Hỏi & đáp trong chuyên mục "Thiết kế móng cọc" |
Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?
|
Hiện tại tôi đang thi công công trình phần móng xử dụng cọc ép BTCT dul D=400,trong quá trình thi công móng,khi đào đất đến cao độ cọc ép,cọc bị nghiêng lệch tâm lên đến 6,5 m(max),(nghiêng 80 độ so với phương đứng).điều lạ là một móng gồm 4 tim cọc đều có độ nghiêng giống và đều trên 1 trục.(trong quá trình ép cọc, cọc thẳng và không có hiện tượng gãy cọc).khi xảy ra hiện tượng trên các đơn vị tham gia xây dựng trên công trường có rất nhiều ý kiến trái ngược nnhau(gồm CDT,GS.CDT,TVGS,NT.TC,NT.ÉP CỌC).01 là do robot của đơn vị ép cọc trong quá trình di chuyển làm ảnh hưởng,robot nặng 680T(nhưng rổt di chuyen không sai so đồ di chuyển máy theo kế hoạch thi cong...).02 là do đôn vị thi công trong quá trình đào đất móng đã gia tải lên nền (sơ đồ đào đất làm móng kiểu cuốn chiếu)tải trọng đất không vượt quá pmax làm lún cọc nhưng gây ra hiện tượng trượt cọc..03 giả thuyết do nền địa chất công công trình gây ra hiện tượng trên.
cọc ép -2,1 m so với nền cát san lấp.
sự cố này tôi mới gặp nên đang rất băn khoăn và chưa có hướng giải quyết mong các anh trong dien dan co the giup tôi khong ah?em xin cam rất nhiều
(cọc chôn sâu 38m,ptk=100 T/cọc)
|
|
Có 11 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
|
|
Cho hỏi kết cấu móng này
|
Các bác cho tôi hỏi về cái móng này với . Tôi SV năm 2 đang còn gà mờ.
Trong kết cấu tôi gửi thì có bao nhiêu loại cọc móng vậy . Tôi chỉ thấy có 1 cọc móng D1200 nhưng trong bản vẽ có cả cọc đường kính bé hơn . VD như Đ6 và Đ7 ở trung tâm ấy ạ , và các cọc biên ngoài cùng nữa. Tôi kô biết là có bao nhiêu cọc loại gì loại gì nữa. Xin các bác chỉ giùm tôi , tôi đang rất cần . Mà sao tôi kô không đính kèm file lên này được nhỉ. https://www.mediafire.com/download/4..._._IN_2007.dwg cảm ơn các bác
|
|
Có 8 câu trả lời. Mời xem!
|
|
PIT cọc khi đã có đài
|
Thường người ta thí nghiệm PIT để kiểm tra chất lượng cọc trước khi tiến hành đổ đài cọc. Trong một số trường hợp, "do tiến độ", người ta lại thích đổ đài cọc xong rồi mới cần tiến hành thí nghiệm PIT. Liệu có làm được thí nghiệm PIT để chiều theo cái ý thích đó không nhỉ ??
|
|
Có 22 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.
|
Khi ép cọc:
- Ta có được
+ P trên đồng hồ.
+ D xi lanh
+ lưu lượng dầu thủy lực bơm vào hệ thống V (l/phút).
=> Từ P và D ta tính được lực ép F.
Vậy còn để tính vận tốc ép cọc thì làm sao? ai có tài liệu có thể chia sẻ cho e tìm hiểu thêm.
Ngoài ra để so sánh và kiểm tra giữa lực ép tính toán và lực ép thực tế thì ta sử dụng phương thức nào ạ?
Cám ơn!
|
|
Có 8 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu
|
Trong chủ đề này xin được thảo luận cùng các bạn về việc thiết kế chiều cao đài cọc ( cọc đóng, cọc nhồi) và việc tính toán cốt thép trong đài cọc. Xin các ban cùng thảo luận
* Lựa chọn chiều cao đài cọc:
- về lí thuyết chiều cao đài cọc được kiểm tra bởi đk chống chọc thủng Nct < 0.75 Rk.ho.b
- theo kinh nghiệm thì đối với cọc đóng h> 3d (d-cạnh cọc)
- đối với cọc nhồi 1 cọc h > d+10cm
- đối với cọc nhồi 2 cọc trở lên cọc h > 2d+10cm
Theo chủ quan tôi thấy việc chọn như vậy là được
* Tính toán thép bố trí trong đài cọc
- Thông thường thép được bố trí theo nguyên tắc tính mômen đài cọc tại tiết diện sát mép cột, coi đài cọc như dầm lộn ngược chịu tác dụng của phản lực đầu cọc: M = Tổng (Pi.Ri) (Pi là phản lực; Ri là khoảng cách)
- Theo tôi thì tính mômen theo kiểu này hơi "thô thiển" do việc coi đài cọc như dầm ngàm vào cột; kéo theo là mômen trong đài cọc lớn và phải bố trí cốt thép dày. Trong khí đó phải coi đài cọc là phần tử khối mới phải!
* Xin trích dẫn 1 ví dụ để các bạn cùng tham khảo:
CT cao 30 tầng:
-Đài cọc kt18x34x3.5m (đài cọc cao 3.5m là kể cả sàn đáy dày 0.5m); Đài cọc nằm trên sét pha cứng, sau đó là nửa cứng
-Bên trên là hệ lõi thang máy; bên dưới là 28 cọc baret 1.5x2.8mx45m; SCT 1500T.
-Thép lớp dưới đài cọc bố trí 2 lớp: phi 32a200 (xấp xỉ tương đương phi32a100 1 lớp).
-Thẩm tra tính toán còn "kêu" thiếu yêu cầu tăng lên 1.8 lần >
Xin các bạn cùng bình luận
|
|
Có 17 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !
|
Có 1 quan niệm thiết kế thế này của 1 công ty tư vấn thiết kế. Theo mọi người có hợp lý không. Nếu quả thật áp dụng được thì sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng phần cọc :
Cân nhắc sử dụng tải trọng tiêu chuẩn để tính toán
Sức chịu tải của cọc được quyết định dựa vào đất nền hoặc theo vật liệu cọc. Chỉ trong trường hợp được cắm vào lớp đất rất tốt thì sức chịu tải của cọc mới được quyết định dựa vào sức chịu tải theo vật liệu cọc. Phá hoại của cọc lúc đó là phá hoại do ứng suất trong cọc vượt quá giới hạn bền của vật liệu cọc, tải trọng dùng để kiểm tra lúc này là tải trọng tính toán. Trong trường hợp còn lại, sức chịu tải của cọc được quyết định dựa vào sức chịu tải theo đất nền. Phá hoại của cọc lúc này là phá hoại do cọc bị lún quá độ lún giới hạn. Tải trọng dùng để kiểm tra lúc này là tải trọng tiêu chuẩn. Thống nhất được điều này, người thiết kế cần xác định trường hợp phá hoại của cọc và lựa chọn tải trọng dùng để kiểm tra. Đối với trường hợp sức chịu tải của cọc được xác định dựa vào sức chịu tải theo nền đất, việc sử dụng tải trọng tiêu chuẩn có thể đưa tới phương án thiết kế tiết kiệm 13% do hệ số vượt tải nói chung không thấp hơn 1,15.
Nguồn :
https://sites.google.com/site/ketcau...et-ke-mong-coc
|
|
Có 8 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?
|
Bạn nào rành về thiết kế cọc cho tôi hỏi: thiết kế cọc có chiều dài L = 23m gồm 2 đoạn L1 = 11.7m và L2 =11.3m nhưng tiết diện của cọc chỉ là 25x25cm, cốt thép trong cọc là 4d16. BT cọc M300, SCT của cọc là 30T
Như vậy độ mảnh của cọc có đạt hay ko?
Độ mảnh của cọc = L/d <80. Vậy L = 11.7 hay là 23m
Momen khi cẩu cọc xiên =1/8qL^2 hay = 1/18qL^2
Thanks các bro tư vấn
|
|
Có 8 câu trả lời. Mời xem!
|
|
xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp
|
tôi có vấn đề này muốn hỏi ý kiến các anh em, tôi đang thi công phần móng của nhà phố, tôi ép coc vuông 300x300. hiện tại cao độ đầu cọc thấp hơn thiết kế khoảng 70cm, tôi muốn nối thép và đổ bêtông cho phần cọc bị thấp đó đúng với thiết kế ( tôi không thể hạ thấp đài cọc vì nó vướng rất nhiều hệ đà + móng của công trình củ). tôi đang lo lắng vì không biết làm như vậy có đảm bảo không. có tài liệu nào nói về vấn đề này không mọi người. xin cám on!
|
|
Có 9 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
Mọi người làm ơn cho hỏi móng cọc (sức chịu tải)
|
CÁC BÁC CHO EM HỎI MẤY VẤN ĐỀ SAU
Sức chịu tải của cọc theo đk đất nền:
Sức chịu tải cực hạn
Qu=Qp+Qs
Sức chịu tải cho phép
Qa=Qu/3 hoặc Qa=Qp/FSs + Qs/FSp - W
Qp: sức chịu tải cực hạn của cọc đơn do lực chống
Qs: sức chịu tải cực hạn của cọc đơn do ms
FSs: hs an toàn do ms bên của cọc
FSp: hs an toàn do ms mũi
Pvl: sức chịu tải cực hạn của cọc theo vl
Pvl=phi*(Rn*Fp + Ra*Fa)
Khi xác định sức chịu tải tính toán của cọc ép thì ta lấy giá trị min của Pvl, Qa.
Tại sao ta phải chia cho các hs FSs, FSp mà không lấy luôn giá trị cực hạn.
có quan niệm cho rằng khi tính toán ta phải tính sao cho Qu là giá trị cực hạn phải nhỏ hơn Pvl thì mới đảm bảo là cọc ép xuống được nhưng điều này thì không đúg với lý thuyết đã học.
có quan niệm nào cho rằng chiều dài tíh toán của cọc btct lo=2l không?( một đầu ngàm 1 đầu tự do)
xin cho biết các đk kỹ thuật của cọc ép?
|
|
Có 13 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
|
Sức chịu tải của CỌC KHOAN NHỒI CỌC
|
Lâu nay, CỌC KHOAN NHỒI được hiểu là loại cọc được thi công bằng phương pháp khoan xong rồi nhồi vữa bê tông. Thực ra tên đầy đủ của loại cọc này bằng tiếng Anh là: Bored cast-in-situ Pile, cho nên tên đầy đủ tiếng Việt có lẽ nên là CỌC KHOAN NHỒI ĐỔ BT TẠI CHỖ. Vấn đề này sẽ không thành vấn đề khi mà tự nhiên lại có nơi họ không thèm nhồi BT tươi mà lại đi nhồi cọc. Có thể gọi loại cọc này là CỌC KHOAN NHỒI CỌC.
Biện pháp thi công này túm lại như sau: khoan xong-cho vữa vào hố rồi nhồi cọc vào. (Xin chớ nhầm với loại cọc đóng có khoan mồi_Khác rất nhiều). Biện pháp này có nhiều tên trong tiếng Anh và một trong các tên ấy là DOWN TO HOLE (DTH) dịch ra là loại cọc HẠ VÀO LỖ. Loại cọc này mới được áp dụng trên thế giới ít nhất là 87 năm, còn ở ta mới được áp dụng được ít nhất là gần 1 năm. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này so với cọc đóng là không gây chấn động và so với cọc ép là không làm dịch chuyển nền đất bởi trọng lượng máy thi công nhỏ.
Ta Chưa có tiêu chuẩn thiết kế thi công loại cọc này.
Vấn đề đặt ra để thảo luận là:
1. Có cần có tiêu chuẩn thiết kế thi công cho riêng loại cọc này không ?
2. Trong trường không cần hoặc cần mà chưa có thì có thể áp dụng các tiêu chuẩn nào để thiết kế ?
3. Cách tính sức chịu tải của loại cọc này giống và khác các loại vốn có ở Việt nam ở những điểm nào? (Hoặc Tính sức chịu tải của cọc này như thế nào ?).
Xin mời nhào vô. Mọi ý kiến xin gửi về tại đây. Gia đình xin cảm tạ.
|
|
Có 36 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Cách tính toán toán SCT của cọc theo TC Nhật Bản
|
Lâu nay chúng ta thường sử dụng công thức của tiêu chuẩn Nhật Bản để tính SCT theo SPT như sau:
Qu = 1/3[α*Na*Fp + (0.2*Ns*Ls + C*Lc)*U]
Có ý kiến cho rằng hệ số 0.2 phải thay bằng 1/3 tức là 0.33
Còn công thức trên chỉ áp dụng khi mũi cọc nằm ở đất rời. Nếu mũi cọc nằm trong đất dính thì phải thay α*Na bằng số 6*Cu.
Bà con ai có bộ TC gốc của Nhật Bản xin kiểm tra giúp công thức trên. Nếu đúng thì nguy hiểm quá, trước đến nay toàn tính sai à???
|
|
Có 77 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Ép cọc ly tâm D400-600 vào lớp cát chặt vừa!
|
Em có chút vấn đề cần tham khảo kinh nghiệm của mọi người. Tôi đang chọn cọc ly tâm ứng lực trước D600 ép vào lớp Cát hạt nhỏ, hạt trung lẫn ít sạn sỏi nhỏ, màu xám nâu, xám vàng, xám ghi, kết cấu chặt vừa. Ai có kinh nghiệm cho tôi hỏi ép vào lớp cát này được tầm bao nhiêu m? Tôi cảm ơn!
|
|
Có 11 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
Móng cọc nhà xây chen?
|
Em xin chào các thầy, các bác, các chú, các anh trong diễn đàn. Tôi là KSXD ra trường đc hơn 1 năm. Mới đây tôi nhận làm kc 1 nhà phố xây chen sử dụng phương án móng cọc ép neo. Vì chủ nhà muốn khoan dẫn để tiến hành ép cho không bị ảnh hưởng đến các nhà xung quanh, họ cần tôi tư vấn về chiều sâu cần khoan dẫn trước khi ép cọc. Do kinh nghiệm còn hạn chế, kính mong các thầy và mọi người chỉ dẫn cho tôi vấn đề này. Nhà này 5 tầng xây tại Hà Nội, có báo cáo khảo sát địa chất, tính toán sức chịu tải theo đất nền được 19t/cọc dài 20m tiết diện 200x200. Tôi gửi tôi bản vẽ phần móng và cột mong mọi người chỉ bảo, góp ý thêm để tôi hoàn thiện ạ.
|
|
Có 40 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Thắc mắc về cách bố trí thép móng cọc lệch tâm?
|
Tôi sử dụng phần mềm SAFE để tính toán và bố trí thép cho móng cọc lệch tâm đối với nhà xây chen. Thì thấy rằng thép trên luôn lớn hơn thép dưới (giống với giằng móng). Nhưng tôi có xem một số hồ sơ thiết kế thì thấy họ bố trí thép dưới luôn lớn hơn thép trên (thép trên chỉ là cấu tạo thôi), mặc dù đó là móng lệch tâm vì cọc ko thể ép sát nhà bên cạnh đc. Xin hỏi quan điểm của tôi vậy có đúng ko, xin chỉ tôi cách bố trí thép hợp lý. Xin chân thành cảm ơn!
|
|
Có 18 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
Khoảng cách tối thiểu để ép cọc đối với nhà xây chen
|
xin hỏi các bác là thi công cọc ly tâm D300 đối với nhà xây chen thì khoảng cách tối thiểu của mép cọc đối với nhà bên cạnh là bao nhiêu? e đang làm một công trình nhà xây chen, khoảng cách thiết kế giữa mép ngoài của cọc và công trình có sẵn e để là 800mm mà đơn vị thi công bảo là không thi công dc, mọi người ai có kinh nghiệm thi công về loại cọc này thì chỉ cho e biêt được không? (e nghĩ là khoảng cách e để như thế là thi công được, nhưng e ko biết loại máy ép được tên là gì để tranh luận với bên thi công) mong các bác giúp e
|
|
Có 14 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
Trả lời mọi thắc mắc về thiết kế kiến trúc, kết cấu xây dựng và các vấn đề khác trong lĩnh vực Thiết kế móng cọc
|
|