Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi
thưa các thầy cô , cùng các bậc tiền bối , các đồng nghiệp và các tôi sinh viên!
Tôi có một thắc mắc rất lớn về vấn đề lấy lực truyền xuống móng để tính MÓng .
Một bài thực tế và ví dụ Như sau :
đề bài cho là :
+ Một toàn nhà có 20 Tầng , diện tích bxh=41x39 gần như vuông .
+Tính toán và tổ hợp tải trọng , Nhà này chỉ xét GIó , không xét tôii động đất .
+ nhà này ở quận 7 TP HCM ( khu vực II-A , thuộc vùng B)
+ chiều cao tầng là 3 mét , độ cao nhà khoảng 62 mét .
+ công trình tính toán bằng chương trình etabs 9.04
Câu hỏi đặt ra là : Hệ vách và lõi thang máy và thang Bộ sẽ chung 1 đài móng ; Giả thuyết rằng móng là tuyệt đối cứng . như vậy Khi tính toán móng , thì lực gồm có N,Q,M sẽ lấy như thế nào ?????
Đơn Vị Tư Vấn Thiết Kế Tính Toán như sau :
tính toán với trường hợp BAO=envel(com1 + com2----comi ----comn)
Bao là tổ hợp bao cho toàn tổ hợp khác .
Tại Chân hệ vách lõi tiếp xúc với tầng BASE trong etabs là 2 điểm cho mỗi vách ( tức là vách không mesh )
như vậy dơn vị tư vấn này chọn các điểm của hệ vách để xuất phản lực các điểm . Ví dụ hệ vách có n điểm tiếp xúc với BASE .
Phản lực n điểm cho ra Nn , Mn , Qn
vì thế khi xem là móng cứng thì quy tất cả phản lực về TÂm móng để tính toán phản lực đầu cọc như sau :
N = sum ( N1+N2-----Ni+----Nn)
với N là tồng lực đứng của toàn bộ hệ lõi vách như đã nói trên
MX= sum(Mx1+Mx2-----Mxi-----Mxn)
và Mxi là mô men cục bộ của điểm i theo phương x
với Mx là mô men toàn bộ của hệ lõi vách theo phương X
My= sum(My1+My2-----Myi-----Myn)
và Mxi là mô men cục bộ của điểm i theo phương x
với My là mô men toàn bộ của hệ lõi vách theo phương X
từ đó có N , Mx, My và đem lực này đi tính móng cho hệ lõi .
và tất nhiên khi Cộng các giá trị này LẠI , vì lấy theo tổ hợp BAO có giá trị Max và Min . Đơn vị tư vấn này cộng theo giá trị MAx , và giá trị Min , sau đó lấy cái nào có giá trị tuyệt đối là lớn nhất
Mong mọi người xem xét để biết là đơn vị này tính đúng hay sai .
chân thành cảm ơn
Có 68 câu trả lời!!
|
|
|
Tôi có một chút nhận xét nhanh như sau:
- giả thiết như đài móng tuyệt đối cứng, có thể tổng hợp nội lực như vậy để tính áp lực lên đầu cọc tuy nhiên dùng tổ hợp bao là không đúng mà phải xét cho từng tổ hợp riêng biệt, vấn đề đặt ra là với cách tính này tôi chưa rõ làm sao lấy được nội lực để thiết kế thép trong đài?
- theo tôi sẽ đúng nếu lấy giá trị phản lực chân vách (nên mesh vì sẽ chính xác hơn) theo từng tổ hợp, sau đó đưa vào một phần mềm khác như safe chẳng hạn xử lý bài toán móng mềm với sơ đồ tải từ trên xuống. Khi đó vừa tính đúng được áp lực đầu cọc, vừa lấy được nội lực thiết kế đài...
|
lightzar |
|
|
tôi thấy sai là chổ này: Khi bạn lấy các mômen như vậy là thiếu , Vì bạn phải dời lực dọc trogn từng vách về tâm sinh ra 1 mômen rất lớn . Vì tâm MÓng của bạn trùng với tâm HỆ lõi nhưng các lực dọc trong các vách sẽ khác nhau khi chịu gió hay động đất , bạn sẽ thiếu mất MOMEN dời lực từ tâm các vách về tâm MÓNG
thứ 2 bạn có nghĩ rằng 1 thanh conson có 1 lực ngang ở đầu thì Mô men tổng cộng là P*l vậy phản lực của côn sôn tại móng là M=-P*l Như vậy bạn phải tính móng chịu toàn bộ mô men M này
nhưgn nếu bạn lấy mômen cục bộ tại từng điểm của vách , THì thiếu
thường xem Hệ vách lõi là 1 pier , gán cho nó 1 pier , sau đó nó sẽ cho ra lực M,N,Q tại tâm hệ vách và dưới chân vách ; VẬy phản lực phải bằng lực của pier mới cân bằng . Như vậy bạn làm như cách của cty này là thiếu .
Còn lấy theo tổ hợp bao thì chết , Lực dọc quá lớn , Nhưng lấy mômen kiểu này thì Mômen Quá bé
|
240315 |
|
|
Việc thiết kế như thế cũng ok.
1 phương pháp hiệu quả hơn (hệ số an toàn cao hơn) là lấy lực truyền xuống và tách móng tính và bố trí cốt thép theo phương pháp dàn ảo.
vì theo tc mỹ đây là vùng Discontinuty Region, vùng đột biến. tuy nhiên cũng có vài nhược điểm.
|
ArthurGip |
|
|
thế thì tìm cách lấy ứng suất truyền xuống (xem như mesh vô số). vì nội lực là hợp lực của ứng suất
|
hoahuongduong |
|
|
tính toán tổ hợp nào là 1 chuyện ; vấn đề lấy phản lực cho đugn1 mới quan trọng là đề tài tôi muốn hỏi các anh tôi
please!!!
|
trannguyen1602 |
|
|
Không biết xu hướng thiết kế nhà Hải Phòng hiện nay thế nào nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà. Nên chọn phong cách thiết kế hiện đại hay tân cổ điển. |
Luckyman
|
|
|
làm vậy hơi lâu
MÌnh xem nó là 1 pier ; cho ra M,N,Q và tính móng ; Tất yếu tính kiểu gì phản lực phải cân bằng với lực pier , Cường đồng ý chứ
|
arthomeviet |
|
|
1. Thứ nhất nếu lấy bao cho lực dọc là không đúng. Vì trong tổ hợp bao giá trị max và min của lực dọc (bạn đề ra ví dụ là 2 nút chân vách nhưng thực tế sẽ nhiều hơn) của các điểm nút này có thể sẽ thuộc nhiều trường hợp tải khác nhau. Và tương tự các giá trị nội lực khác cũng thế.------>Quá thiên về an toàn vì dùng các giá trị max và min không cùng suất hiện 1 lúc.
2. Đơn vị tư vấn kia cộng đại số cho lực dọc không thôi mà không qui về trọng tâm của đài móng sẽ là chưa đúng vì tổng lực dọc dịch chuyển về trọng tâm đài móng sẽ phát sinh moment.
3. Cách đúng là cánh tính ra N, Mx, My...cho từng trường hợp tải rồi sau đó mới tổ hợp để có Nmax-Mtu, Nmin-Mtu và Mmax-Ntu...để tính cho đài móng.
|
Danielpr |
|
|
OK, đúng rồi, kể cả giả thiết tuyệt đối cứng thì cũng phải cộng cả mô men do rời lực dọc vào tâm, tôi nhận xét thiếu.
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
cái này chỉ có chia càng nhỏ càng chính xác. mức độ chính xác thế nào còn tùy trường hợp cụ thể. tôi nghĩ khó mà đưa ra con số mesh như thế nào là hợp lý, sai số bao nhiêu thì chấp nhận được. phản lực cọc thay đổi khi ta mesh khác mà. cái vấn đề này nhiều bác thiết kế cũng ko rõ ràng và áp đặt
Có chương trình nào có thể truyền ứng suất xuống ko???? có anh tôi nào biết???
|
KennethOt |
|
|
dù mesh hay không mesh ; trong 1 trường hợp tổ hợp tải cụ thể ; Lực pier của vách phải cân bằng với phản lực . Tôi sẽ ví dụ minh họa như sau :
|
terrydoa |
|
|
thì tất nhiên phải cân bằng lực. đó là điều tất yếu của kết cấu.
|
profiltam |
|
|
ta nhận xét như sau :
M của pier =60000
vậy mômen phản lực như sau :
M tập trung là 739.27; 739.27 ; 833.16 ; 833.16
Như vậy nếu là theo đơn vị tư vấn thì Mômen phản lực chỉ có :
M=sum(739.27; 739.27 ; 833.16 ; 833.16 ) =-3144.86
trong khi PIer = 60000 lớn gấp mấy lần , sẽ rất nghiêm trọng
sau đây sẽ chứng minh phương pháp dời lực phải có mômen như sau
=3*6737.93-2737.93*9+2737.93*3-6737.93*9-2*833.16-2*739.27=-60000
vậy phương pháp dời lực và cộng mô men tập trung là tất yếu và được chứng minh không chối cải vào đâu được
|
muaxanh |
|
|
từ ví dụ này cũng chứng minh rằng chia hay không chi vẫn phải cân bằng . Có điều là người nào tính toán mà lấy phản lực như công ty KIA thì khi càng chia càng sai , không chia cũng sai .....
|
EduardoMn |
|
|
ok ! nhưng mà tính cho từng trường hợp tải thì quá lâu ; mà phải tính cho từng combo nghĩa là từng trường hợp tổ hợp tải
|
deptrainhatnha |
|
|
Qua thuyết minh và trao đổi trực tiếp với bạn ksminh, tôi thấy đơn vị Tư vấn trên đã làm chưa đúng ở một số điểm:
1. Lấy biểu đồ bao để tính, thiên về quá an toàn, lãng phí. Cần tính theo từng tổ hợp riêng.
2. Không nên lây tâm hình học của Hệ vách, cột bên trên để làm điểm tâm của hệ cọc bên dưới mà phải là tâm trọng lực của cả hệ. Nếu lấy tâm hình học mà không phải là tâm lực thì sẽ phát sinh mô men phụ do chuyển lực dọc về vị trí tâm hình học đó, dẫn đến thành đài cọc làm việc lệch tâm. Khi đó sẽ bị tốn thêm cọc để chịu thêm các Mô men lệch tâm này. Trong khi chỉ cần dịch tâm hệ cọc cho đúng vị trí tâm lực của hệ bên trên, ta sẽ tiết kiệm được các cọc này.
Tuy nhiên, tâm lực dọc của mỗi tổ hợp sẽ khác nhau, Kinh nghiệm của Tôi là lấy tâm lực của Tổ hợp tĩnh tải+hoạt tải làm vị trí chuẩn. Các trường hợp tải còn lại sẽ được tính theo điểm tâm này và phải kể đến mômen lệch tâm phát sinh do chuyển lực dọc ở các trường hợp tổ hợp còn lại.
Bạn Minh hãy tự tin trao đổi với chủ trì kết cấu của đơn vị thiết kế để họ xem lại và mời họ vào xem các ý kiến của các bạn khác.
|
dudung |
|
|
so sánh kết quả cho ra từ pier và cho ra từ phản lực
Mô men sẽ khác xa hoàn toàn , và lực dọc lại cũng chẳng giống nhau
vì thế điều này cũng chưng minh dù lấy lực từ pier hay phản lực chân cột theo point không được dùng bao .
thứ 2 là pier sẽ dời lực dọc của các vách về tâm tiết diện ; còn phản lực chỉ cho mômen tập trung ; nếu cộng lại thuần túy như thế sẽ thiếu mômen phụ sinh ra do dời lực
|
checkerso1 |
|
|
sau đây là vị trí tâm tiết diện và tâm cọc gần như trùng nhau ; TAM hình học do PIER cho ra cũng gần nhau :
|
GeraldKr |
|
|
Không lâu đâu bạn. Bọn nước ngoài chúng nó cũng làm từng trường hợp tải đó bạn. Tổ hợp bao có vẽ có ý nghĩa khi tính dầm thôi bạn. Bọn chúng nó còn tính đến từng cái neo thép, từng con bulông ....và rất nhiều các thứ chi li khác đó bạn.
NC. Oanh
|
controlledpills |
|
|
tâm lực là cân bằng mô men . Tại cái tâm đó ; khi tính tổng mô men tại tâm đó sẽ bằng 0.
CÁCh xác định tâm này dựa vào sức bền vật liệu ; nhưng nghe anh HUY nói là có thể xác định từ MÁY . mà tôi chưa tìm ra , anh Huy có thể chỉ cách tìm tâm lực từ phần mềm etabs cho anh tôi HỌc Hỏi .
Khi xác định tâm Lực của COMBO1 =(TT+HT) , thì tại đó chỉ có lực dọc tác dụng ; không có Mô men ; chỉ riêng cho trường hợp COMBO1 này thôi ;nhưng nếu NHà gần như đối xứng ; và hoạt tải chất đầy . Thì tâm lực trong trường hợp này Trùng với tâm Hình học ( cái này lý tưởng thôi ) Nhưng khi các combo khác sẽ làm cho tâm lực sẽ thay đổi . Tức ra ta có 4 combo cần tính toán ; thì sẽ cho 4 tâm lực khác nhau . Như vậy bố trí cọc kiểu gì thì giả sử combo a có mômen sẽ cân bằng( tổng M=0) nhưng combo b thì so với tâm lực của combo a là lệch tâm ; vậy ta phải xét đến độ lệch tâm này . Như công trình tôi ví dụ ở trên ; Combo a có lực dọc tính theo pier khoảng 8200 (T) và mô men là 7560 (Tm) thì tâm lực sẽ cách tâm tiết diện là 7560/8200 =0.92 (m) ( chưa kể mômen theo phương kia nữa . Thì độ lệch tâm lúc này phát sinh 1 mômen phụ do combo b sinh ra (combo b có N=7750 T) thì M phụ = 7750*0.92 =7131 (TM). cho nên chỉ cần lệch khoảng 0.1 mét trở lên là mô men đã là khổng lồ rồi; mà khi tính toán thường bố trí tâm tiết diện hệ vách trùng tâm cọc rồi từ đó tính mômen lệch tâm
|
ngoctrinh |
|
|
ý của tôi là tình toán từng combo một ; mà trogn combo có TT+HT và gió xuất hiện đồng thời , Chứ mà tính ra bao nhiêu cọc cho từng trường hợp tải ; rồi sau đó COMBO cho các trường hợp tải thì không khả thi . Còn COMBO -BAO thì không thể làm được vì sẽ SAI về cơ bản
|
CharlesEn |
|
|
Đây là phương pháp tính tìm TÂm Cân Bằng Mô Men
|
Alegowasea |
|
|
Em cũng mạo muôi có thêm ý kiến như này:
- Đúng là đơn vị thiết kế cộng đại số mà không kể đến mômen do do việc chuyển lực dọc về tâm của khối móng là không đúng. Với 1 lực dọc của công trình 20 tầng cũng ko fai là nhỏ, dù chỉ 1 cm thôi thì nó cũng sinh ra momen cũng tương đối rồi.
- Thứ 2 là sử dụng tổ hợp bao để tính móng là sai lầm ko được phép. Đó ko phải là tổ hợp nguy hiểm nhất. Nếu dùng tổ hợp bao, thì chuyển vị tương đối giữa các móng chưa chắc đã nguy hiểm(vấn đề này thì đúng là khá nguy hiểm vì 2 móng gần nhau mà lún lệch quá thì ko biết ra sao nhỉ- cái này e chưa thấy đơn vị thiết kế nào kiểm tra thì phải?)
- Bác Minh đã làm hẳn 1 bài tính so sánh giữa 2 kết quả của việc cộng đại số và viẹc lực đưa về tâm hình học thì đã khá đủ cơ sở để gặp bên thiết kế rồi....
Chúc bác mai gặp bên thiết kế thành công....
|
DanielEi |
|
|
Riêng về tính móng mà dùng tổ hợp bao là sai bét nhè rồi>, tôi mà thẫm định ct này là trả lại cho chủ đầu tư ngay
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Chào bác.
Em k nói về cái sai theo cách làm của DVTV kia nữa, vì các anh chị trên nói hết rùi
Còn vấn đề lấy nội lực để tính móng cho hệ vách, tôi đã thắc mắc vấn đề này lâu rồi. Đó là sự khác biệt khi lấy nội lực là thanh Pier, và khi lấy nội lực theo phản lực của Points.
Với thanh Pier: lực dọc nhỏ, và mômen lớn
Theo phản lực Poitns: Tổng lực dọc lớn, và tổng mômen nhỏ (khi quy về 1 điểm)
Vấn đề ở chỗ khi ta lấy nội lực theo điểm, ví dụ 1 thanh Pier có 2 điểm, thì chương trình sẽ quy hết lực dọc và mômen của thanh Pier này về 2 điểm, thế là mômen cũng tham gia vào làm tăng cái lực dọc của point.
Thế là 2 cách làm ra 2 kết quả khác nhau, dù cùng 1 tải trọng. Nó gây ra cách bố trí vị trị cọc rất khác nhau
Em vẫn thắc mắc chỗ này. Mong các bác giải thích giùm.
|
AnthonyGape |
|
|
ví dụ trên tôi đã so sánh về phản lực 2 point dưới chân vách và lực do pier là cân bằng nhau ; tức là bằng nhau . Nhưng chương trình không dồn hết 100% mômen về 2 điểm mà nó chỉ dồn lực dọc về 2 điểm là 100% thôi , Nhưng chỉ lá 1 trường hợp combo cụ thể ; nó không đúng cho trường hợp combo là BAO . Tại sao lại không truyền 100% momen về 2 điểm là vì phần mềm xem vách cứng tuyệt đối 1 phần ; Khoảng cách giữa 2 point có kích thước cũng không nhỏ nên sẽ có biến dạng trong vách . và nó sẽ chống xoay cục bộ tại 2 point đó nếu bạn khai BÁo là NGÀm thì nó phát sinh Mô men tập trugn tại đó . Khi mà nó xoay cục bộ tại 2 point đó thì nó sẽ không xoay nữa và lúc đó mômen còn lại chuyển về lực dọc và tất nhiên sẽ dời lực có mômen .
Còn giả sử là Cột . Point tiếp xúc với tầng BASE trogn etabs là 1 điểm , thì nó truyền tất cả 100% về điểm đó cả mômen và lực dọc .
Điều này cũng CHứng Minh 1 Điều là Khi tính toán cần phải Mesh chân vách ( mesh thật chứ không mesh auto ; vì cái này đã tranh luận trên diễn đàn cách đây cũng khá lâu ) để cho việc phân phối phản lực chính xác xuống móng . Vì thực tế Vách NGàm hoàn toàn vào MÓNG chứ đâu có NGÀm vào 2 POINT đâu mà không mesh .
|
Stevennefs |
|
|
Đồng ý với bác.
Nhưng bác vẫn chưa vẫn chưa nói j về việc khác nhau khi bố trí cọc khi lấy nội lực theo 2 cách này. Dù là chỉ chuyển qua lại giữa M và P.
|
jinchan |
|
|
Cách làm theo kinh nghiệm bản thân :
Mômen chủ yếu là từ sự lệch tâm của điểm đặt lực dọc, còn các mômen có từ các tổ hợp thông thường bé. Từ đó, mò dần cách bố trí cọc sao cho phản lực đầu cọc cân bằng nhất có thể cho các trường hợp tổ hợp khác nhau. Cách làm nhanh nhất và chọn đứng tổ hợp nguy hiểm nhất thông thường là (Nmax, Mtu), mò cách bố trí cọc thì như bác Huy đã nói là xong, bố trí xong chọn 1 tổ hợp nào đó có Mmax(Mmin) kiểm tra lại là được. Thông thường, nên lấy phản lực đầu cọc =Pmax tính cho an toàn và nhanh chóng đối với đài móng. Lưu ý, kiểm tra thép lớp trên của đài do cọc chọc ngược lên.
|
thanhthuonghm |
|
|
Tôi ko hiểu lắm bạn giải thích rõ hơn được ko???
|
tieu sao |
|
|
ôi trời !
Khi có lực M,Q,N chính xác , thì việc bố trí cọc là bài toán tính móng thông thường rôi còn hỏi gì nữa .
Phương pháp tính như công ty kia cho M thiếu mà lực dọc thì quá nhiều .
Tính toán cho n tổ hợp tải là phương án chính xác nhất
Cách tính toán tạm chấp nhận và hiện tại rất nhiều công ty Miền Nam làm , còn ngoài Bắc thì không rõ như sau :
+ Chia mesh vách dười chân vách
+ vào etabs export qua SAfe
+vẽ đài móng vào và bố trí các point ( tượng trưng mỗi cọc) và khai báo đặc tính là spring
+Cho nó chạy rồi quan sát biến dạng ở combo1 ( tt+ht)
+Nếu mà phản lực chưa ok , Chổ thì lớn chổ thì nhỏ thì phải bố trí lại
đến khi nào phản lực tương đối đều thì stop
+ sau đó kiểm tra các combo còn lại .
sau đó ok rồi thì tính thép cho đài móng từ safe luôn
|
Donaldsor |
|
|
Tại sao ta không bố trí sơ bộ cọc rồi cho đài bởi 1 phần tử shell có độ dày = độ dày của đài. Gán cho mỗi vị trí cọc 1 cái gối cố định (hoặc lò xo nếu ta chịu khó phân tích tất cả các móng). Cho chương trình chạy, các bác sẽ thấy lực truyền xuống mỗi đầu cọc trong mọi tổ hợp. Khi đó tính đài là việc dễ dàng.
|
noithatchangson |
|
|
Cám ơn các bác đã bàn luận rất hay, tuy nhiên tôi có vài thắc mắc nhỏ xin các bác giải đáp hộ:
- Liệu có thể coi đài thang máy là cứng tuyệt đối (như vậy chiều cao đài phải rất lớn). Nếu không coi là tuyệt đối cứng thì phải mô hình hóa hệ đài-cọc ra sao cho chính xác ?
- Tính toán chọc thủng cho đài như thế nào trong trường hợp không thể coi đài là chỉ chịu cắt (khi đài vừa chịu mômen và lực cắt tương đối lớn)?
|
delta deus |
|
|
Theo như tôi hiểu thì ý của bác Minh là xem cọc như các gối tựa đàn hồi, bước đầu tiên khi lập mô hình thì gán cọc với một giá trị spring nào đó, sau khi giải được kết quả thì dựa vào độ lún của đài mà điều chỉnh giá trị spring của cọc sao cho độ lún của đài phù hợp với độ lún của đài khi tính toán dựa theo tài liệu khảo sát địa chất.
Còn việc bố trí lại khi phản lực ko đều chắc là bố trí lại cọc trong đài sao cho phản lực đầu cọc trong đài không chênh nhau nhiều.
Không biết các ý trên có phải như ý bác Minh muốn nói mà bác Ninh chưa rõ?
|
ngoctrinh |
|
|
Chán bác!!>
Có M, N, Q ngon trét rồi thì chỉ việc tính toán mà bố trí. e k nói vấn đề đấy!!
Ý tôi là 2 cách làm e nói trên, ra 2 trường hợp nội lực ở chân vách khác nhau, dẫn đến bố trí cọc khác nhau.( Ở đây là tính tay theo pp thông thường, k Safe .. j cả)
Thì các bác giải quyết thế nào??
(Hix, hình như ở đây k ai có cùng thắc mắc>)
|
AlbertgeK |
|
|
Tôi đã thử nhiều, và thấy sau khi có kết quả chạy:
K ~ P/S (T/m)...
Với P là áp lực đầu cọc, T
S là chuyển vị cọc, m
Như vậy là với K bằng bao nhiêu, thì quan hệ giữa P và S cũng chẳng khác gì, các bác cho K lớn hơn thì P hầu như k đổi, chỉ có S là giảm đi nhiều..
Việc lún thực của cọc khi làm việc là bao nhiêu thì hơi khó khăn cho điều kiện VN hiện nay
Như vậy việc gán cho cọc 1 giá trị Spring là khá mơ hồ
Còn việc anh Minh nói bố trí cọc để phản lực đầu cọc đều nhau theo ý tôi là xét đến tính hợp lý về chịu lực, dẫn đến giảm số lượng cọc thui.
Mong ý kiến của các anh.
|
hoahuongduong |
|
|
hai cách nào ???/ tôi không hiểu ý chú thế nào ? Không có kết cấu nào mà cho kết quả theo 2 cách khác nhau ; chỉ cho cách nào tính toán một là tiếc kiệm hai là phí ba là sập nhà thôi .>
|
truongtiengka |
|
|
không mơ hồ chút nào . Chỉ vì tôi đã hiểu được tôii đâu thôi
|
puma12 43 |
|
|
Xin cùng bàn luận với các bác về vấn đề trên
Thực ra công trình về sự làm việc theo đúng bản chất của nó là làm việc chung cả công trình, móng và nền cùng một lúc. Nhưng do thói quen nên khi dò tìm cách bố trí hệ kết cấu và kích thước của các cấu kiện chịu lực bên trên chúng ta chưa nghĩ tôii móng, sau đó mới tìm cách chuyển nội lực từ trên xuống để thiết kế riêng phần đài móng. Từ đó mới nãy sinh ra là nên truyền xuống thế nào?... để xác định lực dồn xuống đầu cọc, để tính ứng suất và cốt thép trong đài bè móng!
Cách dùng pier của Etabs chẳng qua là mẹo để gom nội lực tại chân của vách và cột được gộp một cách chủ quan khi định nghĩa pier label mà thôi, và cách này cũng chỉ dùng được với etabs mà thôi
Theo tôi thấy thì ban đầu chúng ta có thể dùng bất kỳ một trong các cách các bác đã đưa ra để tính toán sơ bộ, rút ra số lượng cọc và cách bố trí cọc. sau đó thực hiện bài toàn kiểm tra bằng cách xuất bản móng sàn safe, gắn các liên kết lò xo (có được nhờ phân tích kết quả nén tĩnh) và phân tích toàn bộ hệ thống để có được lực trong các cọc và bản móng. thậm chí có thể vẽ luôn đài cọc, các đoạn đầu cọc bằng phần tử column dài khoảng 1 m, ở chân gắn lò xo đàn hồi, khi chạy sẽ có được lực trong các cọc ngay. Muốn khai báo đài cọc là tuyệt đối cứng thì gắn cho các nút đầu cọc cái constrain nữa.
Tất nhiên khi chạy kiểm tra có thể thấy phương án hợp lý hay chưa hợp lý, sẽ dần điều chỉnh lại. Cái chính là việc vẽ chung phần thân, đài cọc và cọc sẽ bớt đi vấn đề tranh luận cách truyền lực từ trên xuống móng như thế nào.
Mong các bác trao đổi thêm.
|
profiltam |
|
|
|
moaza12vs |
|
|
Nếu nhìn nhận về lực đúng , thì phải tìm mọi cách làm sao 2 cách của bác chỉ là một . trường hợp lấy nội lực từ pier chính xác . còn cách lấy phản lực như kiểu của bác là thiếu mômen dời lực . và sai cơ bản về bài toán vật lý khi lấy tổ hợp bao . Vì chẳng có trường hợp nào sảy ra với công trình như trường hợp bao .
|
Robertplus |
|
|
Hi. Bác đã biết e lấy nội lực thế nào đâu
Rùi. Có thể k ai gặp vđề như e, nên có thể e sai.-> Xem lại!!
|
thanhthuonghm |
|
|
Em đồng ý với bác. Bh hầu hết các kỹ sư nhà tôi sử dụng Etabs và Safe để tính móng và cọc. Bản thân e cũng thế thôi, nhưng nhiều lúc tăn về kết quả lắm. Thứ nhất là bản thân công thức K=P/S, phản lực đầu cọc k phụ thuộc nhiều vào giá trị K. Thứ hai là khi nào đài cọc coi là cứng, khi nào là mềm???...
Nên nhiều khi tôi muốn kiểm chứng bằng pp tính tay cổ điển thôi. nên mới gặp phải cái vđề như trên >
|
ArthurGip |
|
|
Về quan hệ K=P/S nếu bạn nghiên cứu hồ sơ nén tĩnh sẽ thấy trong đa số (có thể nói là tất cả) trường hợp thì với tải trọng thật truyền xuống đầu cọc đều chưa bằng 1/2 tải phá hoại nền đất (vì tiêu chí thiết kế hệ cọc của ta là phải thỏa lực nén xuống đầu cọc nhỏ hơn sức mang tỉa tính toán của cọc), do vậy có thể xem như vơi mức độ tải trọngt thật đó quan hệ P/S là tuyến tính. Từ đó đa số trường hợp có thể thay cọc bằng lò xo tuyến tính với độ cứng khá lớn, Vây không sợ việc dùng lò xo là không có cơ sở đâu.
Thường để đảm bảo điều kiện chống chọc thủng đài cọc thì chiều cao đài khá lớn, hàm lượng thép trong đài không nhiều, nên độ cứng của đài có thể xem như độ cứng của phần bê tông bản thân đài. nếu đài bè thì dùng phần tử shell là được, nếu đài đơn thì dùng solid hay shell có gắn constraint.
|
Robertvove |
|
|
theo tôi có thể dùng section cuts để dồn các lực ở các điểm dưới chân thang máy về 1 điểm, từ điểm này tìm ra tâm lực (theo phương trình cân bằng mômen cân bằng mômen)
|
Charlesquew |
|
|
Cách này cũng là một cách , nhưng không phải lúc nào cũng thành công . CÓ lẽ tôi không biết làm hay làm không chính xác mà nó vẫn không show nội lực section cut được . Dùng pier vẫn có thể gom được cho cả phần tử wall và frame . nếu muốn tính móng cho cả cột lẫn vách.
NHược điểm của section cut . là định vị tâm mà nó cần gom lại . Nhưng có auto thì nó có thể tự động tìm tâm hình học chứ không phải tâm lực
|
noithatchangson |
|
|
Đối với đài móng quan niệm tuyệt đối cứng thì cách này tương đối chính xác
Cách lấy nội lực trong section cuts như sau:
|
Happyspringla2007 |
|
|
Tôi có 1 ý kiến bổ sung là, đối với các đài lớn, nhất là các đài dưới lõi vách, việc tính toán đài cứng coi như tuyệt đối xem chừng độ chính xác không cao. Lý luận là: độ cứng của đài so với kích thước hình học và độ lớn của tải trọng không thể xem là cứng tuyệt đối nữa, lực sẽ đi theo đường ngắn nhất nghĩa là các cọc ngay đưới lõi vách, phản lực lớn hơn rất nhiều so với cọc biên ( so với cách tính thông thường), đặc biệt đứng cho các tổ hợp có momen lớn.
Xin bàn cùng mọi người.
|
BarbaraEr |
|
|
Trích:
Kinh nghiệm của anh rất hay. tôi nghĩ nó xuất phát từ nguyên tắc làm việc của tải trọng dài hạn và tải trọng tạm thời.
|
cái này theo cách nghĩ của tôi là: ĐÁNH XONG THẰNG KHỎE RỒI THÌ CÒN NGẠI GÌ MẤY THẰNG LIU RIU > >.
|
Alegowasea |
|
|
chính xác . xem đài tuyệt đối cứng thì cọc biên tiêu hết . nhưng tinh toán đài mềm thì chưa chắc cọc biên là lớn nhất
|
hoibmtose005 |
|
|
tôi có một vấn đề muốn tham khảo ý kiến của các bác!
trong quá trình xác định hệ số đất nền k=Qa/0.1Sgh
dể gán liên kết cho các đầu cọc khi tính móng cho vách cầu thang là đúng hay sai vây? vì tôi con ngi ngờ quá
tôi thấy đơn vị này làm chưa chính xác lám
|
muadem116 |
|
|
độ lún lấy 0.1Sgh là kinh nghiệm thôi . thực tế dự vào thí nghiệm nén thử tĩnh sẽ cho Kcoc chính xác
|
viet toan 12 |
|
|
Thấy các bác bàn luận sôi nổi quá, tôi cũng xin đóng góp một tí:
- Về vấn đề lấy nội lực để tính móng cho hệ lõi theo bạn L_C_H là ok rùi, tuy nhiên các bác nên chia nhỏ vách ra theo chiều cao (<=1m thì tốt) khi tạo group các bác chọn các phần tử vách phía dưới thôi nhé ( Kết quả thế nào các bác tự kiểm chứng.
- Về vấn đề K cọc: công thức K=Pc/Sc không ai cãi cả tuy nhiên khi mô hình tính toán cọc là các gối lò xo thì :
Pc là tải trong nén tiêu chuẩn trên đài cọc.
Sc là độ lún của móng cọc (ở đây là móng khối quy ước các bác nhé)
như vậy là :
Trong một đài Kc là như nhau: Kc=K/n (n là số cọc,K tính như ở trên).
Các đài khác nhau Kc là khác nhau (vì Pc,Sc chưa chắc giống nhau)
(Vấn đề ở đây là độ lún của cọc khi thí nghiệm # độ lún của móng cọc).
Tuy nhiên nếu chỉ để tính móng và đài thì các bác có thể lấy Kc theo thí nghiệm nén tĩnh bằng cách tra trên biểu đồ thí nghiệm (P~S)để có Sc ứng với tải trọng tiêu chuẩn Pc tính toán mà đài cọc phải chịu.(vì thực tê K có thay đổi một chút thì KQ chẳng thay đổi là bao các bác ah!)
Tôi chuyển nghề rồi nên có gì các bác bỏ qua nhé.
|
sieunhangiambeo |
|
|
tôi đã tính nhiều về nền móng . Nhận thấy một điều là . phản lực tại gối tựa lò xo có thể thay đổi rất ít khi độ cứng lò xo thay đổi lớn . Nhưng nếu thay đổi quá 30% thì lúc đó phản lực sẽ thay đổi nhiều . Và một điều nữa .nếu đài móng không đủ cứng thì có thể nội lực trong đài sẽ thay đổi nhiều . Vì lúc này đài móng giống như móng mềm nằm trên lớp đất có cọc . Nếu độ lún các cọc =0 thì đài làm việc như sàn với các cột là cọc ( sàn nấm) Nhưng độ lún của cọc có thể sãy ra . Nếu lún đều thì đài sẽ bị uốn do phân phối lực bên trên . nhưng chủ yếu giữa đài . Nếu lún không đều . đài mềm có thể uốn do lún lệch . Sợ nhất là 50% lún , 50% không lún phân rạch làm 2 => bị gãy làm đôi . Nên nhiều lúc thiết kế đài có thể là lớn chống chọc thũng nhưng còn chú ý có thể lún lệch
|
thanhtruc |
|
|
thưa các bậc tiền bối cùng các bạn.
tôi đang nghiên cứu cách tính đài móng thang máy nhưng không có tài liệu tham khảo.các bậc tiền bối cùng các bạn ai co thì cho tôi xin nhé!cảm ơn mọi người nhiều.
|
arthomeviet |
|
|
hãy đọc hết topic này thì sẽ hiểu thôi > tài liệu thì thực chất chẳng có ngoài tiêu chuẩn tính móng cọc Kết hợp một vài phần mềm tính theo FEM thì sẽ có kết quả mong muốn
|
GeorgeEr |
|
|
Điều này đúng với tầng 1 trở lên, con base thì không thể được. Như vậy tâm lực tầng 1 so với base thế nào, đương nhiên rất là khác . và không thể dùng được.
|
hyutars |
|
|
toi thay nhieu cong trinh da xay dung, ho bo tri mong duoi loi cung cun®on gian lam. neu lay momen 60000 tan tinh cho mong duoi loi cung thi phai bo tri bao nhieu coc cho du? moi coc phai chiu bao nhieu tan? qua nhieu, khong the bo tri coc duoc.
|
muadem116 |
|
|
Bàn tới bàn lui cũng không biết cái moment trên Pier to lớn kia làm sao chạy ra được mấy con số P cọc đẹp như chương trình chạy ra được, nếu có cách nào đó chứng minh được kết quả đầu ra với giá trị đầu vào khủng khiếp như thế thì còn gì để bàn cãi nữa đâu,các bác gửi 1 bài toán điển hình lên hãng CSi để hỏi thử cho chắc giữa cái mô phỏng mô hình với cái tính tay sao cho kết quả ra tương đối có thể tin được la Ok liền......ihihihihi.........
|
MaroldPl |
|
|
Các bạn cho tôi hỏi .khi tính vách minh lấy nội lực vách ở chân cột tính thép rồi bố trí cho suốt dọc chiều dài vách .liệu có lãng phí quá không . các bạn cho minh hỏi cách lấy nội lực tính thép vách
(vách đầu tiên chia thực - vách ngàm với đài móng )
|
RobertDum |
|
|
Cám ơn anh,một ví dụ khá thuyết phục.Em cũng đang tính móng dưới vách để làm ĐÁTN.Tôii giờ mới hơi hiểu hiểu về nó
|
Philipboxy |
|
|
em lam theo cách giống anh, cẩn thận từng bước mà khi xuất nội lực ra thi không thấy giá trị nội lực gì cả, tọa độ tâm lực cũng không thấy gì cả, anh giúp tôi với, tôi cũng đang tinh móng chung dưới lõi thang máy và thang bộ, tôi cũng sắp nộp đồ án tốt nghiệp rui.
|
casinomkw |
|
|
Không mần được cách này thì ta mần cách khác:
Gộp các phần tử Wall của thang máy thành 1Pier sẽ lấy được nội lực tại tâm Pier. Tâm này dễ dàng xác định được bằng Cad hoặc tính tay cũng xong mà.
|
EfrainKl |
|
|
cả topic này nói hết rồi . Mấy bác ít chịu khó đọc . Cứ hỏi lặp đi lặp lại .
|
profilmuoibay17 |
|
|
nếu hiểu đơn giãn như bác thì không có công trình nào bố trí đủ cọc với mô men 60000 tấn . Vì thế mới sinh ra chuyện là " TÂM LỰC " . Thường tâm này không đào tạo trong môi trường đại học .
|
RobertDum |
|
|
luận điểm và luận cứ không thể chối cãi. cho bác điểm 10 về tài hùng biện! e theo dõi các comment của bác thấy rất hào khí và thuyết phục.
|
dudung |
|