Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
** Khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng bê tông cốt thép? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng bê tông cốt thép?

     Các bác cho hỏi sự khác nhau về cấu tạo giữa cọc đóng và cọc ép bằng BTCT
Có 57 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
53caugiay Khác nhau ở chỗ với cọc đóng thì trong cọc sẽ xuất hiện ứng suất kéo khi đóng nên cọc phải được thiết kế để chịu ứng suất kéo này để tránh trường hợp cọc bị phá hoại do ứng suất kéo bác ạ. Nên cấu tạo cũng cần phải tuân theo điều kiện này (tức là phải có tính toán) chứ chẳng phải muốn không biết làm sao mà thì làm bác ơi. Đặc biệt là tại vị trí các mối nối ấy. Bác có thể dùng cái GLweap của PDI để phân tích ứng xử của cọc khi đóng (nó phụ thuộc loại búa, vật liệu làm cọc, nền đất.....). Với cọc ép thì không có xuất hiện ứng suất kéo trong thân cọc khi thi công. nc. oanh
53caugiay
Amen1402
ở đây mức độ là chiều cao tầng. Nếu anh sử dụng cọc đóng thì thấp tầng còn cọc ép thì nhiều tầng hơn, còn nhiều hơn nữa thì cọc khoan nhồi. Việc khác nhau về kết cấu, khác nhau về đất nền các yếu tố khác tạo ra, nên chọn phương án thi công và thiết kế khác nhau. Khác nhau về cấu tạo thì phải tính toán và cấu tạo riêng khác nhau rất là phức tạp. Mọi phương án & tính toán khác nhau thôi, còn chọn thì cũng tương đương thôi.,
Amen1402
michaelyork Không biết cọc ép đạt đến sức chịu tải và đường kính thế nào chứ cọc đóng có thể đến đường kính 1000. Chỗ tôi dùng đến 800, đóng đến cao độ -57m, chart datum---->sức chịu tải cực hạn >600 tấn bác ạ. Theo thiển ý của tôi thì dùng cọc đóng lợi đủ mọi đường và rẻ nữa chỉ có điều không được đóng trong khu dân cư, chứ nhà thầu luôn thích dùng cái cọc đóng bác ạ. nc. oanh
michaelyork
Charlesquew
Chả biết các bác bàn đến cái j là cọc chịu ứng suất kéo, tôi chỉ thấy các bác chưa đưa ra được sự khác biệt cụ thể nào về CẤU TẠO cả. Mà cái bạn kia đang hỏi về cấu tạo cơ mà. Xin đưa ra 1 sự khác biệt cụ thể ( Còn nhiều thứ nữa nhưng tôi chưa biết) : Cọc đóng thì có 5 lớp lưới thép ở đầu cọc, còn ở cọc ép thì là 3 lớp lưới thép.
Charlesquew
plantandzombi Cảm ơn các bác đã chỉ dẫn. Nhân tiên đây cũng muốn hỏi mỏi người theo tôi hiểu mục 3.3.3, điểm b TCVN 205-1998 có hướng dẫn về bố trí cấu tạo thép đai đầu cọc: ",...trong khoảng cách bằng ba lần cạnh nhỏ của cọc tại hai đầu cọc, hàm lượng cốt đai không được ít hơn 0.6% của thể tích vùng nêu trên." nên được hiểu là: ",...trong khoảng cách bằng ba lần cạnh nhỏ của cọc tại hai đầu cọc, hàm lượng cốt đai không được ít hơn 0.6% của diện tích vùng nêu trên." mọi người cho ý kiến.
plantandzombi
con voi con Xây nhà trọn gói đang là xu hướng xây dựng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời cho gia chủ. Đặc biệt bạn được miễn phí thiết kế nhà Hải Phòng khi Xây trọn gói. Và được tặng tủ bếp (free Thiết kế và thi công nội thất)
Luckyman
con voi con Đúng rồi ý tôi hỏi là nhờ mọi người giải đáp như AnhtuanKTBT. Nếu tính toán cụ thể phải bố thép đai gia cường đầu cọc thế nào chắc hầu hết các đơn vị tư vấn không có thuyết minh tính toán phần này. AnhtuanKTCB có thể chỉ cho tôi viện dẫn qui định này ở đâu được không?
con voi con
noithatap
Ờ tôi cũng không rõ nó có được nói đến trong tiêu chuẩn nào đó không. Chỉ nhớ ngày xưa làm đồ án các thầy bảo thế nên giờ nói lại với bạn thế thôi.
noithatap
Alegowasea Ở đây tôi muốn chỉ ra một vài điều kiện khác biệt giữa hải loại cọc trên (chính là biện pháp thi công ấy) nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến ứng xử của cọc mà có biện pháp "cấu tạo" cho phù hợp. Cấu tạo ở đây thực chất là tính toán ấy chứ đâu phải như cái màu xanh xanh xinh xinh phải không bác. Khi có phân tích ứng suất cho cọc với từng loại búa, chiều cao rơi.....thì sẽ có được ứng suất kéo, nén cực hạn có thể có xuất hiện trong cọc đóng------>từ đó tính toán cốt thép chủ, thép gia cường cho cái cọc đấy ạ. Thực tế thì chỗ tôi đã làm cái phân tích kiểu này rồi để thiết kế cho cọc đóng đấy bác ạ. Nhân tiện gửi các bác cái kết quả phân tích để tham khảo cho vui vui mắt tí. Sao không up lên được nhỉ Upload lên đây vậy: http://www.filefactory.com/file/ah57...mer_16_ton_JPG nc. oanh
Alegowasea
BrandonMr
Tiện đây thì xin hỏi bác NC. Oanh là với cọc ép thì bác không biết làm sao mà: 1.Tính toán hay làm 1 thí nghiệm nào đó để xem xét ứng suất trong cọc là bao nhiên rồi mới bố trí thép cho cọc. 2. Chọn tiết diện cọc, vật liệu làm cọc, thép dọc rồi tính toán Pvật liệu rồi kiểm tra giá trị đó với Pmax lên cọc.
BrandonMr
EfrainKl Việc thí nghiệm cũng là một cách (với điều kiện bạn đặt các đầu đo ứng suất trong cọc) vì cọc sẽ được sản xuất đại trà chỉ sau khi có kết quả thử tải. Thì cũng lại là phải tính toán thôi bác ạ. Nếu bác muốn bố trí bao nhiêu lưới thép để gia cường thì cũng phải dựa trên cái Pmax khi ép ấy (giá trị này dựa vào ước lượng sức chịu tải của nền) theo bài toán ứng suất cục bộ đầu cọc để gia cường lưới thép (bài kiểm tra này là bài toán cơ bản đối với anh tôi học KSXD). Thông thường cái Pvl của bác lớn hơn rất nhiều so với sức chịu tải của nền (đối với cái cọc ép ấy) ------>việc phá hủy cho vật liệu cọc trong giai đoạn ép hầu như là rất ít (trừ trường hợp chất lượng BT kém, hay gặp địa chất quá phức tạp (rất cứng, thay đổi với khoảng cách vài m) không được thể hiện trong hồ sơ khảo sát địa kỹ thuật. Xin nhắc lại bạn rằng tôi chưa hề thấy cái bảng tính gia cường lưới thép đầu cọc trong hồ sơ thiết kế (những cái tôi được đọc) mà đa phần là bố trí mấy cái lưới thép này theo cảm tính là chủ yếu). nc. oanh
EfrainKl
MrAn12345 sao tôi mở file bác gửi không có sheet "cac bang tra" nhỉ?
MrAn12345
Vimcentcow Bác này trả lời cứ vòng vo mãi. Câu hỏi của tôi rõ thế rồi bác chỉ cần chọn 1 hoặc 2 thôi. Kết luận lại: Như tất cả các thứ bác trình bày ở trên thì thép của cọc đều phải tính toán ( dù cọc ép hay đóng) còn do quá trình thi công của hai cọc khác nhau nên là có chỗ tính toán khác nhau (chỗ này thì ok ) vậy thì về mặt cấu tạo thép thì sao hả bác. Lấy VD để bác thử : Chẳng hạn bác dùng các tính j thì tôi không quan tâm nhưng nếu Fa (đóng)= Fa (ép) (Thép cọc đóng = Thép cọc ép ), cọc cùng tiết diện , cùng chiều dài thì liệu có j khác nhau giữa hai cái cọc này không. ( Theo tôi cái này mới gọi là cấu tạo còn tất cả những cái bác nói toàn là tính toán hết. Còn đương nhiên cấu tạo có sự khác nhau thì nguyên nhân như bác nói là do quá trình thì công khác nhau rồi).
Vimcentcow
Vincentpype Bác xem lại cái file tôi gửi ấy, xem thử ứng suất trong cọc thay đổi thế nào mà làm cái "cấu tạo". Chữ "cấu tạo" là sao nhỉ? Chắc nó không phải do kinh nghiệm mà ra chứ? Mà kinh nghiệm thì từ đầu nhỉ? Chắc không phải do tính toán, thiết kế, thực tế thi công mà có sao. Hai loại cọc trên nó có khác ấy chứ. Trong cọc ép làm gì có ứng suất kéo xuất hiện nhỉ? Mà cọc đóng thì hay bị phá hoại bởi loại ứng suất này đấy bác ạ mặc dù hai cái Pa là như nhau. !!!!!?????!!!!!! nc. oanh
Vincentpype
phuonganh12 Cái màu xanh trả lời luôn cho cái màu đỏ rồi đó. Bố trí cốt thép của cọc j thì cũng phải tính toán và có xét tôii quá trình thì công. Khi cọc đã nằm trong đất rồi thì sự chịu lực của cọc đóng hay ép gần như là giống nhau. Như vậy sự sai khác giữa hai loại này chủ yếu là do quá trình thì công mà ra, mà muốn biết sai khác thế nào thì lại phải tính >.
phuonganh12
hiepsitayto Ờ các bác hiểu sai ý tôi hết cả rồi. Ở đây e chỉ muốn phân biệt thế nào là cấu tạo thế nào là tính toán. Em thì tôi hiểu cấu tạo là những thứ như thế này: VD1: Cọc đóng chịu thêm phần động lực trong quá trình đóng nên có thể có yêu cầu nào đó về hàm lượng thép nhỏ nhất của cọc đóng lớn hơn so với cọc ép. VD2: Cũng với nguyên nhân trên có thể người ta yêu cầu khoảng các cốt đai đối với cọc đóng nhỏ hơn so với cọc ép. VD3: Người ta yêu cầu tính toán, cấu tạo nhiều lưới thép gia cường hơn VD4: Người ta yêu cầu đoạn hàn nối dài hơn, mặt bích to hơn chẳng hạn. VD5: Thêm yêu cầu về đường kính cốt thép nhỏ nhất dùng cho cọc đóng lớn hơn đường kính cốt dọc nhỏ nhất dùng cho cọc ép. VD6: yêu cầu mũi cọc thuôn hơn hay đai ở mũi cọc dầy hơn, thép mũi cọc neo vào thân cọc dài hơn. VD7: Có thể yêu cầu về vị trí đặt móc cẩu lắp khác so với cọc ép. Đấy tôi hiểu là cái bạn mở ra topic này muốn biết những thứ như thế. Chứ các bác nói cọc đóng chịu ứng suất kéo khi thi công tôi không bình luận về cái đó mà tôi bình luận là các bác không đưa đến kế quả người ta mong muốn.
hiepsitayto
duong tang Hịc cứ cãi nhau mãi thế này Hoainguyen chắc cũng đến lúc chán bỏ diễn đàn mất: đấy bạn đấy hỏi cái này đây nài các bác nào biết thì giải quyết hộ đi chứ bàn cãi mấy cái tính toán j nhiều thế.
duong tang
opera vùng nêu trên là một khối hộp chữ nhật, vì vậy cụm từ "diện tích vùng nêu trên không có ý nghĩa". Theo tôi thì hiểu như thế này, trong phạm vi vùng nêu trên, bạn cắt 1 mc ngang bất kỳ và kiểm tra hàm lượng cốt đai u, nếu u >= 0.6% là đạt. Ai biết rõ hơn thì xin chỉ giáo tại cái này tui cũng không rành lắm chỉ suy nghĩ từ mặt toán học thôi.
opera
lightzar Theo tôi hiểu thì các cụ nhà tôi viết đúng đấy bác ạ. Tức là thể tích cốt thép đai không nhỏ hơn 0.6% thể tích phần đầu cọc trong khoảng 3 lần cạnh nhỏ. Cốt đai mà các cụ nói đến chắc là lưới thép đầu cọc. tôi tính sơ sơ cũng ra 3-5 lưới thép. Xin các bác chỉ giáo thêm!
lightzar
traiyo1
Cọc đóng 400x400, dài 10 m, thép 8 phi 25, bê tông mác 400, thế mà khi đóng toàn bị nứt ở vị trí cách hook 1-1.5 m là do nguyên nhân gì các bác ?
traiyo1
BrandonMr Ngoài sự khác nhau về cấu tạo như các bạn đã trình bày thì còn một điều rất rất quan trọng nữa mà không thấy bác nào đề cập đến! Nếu điều kiện mặt bằng cho phép thì thiết kế phương án cọc đóng phí thấp hơn rất nhiều so với chi phí cọc ép - Với giá thép cao như hiện tại thì có thể tiết kiệm đến 50% chi phí làm cọc (Đây là một vấn đề cự kỳ quan trọng, mọi người phải lưu ý khi chọn phương án). Tôi lấy một VD: Cọc BTCT tiết diện 300x300, chiều dài 7m. SCT tính toán thiết kế chọn là Ptt = 60T. 1. Nếu dùng phương pháp ép để thi công thì Pvl = (2-3.5)Ptt, VD Pvl = 3Ptt = 180T. Với BT cọc mác 300 (B22,5) thì phải bố trí đến 8f18 2. Nếu dùng phương pháp Đóng để thi công thì chỉ cần lấy Pvl = Ptt. Như vậy theo cấu tạo bố trí 4f14 Từ đó ta thấy mỗi cọc tiết kiệm được (8*2-4*0.88)*7 = 87.36kg Còn nếu xét thêm yếu tố thi công nữa thì cọc Đóng thi công nhanh gấp nhiều lần cọc ép.
BrandonMr
tandc128
Pvl = Ptt: Cái này chắc phải xem lại. Bác thi công kiểu này nhiều chưa đó?
tandc128
hoang tuan Tôi chưa thi công nhưng đã thiết kế một vài cái rồi. Với cọc đóng, do lực đóng xuống đầu cọc là nhỏ. SCT theo vật liệu (BT thân cọc) lớn hơn nhiều so với lực mà búa rơi xuống. Thép chủ chỉ chịu lực chủ yếu khi cẩu lắp. do đó chọn theo CT là ok. Nếu quan tâm bạn có thể xem Trang 105 của quấn Cấu Tạo BÊ TÔNG CỐT THÉP do Công ty tư vấn xây dựng dân dụng việt nam viết.
hoang tuan
chongthambamien.vn Theo TC 205 thì tối thiểu phải bố trí 4d16 mới đủ cho cọc 300x300. Bác có tài liệu chính thống nào hay tiêu chuẩn nào hướng dẫn cách tính cọc có kn chịu tải bao nhiêu để áp ứng được công tác đóng cọc mà không bị vở thì chỉ giúp. TL của công ry tư vấn xây dựng việt Nam đã xuất bản chưa, có bán ở đâu bác.
chongthambamien.vn
JacimtoCogy Đây là bài toán va chạm. Bạn tìm tài liệu về phần này để tính. Hiện tôi cũng chưa thấy tiêu chuẩn nào nói về tính SCT vật liệu của cọc đóng.
JacimtoCogy
Williamon
Nếu xét về lực va chạm thì rỏ ràng cọc đóng phải cấu tạo bền hơn cọc ép! Trong TC 205 có quy định ứng suất tối đa trong cọc về chịu kéo và chịu nén rất nhỏ. Theo tc 356 thì với lực động, hệ số đklv của BT rất nhỏ. Đằng nào thì lực va chạm cũng phải thắng được sức kháng thành và kháng mũi cọc mới xuyên xuống được.
Williamon
DanielEi Chính vì thế lực đóng tác động lên đầu cọc chỉ cần lớn hơn sct theo đất nền của cọc một chút là đủ!
DanielEi
Marcunst
Sức chịu tải theo đất nền chỉ là một khái niệm liên quan đến quan hệ biến dạng - tải trọng. Bạn nên nhớ là phải lấy Pgh/n (n=1.5-3) mới ra SCT của cọc. Đối với cọc xuyên qua đất sét thì bạn cần xuyên với Pmin nhỏ (nhưng theo TC 286, tối thiểu cũng phải = 1.5 SCT cọc). Còn khi cọc xuyên qua đất cát, bạn phải xuyên cọc Pmin lớn gấp 2.5-3 lần SCT của cọc thì cọc mới đạt. Cái này liên quan đến chối giả bác ạ!
Marcunst
Philipboxy gửi bác cuốn này nhưng làm gì có những gì như bác nói ơ trang 105 http://www.mediafire.com/?1m4jmqqzm1o
Philipboxy
moaza12vs Bạn xem bên dưới: > > Căn cứ vào chiều dài, tiết diện, mác bê tông cọc bạn có thể chọn thép cho nó!
moaza12vs
terrydoa
Cái này chỉ là bảng tra thôi. Vấn đề là bác đã đóng cọc trên cát chưa? Khi đó bác cần phải tính toán kiểm tra sct vật liệu của cọc đảm bảo để đưa cọc đến vị trí thiết kế. Chú ý đến chối giả nhé. Có lẻ bác đang thiết kế 1 số cọc xuyên qua sét nên gặp thuận lợi thôi.
terrydoa
hoangthienthu Đúng vậy bác! Cái sct theo vl khi đóng tôi cũng đang tìm cách để tính rồi trình lên. Dùng lý thuyết va chạm. Nhưng lằng nhằng quá. Khi làm việc với cty KTVN thì được tư vấn là chỉ cần tra theo bảng này là ok. Có lẽ phải tìm ra công thức tính thì mới yên tâm được.
hoangthienthu
opera Để tính SCT theo vật liệu của cọc đóng, phải đảm bảo ứng suất phát sinh trong cọc khi đóng nhỏ hơn ứng suất tối đa cho phép của vật liệu chế tạo cọc (bê tông, thép). Tuy nhiên, tính ứng suất trong cọc khi đóng là bài toán khá phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trọng lượng búa, chiều cao rơi búa, năng lượng hữu ích của búa,...nếu tính tay sẽ mất nhiều thời gian. Thông thường, người ta dùng phần mềm GRL để tính ứng suất phát sinh trong cọc khi đóng; hoặc tốt hơn nữa thì thí nghiệm PDA cũng sẽ cho ta thông số này.
opera
thatgia Bác thấy bảng tra có sẵn trên có đảm bảo không? Theo các kq mà bác đã từng tính được. Tất nhiên với những búa đóng thông thường.
thatgia
duong tang Bảng tra đó họ dựa vào thực tế thi công nhiều công trình nên nói chung cũng có thể tin cậy. Tuy nhiên, cọc 15, 16m kích thước 400x400 nếu đóng vào đất cứng thì có vẻ 8fi16 hơi ít. Ngoài ra bảng trên có từ lâu rồi, ngày mà mác BT chưa cao như hiện nay. Bây giờ cọc DUL nhiều, mác 600 - 800 khá phổ biến nên thép có thể giảm đi. Nói chung, SCT theo vật liệu của cọc đóng/ép phải lớn hơn nhiều SCT theo đất nền mới đảm bảo cọc không bị hỏng trong quá trình thi công. Nếu các bác muốn tính toán chi tiết ứng suất trong cọc khi đóng, hãy nghiên cứu lý thuyết phương trình sóng của Smith.
duong tang
muaxanh
Không có một cái gì có thể gọi vu vơ là "cấu tạo" Sự khác nhau giữa cọc đóng và cọc ép là: - Đầu cọc đóng chịu lực động của búa còn đầu cọc ép chịu lực tĩnh của gia tải. Bạn học qua sức bền rồi đấy, lực động lớn hơn lực tĩnh một hệ số K động. Do đó đầu cọc đóng chịu một lực nén cục bộ (động) lớn hơn đầu cọc ép. Bê tông tuy chịu nén rất tốt nhưng nó lại bị nở hông khi nén gây ra phá hoại. Chính vì vậy mà đầu cọc đóng cần được bọc bằng thép bản để chống nở hông. Bạn cũng sẽ thấy có cọc ép có thép bản gia cường ở đầu nhưng như thế là máy móc và không cần thiết, chỉ cần lưới thép cục bộ là đủ. Chúc bạn thành công
muaxanh
profilmuoinam15
anh ơi trong fb pile thì tính toán có phần nào khai báo là cọc đóng hay cọc ép không ? và hệ số điều kiện làm việc thì khai báo chỗ nào ah.?
profilmuoinam15
nongdan
Tính toán cọc đóng là một bài toán tương đối phức tạp, không như tính cho cọc ép, tính toán cọc đóng xét đến năng lượng của búa, phát sinh những xung lực gây gãy cọc và " toét đầu " 1 ) Xác định ( lựa chọn ) búa sao cho búa đó đóng được cọc ( cái này bao gồm 2 yếu tối : trọng lượng búa và chiều cao rơi của búa ) 2 ) Xác định xung lực mà búa gây ra cho cọc = > P dọc cọc 3 ) Tính thép như bt sao cho chịu đuợc lực va của búa .
nongdan
checkerso1 Chỉ khác nhau về ĐK thi công, xung quang nhiều công trình thì các công trình lân cận sẽ bị chấn động khi sử dụng biện pháp hạ cọc bằng pp đóng, vì vậy ta chuyển sang pp ép. Nhưng các bạn lưu ý nếu gặp lớp cát dày khoảng 5-8m thì cọc pp đóng có thể xuyên qua được nhưng cọc pp ép không thể xuyên qua lớp cát này.
checkerso1
ClintomEa
Hiện nay công nghệ thi công cọc khoan nhồi khá phổ biến và nó thường được áp dụng cho hầu hết các công trình cầu. Nhưng trong một số công trình cầu 9 cầu Mỹ Thuận, Cầu Cần Thơ,,) cọc đóng lại được áp dụng trong việc thi công nhịp dẫn. Mọi người có thể giải thích vì sao? và trường hợp nào ưu tiên sử dụng cọc đóng. Thân
ClintomEa
thanhthanh
[QUOTE=nguyencongoanh;65160]Không biết cọc ép đạt đến sức chịu tải và đường kính thế nào chứ cọc đóng có thể đến đường kính 1000. Chỗ tôi dùng đến 800, đóng đến cao độ -57m, chart datum---->sức chịu tải cực hạn >600 tấn bác ạ. Theo thiển ý của tôi thì dùng cọc đóng lợi đủ mọi đường và rẻ nữa chỉ có điều không được đóng trong khu dân cư, chứ nhà thầu luôn thích dùng cái cọc đóng bác ạ. Vô lý
thanhthanh
RobbertooWig
điểm khác 1 : lựa chọn thiết bị thi công và cách thi công điểm khác 2 : cấu tạo phần đầu cọc cảu cọc đóng, lượng thép đai thường dày hơn để chịu ứng suất phát sinh do va chạm rung từ búa khi đóng.
RobbertooWig
bachtuu
Khác nhâu cơ bản nhất là thằng cọc đóng phải "cứng đầu" hơn thằng cọc ép cùng tiết diện
bachtuu
SpencerJalf Nếu đầu cọc không có thép bản mà chỉ có lưới thép xin bạn cho biết phuơng án nối cọc ????
SpencerJalf
rtgreter vret ẻ cách 1 lấy keo 502 dán cách 2 lấy hộp nối = sắt nối lại
rtgreter vret ẻ
daohiepukb Dùng hộp sắt có cần hàn xì gì không bác? Tôi chưa thi công bao giờ nên tò mò quá
daohiepukb

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Sức Chịu Tải của Móng Cọc?    (có 91 câu trả lời)
       Sức Chịu Tải của Móng Cọc?    (có 91 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top