Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
** Cọc chịu kéo, cọc chịu nén? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Cọc chịu kéo, cọc chịu nén?

     Em đang làm móng cọc nhà xây chen, tính ra trong một đài có cọc chịu kéo và có cọc chịu nén. Trường hợp này xử lý thế nào các bác...Em xin cảm ơn.
Có 113 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Cần tìm hiểu rõ nhu cầu chỉ để ở hay vừa ở vừa kinh doanh của chủ nhà để thiết kế nhà 2 mặt tiền hợp lý. Top 6 mẫu nhà 2 mặt tiền đẹp được rất nhiều gia chủ yêu thích
quyetthang122 Có mấy cách sau. Cái tải trọng nhổ gây ra cho cọc chủ yếu gây ra do tải trọng ngang. 1. Nếu nhà xây chen thì bỏ tải trọng gió đi. 2. Kiểm toán cái tải chịu kéo của cọc phải bé hơn sức chịu kéo do cốt thép chịu, và nhỏ hơn sức chịu tải ma sát của cọc (nhớ là có hệ số an toàn nữa nhé)
quyetthang122
ngoduong89
Đài cọc tôi dạng giống như móng chân vịt ấy bác. Do nó lệch tâm quá lớn. Bác có thể nói rõ cho tôi cái thứ 2 được không ạ. Tôi có thể tìm tài liệu về vấn đề này ở đâu. Tôi xin cảm ơn.
ngoduong89
Amen1402 Cũng không lớn đến nỗi làm cọc chịu nhổ đâu! Vả lại ép cọc nhà xây chen thì tim cọc nhà ép sau phải cách mép nhà ép trước tối thiểu 700mm để có thể ép cọc được. Với trường hợp này thì cột nó lại đứng ở vị trí dầm (đài) console, dẫn đến cọc sẽ không xuất hiện trường hợp chịu nhỏ đâu. Xem tiêu chuẩn thiết kế cọc TCXD 205-1998 đó
Amen1402
arthomeviet Nếu tính đài cọc riêng rẽ và phần tải theo tiêu chuẩn thì cọc chịu nhổ là có thể. Cách xử lý: (cũng không chính xác là xử lý, mà là bản thân nó đã như thế nhưng bạn không nhận ra thôi) Cấu tạo và tính toán ảnh hưởng của dầm móng đến sự phân tải lên cọc, kết quả sẽ đẹp như mơ ngay.
arthomeviet
nguoixau Tính toán như thế nào vậy bạn...Bạn có thể nói rõ hơn không. Tài liệu nào nói đến vấn đề này.
nguoixau
Robertvove Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx.
Luckyman
Robertvove
Chỉ cùng bất đắc dĩ thì người ta mới cho cọc chịu nhổ. Nên tìm mọi cách để cho cọc không bị chịu nhổ. Khi cọc chịu nhổ ấy là khi phải tăng số cọc chịu nén so với số cọc cần thiết chịu tải đứng của công trình => Tốn. Với các đài cọc hàng biên, khe lún thì dễ xảy ra cọc chịu nhổ do cột bị lệch tâm so với đài. Lúc này người ta thường sử dụng cái giằng móng cho nó to lên để liên kết cái đài lệch tâm với cái đài lân cận. Khi giằng móng đủ lớn thì có thể coi hai cái đài này cùng làm việc như một cái đài chịu tải trọng của hai cột => sẽ không còn cọc chịu nhổ nữa. >
Robertvove
JacimtoCogy Lúc tính toán thì tính thế nào bác (lâu nay chỉ tính toán đài độc lập còn giằng thì vẫn còn nhiều tranh cãi, hic)...Tính với đài khi có giằng móng thì tính thế nào ạ.
JacimtoCogy
duong tang Đọc thật chậm vào. Tôi đã bày hết rồi đấy mà còn hỏi lại.
duong tang
sukem13579 Em chưa biết cách tính cái thứ 2. Bác có thể nói tôi cách tính trường hợp này thế nào không.
sukem13579
ewrewrwewe Coi hai đài như là một đài và tính như móng 1 đài cọc có tất cả các cọc ở hai đài bên dưới và tải trọng tác dụng ở 2 cột bên trên.
ewrewrwewe
thanhthanh Vậy lúc tính lực tác dụng xuống các cọc thì tính thế nào các bác...Áp dụng công thức bình thường hay tính thì tôi thấy khó quá. > Tôi chưa làm cái này bao giờ nên rất mong được các bác giúp đỡ >
thanhthanh
bachtuu Em đang hỏi phương pháp tính có kể đến ảnh hưởng của giằng móng. Tôi thấy bác Ngoc_IBST gợi ý rất hay nhưng tôi vẫn chưa tìm ra, vì nó khác với 2 cột trên một đài để có thể quy về trọng tâm đáy đài.
bachtuu
Donaldsor Các bước như sau: 1.Khi giằng đủ cứng thì: 1.1. gộp hai đài lại như là một đài tương đương. 1.2. Tìm tâm mô men quán tính chính trung tâm của toàn bộ cọc dưới đài tương đương. 1.3. Chuyển tải 2 cột về tâm hình học với N= N1 + N2 và chuyển mô men về M = M1 + N1 x X1 + M2 + N2 X2 với X1 và X2 là khoảng cách thừ cột đến tâm hình học. 1.4. Tính bình thường như đài 1 cột. 2. Khi giằng không đủ cứng thì tính hai đài nối dầm trên nền đàn hồi là các cọc. Còn muốn biết giằn có đủ cứng hay không thì tính nhiều lần cái 2. để có kinh nghiệm của riêng tôi thế nào là giằng đủ cứng. Phải tự mày mò vả thử thì mới biết được.
Donaldsor
240315
Vấn đề ở đây cần lưu ý là: các phương pháp tính phân bố tải xuống từng cọc trong đài dựa trên giả thiết coi đài cọc có độ cứng vô cùng. Độ cúng vô cùng có nghĩa là dưới tác dụng của tải trọng (N, Mx, My) đài sẽ có 3 chuyển vị tương ứng là: Dịch chuyển theo N và 2 góc xoay theo Mx và My tại tâm trọng lực của đài. Như vậy cứ tính như bình thường (bằng các công thức bên trên), sau đó phải tìm chiều dày của đài hay giằng sao cho hệ đài bản gồm đài và giằng là tuyệt đối cứng (cũng là tương đối thôi).
240315
thanhthanh Bạn có thể nói rõ cách "...phải tìm chiều dày của đài hay giằng sao cho hệ đài bản gồm đài và giằng là tuyệt đối cứng..." được không ? Liệu có công thức hay quan niệm nào ràng buộc điều này không bạn nhỉ ?
thanhthanh
anhtuannguyen0904
Đây là một câu khó trả lời, vì theo định nghĩa của vật có độ cứng vô cùng là vật không bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực. Trong các sách về nền móng cũng chỉ nêu cách làm sao cho ứng suất phân bố dưới móng băng hay bè bằng cách tăng độ cứng, còn thế nào thì không nói cụ thể. Cũng có sách nói, chiều dày bản móng bằng bao nhiêu phần trăm khoảng cách giữa hai cột lớn nhất (tôi không nhớ rõ). Tuy nhiên theo tôi, người ta dùng móng gạch, thì chiều cao móng sao cho đường phá hoại kể từ mép cột ra hai bên 45 độ phải vượt ra ngoài chiều rộng móng. Thì móng này là móng cứng. Còn bài toán của bạn ở đây là độ cúng chống uốn, thì có thể dựa vào công thức tính góc xoay do moment gây ra. Công thức có thể viết: góc xoay/l = M/(E*I). Trong đó M là giá trị moment, E là modul đàn hồi của vật liệu đài, I là moment quán tính của giằng, góc xoay có đơn vị là radian/đơn vị chiều dài. Như vậy phải tìm I sao cho góc xoay nhỏ mà khi nhân chiều dài vào là thay đổi không đáng kể. Đấy là quan niệm của tôi thường dùng. Xin chia xẻ.
anhtuannguyen0904
Robertplus Cái này tôi xin bàn thêm chút, công thức của bạn "góc xoay/l = M/(E*I)", bạn có thể chụp ảnh cái công thức gốc đó cho tôi xem không , có lẽ tôi quên rùi , bạn xem ảnh tôi đính kèm nha > ! Còn nếu là góc xoay của trục dầm khi bị uốn thì công thức như của tôi Post chứ nhỉ, công thức của bạn tôi có lẽ quên rùi, bạn chụp ảnh cho tôi nha ! Có lẽ bạn đang nhầm công thức chăng, tôi tìm mãi mà không thấy, chỉ thấy công thức thanh chịu xoắn quanh trục thui chứ không có công thức xoay do uốn như bạn nói ! Còn nếu là xoay quanh trục thanh thì bạn xem ảnh thứ 2 cho thanh chịu xoắn nhé ! > Và lúc đó thì không dùng E đâu, mà dùng G đó bạn ! Thân !
Robertplus
thanhtinh
Hì hì, diễn đàn tôi mà có chú NGOC_IBST thì tụi phía sau như tụi cháu thiệt là diễm phúc, kiến thức thâm sâu, nhiệt tình và rất thân thiện, tham gia diễn đàn hơn 2 năm rồi, đọc cũng cả mớ bài của chú, hiểu ra cũng cả mớ, nhưng cũng có cả mớ chưa hiểu, những bước chân đầu tiên vào ngành dktxd... chúc chú sẽ luôn giữ mãi phong độ.
thanhtinh
Winmordbet
Chào bạn Với bài toán này, theo tôi bạn nên mô hình cả công trình(cột, dầm, sàn, móng,giằng, cọc, vách) vào phần mềm kết cấu như Etabs hay KCW. Mô hình cọc như 1 cái lò xo có độ cứng là k=P/độ lún. Khi đó phần mềm sẽ phân tích cho tôi biết lực truyền lên từng cọc. Vì trong phần mềm tính toán, không coi đài là tuyệt đối cứng, nên sự phân phối tải trọng lên các cọc sẽ sát với thực tế hơn.
Winmordbet
hiepsitayto Cái hệ số nền của cọc tô đỏ ở trên xác định như thế nào nhỉ? P lấy ở đâu và độ lún S lấy từ đâu ??? Cái tô xanh: Làm thế nào để biết cái thực tế nó là như thế nào để có thể cho rằng cái cách tính mà bạn đã trình bày sẽ sát với thực tế hơn ????
hiepsitayto
opera
Cháu chào bác NGOC_IBST Theo cháu k=P/Độ lún - Với P là sức chịu tải của cọc - Độ lún: tương ứng với độ lún của cọc khi nén tĩnh ứng với tải trọng P Trong giai đoạn thiết kế, tôi chưa có kết quả nén tĩnh. Tuy nhiên, cháu từng xem một số kết quả nén tĩnh cọc chế tạo sẵn thì độ lún ứng với sức chịu tải thường là từ 1 đến 2cm. - Theo phương pháp tính của tôi là coi đài tuyệt đối cứng, nhưng thực tế Đài cọc có độ cứng hữu hạn. Khi phân tích, phần mềm tính toán theo phương pháp PTHH dựa trên độ cứng của phần tử để phân phối nội lực. Nên cháu nghĩ sẽ sát thực tế hơn ạ
opera
arthomeviet Rất đúng. Tôi chỉ bổ sung thêm một chút thôi. Cái K thì không xác định như thế mà xác định theo một trong các cách sau: 1. Lấy theo các biểu đồ của các cọc đã thí nghiệm. 2. Khi không lấy theo thí nghiệm thì có thể lấy theo Bowles. Nếu ứng với tải thiết kế P mà các cọc đã lún 1 - 2 cm thì nhiều trường hợp là cọc toi mất rồi đó. Cái mà bạn trình bày là thuộc vào dạng bài toán nhà nền làm việc đồng thời. Bài này thì phải giải lặp chứ không thể giải một phát được ngay đâu. Với các công trình nhỏ như nhà dân thì cũng chẳng cần phải phức tạp hóa vấn đề quá bởi tiền thiết kế cả cái nhà có đôi triệu thôi thì việc gì phải khổ. Vẫn có những cách làm tốt mà lại đơn giản hơn rất nhiều để thu tiền rồi đi làm cái nhà khác. Còn cái việc nó có đúng với thực tế hay không thì còn là bài toán dài. Các kết quả đo đạc quan trắc nghiên cứu gần đây cho thấy nó chẳng chịu giống như con người vẫn tưởng đâu.
arthomeviet
MichaelKet
Cháu cảm ơn bác. Với bài toán vừa rồi, cháu nghĩ bạn ấy cũng đã lập sơ đồ tính trong phần mềm kết cấu rồi. Nên việc mô hình thêm đài cọc và giằng làm việc đồng thời cũng nhanh thôi ạ. Như thế việc tính toán thép giằng cũng được luôn, không phải tính tay nữa. Thời gian thiết kế sẽ nhanh hơn. Ngoài cách làm trên, cháu còn được biết cách khác đó là mô hình hệ móng vào phần mềm Plaxis 3D Fodation và SSI3D(của công ty SSI Soft ở Việt Nam tôi). Các phần mềm này cũng tính toán được bài toán lặp và mô hình được phần tử khối. Tuy nhiên ở đây vướng mắc quan trọng nhất là việc xác định mô hình nền trong tính toán và việc thí nghiệm đất hiện trường.
MichaelKet
jinchan
@bác NGOC IBST lấy 1 cm hay 2 cm là cốt thép giằng nó khác nhau nhiều lắm. Thế theo bác thì lấy 1 hay là 2 hay là 0.5 cm. Hay là ta xem kinh tế của chủ nhà nhỉ >)
jinchan
thanhthanh Cái chuyện lấy cái độ lún tương ứng với tải P thiết kế là bao nhiêu thì nó không phụ thuộc vào việc biểu quyết hoặc cứ áp cho nó mà phải hỏi cái cọc nó lún bao nhiêu để mà lấy. Nếu biết cách dụ dỗ thì cái cọc nó sẽ trả lời cho mà biết là nó thích lún bao nhiêu. Và cái việc lấy độ lún là bao nhiêu thì chẳng phải quyết định từ cái cốt thép giằng nó như thế nào. Nó thích là nó cứ lún thôi.
thanhthanh
WeksizzySl
. Bác nói thế này thì quá chuẩn rồi ạ
WeksizzySl
suanhadthouse
@ bác NGOC IBST: thế bác ko lấy 1 độ lún thì lò xo K của bác tính thế nào? Mà chủ nhà nó hỏi cốt thép móng nhà anh thế nào rồi, nhanh để anh còn đi đặt chứ. Chả nhẽ lại bảo, cái đó tùy vào cọc nhà anh nó lún thế nào đã rồi quyết sau. >)
suanhadthouse
williamcuong
Chào bạn@nqhepxd Ngoài cách tính như bác Ngọc nói, bạn có thể tham khảo thêm cách tính của Vecsic, của Nghiem-Chang. Trong phần mềm KCW có tích hợp phần tính toán này. Bạn chỉ cần nhập chỉ tiêu cơ lý của đất nền, tiết diện cọc và độ sâu chôn cọc là phần mềm có thể tính cho bạn mà bạn ko cần phải lập bảng tính.
williamcuong
Vimcentcow Cái này là để tính hệ số nền của đất theo phương ngang lên cọc chứ có phải là hệ số nền của cọc theo phương đứng lên đài như đang bàn đâu nhỉ.
Vimcentcow
Stevennefs
@ Bác IBST: Cơ mà nếu muốn tính lặp ra chuyển vị thì phải khai lò xo ứng xử phi tuyến của đất nền (giống như khi làm FB-Pier), tức là bác phải cần địa chất rồi tra một lô một lốc các bảng (trong đó có BOWLES). Cơ mà nhà dân thì không có địa chất nên bác vẫn phải có chuyển vị để K=P/chuyển vị (Hình vẽ chỉ có tính chất chém gió) >
Stevennefs
kiwisoda Nhà dân thì tính K làm gì ???
kiwisoda
StevenKl
@Bác IBST: Nhưng động lực để tính giằng móng là do cái đài lệch tâm, cái giằng móng giúp cho cọc trong đài lệch tâm ko chịu nhổ. Mà đài lệch tâm lại chẳng mấy khi gặp trong nhà to. Trái lại nhà dân làm liền kề lại rất hay gặp cái đài lệch tâm kiểu này. Thế tóm lại làm nhà dân bác lấy cốt thép giằng móng bao nhiu ??? Chết dở chém nhiều quá mà chả giải quyết cụ thể vấn đề j cả.
StevenKl
Philipboxy
@bác IBST: đang thảo luận trường hợp 2 khi giằng ko đủ cứng mà bác >), mà nói chung là nên là ko cứng >)
Philipboxy
profiltam Thầy ơi, thầy cho e hỏi cái này với, nếu ta không xác định K theo cách K = P/S thì ta xác định theo cách của thầy, ok! E muốn hỏi cách 2, nếu lấy theo Bowles nghĩa là ta tính hệ số nền rồi gán spring vào đáy đài để tính thép đài ạ, vậy ta coi như không có cọc ạ ? vì thực ra công thức của Bowles, e chỉ biết có công thức tính hệ số nền cho đất thui chứ chưa biết tính độ cứng của cọc theo Bowles, e mong thầy chỉ giáo >! Bạch thầy ạ!
profiltam
controlledpills Thầy ơi, nhân đây thầy cho e hỏi luôn 1 thể ạ : Cái File Word e gửi kèm thầy xem giúp e, khi sử dụng công thức của Bowles, e tính được cái hệ số Ks như (1) (thầy xem trong File giúp e!), sau đó ta chia đáy móng thành lưới, rùi tùy vào lưới ta chia mà mỗi mắt lưới sẽ có kích thước chiều dài (l) x chiều rộng (b) khác nhau, sau đó hệ số K thực tế để nhập vào mô hình là K = Ks*l*b, đúng không hả thầy ? Hic , nếu như vậy thì, khi tính ở (1) thì Ks có đơn vị là (T/m2), vậy khi tính ở (2) thì đơn vị của K là (T), nếu vậy thì đây đâu phải là đơn vị của độ cứng đúng không ạ ??? E mong thầy giúp e với > ! E cảm ơn!
controlledpills
sieunhangiambeo cái này tôi cũng nghe thầy tôi nói tôii rồi. 2 cái đài làm như 1, 1 cái chịu kéo, 1 cái chịu nén, cái chịu nén sẽ hạn chế sự ảnh hưởng chịu kéo của cột biên
sieunhangiambeo
Robertgomo Cái hệ số nền K =dP/dS mà trong giai đoạn đầu của vật liệu thì nó được đơn giản là K = P/S. Cái kệ số nên K này nó có tính chất giống như tải trong và nó chạy theo tải trọng. Khi xét đến tập trung: tải trọng tập trung sẽ có đơn vị là N, kN. Lúc này cái anh hệ số nền tương ứng sẽ là N/m hoặc kN/m. Khi xét đến phân bố theo đường: tải trọng sẽ có đơn vị là N/m, kN/m. Lúc này cái anh hệ số nền tương ứng sẽ là N/m2 hoặc kN/m2. Khi xét đến phân bố theo diện: tải trọng sẽ có đơn vị là N/m2, kN/m2. Lúc này cái anh hệ số nền tương ứng sẽ là N/m3 hoặc kN/m3. Cái anh tải trọng có quyền lăng nhăng được thì cái chị hệ số nền kém gì mà lại chẳng cũng lăng nhăng ????
Robertgomo
moaza12vs Vâng, e hiểu giải thích của thầy, e muốn hỏi thêm là vậy cái bảng tính của e ra đơn vị là tấn (T) đó là đúng phải không thầy, vì e thấy nó là T nên nghĩ là tôi sai hoặc chưa hiểu hết vấn đề, nghĩa là cái hệ số K = Ks*l*b là cái cuối cùng để tôi gán độ cứng spring trong mô hình đúng không ạ ? Vì e nghĩ độ cứng của lò xo lúc nào cũng phải là T/m ( đơn vị lực/đơn vị độ dài) nên băn khoăn quá ạ > !
moaza12vs
ArthurGip So cái T với các cái đơn vị trong tất cả các trường hợp thì chẳng thấy nó giống với cái nào cả. Điều đó chứng tỏ là nó sai hoặc là có một loại hệ số nền mới mà từ trước đến nay chưa được xét đến.
ArthurGip
AnthonyGape Vâng, e nghĩ là của e sai rồi, vì làm gì có độ cứng nào mà đơn vị lại không liên hệ với độ dài Vậy, khi tính theo Bowles, theo như công thức thì chắc chắn đơn vị Ks sẽ là T/m2, nhưng tại bước tính Ks ta chưa kể đến vùng ảnh hưởng của Spring, nên e nghĩ là phải nhân thêm "l*b" (l, b là do ta chia lưới), nhưng nếu nhân với tích này thì cái đơn vị độ dài lại bị triệt tiêu mất rùi ? hic ... Mong thầy kiên nhẫn vì e tối dạ lắm ! >
AnthonyGape
KennethOt Dạ, vấn đề là e cũng chưa hiểu khi nào thì tính với tải tập trung hay phân bố ạ ? Mong bác đừng cười e, nếu có thể bác giải thích giúp e được không ? Vì trong công thức của Bowles ta đâu có quan tâm tôii tập trung hay phân bố gì ạ ? E khẳng định lại là giải thích của thầy Ngọc ở trên thì e hiểu rùi ạ ? E mong nhận được sự giúp sức của anh tôi và của các thầy ạ!
KennethOt
EfrainKl Tôi cũng không rành về HSN lắm nhưng có 1 vài chia sẻ thế này.Bạn cần hiểu bản chất của Hệ số nền là gì?Sau đó hiểu rõ các cách chuyển từ HSN sang độ cứng k của lò xo trong phần mềm. Các bài viết trên của thầy Ngọc ít nhiều gì cũng có gợi ý 2 điều trên.Bạn đọc kỹ xem ngộ ra được không??Đừng quá cứng nhắc về đơn vị độ cứng của lò xo nhé!!
EfrainKl
Happyspringla2007
Hic, e thấy khó hiểu ở chỗ ngay khi ta áp dụng theo Bowles thì đơn vị của Ks đã là T/m2 rùi, vậy ta phải kể thêm diện ảnh hưởng của lò xo thế nào cho đơn vị độ cứng lò xo về T/m, T/m2 và T/m3 ạ ? Mong mọi người giải thích giúp cho e cùng các bạn hiểu thêm với ạ ! >
Happyspringla2007
profilmuoibay17 1. Theo sách "Nền và Móng" của thầy TS. Phan Hồng Quân thì : Quan hệ giữa phản lực nền, r, với chuyển vị đứng tương ứng, y, tại 1 điểm bất kỳ có thể được mô tả bởi công thức, theo Winkler : r = c*y Trong đó : c là hệ số nền, xác định từ thí nghiệm bàn nén (T/m3) y là chuyển vị đứng, (m) r là phản lực nền, (T/m2) 2. Anh có thể nói qua giúp e cách chuyển từ hệ số nền qua độ cứng của lò xo trong phần mềm được không anh ? E xin chân thành cảm ơn!
profilmuoibay17
nguyentrungata Tôi cũng bắt đầu cảm thấy rối rồi Đầu tiên ta xuất phát từ đơn vị của hệ số nền thuần túy (ở đây quan niệm của tôi là HSN chỉ có 1 đơn vị đúng, sau đó chuyển qua 3 loại độ cứng lò xo sẽ có đơn vị khác, khác với quan niệm của thầy Ngọc bên trên giải thích cho bạn về ba loại HSN, quan niệm tuy khác nhưng bản chất nó cũng vậy, bạn đừng lăn tăn ai đúng ai sai nhé!!) Xét theo bản chất "HSN Ks là giá trị ứng suất [lực/cd2] để nền lún xuống 1 đơn vị [cd]" thì đơn vị của nó là [lực/cd3]. 3 loại lò xo : - Point spring : [K] = [Ks] = [lực/cd3] - Line spring : K = Ks.l --> [K] = [lực/cd2] - Area spring : K = Ks.l1.l2 --> [K] = [lực/cd] Như vậy nếu công thức bowl của bạn tính ra [Ks] = [lực/cd2] --> ứng với trường hợp Line spring.Tôi không hiểu về công thức Bowl lắm,chỉ suy từ thứ nguyên của nó ra mà kết luận vậy thôi.Có gì sai sót nhờ thầy Ngọc chỉnh giùm.
nguyentrungata
GeraldKr Uhm, thực sự e cũng thấy bối rối, bác viết 3 loại Spring ở trên, vừa rùi e cũng định lấy với 3 cái ví dụ là móng đơn, móng băng va móng bè ! Nếu theo Wincler thì hệ số nền tính ra có đơn vị là T/m3, khi đó: 1. Với móng đơn : K = Ks*l*b (T/m) (Lực tập trung T) 2. Móng băng : K = Ks*l (T/m2) (lực phân bố theo đường T/m) 3. Móng bè : K = Ks (T/m3) (Lực phân bố theo diện T/m2) Kết quả trên khớp với nhận định của thầy Ngọc ! (Khác với của bác "sonxd2003" đấy nhá, của bác đang ngược !, bác xem lại các loại tải mà thầy Ngọc nêu nhá !) Nhưng với Bowles thì Ks tính ra đã mang đơn vị T/m2, vậy mong thầy Ngọc giải thích cho anh tôi hậu bối với ạ, phải tính vùng ảnh hưởng của lò xo thế nào để có các đơn vị tính thật hợp lý ạ ! P/S cho bác "sonxd2003" : Vấn đề ở đây không quan trọng ai đúng ai sai, vấn đề là e muốn tìm hiểu cho rõ hơn thui ạ, cái chuyện đúng sai với e không quan trọng đâu, e ngu thì e sẽ nhận ngay thui !
GeraldKr
240315 Xem lại cái Bâu Lờ nó đang tính cho trường hợp nào. Nó phải tính cho một trường hợp cụ thể chứ không thể tính chung chung được đâu. Nhìn vào cái mô hình của nó ấy.
240315
AlbertDOB Ối chết thật, vậy công thức Bowles mà e nêu trong File chỉ là 1 trường hợp thui hả thầy ?, thầy có tài liệu nào nói đầy đủ về công thức Bowles không ạ, hóa ra nó có nhiều dạng mà e search trên mạng thấy mỗi cái công thức đó nên vớ lấy vớ để, tưởng là đủ mới chết chứ Vậy nếu đủ ra thì công thức của Bowles phải có 3 công thức ứng với 3 trường hợp khác nhau có phải không thầy ? Hic ...
AlbertDOB
GeorgeEr Thầy ơi, ý thầy có phải là tách 3 trường hợp móng đơn, móng băng, móng bè như e nói ở trên không ạ ??? Khi nào rảnh thầy giúp bọn e hiểu hơn công thức của Bowles ha thầy ! E cảm ơn !
GeorgeEr
jinchan Hic, cái này tôi cũng có rùi, nhìn chung vẫn không đủ cơ sở để hiểu và áp dụng thực tế đâu, có lẽ phải chờ thầy Ngọc tư vấn thêm để anh tôi học hỏi thui > !
jinchan
thatgia Các cái hệ số nền trong cái tài liệu này là có thể áp dụng tốt cho các trường hợp các tải trọng công trình đang sống ly thân. Ví dụ như đường Hệ số nền là cái không chỉ phụ thuộc vào nền đất mà còn phụ thuộc vào đặc tính của các kết cấu bên trên cũng như quá trình chất tải. Khi tải chất xuống dưới dạng ly thân thì ảnh hưởng của kết cấu bên trên đến hệ số nền là không đáng kể. Khi Quá trình chất tải tăng một cách phức tạp, độ cứng kết cấu bên trên lớn đáng kể thì các giá trị của hệ số nền sẽ bị ảnh hưởng và thay đổi đáng kể so với cái anh hệ số nền gốc. Vì vậy, tốt nhất là đừng có sờ đến hệ số nền khi thiết kế mà nên cứ theo các giả thiết cổ điển thiên về an toàn mà tính. Khi đã quyết tâm lao vào sờ đến hệ số nền thì phải nghiên cứu đến nơi đến chốn chứ không thể bừa được đâu. Loạng quạng có ngày toi đấy. Còn chỉ biết để chém gió thì cứ thoải mái nhưng nên luôn tâm niệm rằng đừng bao giờ áp dụng cái mà đã chém gió vào thực tế nhé.
thatgia
ClintomEa
Dear bác Ngọc Em cũng đang dính vào cái tường chắn đất bán trọng lực trên nền cọc. Mong bác tư vấn giải pháp tính toán kết cấu của tường. Các cọc sẽ sử lý thế nào? thay bằng gối cố đinh? gối di động? ngàm hay gối lò xo. http://www.ketcau.com/forum/showthre...t=31580&page=2 Bài 35 P.S chắc bác biết chú Huy - TT thiết bị công nghệ IBST bác nhỉ?
ClintomEa
Alewohabee Vâng, vậy thầy ơi, công thức của Bowles liệu bọn e có thể dùng để thiết kế sơ bộ không hả thầy, vì để tính thép cho móng bè tôi phải mô hình qua cái Spring đó, e biết đây là lĩnh vực rất khó, nhưng với móng bè tôi buộc phải tính thép cho nó, và phải có cơ sở khi đưa ra thiết kế, nếu có thể thầy chỉ dẫn cho bọn e cách áp dụng Bowles để tính thép cho móng bè thông qua cái anh Spring đó không hả thầy > ? E xin chân thành cảm ơn ! P/S : E chỉ có một lòng hướng thiện, có gì thầy bỏ qua cho e nha thầy !
Alewohabee
puma12 43 Thử chơi kiểu lật ngược cái móng bè lên, gán gối tại các vị trí cột. Lực tác dụng là phản lực nền phân bố hình thang hoặc phân bố đều
puma12 43
thanhtinh Cái này đã có nhiều bài phân tích rồi mà , làm như vậy là ko chính xác , tại các điểm ấy thực tế có chuyển vị mà mô hình vậy là ko đúng rồi !
thanhtinh
Bernardmt Thì tại cái mô hình nền đất (gối spring) khó quá ko có cách nào thì phải sài cách này. Mà thực ra cái đài móng bè nó cũng tương đối cứng, chuyển vị cục bộ của cột làm gì có, nếu có thì có chuyển vị xoay của cả đài hoặc hàng cột biên. Có khi tính như trên lại an toàn hơn ấy chứ nhỉ
Bernardmt
dacbiet Vâng, ý anh nghĩa là ta lật ngược cái móng bè lên ạ, sau đó tính toán thép móng bè như tính thép sàn đúng không a? vậy áp lực gán lên bè móng lúc này phải chăng là áp lực tiếp xúc tại đáy móng ?
dacbiet
thatgia Bác có thể chia sẻ cùng anh tôi cách xác định hệ số nền theo Bowles được không ? sau khi xác định được hệ số K rùi thì theo bác đưa giá trị này về độ cứng của lò xo (Spring) như thế nào ạ ?
thatgia
RaymondEr Hic, nếu gán gối tại vị trí các cột thì làm gì có chuyển vị đứng tại đó hả bác, nếu có thì chỉ có chuyển vị xoay thui chứ nhỉ
RaymondEr
Bernardmt Thì đúng rồi , bởi vậy mới bảo rằng ở đó gán gối là ko chính xác .
Bernardmt
KennethOt Hic, e cũng tìm lại trên diễn đàn mà máy e chả hiểu sao cứ dùng chức năng Search của diễn đàn là y như rằng bị đơ, như nghẽn mạng ý, không dùng nổi, nếu bác còn nhớ trước đây có cái Topic nào nói về Spring thì bác gửi cho e cái Link với bác nhá, e cảm ơn !
KennethOt
Alegowasea Cả bài viết thầy NGỌC nhấn mạnh chổ này nhỉ Đợt trước tôi nhớ cái này tôi và thầy đã "đụng" ở một topic nào đó rồi > Câu hỏi đặt ra tiếp là : EJ thế nào là "cực lớn" và thế nào là "khiêm tốt"
Alegowasea
BarbaraEr Giá trị EJ cực lớn được xác định bằng cách chạy thử để có kết quả là: Giá trị EJ bằng một giá trị nào đó mà khi ta tăng giá trị của nó lên thì thấy nội lực trong móng thay đổi không đáng kể và áp lực tiếp xúc dưới đáy móng gần như là bằng nhau ở mọi nơi. Khiêm tốn là khi không cực lớn và cũng tự biết tôi không cực lớn.
BarbaraEr
Haroldser Thầy ơi, thầy có thể giải thích rõ hơn cho e chỗ "các giá trị của hệ số nền" được không ạ, e nghĩ là giá trị hệ số nền chỉ có 1 cái K đó thui chứ ạ Phải chăng, tại mỗi vị trí có giá trị tải trọng tác dụng lớn bé khác nhau thì sẽ có 1 giá trị hệ số nền Ki ạ ? ứng với hình minh họa của thầy thì tại vị trí các cột sẽ có hệ số nền lớn hơn tại các vị trí giữa bè móng ?
Haroldser
mtv_0201 Cái hệ số nền k mà bạn nhập vào Sap chỉ mang tính tương đối thôi bạn à , muốn chính xác hơn thì có cụ pờ-la-xít í
mtv_0201
Alvarogime ở đây đang chỉ xét đến trường hợp hệ số nền tại mỗi vị trí được xác định trước (tiền định). Lúc này, khi nền có các gối tựa như nhau thi sẽ có hệ số nền cũng như nhau. Ví dụ tất cả các cọc giống nhau thì hệ số nền như nhau. Cũng có lúc hệ số nền của các gối tựa là không như nhau. Ví dụ cọc nhồi D = 1m sâu 300 m được chung chạ cùng cọc đóng D = 0,4 m sâu 20 m hoặc ví dụ như khi nhà làm ở Quảng ninh hoặc ở Thủy nguyên Hải phòng có móng đặt trên nền đất đồng thới lại tinh nghịch gác cả lên nền là núi đá.
Alvarogime
suanhadthouse E cũng nghe nói Plaxis là phần mềm chuyên về cái khoản âm ty này rùi ạ, khi nào e ngâm cứu nó mong bác "eng-hiep" chỉ giáo e ha ! Vậy e hỏi bác dùng Sap không được là tại làm sao ? sao lại bảo nó chỉ có tính tương đối ? Và nếu được thì e dùng Safe được không ạ ? Thân !
suanhadthouse
Arthumters Vâng, e cảm ơn thầy, e hiểu rùi ạ >, hic, cái ví dụ của thầy nghe ghê gớm quá, cọc 300m, hic ... Thầy cũng biết đất Thủy Nguyên ạ, e ở trong nội thành cũng ít làm công trình ở đó > Vậy, trong tính toán, e có thể dùng cái hệ số nền K tính theo Bowles đó chứ ạ ? Sau khi tính K rồi có phải nhân với diện tích ảnh hưởng của lò xo không thầy, vì e để ý, chỉ cần chia lưới khác nhau thì nội lực trong móng cũng có sự thay đổi (do độ cứng lò xo thay đổi) rùi ạ !
Arthumters
profilmuoisau16 Về cái bài toán này thì tôi xúc hơi nhiều ở Hải phòng đấy. Không chỉ Thủy nguyên mà còn cả ở Tiên lãng, Đồng bớp, An hải và ngay cả trong thành phố Hải phòng. Về cái ông Bâu đó thì tôi không có rành. Như đã trình bày ở trên nên tôi toàn bịa ra hệ số nền khi phải tính bài toán này nên tôi đâu có cần biết các ông Bâu, ông Bám nào cả. Nói chung là tôi cóc thích cái hệ số nền tiền định mà tôi thích cái hệ số nền không xác định trước được hơn, tất nhiên là cho bài toán khác chứ không phải cho bài toán này.
profilmuoisau16
BarbaraEr
Mãi mới up được sách này lên khoảng 55 MB, dày 1241 trang, sách "Phân tích và thiết kế móng" của Joseph E. Bowles, anh tôi down về nghiên cứu ha ! Foundation Analysis and Design_ Joseph E. Bowles http://www.mediafire.com/?4awb7d8z99k8a2x
BarbaraEr
Enriquecem Tiếng việt hay tiếng anh đấy bạn, hỏi cho đỡ mất công vì tiếng anh thì có rồi
Enriquecem
williamcuong Tiếng anh.tiếng Việt chắc chẳng có đâu.
williamcuong
hoahuongduong K=P/độ lún là theo định luật " Bò Húc " tăng lực . Về mặt "vi phân tử" thì luôn đúng, không cãi được . Sau khi cho K thành cái độ cứng lò so , Bài toán sau khi chạy xong thì lại ra hổ lốn các số K khác nhau , có cả K+ , K- . Giải quyết ??? Khi chạy đi chạy lại , ta thấy hết các K- , ta lại thấy các liên kết có những giá trị K rất khác nhau ? lúc đó phải lấy thế nào cho hợp lý ? Giải quyết ???? Nếu chỉ làm nhà dân thì pp của bạn lại quá phức tạp .
hoahuongduong
Freddievaw Tôi đâu có bảu ko được đâu hè > SAFE hay SAP thì nó cũng ra rứa à bạn Bởi vì Pờ-lát-xịt nó mô phỏng nền đất chính xác hơn (bởi nhiều thông số của đất) , cái mà các cái kia ko làm được - chỉ mô tả bằng cái lò xo k .
Freddievaw
DanielEi Tôi đang tính cái tường chắn, cũng muốn dùng plaxis nhưng không quy về bài toán phẳng được, thêm nữa cái tường thay đổi tiết diện thì chịu chết. Mà 3d foundation thì quá phức tạp. Chung quy lại vẫn phải dùng sap và giờ là thay cái đất hoặc cọc bằng cái gì cho hợp lý thôi.
DanielEi
muadem116 Hỳ hỳ, tôi cũng chưa biết sử dụng Plaxis, đúng là thấy tôi hạn chế quá, theo thầy Ngọc nói thì tôi nghĩ bạn có thể dùng ông Bowles để giải quyết cho nó khoa học , ra được cái K thì lấy cái đó mà gán vào đáy tường dưới dạng Spring trong Sap, chắc nội lực cũng không khác nhau nhiều vì nền nếu là cọc thì thường tôi dùng 1 loại cọc nên độ cứng K là như nhau rùi, không biết có đúng không Gửi anh tôi tham khảo cách tính tường chắn loại trọng lực !
muadem116
profilmuoinam15 Hình như ông Bowles chưa học tiếng Việt hay sao ý
profilmuoinam15
suanhadthouse Cái thuyết minh bạn gửi là của tôi mà. Có cần file sap tôi up nốt nên cho khỏi lạc đàn . Nhưng cái trên là tường trọng lực trên nền đất. Còn giờ là trên nền cọc
suanhadthouse
ngoctrinh Ối, công nhận, cái thuyết minh trên không phải là e làm đâu, e chỉ copy của đứa bạn để tham khảo thui, nếu là a làm thật thì e có chỗ muốn hỏi a đấy, a có phiền nếu e add nick yahoo của a ko a ? thi thoảng anh tôi tôi chém gió cho vui ! Nếu nó là của a thật thì biết đâu anh tôi tôi lại biết nhau hoặc cùng biết 1 người bạn đấy ! Thân !
ngoctrinh
checkerso1
Tôi vừa về thấy mọi người đã tiến xa rồi. Công thức của tôi viết về độ cứng là công thức tính góc xoay thông thường do moment gây ra trong kết cấu thôi. Tuy nhiên, nói đến cùng cũng phải xét về cho cả hệ, theo tôi cần phải làm thứ tự như sau: - Chọn trọng tâm của hệ ngoại lực tác dụng. - Bố trí cọc sao cho tâm của hệ cọc bên dưới cũng trùng với tâm của ngoại lực. - Chọn kích thước giằng. Thiết kế thép.
checkerso1
DonaldMi
Túm váy lại là vẫn chưa có câu trả lời cụ thể cho cái móng cọc nhà dân. Theo lý thuyết tính toán là móng cọc nhà dân lệch tâm, cọc thì bị nhổ, cọc thì bị nén quá sức chịu tải (chủ yếu do mô men lệch tâm gây ra). Nhưng thực tế thì xây xong chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
DonaldMi
deptrainhatnha Nó có giằng móng mà, nếu mô hình cả hệ cọc - đài - sàn - giằng vào thì bạn sẽ thấy giằng móng khử moment lệch tâm rất hiệu quả, cọc bị nhổ giờ đã nén kha khá.
deptrainhatnha
thuymo Bạn có thể cho tôi xin một cái mô hình etab hoặc safe được không? Tôi chỉ tham khảo tìm hiểu tí thôi. Tại tôi dựng mô hình nhưng cọc vẫn bị nhổ ầm ầm (chắc do tôi không hiểu rõ lắm nên dựng sai)
thuymo
ClintomEa Làm nhà dân thì tôi dùng robot thay cho etab vì nó liên quan đến revit nhưng kết quả vẫn thế thôi, bạn xem cho vui nhé, tôi zoom vào chỗ lệch tâm khá lớn. >
ClintomEa
levantrai
Tôi tính bài toán trong sap2000v14 thế này: 1/Dầm móng dài khoảng 2m, tiết diện 0,5X1m. 2/Cọc dài 12m, tiết diện 0,2m. 3/Đài cọc kích thước 1x1m, có 4 cọc cách nhau 0,6m, đài dày 0,8m. mép đài cách tim cọc 0,2m, cọc liên kết khớp với đài và coi như gối lên lò xo có độ cứng k =20/8 (t/cm) (với lực dọc 20T thì cọc lún 8 cm) 4/Tải trọng thẳng đứng ở mép đài P=80T (nhà 3 tấm) Kết quả: 1/ Khi có giằng: cọc chịu nén toàn bộ (thay tiết diện dầm móng từ 0,2x0,2m đến 0,5x1,5m đều cho kết quả cọc chịu nén) 2/ Khi không có giằng: cọc chịu kéo lớn và nén lớn 3/Khi khai báo cọc ngàm với đài, mặt ngàm cọc cách đáy đài 2m, cho chiều cao dầm móng giảm đều từ 1,5m; 1m; 0,5m thì mô men trong cọc tăng từ 2,35Tm đến 3,2Tm Kết luận: việc gì mà làm dầm móng to tổ bố, chỉ cần làm cho nó chịu kéo để cản chuyển vị ngang của đài là ổn. Ngoài ra nếu cấu tạo ngàm thì tính toán chiều cao dầm móng sao cho không uốn hỏng cọc (có thể dùng đường ảnh hưởng P-M để biết được khả năng chịu uốn M của cọc tương ứng với giá trị nén N)
levantrai
viet toan 12 Nếu thay cái gối spring bằng gối cố định thì kết quả thế nào hả bác? Tại lý thuyết của VN tôi đang xem cọc liên kết khớp với đài. Với lại theo mô hình của bác thì giằng móng liên kết đài với nhau hay giằng móng liên kết cổ cột với nhau?
viet toan 12

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Móng bè trên cọc nhồi?    (có 115 câu trả lời)
       Chuyên đề về cọc UST?    (có 177 câu trả lời)
       Khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng bê tông cốt thép?    (có 57 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Sức Chịu Tải của Móng Cọc?    (có 91 câu trả lời)
       Sức Chịu Tải của Móng Cọc?    (có 91 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng bê tông cốt thép?    (có 57 câu trả lời)
       Chuyên đề về cọc UST?    (có 177 câu trả lời)
       Móng bè trên cọc nhồi?    (có 115 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top