Đóng cọc vào đá và hàng cọc trước bị chạy khi đóng hàng cọc sau! - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Đóng cọc vào đá và hàng cọc trước bị chạy khi đóng hàng cọc sau!
Hiện nay tôi đang thi công mở rộng một cầu trên QL1A. Cầu có 2 mố, mở rộng về 2 bên. Mỗi phần mở rộng có 8 cọc BTCT 40x40(cm). Có 2 hàng cọc song song nhau: 4 cọc xiên 1:5 nằm ở phía lòng sông, 4 cọc thẳng nằm trong lòng mố. Cọc dài 6m, thiết kế ngàm vào trong đá 1m.
Địa chất: qua lớp đất yếu xuất hiện lớp đá ngay, không có lớp đất tốt.
Khi thi công thì xuất hiện hiện tượng sau:
- PA1: Đắp đất bằng cao độ mặt bằng QL1, dùng cọc dẫn để thi công. Thi công hàng cọ thẳng trước, hàng cọc xiên sau.
Khi đóng cọc thì hàng cọc thẳng có xu hướng chạy về phía trước khoảng 25cm, cọc sát mố có xu hướng chạy vào sát mố 10cm.
- PA2: Mố đầu tiên không được, chuyển sang mố thứ 2. Đắp đất bằng QL1, dùng cọc dẫn để đóng, dùng cọc ván thép làm khung dẫn hướng, đóng cọc ván thép hết lớp đất yếu.
Khi cọc bắt đầu có dấu hiệu chối thì cọc đẩy cả hàng cọc ván thép đi, cọc vẫn tiếp tục chạy không đúng vj trí thiết kế.
- PA3: Sang mố tiếp theo, hạ đất nền tôii cao độ mà búa đóng trực tiếp được, không dùng cọc dẫn. Đóng hàng xiên trước, hàng thẳng sau.
Đóng hàng xiên trước, vị trí tim OK, chuẩn như thiết kế. Nhưng khi bắt đầu thấy chối thì tim cọc có xu hướng chạy vào mố cũ, đầu cọc chạy ra ngoài và tất cả các cọc đều thế. Đáng lẽ cọc xiên theo 1 phương thì thành xiên 2 phương.
Sau đó đóng hàng cọc sau thì nhận thấy toàn bộ cọc xiên đẩy về phía trước khoảng 25cm và tôii sát mép ngoài của mố.
Bây giờ bọn tôi đã hết giải pháp và chờ tư vấn thiết kế vào. Mọi người cho ý kiến.
P/S: có 2 cọc bị xoay mặt so với thiết kế. Chủ đầu tư bắt tôi nhổ lên nhưng tôi bảo có đóng bù thì đóng, không nhổ lên. Và tôi hỏi chủ đầu tư 2 câu:
- Nếu cọc vẫn đúng tim, việc xoay mặt có ảnh hưởng tôii khả năng chịu lực không. Tôi bảo là không, chủ đầu tư bảo có.
- Việc cọc xoay mặt quan trọng hơn hay cọc bị chạy và sai tim quan trọng hơn.
=> Xếp tôi sợ quá vẫn nhổ lên 01 cọc thì đứt cáp cẩu và thấy mũi cọc còn nguyên vẹn
Kết luận: Chủ đầu tư (PMU Thang Long) ra văn bản cảnh cáo tôi vì tội láo. Sắp thất nghiệp ai cứu tôi.
Có 46 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Ngày nay xây nhà cấp 4 cũng rất tốn tiền. Nhất là nhà cấp 4 mái thái. Chi phí xây nhà cấp 4 phụ thuộc nhiều vào quy mô mong muốn của gia chủ.
|
|
|
Không biết bên bạn là tổng thầu EPC hay chỉ là nhà thầu bình thường.
1. Nếu bên bạn làm EPC gói này thì bên bạn phải tự chịu rồi.
2. Nếu bên bạn không phải EPC mà chỉ làm phần C (tức Construction, xây dựng) thì việc này sẽ không thuộc phạm vi của bên bạn. Vì tất cả các công tác thi công bạn phải theo chỉ dẫn của thiết kế, tư vấn.....theo cái gọi là biện pháp thi công chủ đạo.
3. Trong trường hợp, bạn làm phần C (tức Construction) mà bên bạn có đề xuất thay đổi biện pháp thi công so với của thiết kế, tư vấn....thì bạn sẽ phải có phần trách nhiệm trong đấy (mặc dù tư vấn đã chấp thuận).
4. Khi thi công các loại thì chắc chắn bạn không thể tự làm một tôi được mà phải được chấp thuận của tư vấn.....do đó bảo lỗi của bạn là không đúng .
|
ngoctrinh |
|
|
Em chỉ làm phần C. Biện pháp thì có cả CĐT và TVGS ok, nhưng trường hợp này tội to nhất là TVGS và nhà thầu.
Và theo bác trong trường hợp này xử lý thế nào:
- Nếu cọc vẫn đúng tim và cọc xoay mặt 45độ có ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của cọc không.
- Thiết kế cọc đóng vào đá 1m, nhưng thực tế nó chẳng đóng được tí nào vào đá, và bên trên là bùn là lớp đất lấp (đất mượn) (dù đạt độ chối). Vậy sự làm việc trong tương lai như thế nào nếu vẫn cố đấm ăn xôi.
- Có giải pháp nào tốt nhất trong trường hợp này không. Từ cao độ đáy bệ tôii lớp đá sâu khoảng 4-5m.
Giải pháp tôi đưa ra là: khoan 8 cái cọc nhồi tại 4 cái mố mở rộng, mấy cái cọc BTCT mỗi người 1 ít mang về làm quà
|
hoahuongduong |
|
|
Phải khoan kỹ và dày xem đá ở đây là bàn hay dốc hay đá mồ côi cọc đóng vào mái ta luy. Phải có thiết kế vào cuộc giúp xem
|
quyetthang122 |
|
|
Phải khoan kỹ và dày xem đá ở đây là bàn hay dốc hay đá mồ côi cọc đóng vào mái ta luy đá... Phải có thiết kế vào cuộc giúp xem
|
53caugiay |
|
|
Theo hồ sơ khảo sát địa chất và hồ sơ thiết kế thì cọc ngàm vào lớp phong hóa nứt nẻ mạnh 0.5m.
Quyển Cơ học đất của thầy "Nguyễn Hồng Quân" DHXD thì ghi rõ là trong trường hợp ngàm vào đá thì tối thiểu 3D, và nếu ngắn hơn thì phải kiểm toán lại ổn định cọc. Chắc ở đây kiểm toán rồi, nhưng vấn đề là cọc BTCT ở đây không thể đóng được vào lớp đá. Điều đó được minh chứng là khi đóng hàng cọc thẳng phía sau thì hàng cọc xiên chuyển vị về lòng sông, và độ xiên của cọc không hề thay đổi.
Cái chuối thứ 2 ở đây nữa là cọc đóng thẳng thì không thẳng, kiểu j nó cũng xiên, kiểu như trượt trên nền đá.
Bây giờ nhà thầu bị ra thư cảnh cáo, TV viên cũng bị cảnh cáo. Một ngày buồn. Mặc dù tội đáng lẽ từ ông CĐT vì ông thẩm định bản vẽ vớ vẩn.
P/S: trước khi thi công tôi đã có công văn cảnh báo về việc đóng cọc BTCT trên nền đá. Nhưng tiếng nói của tôi nó nhỏ bé quá, không thấu trời cao. Bây giờ sự cố to thì đổ tội cho tôi. Huhu.
|
Philipboxy |
|
|
Xây nhà trọn gói đang là xu hướng xây dựng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời cho gia chủ. Đặc biệt bạn được miễn phí thiết kế nhà Hải Phòng khi Xây trọn gói. Và được tặng tủ bếp (free Thiết kế và thi công nội thất) |
Luckyman
|
|
|
1. Là thằng nhà thầu, gặp sự cố mà lại đi hỏi xoáy đáp xoay Ban Thăng Long thì ăn đòn cảnh cáo là phải (may nó chưa yêu cầu nhà thầu thay người).
2. Không biết có tài liệu khoan địa chất tại 04 mố mở rộng đó không? Tư vấn kiểu gì mà thiết kế cọc BTCT đóng ngập vào đá tận 1m mếu không có khoan dẫn. Mà Nhà thầu cũng kỳ, cũng hùng hục lập biện pháp thi công trình CĐT và TVGS phê duyệt mà không nghi ngờ việc có thể đóng cọc BTCT vào đá mà không có giải pháp gì đặc biệt.
3. Phải chứng minh bằng khoan học (tính toán) rằng cọc đúng tim, chỉ xoay mặt vẫn đủ khả năng chịu lực chứ không có kiểu trả lời với KS của Ban Thăng Long bằng lời "Em bảo là không" như thế. Nếu sai tim mà đạt yêu cầu cắm sâu vào đá được 1m thì nhờ TV tính toán lại giúp.
4. Cọc BTCT đóng làm sao 1m vào đáy đây nếu không khoan dẫn vào đá? Nếu cứ cố đóng thì mũi cọc sẽ trượt đi có thể làm gãy cọc, lệch tim cọc.
P/S: Cậu mới đi làm, ít kinh nghiệm đừng có cương với KS của Ban; Họ nó nhổ cọc thì nói E về sẽ tính toán kiểm tra lại, không được thì E sẽ đóng bù. Gặp Ban 85 thì nhận chát thay người ngay và luôn.
|
ao anh xa |
|
|
Không biết Hoanui là đàn ông hay đàn bà nhưng mà là thế này.
1. Đôi khi được thay cũng tốt, đang muốn về gần với vợ. Hehe!
2. Có tài liệu khoan địa chất tại bờ Bắc và bờ Nam phía phải tuyến (hướng Hà Nội vào). Điều này sai từ A-Z vì biện pháp gửi lên CĐT nhưng mà tất cả mọi người cùng đọc nhưng không nói j. Tôi thì chỉ thắc mắc với BĐH và TV Trưởng rằng tôi thấy đóng cọc vào đá kì kì, và làm Công văn gửi BĐH dự án nhưng không có hồi âm.
3. Không biết là Hoanui có là dân thiết kế không ạ. Nhưng tôi đọc trong tài liệu thiết kế không ai nói về vấn đề mặt cọc phải như thế này, như thế kia. Chỉ có vị trí tim sẽ ảnh hưởng đến momen, lực cắt, lực uốn tại cọc hay lực chọc thủng đài cọc thoai.
Buổi sáng cãi nhau và buổi chiều tôi có check mấy anh bạn thân ở TEDI thì người ta bảo chú nói đúng, nhưng mà chú là con tép, đúng cũng thành sai >
4. Cái làm sao của Hoanui bây giờ biết hỏi ai khi sự cố đã xảy ra rồi.
5. Rút kinh nghiệm, lần sau ít cãi. Vì CĐT đang cay cú tôi mấy phát từ khi vào đây. Kể cả cãi với cái luận văn thạc sĩ của CĐT rằng: giếng cát phải gia tải, cọc cát không bắt buộc phải gia tải, bấc thấm không nhất thiết phải gia tải trong mọi trường hợp. CĐT thì bảo rằng: tất cả mọi cái đều phải gia tải. Sau khi tôi mang sách Nền móng ra, TCVN về bấc thấm 2012 ra để chứng minh thì vẫn khăng khăng phải gia tải và vẫn cay cú tôi >
|
noithatap |
|
|
- Cậu lại suy nghĩ 1 chiều rồi. Phải hiểu mục đích của việc gia tải là gì chứ nhỉ. Muốn thoát nước nhanh hơn yêu cầu thì cần gia tải. Cái gì cũng có hai mặt của nó, nếu thoát nước nhanh quá thì nó cũng có nhược điểm.
- Tất cả các trường hợp nói trên đều có thể gia tải được, tùy theo mục đích yêu cầu.
- Trong Tiêu Chuẩn không có chuyện ghi rõ quy định là phả gia tải hay không gia tải. Phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật tùy theo yêu cầu sử dụng.
P/S: Những gì cậu biết không phải là tất cả. Tuổi trẻ thì máu thể hiện nhưng cũng đừng vội sồn sồn phải biện khi chưa suy nghĩ thấu đáo.
|
Robertbura |
|
|
Cái chỗ này thì ông cãi bậy rồi.
1. Giếng cát (SD): thì bắt buộc phải gia tải, trừ trường hợp đóng vào cái chỗ không cần gia tải
2. Cọc cát (giờ hay gọi là SCP): thì không cần gia tải, vì nếu cần gia tải thì người ta làm SD cho nó rồi. Tuy nhiên cũng có trường hợp cần gia tải.
3. Mọi trường hợp dùng PVD đều phải gia tải, còn nếu không gia tải thì chỉ có sớm phải đi xử lý cái việc này .
Ông CDT cũng đã có lý khi bảo rằng tất cả mọi cái đều phải gia tải.
Những cái ở bên trên, nếu ông không phải là PM của nhà thầu, thì nên trình bày với sếp để sếp viết thư, không cần phải nói mồm nhiều làm gì. Nếu chỉ làm mỗi phần C thì đương nhiên ông TV và ông CDT phải xem lại việc này rồi.
Còn một trường hợp nữa, là những cọc này có hiện tượng lệch xảy ra khi nào, và đã làm report gửi CDT hay chưa? các cọc đã đóng xong có chữ ký nghiệm thu của TV hay chưa? nếu có thì rất thuận tiện cho bên ông, còn nếu không có thì ông chết chắc (chỉ có một cách chứng minh là biện pháp sai), vì chỉ đơn giản là TV và CDT bảo rằng trắc đạc sai vị trí, nên đóng sai vị trí.
|
EduardoMn |
|
|
Theo hiệ̉n tượng Bạn chủ TP mô tả, tuy cần có thêm thông số địa chất nhưng sơ bộ Mình có nhận xét:
1/ TVTK rất sơ xuất khi quyết định đóng cọc vào đá cứng nằm ngay dưới lớp đất yếu. Đến 99% cọc sẽ chạy vì lớp đá cứng không bao giờ nằm ngang lý tưởng (Bạn cung cấp thêm R của đá?)
2/ Ngay sau khi đóng hỏng lần đầu tiên, các bên cần phải ngồi lại, đánh giá đúng chỗ rắc rối mà xử. Đằng này lại vác búa chạy đi đóng chỗ khác rồi nghĩ ra các PA la sen la xiếc thành ra lợn lành thành lợn què. Chuyện này do ông CĐT điều hành kém.
3/ Theo mình nên dừng lại, đổi PA móng sang khoan dẫn, khoan nhồi hay giếng chìm hay thứ gì đó mà chỉ mang tính đục khoét chứ không đập gõ nữa, cố đấm ăn xôi không được đâu.
4/ Nếu đóng nhiều như thế rồi thì gay thật, nói như nguyencongoanh là nếu có chữ ký của TV về cho phép đóng, nghiệm thu đóng rồi thì họa may gỡ gạc, chứ đóng hàng loạt mà chả có cọc nào ngàm được thì xử hơi gay go tốn kém đấy.
|
Stephenon |
|
|
Theo những gì tôi được học bác nha (vì chưa được làm bao giờ, giếng cát bây giờ mới được làm và đang làm), quyển Nền móng của thầy Nguyễn Hồng Quân và tôi đang nói về việc có bắt buộc hay không (chứ không phải là không bắt buộc) thì có nói rằng:
- Giếng cát: bắt buộc phải gia tải (hiển nhiên).
- Cọc cát: không thấy nói gì về gia tải và rõ ràng nguyên lý tính toán có nói về việc thoát nước của đất đâu. Nghiễm nhiên nếu nước thoát ra được thì đất càng chặt hơn.
- Bấc thấm:
+ TCVN9355-2012 tại điều 4.2 có nói rằng :Việc gia tải trước (đến trị số bằng hoặc lớn hơn cường độ tải trọng công trình tác dụng lên nền) được khuyến nghị áp dụng trong mọi trường hợp khả thi. Vậy theo bác trong trường hợp này nên hiểu thế nào.
+ TCN236-97 tại điều 1.5 có nói rằng: Gia tải trước là việc tăng áp lực lên đất nền để tăng nhanh tốc độ cố kết của nền đất yếu, đây là một bước thi công "cần thiết" trong xử lý bấc thấm . Câu này tôi sẽ hiểu là hiển nhiên bắt buộc phải gia tải.
- Rút kinh nghiệm: nên mềm mỏng trước các ông chủ >
|
MichelPurn |
|
|
- Thưa các bạn, tôi muốn hỏi TCVN9355-2012 tại điều 4.2 ghi rằng Việc gia tải trước (đến trị số bằng hoặc lớn hơn cường độ tải trọng công trình tác dụng lên nền) được khuyến nghị áp dụng trong mọi trường hợp khả thi. được hiểu như thế nào ạ!
- Việt Nam mấy khi mà làm xong có biên bản nghiệm thu luôn đâu anh. Nhanh cũng phải 1-2 hôm sau mới kí tá. Nhục cái ở chỗ là biện pháp này làm không được thì lại chuyển sang biện pháp khác mà khỏi cần báo cáo. Giờ nó hết cách nên mới vỡ lỡ ra. Chữ ký cũng chẳng ai ký cả, nhục và hết thuốc >
|
suanhadthouse |
|
|
Chết vì tưởng là biết nhưng hóa ra chẳng biết gì.
|
CharlesEn |
|
|
Cái tên haoxda_87 này máu phết nhỉ. Điên kiểu này chắc là học Đại học XD Hà nội ???
Tất cả các cọc cát, giếng cát, bấc thấm đều có thể cần gia tải nếu như việc gia tải đó là ...cần thiết để giải quyết chuyện gì đó. Các loại cọc, bấc thấm này chỉ là đường dẫn kiểu như cái ống dẫn nước khi bơm nước mà thôi. Nếu không có cái máy bơm (gia tải) mà chỉ có cái ống dẫn nước thì có làm cho nước phọt ra được hay không ??? Riêng trường hợp cọc SCP thì người ta đã gia tải ngay trong quá trình hạ cọc bằng cách đầm cát trong cọc ép ngang đất nên có thể không cần gia tải nữa. Tuy nhiên, nếu cái việc đầm cát trong cọc SCP này chưa đủ làm cho nền đất phê thì vẫn cần bổ sung gia tải.
Vẫn có các trường hợp người ta làm các cọc cát (SD) và cọc cát đầm (SCD) cũng như bấc thấm mà không cần phải gia tải tẹo nào. Đó là các trường hợp nền đất đã đủ tốt không cần đến xử lý nền nhưng người ta vẫn thích xử lý nền để ...tăng sản lượng.
Túm lại là sách của các thầy vẫn chỉ là sách đơn thuần. Quyển sách đầy đủ nhất cần phải học là ...thực tế.
Với trường hợp gay cấn của bạn thì tôi thấy lo lắm. Lo là bởi các bạn bao gồm CDT. THiết kế, TVGS và cả nhà thầu đều ...ngọng mà lại đang có biểu hiện bĩnh ra quần rồi. Để lâu thêm thì dễ bốc ra cái mùi thum thủm mà thôi. Giải pháp tốt nhất bây giờ là gọi cái thằng nào nó biết thật sự đến giải quyết triệt để. Chứ cứ cả lũ ngọng mà cứ ngồi cãi với nhau "ấy ái uông" thì cái chuông nó sẽ sậo xuống đầu cả lũ đấy.
|
BrandonMr |
|
|
Em xin bác tư vấn:
1/ Hồ sơ khảo sát địa chất:
-bờ Bắc:
+ đất yếu.
+ đá Granit, phong hóa, nứt nẻ mạnh (TCR=0-50%; RQD=0-25%). Thành phần của lớp là đá garanit màu xánh xanh phong hóa trung bình, nứt nẻ mạnh. Kết luận: lớp này có khả năng chịu tải trung bình đối với trung bình cầu, không lấy mẫu thí nghiệm trong lớp này.
Cao độ: -3.08(m)/-3.88(m)
+ đá Granit phong hóa, nứt nẻ trung bình. Thành phần của lớp là đá granit màu xám ghi, ghi trắng, phớt hồng phong hóa trung bình. TCR=72-86%; RQD=24-27%; Rk=490; Rbh=451. Kết luận: lớp có sức chịu tải tốt với công trình cầu.
Cao độ: -3.88(m)/-5.88(m).
- bờ Nam
+ đất yếu.
+ Sỏi sạn, lẫn bụi, sản phẩm của quá trình phong hóa đá Granit. Ro=3kg/cm2
Cao độ: -2.09(m)/-3.89(m)
+ đá Granit, phong hóa, nứt nẻ mạnh (TCR=0-50%; RQD=0-25%). Thành phần của lớp là đá garanit màu xánh xanh phong hóa trung bình, nứt nẻ mạnh. Kết luận: lớp này có khả năng chịu tải trung bình đối với trung bình cầu, không lấy mẫu thí nghiệm trong lớp này.
Cao độ: -3.89(m)/-4.59(m)
+ đá Granit phong hóa, nứt nẻ trung bình TCR=82-90%, RQD=52-57%; Rk=650; Rbh=609.
Và có 1 điều rất quan trong: trong hồ sơ thiết kế ghi cao độ mũi cọc là -3.5(m) nghĩa là tại mố bờ Nam nó chẳng găm được tí nào vào lớp đất tốt.
2/ Thực tế cao độ mũi cọc khi đóng dao động từ -3.8(m)/-4.15(m). Trông có vẻ ngàm vào lớp đá rồi nhưng khi đóng cọc sau, cọc trước vẫn chạy.
3/ Đúng là nên ngồi lại bàn bạc thì chuẩn nhất. Nhưng nhà thầu non kinh nghiệm, TV viên cũng non nên có quyết định sai lầm khi vác búa đi đóng lung tung.
4/ Phương án đổi sang móng khác tôi cũng đã nghĩ ngay từ khi phát đầu tiên nó chạy rồi. Nhưng mà nó vẫn là ý nghĩ, lời nói và chẳng ai nghiệm thu hay xem xét lời nói của tôi.
5/ Chẳng có cái chữ ký nào cả
|
nguoixau |
|
|
Bác này rất giỏi đổ thêm dầu vào lửa. Không biết người ta mới hỏi chớ
|
profil7 |
|
|
Các bạn nên mời chuyên gia đến giải quyết.
|
Bernardmt |
|
|
Ông đang chém bọn CDT như đúng rồi trên kia kìa, ý là chỗ đấy chứ chưa biết mà hỏi thì rất bình thường.
Nói luôn cho nó nhanh. Nếu có đủ tiền thì liên hệ thằng này, có số điện thoại này, nó sẽ ra hót cái đống chuẩn bị bốc mùi kia cho.
+84 90 921 4817
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Cái tên nguyencongoang vẫn thường cho thêm thuốc súng vào lửa chứ dầu thì vẫn còn là ...từ bi.
|
plantandzombi |
|
|
Chuẩn bị bốc mùi gì nữa. Bốc mùi nồng nặc rồi.
|
lightzar |
|
|
1/ Tôi học trung cấp xây dựng thôi bác ạ . Nhưng mà cũng thích tranh luận dù không biết cái j cả. Vì tôi nghĩ đôi khi cãi dù đúng, dù sai tôi cũng khôn lên được tí >.
2/ Cái đống ấy bốc mùi lên rồi ạ! Hình như hnay xếp đi họp với TVGS, CĐT, TVTK rồi.
|
nguyentrungata |
|
|
Thần khẩu hại xác phàm.
|
StevenKl |
|
|
Em rút kinh nghiệm. Chắc từ nay ai bảo gì tôi làm nấy, không phản đối. Sống thế sẽ yên ổn cho cuộc sống của tôi >.
|
Robertvove |
|
|
Gặp loại trẩu tre như này thì CĐT cũng sẽ bị ăn tạt tai như chơi.
|
profilmuoinam15 |
|
|
Việc đến nước này, chém gió thì dễ, làm được mới khó. Trong này có rất nhiều cao thủ, mình không dám ti toe. Chỉ ngo ngoe một tý cho vui thôi, mình không thấy bạn nói gì về nước nôi cả. Có tý nước nôi dễ nói hơn.
1/ Đổi PA, vứt hết cọc đi: Chiều sâu đến đá chỉ có 3-4m mà đóng cọc cạch cho phiền phức, đào banh ra mà đục đá rồi đổ bệ, đổ thân... vân vân và vân vân. Hay là đúc cái ống cống ĐK khoảng 2m rồi hạ xuống...rồi cũng vân vân
2/ Cố giữ cái đám cọc đã đóng: Phải khảo sát kỹ xem cái đám đó có được tác dụng gì không? Khoan neo một số vị trí rồi cứng hóa phần mũi cọc. Kiểu này có khi đắt hơn cách 1/ . Hoặc là nhổ hết lên kiểm tra rồi khoan dẫn hạ xuống lại.
Nói vây thôi chứ túm nó lại thì cái gì cũng phải có kinh nghiệm và tính toán. Bạn nên nhờ chuyên gia xử lý cho, ví dụ như Bạn hỏi Bác NgocIBST thử xem.
|
GordonEt |
|
|
Không nhịn được cười khi đọc cái 1/ của bạn. Kinh nghiệm thì ít, lại chẳng nắm rõ lý thuyết. Không biết bạn học được gì khi mà cứ tranh luận theo kiểu " ông sai còn tôi đúng"
|
DonaldMi |
|
|
Vì chủ thớt là thành viên của diễn đàn nên vụ này tôi có thể lấy giá hữu nghị là 100K USD. Đảm bảo xử lý xong sẽ ổn vụ này. Các phương án làm việc với CDT và TV tôi sẽ chịu trách nhiệm. Về vật liệu thì chủ thớt tự chịu.
Phương án sẽ là tiết kiệm nhất (vụ này không có thời gian so sánh ).
Vui lòng SMS và chuyển 50% tạm ứng + kèm hồ sơ liên quan, nếu như cảm thấy điều kiện trên là OK..
Mọi hoạt động xử lý PHẢI theo hướng dẫn của tôi.
|
daohiepukb |
|
|
Nhà tôi còn mảnh đất trên Hồ Tây, để mai xem ông bà già nhà tôi có để bản di chúc lại cho tôi không.Em bán được sẽ gọi bác và chuyển tiền ngay >
|
trannguyen1602 |
|
|
Em tưởng là tôi ăn bạt tai của CĐT chứ?
|
AnthonyGape |
|
|
1/ Đến nước này thì chờ thiết kế thôi, chứ cũng chẳng còn cách nào khác. Phương án đưa ra không biết làm sao mà cho nó ổn thỏa thôi.
2/ Cái này chẳng khác j nhổ lên (nhổ lên rồi mới khoan neo được phải không nhỉ) rồi chôn xuống và đổ bê tông.
3/ Bác Ngọc hôm nay nghỉ 30.4 rồi nên không thấy ol bác ạ!
|
MichelPurn |
|
|
Thật ra tôi cũng chẳng buồn cãi cái kiểu "ông sai tôi đúng" đâu. Tôi hỏi xoáy thôi. Cái chính khi các ông bắt nhổ lên tôi cay cú quá, vì tôi chỉ thấy người ta bắt đóng bù, chứ cũng chưa thấy ai đi nhổ lên đóng lại vì tôi nghĩ:
1/ Cọc đã có tác động lực rồi, nhổ lên đóng lại sợ rằng không đảm bảo chất lượng cọc.
2/ Quá trình nhổ lên tôi nghĩ có thể gây nứt cọc. Mũi cọc, đầu cọc có thể đã bị hư hỏng rồi. Thực tế là đầu cọc đã bị hư hỏng. Muốn đóng cần phải sữa chữa.
3/ Khi rút lên đóng lại có đảm bảo rằng cọc vẫn đúng vị trí thiết kế hay tiếp tục có hiện tượng như đã đóng. Cái chính là cần tìm ra mấu chốt của vấn đề chứ không phải là vấn đề nhổ lên đóng lại.
|
StevenKl |
|
|
Cái tên mà bắt nhổ cọc lên thì rất đáng ...kính phục. Bạn không nên chống lại những người đáng kính phục mà nên học hỏi họ để tiến bộ. Để học hỏi thì bạn hỏi cái ông ấy nhổ cọc lên xong rồi thì xử lý cái lỗ ...bỏ không ấy ra sao. Sau đó thì sẽ làm gì tiếp. Đảm bảo là ông ấy sẽ bảo thôi không cần nhổ nữa mà sẽ ..tha cho bạn.
Nói chung là tôi thấy cả chủ đầu tư, cả thiết kế, cả TVGS và cả nhả thầu ở chỗ bạn là rất ...đồng bộ. Tất cả các bên đều có trình độ giỏi như nhau. Làm việc mà được vào cái chỗ như thế này thì sẽ rất nhanh phát triển tiến bộ ở khâu ...xử lý sự cố nếu như không bị phát điên lên trong quá trình làm việc.
|
suanhadthouse |
|
|
Tôi thì chẳng có ý kiến gì về việc nhổ lên hay đóng tiếp già cả. Chỉ là có đôi dòng ý kiến về cái "tư duy tranh luận" của bạn. Trong câu chuyện kỹ thuật thì không có hỏi xoáy đáp xoay như các gameshows. Nói gì, làm gì cũng phải có luận cứ, luận chứng đoang hoàng, chặt chẽ. Nếu không chặt chẽ được thì nên học cách cười thật ruyên. Vì ít ra nó làm cho không khí làm việc bớt đi sự nặng nề.
|
fordthudo1 |
|
|
1/ Hôm nay bác không nghỉ lễ.
2/ Sau vụ suýt bị ăn đòn rút ra 1 điều: Chân lý thuộc về kẻ mạnh. Có phải câu này của cụ Napoleon hay không, nhưng nó đúng.
3/ Tháng này tháng đen hay sao bác ạ! Cả 3 mũi thi công tôi phụ trách đều chết cả. Cọc nhồi thì gãy đầu cần khoan, rơi cả gàu. May mà mới khoan qua ống vách 1 đoạn, cũng lấy lên được. Giếng cát thì rơi cả búa, may mà chẳng ai làm sao. Cầu chó nhảy thì cọc đóng chạy lung tung, may không bị CĐT đuổi.
4/ Hôm nay đầu tháng, chẳng biết có nên ăn thịt chó hay không. Cho giải cái vận đen đi.
Hôm nay buồn, ra quán làm hết cả gói thuốc và ấm chè. Và kết luận: giai đoạn này tôi quá nhọ!
P/s: Cái tên bắt nhổ lên đáng kính phục là đúng thôi, ông ấy đàng hoàng là 1 đội trưởng từ Tổng 8 về, và bây giờ thay mặt 1 BQLDA phụ trách cả dự án mấy ngàn tỷ bác ạ!
|
thanhtruc |
|
|
Kỹ thuật có cả đó rồi chứ, sự kiện đã hiển ra rành rành, có báo cáo đầy đủ của các bên. Cái chính là ông ấy hiểu, hay là không chịu hiểu vấn đề để tìm ra hướng giải quyết. Chỉ cái là lời tôi nói chẳng có tí trọng lượng nào. Đến khi cương quyết bắt tôi nhổ lên tôi mới cay cú bật lại đó chứ. Cuối cùng đứt mất cáp cẩu.
|
Rolandpr |
|
|
Lẽ ra trước khi phải nhổ thì bạn nên tính lực nhổ cần thiết để có thể nhổ được cây cọc đó lên rồi thì mới tìm phương tiện phù hợp để nhổ. Chẳng tính toán gì mà cứ nhổ thì đứt cáp là còn may đấy.
|
test1212 |
|
|
Cảm ơn bác đã gợi ý ra lối đi đúng đắn.
Thưa các bạn, tôi muốn hỏi 1 điều nữa: cọc vuông nha, nếu cọc bị xoay 45 độ so với thiết kế chẳng hạn (45 độ là 1 con số tạm tính) thì khả năng chịu lực của cọc có bị ảnh hưởng không. Tôi cũng muốn được lắng nghe 1 cách rõ ràng.
Ý kiến tôi là thế này:
- Khả năng chịu lực không bị ảnh hưởng.
- Nếu là công trình dạng thủy tạ may ra nói mới ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.
- Ảnh hưởng chút xíu là tính lực chọc thủng đài cọc (nhưng cái này sai số vị trí tim cọc cho phép là 0.2D cũng đủ bù rồi).
Xin được lắng nghe ý kiến các sư huynh. Và đề nghị không nên ném đá hội nghị hay đổ dầu vào lửa.
|
MaroldPl |
|
|
Trong các cách xác định sức chịu tải thẳng đứng của cọc thì không có phân biệt hướng. Có nghĩa là cọc sẽ không thay đổi sức chịu tải đứng khi quay tít thò lò.
Thế nhưng, nếu bạn đóng cọc xoay đáng kể thì bạn vẫn sai. Cái sai của bạn không phải ở chỗ sức chịu tải của cọc thay đổi mà là đã thi công sai so với bản vẽ thiết kế. Sai là sai đừng có mà cãi. Cách xử lý lúc này là lập biên bản xác định cái sai so với bản vẽ thiết kế rồi chuyển cho thiết kế sử lý. Nếu thiết kế xử lý đóng bù thêm 10 cọc thì bạn vẫn phải chịu không được phản đối mà chỉ có thể kiến nghị lại thiết kế xem xét lại mà thôi.
|
Haroldser |
|
|
He. Cũng may là trong trường hợp này về lý tôi có đôi chút đúng, nhưng nếu là cọc xiên thì sao hả bác! Xin thỉnh giáo
|
viet toan 12 |
|
|
Bạn thử tự kiểm tra xem cách xác định SCT cọc xiên xem nó như thế nào ???
|
nguoixau |
|
|
Tay này có phải xuất thân từ Cty cầu 75 không?
|
arthomeviet |
|
|
Vâng! Để tôi kiểm tra lại và hôm sau edit bài này để trả lời. Nhưng thời đi học hình như phần tính cọc xiên này sách giáo khoa Nền móng viết thiếu, hoặc đến đoạn đó thầy giáo bị ốm thì phải bác ạ! Không thấy ai nói gì.
|
hoang tuan |
|
|
Đích danh ở đâu không rõ. Và tôi cũng ko nên nói chi tiết quá . Nhỡ có bác nào bên hình sự ở đây thì chết cả lũ. Khi còn làm ở tổng 4, có được liên danh với tổng 8 mấy dự án nên hỏi thăm dò qua có biết, chứ đích danh thì chịu.
|
Roberter |
|