Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá

     Hiện tại tôi đang tính toán 1 công trình sử dụng cọc khoan nhồi ngàm vào đá có độ cứng vừa phải chỉ số RQD 40%. Cường độ nén ở trạng thái khô 125T/m2. Nhưng tôi đọc trong tiêu chuẩn thiết kế cọc nhồi thì không thấy có tính toán sức chịu tải của cọc chống vào đá mà chủ yếu các công thức tính toán sức chịu tải mủi cọc theo đất rời với các hệ số tra bảng của đất rời và đất dính. Tìm được 1 tài liệu của PGS.TS Nguyễn Hữu Thái của đại học thủy lợi có công thức tính toán thế này nhưng tôi vẫn phân vân không biết có nên áp dụng bởi theo công thức này thì cọc càng ngàm sâu vào đá thì lại càng chịu lực cao. Nếu ngàm vào đá 1,5m thì khoảng 150T nhưng nếu ngàm sâu 2,5m thì khả năng chịu tải lại lên gần 200T. Các cao thủ cho ý kiến về trường hợp chịu tải của cọc phụ thuộc vào chiều sâu ngàm vào đá với > >
Có 9 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
GeorgeEr Khoan được vào đá 2.5m thì có mà lòi mắt
GeorgeEr
hoang tuan
Có phải đá gốc đâu. Đá phong hóa nhẹ mà. Cường độ nén có 12,5KG/cm2 trong khi đá gốc bên dưới sâu 160KG/cm2
hoang tuan
tieu sao
Nếu đã có công thức tính toán thì chắc chắn là có phụ thuộc rồi. vấn đề là có tiêu chuẩn nào (VN hay nước ngoài) có đề cập đến vấn đề này để sau này bác viện dẫn hay không thôi. Theo e thì cọc càng dài thì nên ngàm sâu nhưng vẫn có giới hạn ít nhất là giới hạn này phụ thuộc vào công nghệ và chi phí. Theo hình dung của e thì là có phụ thuộc đơn cử như việc hiện này làm nhà cao tầng chẳng phải vẫn thường làm thêm tầng hầm thậm chí nhiều tầng để công trình "ngàm được sâu hơn vào trong đất tăng độ ổn định của công trìn.
tieu sao
plantandzombi Tốt nhất là không nên sử dụng công thức khi tài liệu viện dẫn không rõ nguồn gốc. Về trường hợp của bạn tôi nghĩ nên sử dụng công thức trong tiêu chuẩn móng cọc mới 10304-2014 tiêu chuẩn móng cọc. Mục 7.2.1
plantandzombi
thanhvu
Cảm ơn bác trungql nhiều. Ở mục này nó cũng có nói đến chiều sâu ngàm vào đá nhưng giá trị (1+04.(Id/D)) đã được không chế không lớn hơn 3. Điều đó giải quyết được vấn đề tôi băn khoăn. Nếu không có giá trị khống chế này thì cứ cắm vào càng sâu là tăng vọt giá trị sức chịu tải thì thấy ko hợp lý lắm
thanhvu
mucangchai Đơn giá thiết kế nhà tại Hải Phòng là 80-90k/m2 xây dựng. Với nhà diện tích quá nhỏ thì đơn giá sàn là 10 triệu.
Luckyman
mucangchai Tôi hỏi ngoài lề chút, khoan vào đá phong hóa nhẹ 12.5kg/cm2 có cần phải dùng mũi khoan kim cương không bạn?
mucangchai
trangyu lan Tính toán sức chịu tải cọc khoan nhồi trong đá nếu làm cho cẩn thận thì khá là cầu kỳ. Trước hết khoan đá là việc vất vả nên không ai muốn ngàm sâu vào đá làm gì. Vậy vấn đề là ngàm bao nhiêu thì đủ. Đá cũng giống như đất, có sức kháng bên và sức kháng mũi và chiều sâu của socket càng tăng thì sức chịu tải huy động sẽ càng lớn. Nhưng nó lại không đơn giản như đất là lấy sức kháng bên cộng với sức kháng mũi là xong. Qua nghiên cứu nhiều năm, FHWA và người Mỹ nhận thấy sức kháng bên và sức khãng mũi của đá không được huy động 1 cách đồng thời. Ở chuyển vị dưới 10mm thì sức kháng huy động chủ yếu là sức kháng bên. Ngược lại, chuyển vị trên 10mm thì lại chủ yếu là sức kháng mũi như biểu đồ sau đây: > Do vậy, việc tính toán sức chịu tải của cọc khoan nhồi trong đá gồm 2 bước: - Dự báo chuyển vị của cọc khoan nhồi trong đá. - Căn cứ vào mức chuyển vị có thể huy động mới tính được phần đóng góp của sức khác bên và sức kháng mũi tính toán theo các lý thuyết. Tiếp theo là lý thuyết tính sức kháng mũi và sức kháng bên. Cái này cũng khá là rắc rối vì ngày nay người ta thấy rằng, cường độ nén 1 trục nở hông của đá chỉ là 1 trong 6 nhân tố quyết định sức chịu tái của nền đá. Sức chịu tải của nền đá phụ thuộc vào khoảng 6 tiêu chí của thang điểm RMR và phương pháp tính ngày nay của Mỹ dựa trên hệ thống đánh giá này. Một khối đá có thể có qu rất cao nhưng nếu RQD thấp, khe nứt bất lợi thì sức chịu tải của nó lại khá thấp. Vấn đề nữa là loại đá của bạn. Ngày nay mới hoàn thiện được lý thuyết tính toán cho đá gốc (fresh rock). Nhưng nhiều khi loại gặp loại đá như của bạn tức là qu = 1-5 MPa, tức là thể loại khỏe hơn sét cứng, cuội sỏi nhưng lại yếu hơn đá gốc được gọi là vật liệu địa kỹ thuật trung gian (IGM). Việc áp dụng các công thức cho đá gốc được khuyến cáo chỉ nên áp dụng cho các loại đá có qu>5 MPa và RQD>50%. Còn với IGM như sét kết, cuội kết hiện nay đã có lý thuyết tính nhưng chưa hoàn thiện và để an toàn người ta kết hợp so sánh với kết quả tính của sét rất cứng hoặc sỏi cuội cho các thể loại đá bê đê (đá không ra đá mà đất không ra đất). Tuy nhiên, qua nghiên cứu thì người ta nhận thấy đá IGM cũng ứng xử tương tự như đá gốc về mức độ huy động sức kháng bên và sức kháng mũi theo độ lún. Về vấn đề độ sâu socket ngàm trong đá có mức tối thiểu hay không thì ở Mỹ không có giới hạn này. Nhưng Nhật thì yêu cầu socket có độ sâu tối thiểu 1D để NGÀM đúng nghĩa là NGÀM, hạn chế được các chuyển vị ngang xoay.
trangyu lan
con voi con Có 2 cách: 1. Thủ công từ xa xưa khi và bây giờ vẫn sử dụng là dùng 1 cái giá+ cuộn cáp. Kéo lên, thả xuống, đá vỡ ra và dùng gàu múc lên. Có nơi gọi là máy đập cáp. 2. Dùng các máy khoan chuyên dụng+mũi khoan chuyên dụng như kiểu Bauer. Đá nào cũng xơi được hết. Trừ các loại đá quý phải có phương pháp khác
con voi con

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Móng bè trên cọc nhồi?    (có 115 câu trả lời)
       Chuyên đề về cọc UST?    (có 177 câu trả lời)
       Khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng bê tông cốt thép?    (có 57 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Sức Chịu Tải của Móng Cọc?    (có 91 câu trả lời)
       Sức Chịu Tải của Móng Cọc?    (có 91 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng bê tông cốt thép?    (có 57 câu trả lời)
       Chuyên đề về cọc UST?    (có 177 câu trả lời)
       Móng bè trên cọc nhồi?    (có 115 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top