Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi
Chào các tiền bối,
Em có khoảng 40 cái cầu cần mở rộng (xây thêm 1 cầu mới cạnh cầu cũ). Một số nằm trong khu thị trấn, phần lớn nằm ở đồng ko mông quạnh.
Nền có thể mô tả như sau:
5 đến 15m lớp đất đầu là cát sét lẫn lộn sỏi, kết cấu rời rạc.
Tiếp đó là đá granit phong hóa mạnh (RQD<30%),
Các cầu cũ khả năng là sử dụng cọc đóng.
Theo kinh nghiệm các bác thì phương án nào tối ưu ạ (rẻ nhất )?
a: 100% cọc đóng (ép nếu cần) : Đóng thì có sợ ảnh hưởng tôii móng cầu cũ bên cạnh (có nhịp giản đơn) hay ko?
b: 100% khoan nhồi: Giá thành có nhảy vọt ko?
c: Kết hợp lẫn lộn, vừa nhồi vừa đóng (tư vấn đề xuất cách này, nhưng tôi thấy nhiều chỗ cọc khoan nhồi mà dài có 10m thì chướng mắt ):
Các bác cho tôi lời khuyên với, cám ơn.
Có 39 câu trả lời!!
|
|
|
Ý kiến của tôi thế này:
- Việc đóng cọc cạnh kết cấu cầu cũ thật ra không ảnh hưởng là bao. Tất nhiên là có ảnh hưởng nứt đâu đó. Đây là theo kinh nghiệm của tôi thôi, lý thuyết thì tôi không có để chứng minh.
- Việc thi công cọc khoan nhồi ở giữa dòng là khá khó khăn và chi tiêu cho việc làm ra nó thường là cao gần bằng nó: cừ ngăn nước, bê tông bịt đáy, hệ sàn đạo, sà lan chuyển máy ra giữa dòng...
- Việc dùng cọc đóng: có thể dùng cẩu đứng trên cầu cũ để nâng búa rồi đóng. Bạn phải kiểm toán cầu cũ khi nó bị rung.
- Việc dùng cọc ép có vẻ không khả thi lắm vì tải trọng cho một cọc bèo bọt cũng phải 50 tấn, đối trọng sẽ là ít nhất 100 tấn. Tức là đưa 1 cái đối trọng 100 tấn ra giữa dòng mà thi công, di chuyển nó giữa các cọc trong đài thì hơi mất công sức.
- Xem xét dùng trụ cầu cũ làm đối trọng ép có được không?
- Không biết con rô bốt ép cọc có chạy dưới nước được không nhỉ?
|
Williamon |
|
|
Cám ơn bác,
Quên mất ko nói: Cầu qua mương, suối, nhịp nhỏ (5m đến 25m), tĩnh không nhỏ (thấp). 1 năm có 2 tháng lũ thôi nên coi như thi công trên cạn.
Nền đá bị phong hóa mạnh (bề dày phong hóa tầm 5-10m), RQK kém... thì phương án nào tối ưu hơn ạ (các bác so sánh giá hộ tôi với : 15 cọc đóng 40x40 hay 5 cọc khoan nhồi D1,0m ) ?
Cám ơn các tiền bối,
|
dacbiet |
|
|
Dùng cọc đóng là rẻ nhất trong trường hợp này rồi (kể cả khả năng cấp bê tông, thi công....). Thiết bị đó cọc cũng sẽ đơn giản hơn khi khoan cọc nhồi. Và rồi đặc biệt là giá thành nữa. Chưa kể là khi làm cọc nhồi còn lại phải kiểm tra chất lượng cọc cũng khá phức tạp và tốn tiền.
Luôn là lựa chọn ưu tiên cọc đóng---->cọc ép----->cọc nhồi.
Với cái cọc như trên thì phần bê tông cho cọc nhồi đã gấp rưỡi cho cọc đóng rồi.
@cmengenie: Không có cái rô bốt ép cọc dưới nước đâu (hoặc trên xà lan).
|
nguoixau |
|
|
Vậy tại sao Tư vấn lại chọn khoan nhồi cho khoảng 2/3 tổng số cầu nhỉ (Loại khả năng bọn nó dốt nhé ) ?
Nếu bọn nó bảo "dùng khoan nhồi để hạn chế ảnh hưởng tôii cầu cũ", thì các bác nghĩ sao ?
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Hê hê, cọc khoan nhồi chỉ phù hợp cho trường hợp cọc rất sâu mà các kiểu hạ cọc khác không thể thi công được, thì người ta chọn.
Tôi kể một câu chuyện thế này, lúc làm dự án quốc lộ 1, thì toàn bộ cầu được chọn là cọc khoan nhồi, trong khi cầu bên cạnh toàn cọc đóng. Cái phong trào nhà nhà khoan nhồi, người người khoan nhồi xuất hiện từ những năm 90 của thế ký trước , đặc biệt trong ngành giao thông. Tôi thấy người thiết kế họ ít quan tâm nhiều đến điều kiện kinh tế kỹ thuật (gọi thế cho nó hoành) mà chỉ vì họ thích thế.
Muốn biết nó có ảnh hưởng hay không thì phải đóng thử xem, tính toán xem. Co đưa ra được bằng chứng nào cụ thể rằng đóng cọc cạnh cầu cũ thì làm hỏng cầu cũ đâu? Mà đóng cọc mà làm hỏng cầu thì cũng đập cái cầu đó đi là vưa.
|
hoibmtose005 |
|
|
|
OK cám ơn ông, tôi cũng đã nghĩ là mấy tay Tư vấn thích chơi à la mốt
Còn về sức chịu tải, độ rủi ro, thì sao ? Trên đá phong hóa (lớp đầu đã thành sét), thì cọc đóng và cọc khoan nhồi có chênh nhau lớn ko?
|
mtv_0201 |
|
|
Ngoài việc hạn chế ảnh hưởng đến cầu cũ, bác xem có phải do nguyên nhân từ nền đất không?
- Nếu nền đất quá cứng chắc, ko đóng, ép cọc được thì có khả năng phải sử dụng cọc khoan nhồi
- Nếu nền đất phía trên yếu, sức chịu tải cọc đóng, ép thấp., có thể phải dùng cọc khoan nhồi để cắm vào lớp đá phong hóa.
Có tôii 40 cái cầu cơ mà, địa chất biến đổi nhiều là cái chắc.
|
AlbertDOB |
|
|
Đá phong hóa (wheathered rock) thì thực chất nó là stiff clay thôi, có gì mà rủi ro nhỉ?. Với cọc ngắn như thế này thì sức kháng mũi là chủ yếu, cứ theo tiết diện cọc mà mần thôi. Nếu dùng 5 cọc nhồi so với 15 cọc đóng như ở trên thì đương nhiên sức chịu tải của phương án cọc nhồi to hơn rồi vì nó.....có tổng diện tích mũi lớn hơn cọc đóng mà.
|
JacimtoCogy |
|
|
Uh tôi đang muốn hỏi cách ước lượng. Giả sử lý thuyết cần 3m2 diện tích mũi cọc, tương đương 4 cọc khoan nhồi D1,0m hoặc 19 cọc đóng 40x40.
Thì có khi cái thằng khoan nhồi lại rẻ hơn chăng ?
|
GordonEt |
|
|
Chắc là rẻ hơn rồi, mà cọc đóng thì lại còn có thể đúc tại chỗ. Mấy chỗ đó cọc nhồi người ta cấp bê tông thế nào? Thằng khoan nhồi luôn là thằng đắt tiền nhất.
|
Robertbura |
|
|
Cám ơn ông.
Đây cụ thể đây, ông chém hộ tôi tí,
>
|
noithatap |
|
|
Ôi địa chất thế này thì cư vác cọc ra đóng thôi, đơn giản mà. Đóng đến hết lớp 2 là đảm bảo yêu cầu. Chỉ cần mũi cọc tựa lên lớp 3 là được.
Nhớ kiểm tra cái ổn đỉnh trượt của mái dốc với mố nhé. Ngon thế này mà dùng nhồi nhiếc làm chi.
|
hiepsitayto |
|
|
Có một vấn đề đáng lo ngại: khó có thể đóng cọc qua lớp 1 được. Hỏng hết cọc hoặc không thể xuống được.
|
dutrieu |
|
|
Không sao đâu SPT chỗ này chỉ tầm 17-24, vẫn đóng bình thường.
|
Arshes |
|
|
Sao bác biết 17-24?
Em đóng cọc, thấy cát chặt là rút.
|
Arthumters |
|
|
Trên cái profile nó có ghi kia chú. Với địa chất này mà khoan cọc dùng bentonite có khi lại sập vách.
|
Robertplus |
|
|
Tóm lại là đóng phải không ạ ?
Về rổ giá mà nói, nếu thay thế 5 khoan nhồi D1,0m này bằng 15 cọc 40x40 thì đỡ được khoảng khoảng bao xiền ạ?
|
moaza12vs |
|
|
Đóng đi. Gọi mấy ông phụ đến mà hỏi cho nó đúng với điều kiện thực tế. Khoan nhồi thì có Long Giang, Binh Định, ....., còn cọc thì gọi ông búa đến mà hỏi, cọc được đúc tại công trường bằng trộn BT tay.
|
MattieHek |
|
|
Cái lớp 2 trong mặt cắt bác up, thực ra nó là đá phong hóa chứ chả phải sét cứng nữa. Nếu là phong hóa từ granit thì thường thằng này sẽ ngang với cát hạt thô kết cấu chặt. SPT tôii trên 50 ngay trên bề mặt lớp mách bảo điều này, nên e rằng khó đục cọc qua được lớp này để tôii bề mặt thằng đá bên dưới bằng đóng hoặc ép.
Có thể bọn TV nó ngại ngay cả cái lớp cát sét lẫn lộn sỏi, kết cấu rời rạc nữa bác ạ. Đây chắc là vùng miền núi hoặc trước núi, lớp bồi tích lòng suối thường rất nhốn nháo, lung tung, cuội sỏi có khi toàn tầm cỡ trứng chứ chả đùa. Khoan khảo sát có thể lách hoặc đánh dạt ra được, chứ cọc thì tôi ko biết lách được ko. Đấy là tôi đoán mò thế bác thử kiểm tra mô tả chi tiết từ TL khảo sát xem sao.
|
jinchan |
|
|
Tôi thấy hay là làm móng khối lớn cho đỡ lăn tăn nhỉ, cọc đóng hay khoan nhồi đều khoai củ cả
|
inetryconydot |
|
|
cso thể khoan dẫn ?
|
Arshes |
|
|
Không thể. Bạn phải tìm hiểu khoan dẫn là thế nào đã.
|
xac suat |
|
|
em ko sâu về thi công cọc bác ạ, nên tham khảo các chuyên gia cọc.
Còn ở góc độ thằng khảo sát như tôi thì cứ gặp cuội thì chắc kiến nghị nhồi thôi, gặp vài thấu kính cuội cỡ trứng cút chắc cọc đóng toét hết .
Nên tùy chi tiết địa tầng từng vị trí mà chọn phương án, mấy chục điểm sẽ khác nhau rất nhiều. Cần xem chi tiết mô tả địa chất từng hố khoan. Nếu xuyên được lớp cát lẫn cuội thì cọc đóng chắc chỉ cần tựa vào lớp sét cứng xám xanh N > 50(đá phong hóa) là đủ, vì có muốn tựa xuống bên dưới cũng chả được đâu
phương án móng khối liệu liệu có kinh tế hơn không? vì khối chắc phải khá sâu để tránh xói.
|
Robertplus |
|
|
Người ta vẫn đóng được cọc vào đá phong hóa mạnh và cả phong hóa yếu.
Nếu sợ cái đầu nó toét thì thay cái đầu bình thường bằng các đầu khác sao cho nó không bị ...toét.
|
Freddievaw |
|
|
Nếu mà cuội bằng nắm tay thì sao mà lấy lên được mà biết bác? Tôi nghĩ cuội ở đây bằng ngón tay thì có khả năng nhiều hơn với cả SPT nó cũng bé.
Cái lớp gọi là đá phong hóa kia mà tôi không thấy các mô tả khác đi kèm, như UC, thì nhà tôi mới đoán nó là sét cứng vì nhà tôi cũng làm tham gia một khảo sát thấy anh tôi trường mỏ bẩu là đá phong hóa khi tôi cầm lên thì nó có vẻ là sét cứng (chắc hai cái từ chuyên môn này tương đương), tôi thấy có vẻ người ta sếp sét cứng (stiff clay) với wheathered rock cùng loại với nhau.
Còn phong hóa granite thì nó lại ở lớp 3, mà lớp này thì không cần xuyên qua.
P/S: Chiều dài cọc thì phụ thuộc vào tính toán do tải trọng của cầu....do đó tùy theo tải trọng có thể cọc chưa chắc đã cần thiết đến đỉnh lớp 3. Việc đóng qua SPT>50 là vẫn thực hiện được, nếu cứng quá thì thiết kế cái pile shose bằng thép là được.
|
Vincentpype |
|
|
thế chắc phải dùng cọc thép, chứ thay đầu thì nó sẽ vỡ chỗ khác.
Mà đùa chứ đá granit chứ đâu phải sét hay bột kết, nó mà phong hóa yếu đến vừa thì nó cứng gấp nhiều lần bê tôn thường.
|
MichaelKet |
|
|
Cái lớp 2 nó rõ ràng ghi là stiff clay mà bác?
Nếu granite thì chắc chắn không thể đóng vào đấy rồi, mà như thế thì có khi họ lại phải cần có cái UC.
|
Edwandhext |
|
|
@Bác oanh: đấy là tôi đoán mò vì cái mc cuả bác chủ nó chỉ có thế, không có mô tả chi tiết. Còn cuội nếu có và thằng địa chất làm cẩn thận thì độ sâu này có thể múc lên được và mô tả tương đối cẩn thận trong báo cáo.
cái ranh giới giữa đá phong hóa mạnh và đất nó rất mong manh. Riêng granit do chủ đạo có thạch anh nên khi phong hóa thường còn hạt, cái lớp 2 sét cứng nếu ko phải từ granit bên dưới phong hóa thành thì địa chất ở đây có quy luật phức tạp chứ ko dễ có quy luật chung để kết luận đc. Thường granit phong hóa dở thì đóng spt ko nổi nhưng khoan vẫn đi, thế mới taì. việc kết quả spt chỉ có nhõn 1 phát trên chốc là đáng ngờ, tôi nghi là nó vẫn từ granit mà thành. Nếu có phân tích hạt ra toàn sét thì tin cậy hon.
|
profilmuoinam15 |
|
|
nếu mặt cắt bác chủ đưa mà phản ánh đúng và đại diện thì tôi cũng theo phương án nhét cọc vào sét cứng của bác ngay và luôn.
Cơ bản là bác chủ bẩu đã có phương án cọc nhồi đâm ra tôi đặt câu nghi ngờ với điều kiện địa chất. làm địa chất mà cứ đi nghi ngờ tài liệu địa chất là khổ tâm lắm bác ạ
|
Marcunst |
|
|
Nếu chủ thớt muốn trả lời được câu hỏi liệu ảnh hưởng do chấn động khi đóng cọc có làm hư hỏng cầu cũ hay không thì liên hệ với tôi. Tôi đo được chấn động và xác định được mức độ ảnh hưởng của nó đến công trình lân cận và ....có biện pháp hạn chế, ngăn chặn được chấn động đến công trình lân cận.
|
mtv_0201 |
|
|
Cám ơn các bác đã tham gia ý kiến. Tôi đã mở mang ra rất nhiều mà không mất công mò ra tận công trường
Em mới có bản vẽ bố trí chung, khi nào nhận được hồ sơ khảo sát địa chất chi tiết sẽ post lên để anh tôi chém tiếp.
@thầy Ngọc: Thầy biết thì chia sẻ đi, Thật ra tôi chưa nhận được thuyết minh nên ko biết TVTK có để ý vấn đề này không (em dự là không). Để mấy hôm nữa hỏi, nếu ko trả lời được tôi sẽ xúi gặp thầy nhé,
|
con voi con |
|
|
Chia sẻ cái gì nữa ?
Tôi phải đo chấn động xong rồi thì mới làm các việc tiếp theo được.
|
trannguyen1602 |
|
|
Mà việc đo chấn động thì nghe người ta bảo rằng nó cần có TIỀN
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Chỉ cần có NHIỀU TIỀN chứ chằng cần có TIỀN thì vẫn đo được chấn động. Bao gồm thiết bị, công đo, vận chuyển, thuế....
|
MichaelKl |
|
|
Thầy ơi không cần đến súng săn voi để bắn ruồi đâu ạ. Có mấy cái cầu bê tông nhịp giản đơn cũ rích, bé tẹo (70% nhịp <15m), tư vấn thậm chí còn không thèm thăm dò xem kết cấu móng cũ loại gì
Do số lượng mố trụ nhiều nên tôi đang tìm giải pháp tối ưu,
|
EduardoMn |
|
|
Bác nói "cọc" tức là cọc đóng, và chỉ cần đóng đến giữa lớp 2 là OK phải ko?
|
Roberter |
|
|
vâng, ý tôi là thế, vì tôi vẫn quan ngại không đóng qua được lớp này >
chờ xem trụ khoan địa chất chi tiết của bác
|
thanhthanh |
|