cáp đường kính 7.1 mm, 9,1mm.gờ thì hơi mệt đó anh.
Renatosymn
cameralenguyen
thép này nhìn thì tưởng có G . nhưng ko phải g
cameralenguyen
Vincentpype đồ án tốt nghiệp. chưa làm cho tôi (nhưng đã giúp mấy anh rồi hihihi) đó là ý kiến của tôi.thầy Ngọc trả lời cho tụi tôi đi hihi @doitruong10: tôi up ACI 318-08 rồi đó hihi. http://www.mediafire.com/?ais719q6d1hejro
Vincentpype
EfrainKl 1 - Ái đổi cách xưng hô nhanh thế! Sao hôm nay gọi mình bằng chú nhanh thế! 2 - Bởi thế mình mới bảo các ace ra bờ kè Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đoạn cầu Thị Nghè ấy để xem có tụt cáp khi cắt or đập vỡ đầu cừ đó! PS: Bác nào "không bình thường" thì hạn chế ra chổ này! Hố sâu nguy hiểm đấy! >>>
EfrainKl
thanhvu cái chuyên chuyên đề về cọc UST này của bạn các thầy đã xem qua chưa. Nếu có gì sai sót thay đổi bạn thông báo nhé.hii
thanhvu
GordonEt
Mục đích làm gờ thép là để tăng lực dính giữa thép và BT. thường thép có gờ được áp dụng có các loại thép có đừong lính lớn (>14 mm) Khi cần tăng lực dính với các loại thép có đường kính nhỏ, áp dụng gờ là khó chế tạo. giải pháp thay thế cho gờ là làm rãnh sâu. Vì thế nhìn thấy có gờ, nhưng không phải là gờ mà lại là gờ (gờ âm = rãnh)
GordonEt
Marcunst em nghĩ thầy chỉ giải thích phần màu xanh ở trên thôi hihiihi còn phần màu xanh ở dưới là phong cách của thầy Ngọc còn gì. hihi>>>
Marcunst
profilmuoibon14
không làm gờ, mà tạo rãnh xoắn trên thân cây thép đường kính nhỏ, trông rất giống gờ
profilmuoibon14
EfrainKl vậy là gần như kiểu làm ren đúng không thầy, thép làm cọc UST này có phải là thép thường hay làm cọc bình thường không thầy
EfrainKl
kukuca
không phải thép thường
kukuca
hoang tuan
Qua đây cũng xin các bác cho tôi ý kiến về khả năng chiu lực ngang của thằng cọc UST này: tôi ví dụ thế này: đặt một khối trụ tròn nên mặt đất rồi dùng tay ấn xuống nếu ta dùng tay kia tác dụng một lực ngang và thành bên khối trụ tròn thì hằn khối trụ đó sẽ chịu được lực ngang tốt hơn khi không có lực đè từ trên xuống, ở đây tôi ví dụ như thằng lực UST là lực đè từ trên xuống vậy ta có thể nhận định chủ quan là thằng cọc UST có khả năng chịu lực ngang hơn thằng cọc thường tương đương, nhưng theo tôi nó còn liên quan tôii rất nhiều tôii độ ngàm chặt của mũi cọc vào đất tốt nữa và có thể có các yếu tố khác. mong thầy Ngọc và các bác chỉ giáo.hii
hoang tuan
MrAn12345 em không thấy ảnh nào hết hihi > em đính kém dưới đây cho các mem dễ nhìn hihi. cảm ơn thầy
MrAn12345
inetryconydot Tính lực ngang của cọc đã có trong tiêu chuẩn và trong sách. Đừng tưởng tượng khi kiến thức chưa đủ. ) lại giống mấy chú SV cho rằng làm giám đốc là "hoài bão" và "mơ ước" quá nghèo nàn bởi tầm nhìn xa dưới 10 cây rau cải cúc. đọc đã rồi mới bàn để hiểu những cái đã đọc và chỉ bàn những cái ít phổ biến trong sách
inetryconydot
DanielEi
thầy ơi rãnh đó có là do người ta bện những sợi cáp nhỏ lại đúng không thầy.(7 sợi thì phải).
DanielEi
nguoixau qua ảnh thầy gửi thì hình như người ta xoắn một số sợi thép lại với nhau giống như kiểu dây thừng --> tạo dính bám tốt với bê tông. Qua thầy có thể cho tôi hỏi là cái thằng cốt đai xoắn tốt hay cốt đai đơn tốt, khi nào người ta dùng xoắn khi nào người ta dùng đơn. tôi cảm ơn thầy
nguoixau
rtgreter vret ẻ không phải. người ta cán (kéo) ra như vậy. cái máy kéo thép này hay lám. Vừa kéo, vừa xoay, vừa nén miết trên thân thép ). trông đến phát thèm
rtgreter vret ẻ
Philipboxy Xoắn hay đơn thì đều tốt. Ngwoif ta dùng xoắn khi có xoắn và người ta dùng đơn khi có đơn. ) làm xoán thì giảm khối lượng công việc và thường áp dụng khi làm trong nhà máy có máy móc để dễ xoắn hơn. Làm đơn thì mất nhiều công hơn do phải chặt .... nhưng nó có đặc điểm là chia việc lớn thành các việc nhỏ => dễ làm thủ công hơn.
Philipboxy
tungch46 ồ rất hay, tôi cũng chưa thấy bao giờ, tại sao họ không làm gờ như các thép bình thường thầy nhỉ, hay làm gờ xoắn như thế lực UST phân bố đều hơn, Không biết cái cáp trong cầu dây văng, dây võng có làm như thế không.hii
tungch46
noithatap em nghĩ là đai xoắn tốt hơn vì anh dùng đai đơn nếu hình vuông thì không hơp với hình dạng cọc.dùng đai tròn hay vuông thì anh lại phải nghĩ lấy gì để giữ ổn định.cáp thì dùng để căng như vậy làm cho đai không còn đặt đúng nữa mà xiên đi. dùng đai xoắn thì chịu được một phần lực dọc nữa. quan điểm của tôi là vậy.
noithatap
Renatosymn gờ thép bình thường là làm theo phương pháp đúc. không ăn gian được Khi làm kéo thì cho kẹo cụng không làm gờ được. màu xanh: câu hỏi này quá dễ khi trả lời, đó là tôi cũng không biết
Renatosymn
duancuacuon
Em xin hỏi thầy thêm một số vấn đề nữa: -cái thằng cọc UST này có thể làm đường kính lớn nhất là bao nhiêu - xét về mặt chịu lực, kinh tế...so với thằng cọc khác (cọc thường, cọc nhồi, cọc thép) liệu có tốt hơn không hôm vừa rồi tôi có xem một công ty thép của nhật giới thiệu về cọc ống thép: họ nói nó chụi lực tốt, khả năng làm cọc xiên dề hơn...nói chung là dùng nó thì tốt hơn cọc nhồi và các cọc khác về khía cạnh chụi lực, kinh tế,pp thi công --->em nghe rất hay, nhưng cũng không dám tin 100% vì biết đâu họ quảng cáo như trên ti vi thì chán lắm thầy có nhận xét gì không ạ. Tôi cảm ơn
duancuacuon
plantandzombi Đường kính lớn nhất của SPUN PILE (mà vẫn thường gọi là cọc UST) là 1,4 m (theo số liệu tôi được cấp) Không có loại cọc tốt nhất, chỉ có loại cọc áp dụng phù hợp với các điều kiên cụ thể. Bởi lẽ, nếu có cọc tốt nhất thì các cọc kia đã tiêu đời. Điều này cũng giống dao trong bếp. Có rất nhiều dao cho các công việc khác nhau mà không thể nói loại dao nào là tốt nhất. (Chắc chỉ có bếp SV mới chỉ có 1 con dao) Quảng cáo như đèn hoa đăng chỉ dùng để bắt sâu và bướm thôi
plantandzombi
casinomkw 1. Khi doitruong hỏi đường kính cọc lớn nhất (nói chung, ko chỉ ở Việt nam), thì tôi cũng trả lời nói chung. Theo số liệu được cấp, và đã nhìn thấy thì ở nước ngoài người ta đã đúc cọc D 1,4 m và dài 30 m. 2. Viết nam nói chung và B620 nói riêng chưa phải là đỉnh của thế giới để xác định những cái lớn nhất, trong đó có đường kính cọc lớn nhất.
casinomkw
kukuca dạ.em tưởng D1400 có sản suất ở VN hihi.ở VN có hai công ty mạnh về cọc UST là Phan Vũ và B620 CHâu thới. Phan Vũ thì chỉ sản xuất đến d800(chủ yếu dùng cho dân dụng). B620 thì sản xuất thêm D1000 với D1200 dùng cho cầu đường. em cảm ơn thầy.
kukuca
Robertgomo
sao không thấy anh tôi nào bàn về cọc này nữa vậy ta: 1.anh tôi tham khảo bài chuyên đề của tôi nha.ở trang 1 nếu ai chưa xem. http://www.mediafire.com/?ngm3hcffru6ruy0 2. Anh tôi có câu hỏi gì về phần cọc UST này xin post lên đây.em sẽ tổng hợp trả lời theo ý kiến của bản thân post lên lại cho anh tôi tham khảo và cho ý kiến hihi. mong anh tôi ủng hộ nhiệt tình.
Robertgomo
fordthudo1
Các bác cho tôi hỏi cọc ly tâm DUL có sử dụng được cho nhà cao 20 tầng không?
fordthudo1
nguoixau Trong tiêu chuẩn hình như không có chỗ nào cấm cọc UST không đc dùng trong thiết kế nhà 20 tầng hay 20 tầng trở lên hihi. không biết ý bạn hỏi ở đây là gì nữa? ÁI, thân.
nguoixau
profillinkmuoihai12 Nhưng chắc phải dùng cọc D500 hay D600 chứ nhỏ hơn thì chi chít cọc.Mà máy ép cọc loại này chắc cũng không vận chuyển nổi trong thành phố
profillinkmuoihai12
Stephenon
Tất nhiên là tiêu chuẩn không có, vấn đề tôi hỏi là những lưu ý khi dùng cọc ly tâm DUL với công trình cao tầng, có thể về tác động tải ngang, vấn đề mối nối, vấn đề chiều sâu hạ cọc.....
Stephenon
SpencerJalf Cho tôi hỏi tý về phương pháp tính cọc của anh nhé: Gửi anh bảng tính cọc PHC mà tôi lượm được, qua đó tôi có vài thăc mắc 1. Momen a. Momen gãy cọc : Mbr = 1.5 Mcr (theo JIS A 5337) là nằm chỗ trang mấy thế anh, tôi tìm hoài mà vẫn chưa thấy? b. Theo bảng tính của tôi tham khảo thì Mbr=Mu có công thức khác và không biết công thức này tính theo tiêu chuẩn nào (nghe nói là theo JIS), anh có biết công thức này không? Vì nếu áp dụng thêm công thức này thì hình như nó gấp >2Mcr c. Với công thức của anh thì SF = Mbr/Mcr = 1.5, còn của tôi thì SF=Mu/Mcr>2. Vậy hệ số an toàn của nó ở đây tôi hiểu như thế nào? Nó có phải là hệ số an toàn về vật liệu thường nói đến khi thiết kế cọc không? cái nào là đúng? Phương pháp này có liên quan đến góc anphal mà tôi chưa tìm được tài liệu nào phân tích cách tính về nó, các anh có thì cho tôi để học thêm ạ. 2. Sức chịu tải dọc trục Sức chịu tải dài hạn Ra=1/4(...) số 1/4 là hệ số an toàn vật liệu khi chịu nén. Tôi nghe nói là hệ số an toàn cho cọc bình thường là 2 nhưng với cọc bê tông ứng suất trước thì là 4 (trong BS có đề cập), còn trong JIS nó nằm ở đâu vậy anh? Sức chịu tải tức thời lại là 1/2? 3. Hệ số an toàn Em nghe nói là cọc BT UST rất dễ vỡ đầu cọc khi thi công nên phải dùng hệ số an toàn cao như tôi nói trên là 4. Không biết cái hệ số này có phụ thuộc vào cách thi công hay không? vì nếu thi công bằng ép cọc (như bây giờ có con robot ép cọc) thì có vẻ như chịu tải rất nhẹ nhàng, không biết lúc đó tôi vẫn dùng hệ số như vậy hay thấp hơn và không biết có quy định chỗ nào về vấn đề này hay không? hệ số an toàn cho momen và lực nén khác nhau? thường tôi chỉ nghe nói hệ số an toàn vật liệu thôi. Các anh cứ la tôi cho tôi sáng mắt. Đi học không chịu siêng năng, bây giờ đầu tôi nó cứ lộn xộn. Cái bảng tính cọc tôi gửi lên và bảng tính so với anh Quốc oai thì cái nào chính xác hơn ạ? Mong được giúp đỡ
SpencerJalf
PrikoliSsSSdda
Các bác chém giúp tôi mấy phát để sáng mắt được không?
PrikoliSsSSdda
ArthurGip Bổ sung một số vấn đề như sau : PV có khuôn D1000 dài 34m ? D1200 là khả năng thiết bị, chưa thấy có khuôn này ở liên doanh PV620. Chủ yếu các loại cọc này phục vụ cảng biển. Cọc UST có 2 loại : quay ly tâm, hình ống; và vuông đặc mác cao đều căng cáp 130.000 PSI với lực căng 220-240Kg/cm². Cọc vuông BT M300 vì đổ đúc thông thường không nén ép. Cọc ly tâm M500-600 các loại coc Þ< 800 dùng các móng trên cạn và cọc > 600 M800-1000 dùng cho cầu, cảng. BT đổ đúc cũng chỉ là M300-500 gia hóa chất và nén bằng lực quay ly tâm. Sau khi hấp nhiệt cắt cáp đã có thể xuất xưởng đối với loại cọc chịu nén đứng trong XDDD, chuyển chở ra công trường, sau 4 ngày thì lên dàn thi công. Trường hợp đặt hàng cọc chịu tải ngang và giao hàng theo tiến độ thì mới sử dụng nồi chưng áp 160¨ & 10 bar trong 6 giờ (đạt cường độ TC. BT 28 ngày) giao đến công trình sử dụng ngay. Chỉ có cọc vuông mới có 4 cọng thép thường Þ14 dài 1.50m theo 4 góc đầu B trên cùng phục vụ cho công tác đập đầu cọc nối vào đài vì cáp cường lực cao rất cứng không uốn được phải cắt bỏ. Rơi vào chổ hỏi cho biết thì tôi có câu hỏi đây nhé : Theo cậu giữa 2 cọc vuông và tròn cùng tính năng kỹ thuật thì cậu chọn cọc nào chịu bám và cọc nào chịu mũi. Cọc nào rẽ hơn. Tại sao ?
ArthurGip
GordonEt anh viết sai tên thầy thành rồi kìa.hì hì
GordonEt
muaxanh Theo tôi thì với cùng tính năng kỹ thuật (có thể hiểu cùng tải trọng tác dụng lên 1 cọc) thì tôi chọn cọc PHC hơn cọc vuông vì: ví dụ D500 thay cho 40x40 1. về phương diện chịu lực a) Sức kháng mũi: phụ thuộc vào diện tích mặt cắt ngang (D500 ~0.19m2 > 40x400 ~ 0.16m2) vì thế sức kháng mũi cọc D500 sẽ lớn hơn. b) sức kháng bên liên quan đến chu vi: D500~1.57m gần bằng 40x40 ~1.6m. Khi đó 2 cọc này tương đương nhau sức kháng bên. kết luận về phương diện chịu lực cọc PHC sẽ tốt hơn . 2. về vật liệu Khối lượng thép và bê tông của cọc PHC D500 giảm đáng kể so với cọc vuông 40x40 --> tiết kiệm tiền vật liệu - Cọc PHC có thể làm dài --> giảm mối nối--> giảm nhân công ca máy--> thơi gian thi công ngắn--> Tiết kiệm chi phí thi công vài lời thiển ý, các bác chém tiếp.
muaxanh
RobbertooWig
Thanks bác nhiều. Chủ đề này thật hấp dẫn. Cho tôi xin file cad dc hok bác...
RobbertooWig
MaroldPl Lâu quá mới thấy mọi người tham gia lại hihi. Đây là bài chuyên đề tôi làm lúc học môn chuyên đề nên móng chủ yếu mang tính collect lại các tài liệu tham khảo. Tôi cũng xin trao đổi với anh thuanvy vài ý như sau: 1a. Như đã nói thì tôi tính toán dự theo 1 tài liệu của công ty Phan Vũ. Tài liệu này chủ yếu dựa vào JIS A 5337 với ACI và cả thực nghiệm. Anh có thể viết mail gửi trực tiêp đến công ty để được chia sẽ thêm. Khi tôi làm bài này thì cũng chỉ tìm được bản JIS đã dịch sang tiếng Việt cũng chỉ ở phần giới thiệu sơ bộ thôi. 1.b,c. Công thức anh tính là theo BS nếu không có gì nhầm lẫn, tôi cũng đang làm so sánh hai tiêu chuẩn này thì thấy khác nhau không nhiều, đáng kể nhất là : - Mbr tính theo công thức cụ thể thì lớn hơn, còn >2 chỉ là trường hợp cụ thể không phải lúc nào cũng lớn hơn 2, phụ thuộc vào số lượng cáp, .., tuy nhiên với cọc UST thì khi tính toán kiểm tra tải trọng ngang hay điều kiện cẩu lắp cũng chỉ dùng đến Mcr nên cũng không có gì bất ổn. - Sức chịu tải cực hạn (tức thời) tính theo BS yêu cầu lớn hơn 3 lần sự chị tải lâu dài. Còn với JIS A, ACI thì chỉ lấy 2 lần. hai con số này hầu như đều thỏa >3Pmax thì đóng, ép. - Cũng có khác một ít về ứng suất khi căng một bên có kể thêm chùng ứng suất (0.5k) một bên thì không. và khi tính tổn hao ứng suất thì cả hai đều tính. Như vậy có phải là tính gần như hai lần chùng ứng suất hay không ? Về cái hệ số anphal thì tôi cũng thắc mắc vì chỉ thấy đưa ra bằng 0.2313 mà không có giả thích nó là gì. 2 và 3. Đúng là hệ số tận dụng khả năng chịu nén của bê tông. Còn việc hệ số an toàn là 4 thì tôi nghĩ không hoàn toàn liên quan đến vỡ đầu cọc. Vì vở đầu cọc chủ yếu là do ứng suất kéo không phải nén và với bê tông cường độ cao khi thay đổi cấp độ bền tăng lên thì cường độ chịu kéo không phải là tỉ lệ thuận thậm chí bê tông cường độ cao dễ bị phá hoại do kéo hơn nữa là khác. Cái nguyên nhân chính chọn mác cao thì tôi nghĩ là trả giá cho lực căng trước. Ps : Cho tôi xin bản gốc của JIS với BS với, nếu anh thuanvy có. Thảo luận để cùng tiến bộ. Chúc vui. ÁI, thân.
MaroldPl
GeraldKr Màu xanh: Cái này chắc bác nhầm. Màu đỏ: Cái này bác nghe ai nói thế Làm gì có vụ qui định này (mà vì mục đích gì thế nhỉ, tuột cáp chẳng) Màu tím: Chắc là spiral bar chăng?
GeraldKr
thanhtruc Cái này tôi lại nghĩ nó có cái chi tiết đầu cọc mà bọn tôi hay gọi nó là pile plug detail. Thiết kế cốt thép đầu cọc để nó nhổ đấy, đâu cần phải liên kết trực tiếp vào bản mã đầu cọc đâu bác???
thanhtruc
controlledpills Cũng được nhưng tốn.
controlledpills
muaxanh Tốn gì bác. Tôi nghĩ cái việc tận dụng cái bản mã thép đó mới là tốn. Này nhé, khi cắt đầu cọc lại bán được đầu cọc, mà tiền thu về thì dư cho việc đổ BT đầu cọc bác ợ, không tin bác cứ thử tính xem thì biết (đặc biệt ở những nơi mà bản mả nó dày)
muaxanh
AlbertDOB Nhưng cọc tròn UST khi đầu cọc cao hơn cao độ thiết kế thì bị cắt chứ đâu phải đập đầu cọc mà dùng được cốt thép đầu cọc neo vào đài. như vậy sao cọc chịu nhổ được. Mong bác giả thích chi tiết hơn về chi tiết neo đâu cọc tròn và đài khi cọc chịu nhổ!
AlbertDOB
Marcunst Bác Ái mã hóa file PDF bằng gì thế, tại vì tôi đang cần tài liệu này của bác, xin phép được trích dẫn để sử dụng bị lỗi
Marcunst
Philipboxy
Nhân tiện có cái topic về cọc Ứng suất trước, xin hỏi có bác nào đã làm/xem chế tạo cọc UST chưa ạ? để tạo ra được lực căng cáp (max 600T) thì phải có bệ để tỳ thiết bị căng. Các bệ này như các đài móng trên nền cọc. Nhưng đài cọc chịu tải ngang 600T thì tôi thấy lớn quá
Philipboxy
trangyu lan Người ta lấy đầu này để tỳ cho đầu kia nên không cần cái bệ chịu lực ngang lớn như vậy đâu.
trangyu lan
thanhtinh
Nhưng cọc UST chế tạo theo PP căng trước mà chú
thanhtinh
opera Đúng rồi. Người ta làm cái đường ray. Trên đường ray có hai cái xe nho nhỏ. Mỗi cái xe nho nhỏ ôm chặt và âu yếm 1 cái mặt bích đã nhét sắn thép. Thế rồi người ta hô 1 ,2 và 3 và đẩy hai cái xe ra hai đầu đường ray bằng kích. Cố định lại rồi đổ bê tông. Thế thôi. > > Còn đây là một cách kéo căng khác nữa. Cách này cứ nhìn là đoán được người ta kéo căng như thế nào. >
opera
dacbiet
Và đây là sau khi quay ly tâm thì cho cọc vào để nấu chín bằng hơi nước và nhiệt độ cao. >
dacbiet
EduardoMn Cọc ly tâm DUL người ta làm móng cho cái tháp truyền hình Tokyo cao 634m được thì cái nhà cao 20 tầng của bạn - MUỖI
EduardoMn
traiyo1
[QUOTE=NGOC_IBST;252913]Đúng rồi. Người ta làm cái đường ray. Trên đường ray có hai cái xe nho nhỏ. Mỗi cái xe nho nhỏ ôm chặt và âu yếm 1 cái mặt bích đã nhét sắn thép. Thế rồi người ta hô 1 ,2 và 3 và đẩy hai cái xe ra hai đầu đường ray bằng kích. Cố định lại rồi đổ bê tông. Thế thôi. Chú Ngọc ơi! Cái màu đỏ này anh Oanh đã nói là bác nhầm rồi và bác đã ghi nhận lại là bác nhầm rồi mà. Người ta đổ bê tông vào khuôn, đậy khuôn lại, xiết chặt rồi mới chuyển qua cơ cấu căng thép, chứ không căng trước, đổ bê tông sau đâu. Lý do khuôn chưa đậy vào rồi mà căng thì chỉ tỳ vào nửa khuôn thôi nên sẽ căng lệch.
traiyo1
profilmuoibon14
"Còn đây là một cách kéo căng khác nữa. Cách này cứ nhìn là đoán được người ta kéo căng như thế nào" 2 cái ảnh sau cũng không phải là cách căng kéo khác mà nó chỉ là cái cầu trục gắp ***g thép và nửa khuôn dưới thôi, cái ảnh thứ 2 cũng chỉ là cơ cấu lật úp nửa khuôn trên lại sau khi đã vệ sinh xong. 2 ảnh này không có cái gì thể hiện phương pháp căng kéo khác, có chăng là cái bệ cứng, để căng khuôn trên bệ cứng hình chữ V chứ không căng trên xe gòng
profilmuoibon14
SpencerJalf Cái màu đỏ này thì chắc là bạn nhầm. Khi tỳ căng cáp thì lực tỳ đặt theo phương dọc coc chứ không phải phương ngang. Còn nếu nó là 600 tấn cho cái cọc D600 theo phương dọc nó có lớn quá hay không thì nhờ các chuyên gia về nền, móng, cọc trả lời.
SpencerJalf
test1212 Cái này vẫn có người nhầm. Cọc bê tông dự ứng lực căng trước là đổ bê tông xong rồi đậy khuôn lại , khóa chặt rồi mới căng. Căng xong quay ly tâm rồi cho vào hấp trong bể hoặc hấp cao áp. Về công nghệ sản xuất thì xin phép để kỹ sư cơ khí chém nha các bạn.
test1212
controlledpills Cái màu đỏ này của chú Ngọc đúng với cọc bê tông ứng suất trước đúc toàn khối, còn với bê tông ly tâm ứng suất trước thì không đúng ạ.
controlledpills
truongtiengka Cái này xin phép chú Ngọc cháu trả lời thay. (có thể chưa đầy đủ thì mọi người bổ xung thêm) Với cọc bê tông dự ứng lực toàn khối người ta dùng cáp dự ứng lực, loại cáp này gồm nhiều sợi thép bện lại với nhau. Còn với cọc bê tông ly tâm dự ứng lực người ta dùng thép dự ứng lực, loại thép này khác với thép xây dựng thông thường, đây là thép có hàm lượng măng gan silic cao, khi cán ra nó sẽ rất cứng và rất dòn, để cải thiện cơ tính người ta đưa qua dây truyền ủ cao tần và cán kéo lại, do kết cấu của con lăn cán nên thép này sẽ khác với thép vằn xây dựng là cái gờ của nó là rãnh âm.
truongtiengka
traiyo1 Người ta không làm cái gờ thép như thép xây dựng thông thường mà chỉ làm rãnh xoắn nghiêng so với trục 15độ, làm cái gờ ngang 45 độ như thép thường không khó nhưng dễ bị đứt hơn khi căng kéo. Cáp trong cầu dây văng, dây võng thì khác, thép sau khi cán xong thì đưa qua kéo thành sợi nhỏ rồi bện các sợi nhỏ lại thành sợi to
traiyo1
dacbiet Cái màu đỏ này tôi xin trả lời Ở Đức người ta đúc ra tôii đường kính 3m dài 20m nhưng không làm cọc mà làm cột cho nhà máy điện gió trên biển. Ở Pháp người ta đúc ra đường kính 2m dài 50 m dùng cho cọc công trình biển Ở Trung quốc đường kính cọc lớn nhất mới đúc được tháng 4 năm 2012 là 1,4m (dài khoảng 27m) sắp tôii sẽ đúc cọc đường kính 1,6m. Ở ta lớn nhất đúc được là 1,2 m
dacbiet
kukuca Cái chỗ mà tôi công nhận nhầm với Oanh là cái tác dụng chứ không phải là căng trước hay căng sau. Xem lại đi. Cái việc căng lệch là do trình độ phọt phẹt. Xem trên ảnh ở trên thì sẽ thấy người ta căng như thế nào. Lúc căng thì chẳng có khuôn khiếc gì hết. Rất đơn giản. Hì hì.
kukuca
hoibmtose005 Sao giỏi thế. Đến là tài. Như là thánh ấy nhỉ. Nó là 2 cách kéo căng khác đấy. Tôi đứng ở đấy xem từ đầu đến cuối. hai cách này có tác dụng khác nhau tùy theo loại cọc. Cứ thằng chết cãi thằng khiêng. Vi tính vừa thôi. Cái này nó không giống mấy cái ở các nhà máy của FECON đâu mà suy với chẳng đoán. Cái mà ta thấy và ta có không phải là tất cả những gì mà người ta đã làm.
hoibmtose005
controlledpills Lại có khái niệm mới à ??? Chắc đang ngứa răng. Suốt ngày đúng với chẳng sai. Thế nào là đúng và thế nào là sai ??? Có khi nó là sai ở công ty này nhưng lại là đúng ở công ty khác đấy. Thỉnh thoảng gặp những ông này thì chán không muốn vào ketcau.com nữa.
controlledpills
dutrieu Thế còn ở ta thì sao không thấy nói đến chiều dài ??? đừong kính lớn nhất ở ta không phải là 1,2 m rồi.
dutrieu
RobbertooWig Chú Ngọc ơi! trên góc nhìn của cháu là chú nhầm ở chỗ cọc bê tông dự ứng lực căng trước ở đây là căng trước khi định hình bê tông chứ không phải căng trước khi đổ bê tông (đây là đối với cọc bê tông ly tâm). Tất nhiên dưới sự nhắc nhở của chú cháu sẽ xem lại vấn đề này, nhưng có thể sẽ tốt hơn nếu chú có cái gì đấy để chỉ ra điều đó. Cháu rất cảm ơn. Việc căng lệch nếu chú cho là do trình độ phọt phẹt thì cháu nghĩ không đúng, căng lệch thì cọc sẽ hỏng để đầu tư nhà máy sản xuất cọc chi phí phải tốn tôii vài trăm tỷ, không ai mua công nghệ để cho ra cái sản phẩm hỏng cả, (cái cháu nêu rằng nếu dùng nửa khuôn để tỳ thì sẽ căng lệch thôi cái này gần như toàn bộ các nhà máy sản xuất cọc tại Việt Nam đều sản xuất theo công nghệ đặt ***g thép vào trong khuôn, đổ bê tông vào, đóng khuôn lại rồi căng, căng xong thì quay ly tâm để định hình) Nhưng nếu chú nói lúc căng chẳng cần khuôn khiếc gì thì thú thực cháu cũng chưa từng biết đến công nghệ này, cũng như chưa tưởng tượng ra được cái quy trình của nó. Liệu nó hay hơn, ưu việt hơn công nghệ hiện tại ở chỗ gì nhỉ? Hi vọng cái này không phải là chú chém.
RobbertooWig
PrikoliSsSSdda Tím: Người ta vẫn căng trước khi đổ bê tông một cách ngon lành. Đừng lấy cái mà tôi đã nhìn thấy làm chuẩn để đánh giá, phán xét tất cả những cái còn lại. Việc tin hay không là việc của bạn. Tôi không có niềm khao khát chứng minh để bạn tin. Đỏ : Cái công nghệ ở VN không đại diện cho cái công nghệ hiện tại. Xanh: Cái tôi chưa biết và không tưởng tượng được không phải là nó không tồn tại. Muốn biết thì đầu tiên cần phải bỏ đi những suy nghĩ phủ định đối với những cái mà tôi chưa biết.
PrikoliSsSSdda
michaelyork Đúng là 2 cách kích này khác nhau thật, cái thứ 2 mà bác Ngoc_ibst đưa ra chính ra khi căng, mặt bích di động sẽ được xiết bulong vào mặt bích cố định, sau đó đổ BT, rồi sao đó đậy khuôn, rồi sau đó thì giống nhau.... Cái phương pháp đầu tiên thì giờ mới thấy.
michaelyork
sieunhangiambeo Hì hì. Đây chính là ví dụ tốt cho cái chuyện NHÌN và THẤY. Cùng một cái ảnh, cả làng đều NHÌN nhưng không phải ai cũng THẤY. Không THẤY cũng chẳng sao nhưng mà lại cãi là nó không thể tồn tại chỉ vì tôi ....không THẤY thì thật buồn ....cười. Với cái cách này thì người ta chẳng cần cái bệ căng kích chắc chắn quá để làm gì cả.
sieunhangiambeo
moaza12vs Toàn bộ phản lực do căng cáp sẽ vào cái khuôn, chứ không vào cái bệ căng, mà cũng chăng có cái bệ căng như thế, chỉ có cái kích trong đó nó có cơ cấu xiết bulong (kiểu như cảo ở miền Nam). Để ý sẽ thấy nó có con bulong to vật ở giữa nối bích di động và bích cố định, cái máy chỉ biệc vặn con bulong này cho 2 cái bích nó khít vào nhau thì sẽ phát sinh lực căng trong cáp.
moaza12vs
Enriquecem
[QUOTE=NGOC_IBST;254220]Sao giỏi thế. Đến là tài. Như là thánh ấy nhỉ. Dạ cháu là người - không phải là thánh ạ - chắc là chú cũng thế. Với 4 cái ảnh chú đưa lên thì: Ảnh 1: ***g thép đã được hàn - đã lắp bu lông bắt bích căng kéo - và chưa căng, bởi nếu căng thì phải có cái gì đó để giữ Ảnh 2: Cụm thiết bị lật nắp khuôn để vệ sinh và lật lại, ở đây chỉ nhìn thấy 2 nửa khuôn đang úp, không thấy ***g thép vì thế đây không phải cụm thiết bị căng. Cái chữ kích và có mũi tên ở đấy là cái kích lật nắp khuôn. Ảnh 3: cái mầu vàng có 4 cái càng màu đen là hệ thống gắp nửa khuôn dưới và ***g thép, được nhấc từ vị trí nọ đến vị trí kia bằng cẩu trục, phía dưới sàn là hệ thống băng truyền xích, vận chuyển khuôn từ vị trí nọ đến vị trí kia, trong khuôn có cơ cấu căng đó là cái trục vít me ở tâm khuôn, phía bên trái nhìn từ màn hình máy tính vào, nhìn vào hệ này chắc chắn khi căng phải có khuôn rồi, không thể không có khuôn được. Một số khối V màu xanh lá cây chính là cái bệ để đặt khuôn lên đó, khối màu xanh lá cây lớn nhất là hệ bao che cái gì đấy có thể là bao che hệ quay ly tâm, nhưng có lẽ đúng hơn là hệ nắp bể chưng hấp. Ảnh 4: là bể chưng hấp thì thôi - khỏi bàn về căng kiếc gì ở đây. Cứ thằng chết cãi thằng khiêng. Vi tính vừa thôi. Cái này là tranh luận không phải là cãi ạ. Cháu cũng không vi tính. Nó là 2 cách kéo căng khác đấy. Tôi đứng ở đấy xem từ đầu đến cuối. hai cách này có tác dụng khác nhau tùy theo loại cọc) Kể chú có ảnh để chứng minh điều chú nói thì tốt quá. Cái này nó không giống mấy cái ở các nhà máy của FECON đâu mà suy với chẳng đoán. Cái này có vẻ như chú cho rằng trình của cháu chỉ biết nhìn từ anh fecon rồi đoán sang các anh khác - Híc! Nếu chú hiểu như vậy thì tùy chú, cháu cũng chẳng dám nói thêm sợ chú mắng cháu vi tính. Cái mà ta thấy và ta có không phải là tất cả những gì mà người ta đã làm Cái này thì cháu ghi nhận với chú, nhưng sẽ thật tuyệt nếu chú chỉ được cho mọi người thấy cái chú đã thấy và đã nói ạ.
Enriquecem
Renatosymn Chú Ngọc ơi! cháu không bị ngứa răng ạ. Chú cũng đừng vì những thằng như cháu mà chán không muốn vào kết cấu.com (đây là diễn đàn giao lưu, học hỏi, chia sẻ mà) có thể cách cháu nói chú sai làm chú tự ái, chú bực, cháu xin lỗi nhé. Cháu kính trọng chú là người rất giỏi về nền móng, cơ học đất, địa kỹ thuật.... và nhiều thứ khác nữa. Nhưng cháu là dân cơ khí, lại cũng thích tìm hiểu này nọ, vấn đề cọc bê tông ly tâm ust cháu cũng biết tương đối, cháu nghĩ góc cháu nói không sai (có thể chưa hết thui) vì thực tế nhiều nơi họ làm thế.
Renatosymn
jinchan Chiều dài lớn nhất cọc 1,2m ở ta lần trước cháu đi thăm cowa tôiic và cơ điện 751 thấy có, nhưng quên không lưu tâm về chiều dài nên cháu không đưa lên, để cháu hỏi lại rồi đưa lên sau. Hiện đường kính lớn nhất ở ta không phải 1,2m là bao nhiêu và ở đâu sản xuất ạ? Mà chú không muốn nói thì thôi cũng được, cháu sẽ tự tìm hiểu, hi vọng không phải là chú chém.
jinchan
profillink10 Vâng! cái bệ căng chỉ để đặt khuôn lên đó cho ổn định hơn cái xe goòng thôi ạ.
profillink10
profil7 Theo tôi biết thì đường kính hiện này đến 1000mm và tôi đã thấy cái này ở BT6. 1200mm thì chưa thấy và chắc khả năng dùng đường kính lớn cũng ít. Còn về chiều dài thì cọc 800mm đã đạt đến 22m. Cái chiều dài chủ yếu phụ thuộc vào vận chuyển là chính do đó chiều dài tối đa hiện nay không phải là chiều dài tối đa của cọc có thể có để không bị vấn đề khi vận chuyển và cẩu lắp, cái này muốn biết thì chỉ cần bài tính khá đơn giản.
profil7
Alegowasea Vâng! tùy chú thôi ạ.
Alegowasea
Arthumters http://codien751.vn/p26909c269/coc-b...D1200x34m.aspx Tạm thời đây là cái tôi lấy lại trên web. Cọc D1200, dài 34m Nếu mà bên này không nói phét thì đúng là như thế
Arthumters
EduardoMn Ui dời tường thằng nào, thằng này gần chết đến nơi, lúc trước làm được cái Nhơn Trạch 2 vì bác chủ tích là Đinh Mạnh Thắng tôi ruột của bác Đinh La Thăng chủ tịch tập đoàn dầu khí. Sau Nhơn Trạch 2 đói meo râu. Thực chất ông này ký hợp đồng chính với tổng thầu rồi đặt các ông còn lại như BT6, TDLA, TD2...sản xuất cọc rồi ông ý mang cái dấu có chữ của công ty ông ấy ra đóng vào đấy rồi cấp hàng cho nhà thầu đây mà Tôi nghe thằng bạn nó bẩu công nghệ cũng thuộc hàng hiện đại nhưng bị người ta ghét đếch cho làm nên giờ gần đứt rồi, may ra bộ giao thông có cái cọc PHC để dùng thì còn được. Mà theo tôi được biết thì hình như đâu có sản xuất cọc 1200mm
EduardoMn
MattieHek Dạ nó chết hay không là do quan hệ, và tài chính. Còn cái ảnh đấy là để chứng minh cọc 1200 đã được sản xuất tại VN thôi ạ. Còn nó có photoshop hay chiêu trò gì khác để có được cái ảnh như thế thì tôi chịu.
MattieHek
Rolandpr Vậy thì cứ cho là nó có khả năng sản xuất cọc 1200mm đi, nhưng mà khi có người đặt hàng thì không biết sao nữa> Coi chừng FECON có cọc 1200mm đó Theo phân tích về vấn đề kỹ thuật thì cọc 1200 rất khó được sử dụng vì thiết bị thi công không có, búa chắc phải to lắm đây, bọn tôi đóng cọc 800mm đã dùng đến búa 10-16 tons rồi
Rolandpr
hoangphunhan Dạ - FECON hiện chỉ có cọc đến 800 thôi. lý do thì cũng do đầu ra chưa có thiết bị thi công. và thị trường còn dè chừng. Ra được cọc 1200 thì không thi công được cũng khoe ngay - tội gì.
hoangphunhan
Roberter
Về công nghệ cọc bê tông ly tâm hiện nay thế giới phát triển cũng khá đa dạng. 1. Cọc bê tông ly tâm mini D200 dùng cho nhà dân (Nhật và Thái có nhiều) 2. Cọc SC pile vỏ ống thép, bên trong bê tông không có cốt thép dự ứng lực 3. Cọc SC pile vỏ ống thép bên trong có bê tông và cốt thép (loại 2 và 3 thường dùng cho đốt cọc trên cùng để kháng uốn) 4. Cọc SC pile lõi ống thép ngoài bọc bê tông dùng cho công trình biển (Phương pháp đúc là đúc hướng tâm - không phải ly tâm) 5. Cọc bê tông ly tâm có nhánh rễ cây ngang có 2 loại lớn (đóng thẳng) và mini thì ép xiên làm móng chùm (loại này có ở ITALY) 6. Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực ứng xuất sau không mối nối thép, không mặt bích dùng cho công trình biển (loại này có nhiều ở Mỹ). 7. Cừ bê tông ly tâm. 8. Cọc bê tông ly tâm hình dạng cũng thay đổi nhiều tiết diện ngang ngoài tròn, vuông như ở VN đang có ra còn có lục giác, tam giác, theo phương dọc có phình đỉnh, phình đáy, có rãnh, nhiều bậc... 9. Tại Đức còn có cọc bê tông ly tâm đúc sẵn dạng vít me, phương pháp thi công của nó vừa ép, vừa xoay giống như là bắt cái ốc vít vào trong đất vậy. 10. Tại Hàn người ta hàn thêm 1 cái bích thép to vào đầu cọc để tăng sức kháng mũi (EXT PILE) cũng là 1 phương pháp hay, tiết kiệm Phương pháp thi công cũng đa dạng hơn ngoài ép đỉnh, ép ôm, đóng đỉnh, khoan dẫn tạo lỗ trước... thì còn có khoan khuấy tạo lỗ, khoan dẫn lòng cọc, thi công bằng phương pháp đóng đáy, bơm vữa tạo nhánh ngang, khoan dẫn mở rộng đáy, khoan mở rộng sườn, vừa khoan vừa ép theo phương xiên... Loại cọc tôi thích nhất là cọc nodular nhiều bậc và công nghệ thi công hypermega của Nhật - Cái này thì chắc chắn bác Oanh biết rồi, cái hôm trước tôi trêu bác cho vui thôi, có mấy vấn đề còn mắc về nó mà tôi chưa rõ mấy hôm nữa tôi vào SG nhờ bác chỉ giáo thêm. Bác đừng giả vờ cưa sừng làm nghé nhé. Tôi cảm ơn bác trước.
Roberter
hiepsitayto
Bác Ngọc ah, cho tôi xin tiêu chuẩn JIS A5337-1982 về tôi đối chiếu các công thức tính Moomen gây nứt trong báo cáo chuyên đề với, tôi đọc TCVN 7888-2008 mà thấy công thức sơ sài quá. Tìm hoài không hiểu các công thức lấy đâu ra. Tại tôi đang làm đồ án nên muốn biết còn trả lời các thầy.
hiepsitayto
tungch46 em mới học thi công thây phong năm năy 2012 ! khi hạ cọc tôi có hỏi vấn đề này ! thày cũng nói khá nhiệt tình ! nhưng giờ e đang muốn tìm hiểu cọc bê tông ULT để làm đồ án ! e muốn hỏi ah là khi cọc bê tông ULT mà tính sức chụi tải ngang ra sao nhỉ ! tôi có cần phải tính lại bản giá trị đã cho do nhà chế tạo họ cung cấp không nhỉ ! và khi tính toán nếu các giá trị chịu tải của cọc trong bảng nhà sản xuất cung cấp . khi tôi tính toán có lên khai báo lại trong SAP trọng lượng bản thân cọc kích thước không ạ ! hay giá trị họ cung cấp đã bao gồm trừ đi tải trọng bản thân a! anh nào biết thì giúp e với nhé ! thanks!
tungch46
MichelPurn
các anh cho tôi hỏi ? một chút ! khi cọc bê tông ULT mà tính sức chụi tải ngang ra sao nhỉ ! tôi có cần phải tính lại bản giá trị đã cho do nhà chế tạo họ cung cấp không nhỉ ! và khi tính toán nếu các giá trị chịu tải của cọc trong bảng nhà sản xuất cung cấp . khi tôi tính toán có lên khai báo lại trong SAP trọng lượng bản thân cọc kích thước không ạ ! hay giá trị họ cung cấp đã bao gồm trừ đi tải trọng bản thân a! anh nào biết thì giúp e với nhé ! thanks!
MichelPurn
thanhtinh Anh Ái ơi. Em học X08 Kiến Trúc, hiện tôi đang làm đồ án tốt nghiệp, đã tôii phần thi công rồi. Phần móng tôi chọn phương án cọc bê tông ly tâm ứng suất trước, nhưng bây giờ làm thi công thì thông tin trên mạng về việc thi công loại cọc này còn khá ít. Anh có thể cho tôi xin một số bản vẽ thi công cọc BTLT ULT để tham khảo được không ạ. Thank anh!
thanhtinh
Stevennefs
Thông báo với mọi người: Hiện tại trên thị trường Miền Bắc đã có đơn vị đầu tiên sản xuất và cung cấp sản phẩm cọc ống bê tông ly tâm dự ứng lực đường kính D250 có nhiều kích thước chiều dài từ 3m đến 12m dùng thay thế cho cọc vuông 250x250, Giá thành rẻ hơn, chỉ tiêu kỹ thuật cao hơn, A tôi có thể tham khảo thông tin kỹ thuật để đưa vào thiết kế theo bảng so sánh dưới đây: Bảng so sánh cọc D250 và 250x250
Stevennefs
Haroldser Chào bạn, bạn cần cứ liên hệ bên tôi: tôi gửi cho bạn thông tin sản phẩm cọc bạn cần đây: tại đây Nếu bạn cần thông tin thêm cứ sang cơ quan tôi, tôi nhận trách nhiệm tư vấn cho bạn free, Bên tôi có tiếp nhận sinh viên thực tập và hỗ trợ sinh viên làm đồ án về nền móng. Đặc biệt là các thông tin về cọc. Bên tôi sản xuất nên có đầy đủ bản vẽ. bạn liên hệ: Hưng 0906252698.
Haroldser
AlbertgeK Anh cho tôi hỏi công ty tôi chỉ sản xuất loại cọc này tối đa là PHC 600 thôi ạ. Tôi mới ra trường đang làm cho công ty chuyên về cảng .Công trình sử dụng loại PHC 700 ,800 rất mong anh có thể chia sẻ tài liệu cho tôi. Tôi rất cần thông số cọc, file cad ...tất cả những gì có liên quan. cảm ơn anh nhiều nhé! Thân!
AlbertgeK
thietkelogo
Em đang làm dự toán về CT cầu sử dụng cọc ống,trong phần tính khối lượng họ ghi: Cọc ông D400, đơn vị: cọc/m ,khối lượng 144/1440.Đơn vị này là sao vậy các bác???HELP.
thietkelogo
CharlesEn [QUOTE=tinhthotk;350080]Không ai trả lời giúp e được ah? Bùn thế. [QUOTE=tinhthotk;350080] Câu trả lời cho E là: Hãy đọc kỹ sẽ tự trả lời được. Đơn giản thế này mà cũng hỏi không tự thấy buồn về bản thân sao mà còn ca thán. Đơn giản thế này mà cũng hỏi nên mọi người cũng chẳn buồn trả lời là đúng.
CharlesEn
thietkelogo
Thực sự tôi đang rất cần thông số kĩ thuật và bản vẽ về loại cọc này. rất mong anh chi trên diễn đàn giúp đỡ ạ!
thietkelogo
controlledpills
http://123doc.vn/document/47772-chuo...g-cot-thep.htm http://www.kilobooks.com/threads/252...an-ban-ve.html http://docjax.com/document/view.shtm...9AC%20TRONG%20... Vài đường link bạn có thể tham khảo.
controlledpills
profillink10 Rất cảm ơn bạn quan tâm nhưng nếu có thêm thông số chi tiết của từng loại cũng như bản vẽ thì tốt quá.Tại vẽ lại cũng tốn khá nhiều thời gian.dù sao cũng cảm ơn bạn rất nhiều.
profillink10
Robertvove
các anh có tiêu chuẩn của Nhật Bản hay Mỹ về cọc bê tông ứng lực trước bằng tiếng việt ko..cho tôi coi vs..đang cần nhưng không pit tìm đâu hết..trên google không thấy có.. tks mấy a nhìu
Robertvove
Alewohabee
ak..vấn đề tôi cần hỏi là chỗ tính sức chịu tải vật liệu của cọc ak mấy a..
Alewohabee
Freddievaw Sức chịu tải theo vật liệu thì đơn giản là áp dụng công thức theo TCVN là tính được mà. Lười đọc TCVN liệu hỏi TC Nhật hay Mỹ giải quyết được gì đây.
Freddievaw
240315
Không tiêu chuẩn việt nam thì đọc hết rồi,,nhưng chung chung qua.. chuk không phải là không đọc
240315
Stephenon Chung chung cái gì cơ! Sức chịu tải theo vật liệu là công thức chung rồi, xem lại trong TC thiết kế nền móng ý.
Stephenon
MattieHek Cọc tròn ly tâm ƯST sản xuất theo TCVN 7888-2008, còn theo tiêu chuẩn nhật thì tôi nhớ đã thấy trên google có bản dịch ra tiếng việt,nhưng không được sát lắm
MattieHek
Robertgomo
chỗ phần mất mát do từ biến vs co ngót ak.. không hiểu cho lắm
Robertgomo

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng bê tông cốt thép?    (có 57 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Sức Chịu Tải của Móng Cọc?    (có 91 câu trả lời)
       Sức Chịu Tải của Móng Cọc?    (có 91 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng bê tông cốt thép?    (có 57 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top