TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?
Có nhiều trường hợp đài cọc đỡ cột mà bên dưới chỉ có 1 hoặc 2 cọc. Lúc này, việc tính toán phân chia tải trọng tác động lên cọc sẽ được thực hiện như thế nào ??? (Các bác giúp tôi với).
Có 45 câu trả lời!!
|
|
|
khó quá , khó quá , các bác vào giúp chủ topic đi kìa , cho tôi ăn ké với , tôi thích nhất là bộ lòng nên các bác mổ xẻ cho kĩ vào nhé
|
AlfomzoMl |
|
|
cái này thầy nói k rõ nhé ! cột có lệch tâm cọc k ? như đặt 1 cọc thầy chảo bảo có momen lệch tâm còn gi nên k hay đặt (3 rét )
- 1 cọc hay 2 cọc e tưởng tượng sẽ k nhận hết lực từ cột truyền xuống
|
tungch46 |
|
|
Hì hì. Ngay cả khi thiết kế đúng tâm nhưng khi thi công kiểu gì cũng lệch tâm. Cần phải xét tất cả các trường hợp.
|
EduardoMn |
|
|
Em xin phép được phát biểu ý kiến !
tôi nghĩ rằng đài 1 cọc thì thường truyền tải đúng tâm , nên đài móng lúc này chí có tác dụng phân tải cho khối móng quy ước, và liên kết cọc với các đài móng khác thông qua hệ giằng giữ ổn định cho cọc
đài 2 cọc khi này tải trọng được truyền như mô hình dầm có lực tập trung và mô men với 2 gối tựa là 2 cọc, còn momen phương kia đã được loại bỏ do hệ giằng ( trong tiêu chuẩn có nói đến điều kiện này )
còn thép đài được tính dựa vào quan điểm khác nhau tùy vào cấu kiện
- nếu cột bé tương đối so với cọc khi này mô hình tính thép đài vẫn là mô hình dầm như trước
- cột khá lớn so với cọc đài móng.. ( khi này mô hình tính thép đài sẽ là mô hình ngàm chân cột
Tôi xin hết , mong thầy chỉ giáo thêm cho bọn tôi mở mang tầm mắt ạh !
|
profilmuoibon14 |
|
|
Đúng rồi nhưng còn 2 điểm cần nghĩ.
1. Theo tiêu chuẩn thi công cọc, tọa độ các cọc cho phép sai lệch với tọa độ thiết kế là 10 cm. Chết chưa. Vậy thì khi thiết kế phải kể đến cái anh lệch tâm này đấy nhé. Nếu không thì ra hiện trường mà bắt cái thằng thi công nó phải thi công cho đúng tọa độ. Vớ vẩn bọn nó lại đánh cho tẹt mỏ.
2. Với loại 1 cọc và 2 cọc trong một đài thì kiểu gì cũng có mô men do lệch tâm. Để chống giữ cái anh mô men này người ta đúng là thường "ný nuận" cho anh giàng chịu. Nhưng khi hỏi tính giằng chịu như thế nào thì bắt đầu chém loạn xạ đến nỗi tự chém luôn cả tôi. Hì hì. Tính thế nào đây. ???? Tính giằng chịu kiểu gì khi mà đến tải trọng mô men lệch tâm vẫn chưa xác định được. ??? Khà, khà. Cho các chú mày mất ngủ đêm nay.
|
Alvarogime |
|
|
|
hihi cái này thì tôi vẫn thường làm nhưng không biết đúng không ( tôi vẫn tin vào quy trình tính móng cọc của tôi ) đó là tôi mô hình luôn cả hệ kết cấu vào trong mô hình tính. một chu trình tính móng cọc được lập ra với nguyên lí giằng móng có tác dụng phân tải cho cọc và chịu một phần lớn mô men lệch tâm
Nhưng không biết giờ bác Ngọc thấy tôi tính có buồn cười không nữa hihi
tôi cũng có thể làm ntn tôi mới nghĩ ra
Tôi cho giằng móng và nền đất quanh đài chịu mô men ấy , nghĩa là sẽ bị nén và xoay khi đó tôi dựa vào độ cứng của giằng móng và đất nền tôi mô hình mộ hệ lò xo quanh đài móng kết hợp với đài và cọc ta có một hệ kết cấu, có thể tính ra nội lực đầu cọc một cách tương đối
Được không bác nhỉ ?
|
xac suat |
|
|
Tốt. Rất tốt. Nhưng cái mô men lệch tâm lâu nay xác định như thế nào. Nếu luôn cho cọc đúng tâm cột thì thông thường giằng chịu là đủ, nếu không thì chưa chắc đâu nhé. Cái khó là chưa biết cái thằng cọc nó thích lệch theo hướng nào.
To Namtoe: Tôi chỉ dụ khị để mọi người tự nghĩ chứ không thích bày ngay. Hì hì.
Thôi mai xét tiếp. Đau lưng rồi. khò thôi.
|
hoibmtose005 |
|
|
hihi vậy thi bác nghỉ trước đi bảo vệ Long thể, có gì mai cháu nên phương án tính toán ra bác xem xét và mổ xẻ tiếp ạh, àh cách tính móng của cháu có thể tính luôn thép cho cọc trong kết cấu chịu tải trọng ngang ( nhưng cháu tính tay thôi ) khá nhanh và kết quả cũng có thể chấp nhận
|
Marcunst |
|
|
Hì hì, tôi mạo muội trả lời lão thế này: Đài cọc đỡ cột mà chỉ có 1 hoặc 2 cọc thì tải trọng công trình truyền xuống ở đầu cọc là Pi, Qi, Mi. Thường giả thiết biến dạng của cọc nhỏ nguyên lý cộng tác dụng, bài toán lúc này chia ra làm 2 bài toán nhỏ:
- Cọc chịu lực dọc trục Pi(tính như cột BTCT chịu nén lệch tâm)
- Cọc chịu lực ngang trục Qi, Mi
|
Robertvove |
|
|
theo tôi thì trường hợp này tôi sẽ tính toán tk cho cọc chịu uốn, chịu nén và chịu cắt do đài móng bé và chỉ có 1 cọc nên trị số lực ngang sẽ lớn sẽ tính giống móng cọc đài cao có xét đến phản lực của đất chống lại cv của đài....
khi đó sau tính toán thép cọc se ra dạng :thép ở trên có hàm lượng lớn và bế dần khi xuống mũi cọc vì càng tiến dần về phía mũi cọc thì lực cắt,momen càng giảm do cọc dựa vào nền đất=>nền đất chịu và tiến dần xuống sâu thì ko cọc ko cần thép nữa có đc ko nhỉ( vối cọc khoan nhồi, không kể đến cẩu,lắp hì hì như hồi có vụ ở trên HN cọc khoan nhồi chỉ có ***g thép bên trên mà không có thep phía dưới mà thời sự đưa nhỉ cách đây 4hay 5 năm j đó)
|
Bernardmt |
|
|
Để có được bài toán tổng quát tôi thấy các anh chị phòng tôi làm như này:
- Mô hình tổng thể bằng Etab kể cả dầm giằng, đài móng
- Cọc - đất sử dụng mô hình lò xo Winkler
|
Vincentpype |
|
|
Nói như hai đồng chí thì thực tế cọc nào cũng chịu tải trọng M, P, Q hihi không cứ gì đài 1 cọc, 2 cọc ... cái đài 1 cọc, 2 cọc thật ra là cái đài cọc dễ tính nhất, nhưng căn bản của nó là hệ giằng sẽ làm việc rất quan trọng trong kết cấu này
- khi thiết kế cọc nếu không cấu tạo kháng chấn hoặc không thiết kế kháng chấn thì không cần thép dươi
( Mag cho hỏi nhỏ Trần Đình Chương và bác Trần Đình Ngọc có liên quan tôii nhau không nhỉ ? con trai bác Ngọc cũng học XD mà )
|
AlbertDOB |
|
|
Vậy là anh chị bạn đã làm được 1 nửa hihi
bởi vì mô hình nền đàn hồi không còn đúng trong bài toán nền móng mà nó có thể chỉ đúng trong nông nghiệp ,
- không thể hiện được sự quằn quại của cái cọc khoan nhồi trong nền đất
khi làm việc chịu tải ngang ( động đất, gió động , tải trọng xe cộ..) cọc nó cứ quằn quại như thằng thất tình ấy, không đứng yên đâu mà lò xo tuyến tính hihi
|
kukuca |
|
|
Nó không nhận hết thì nó lực nó chạy đi đâu ?? giả sử lực chân cột đè xuống là 100 T, 2 cọc chịu là 80 T , vậy 20 T là lực treo cái cột lên à )
@ Bác Ngọc : Cái này hồi trước tôi làm rất nhiều . Nếu đài 1 - 2 cọc mà cột nằm tại tâm đài ( hoặc lệch tâm ít ) thì tính bình thường ( cái này tôi làm rất nhiều cho các móng cọc cho khung thép tổ hợp ) Nếu cột và đài lệch tâm nhiều thì không tính theo cách phân lực như sách giáo khoa hay quy phạm , mà tính trực tiếp bằng phương pháp cân bằng lực ( thực ra khi tính xong, nó cũng ra kết quả rưa rứa theo công thức trong sách ).
|
|( côt )
|
-------------- ( đài )
--------------
..........|.......| ( cọc )
..........|.......|
..........|.......|
..........|.......|
thì cái thằng cọc bên ngoài kia bị kéo khủng khiếp . Cọc phía trong coi như là trụ , tính ổn định bằng cân bằng mô men . Thằng nhổ , thằng kéo .
|
delta deus |
|
|
đài 1 cọc thì cái đài nó bé hơn, hơn nữa nó chỉ có 1 cọc nên chịu tác động nhiều hơn rồi nhiều thằng thì mỗi thắng chịu 1 ít, thằng to khỏe thì chịu nhiều...
tôi và thầy chỉ ngầu nhiên trùng cả họ và tên đệm thôi còn quê góc tôi tận HÀ TÂY làm sao co thể liên quan đến thầy đc >>>>
|
thanhthanh |
|
|
Em cần nhớ rằng ngay cả phương pháp phần tử hữu hạn cũng không phải là phương pháp mang lại kết quả chính xác tuyệt đối. Tất cả chỉ là tương đối, việc mô hình hoá nền đất thành các lò xo đàn hồi cũng chỉ là tương đối, nhưng nó đánh giá gần đúng sự làm việc của cọc trong đất. Việc cái cọc nó quằn quại như thằng thất tình chính là vì nó ngồi lên các lò xo nẩy tưng tưng đấy.
|
hoahuongduong |
|
|
Quên mất , trường hợp cọc bên trên áp dụng cho 99.999% các nhà xây lền kề , móng có sử dụng cọc .
|
profilmuoisau16 |
|
|
Dòng đỏ : Đã là PTHH thì chắc chắn 100% không là chính xác tuyệt đối . Không bao giờ nó tiến tôii giới hạn " Lim " của nó .
|
ewrewrwewe |
|
|
Cái giới hạn của Lim là nó tiến từ "âm củ lạc" đến "dương củ lạc". Nhưng cái "củ lạc" đó ta có biết nó tiến đến đâu và lùi đến đâu cơ chứ.>>>>>>>>
|
suanhadthouse |
|
|
Chung quy lại là các bác thử cho một vài ví dụ cụ thể để so sánh là hay nhất
mà bác nào bảo lò xo tuyến tính tính được thép trong cọc khoan nhồi nhỉ ?
|
profilmuoisau16 |
|
|
Cục đá to hay sỏi cuội là một cái lò so.
|
duancuacuon |
|
|
Theo tôi nghĩ :
+ Trường hợp đài có nhiều cọc : Sẽ tính toán chi riêng một đài cọc, các lực do cột truyền xuống đài gồm các lực M,N,Q và lúc này các cọc trong đài làm việc chịu nén Nmax, Nmin.
+ Trường hợp đài chỉ có một cọc : Ta xét tổng thể các đài, liên kết các bằng các dầm giằng mà các đài là những nút cứng, các cọc là thanh đứng được xét liên kết ngàm một đoạn L0 quy ước trong đất theo Phụ lục D của tiêu chuẩn 205-1998, lúc này hệ kết cấu là khung không gian 1 tầng và nhiều nhịp chịu tải trọng M,N,Q tại các nút cứng (Đài), và lúc này giải nội lực khung không gian này bằng sap 2000 bình thường
|
viet toan 12 |
|
|
Không phải cái lò xo tuyến tính nó tính được thép, mà là sơ đồ tính cọc chịu tải trọng ngang có kể đến nền đất làm việc như các lò xo đàn hồi. Từ sơ đồ tính để tính ra được cái nội lực tính toán, từ đó tính và bố trí thép .
- Bài toán chịu tải trọng ngang và mômen cần tìm Sigma(y,z)?
Thông thường người ta phân biệt bài toán cọc chịu tải trọng ngang và mômen:
+ Cọc cứng
+ Cọc có độ cứng hữu hạn
+ Phương pháp giả thiết cọc cứng và xoay tại O, tải trọng tác dụng lên mặt bên cọc là áp lực chủ động và bị động tương ứng(phương pháp xác định áp lực đất lên cọc này đã được trình bày trong cái 22TCN 207-1992, các bác có thể tham khảo mục 13.20,13.27,13.32 để tính).
+ Phương pháp cọc như dầm trên nền đàn hồi:
* Phương trình độ võng theo phương y
* Mô hình nền: quan hệ y và Sigma(y,z)
Giải ra ta có Sigma(y,z) suy ra (M,Q), y
* Kiểm tra sức chịu tải của cọc theo phương ngang của đất
* Có nội lực (M,Q) suy ra kiểm tra cốt thép cho cọc(đây là cái bạn ntt710 vừa hỏi ở trên đấy).
* Kiểm tra sức chịu tải của cọc theo phương ngang.
Kể cả tường trong đất cũng có thể coi là bài toán tường trên nền đàn hồi để tính toán khi đào các thành hố đào.
|
kiwisoda |
|
|
Qua một số ý kiến trao đổi cho thấy hóa ra việc thiết kế đài cọc có nhiều cọc lại đơn giản và dễ hơn rất nhiều so với khi đài cọc chỉ có 1 hoặc 2 cọc. Hóa ra không phải lúc nào ít thì cũng đơn giản và nhiều thì phức tạp nhỉ. Hì hì. . Cái việc cái đài nó chỉ có 1 hoặc 2 cọc là ngại lắm vì khó ổn định về mặt hình học, giống như làm xiếc ấy. Các cụ ngày xưa nói vững như kiềng 3 chân là có cái lý của nó đấy. Vì vậy, nếu không bị quá trói buộc thì nên tránh cái phương án đài cọc có 1 hoặc 2 cọc mà nên bố trí ít nhất là 3 cọc để cho tâm cột nằm trong cái diện tích bao của các cọc. Cái này hôm trước đã có thảo luận với hanh_pro10 rồi và nảy sinh ra ý muốn trình bày vấn đề này rõ hơn nên mở thêm tọp pịc này.
Khi tải trọng chân cột bé đến nỗi có vẻ chỉ cần 1 đến 2 cọc kà đủ thì tốt nhất nên chọn cọc có đường kính nhỏ hơn để tăng số lượng cọc dưới một đài cho đủ lớn hơn hoặc bằng 3 cho dễ tính toán và kiểm soát xử lý trong quá trình thi công sau này. Tuy nhiên, không phải lúc nào muốn cũng được vì vậy cũng có lúc buộc phải bố trí 1 hoặc 2 cọc dưới 1 đài. Vậy thiết kế phải làm cái gì đây. hà mệt rồi đây:
1. Xác định tải trọng tác dụng lên đài.
Đây là việc cứ tưởng dễ nhưng nếu không lưu ý thì coi như toi. Do việc thi công hạ cọc cho phép sai số tọa độ là 10 cm cho nên có thể lấy trường hợp này làm trường hợp nguy hiểm nhất. Mô men lệch tâm bổ sung lên đài sẽ bằng N. 10 cm. Cái anh mô men này có quyền chạy theo bất cứ phương nào trong trường hợp đài chỉ có 1 cọc và chạy theo hai hướng của phương vuông góc với đường nối hai cọc trong trường hợp đài có 2 cọc. Với các đài từ 3 cọc trở lên, cái sai số vị trí các cọc có thể gây ra mô men lệch tâm so với tâm tính toán nhưng vẫn nhỏ hơn so với cái khả năng chịu thế chân kiền của đài.
Khi tính toán, cái anh tải trọng này phải được xét tất cả các khả năng kết hợp cùng với nội lực chân cột N M Q sao cho hệ đài cọc đảm bảo khả năng chịu lực.
2. Tính toán kiểm tra cường độ:
Có nhiều người đã sử dụng các kiểu phần mềm để giải bài toán phân chia tải lên cọc khi xét đến liên kết với các giàng móng và móng lân cận nhưng các tải trọng tác dụng lên đài thì vẫn đúng tâm hình học của các cọc mà không xét đến độ lệch tâm khi thi công. Cái cách này có thể cho ra kết quả "thỏa" và thế là cảm thấy yên tâm là tôi giỏi quá. Thế là xong. Nếu xét đến ảnh hưởng lệch tâm do sai số tọa độ khi hạ cọc thì vẫn có thể toi. Không tin thử mà xem. Toi là bởi có quá nhiều trừong hợp lệch tâm do sai số thi công mà rất khó biết trường hợp nào là nguy hiểm nhất với cả nguy hiểm nhì.
Đơn giản tính toán bằng các cách giải gần đúng sẽ dễ kiểm soát hơn.
Cho rằng, khi đài có 3 cọc trở lên thì đúng là móng cọc. Lại cũng cho rằng khi đài không có cái cọc nào thì là móng nông. Vì vậy, các trường hợp đài có 1 cọc hoặc 2 cọc sẽ là nằm đâu đó giữa cái anh móng cọc và anh móng nông vậy.
Thường với các trường hợp này thì sưc chịu tải dọc trục của các cọc là thừ đủ và lớn hơn nhiều tải trọng nén của cột. Vấn đề còn lại là cái anh mô men chân cột và anh mô men do lệch tâm sai số vị trí khi thi công cọc mà thôi. Lúc này thì móng nông ơi, giúp ta chịu cái mô men này nhé. Cho thêm cai anh phản lực tiếp xúc dưới đáy các đài và đáy các dầm lan cận cùng tham gia chịu lực mô men. Có thể đơn giản bằng cách cắt các dầm móng cho 1 đài độc lập để tính cho các trường hợp có các phương mô men khác nhau với áp lực tiếp xúc không nên vượt quá Su của đất.
Lưu ý khi thi công các công trình này, đáy đài và đáy dầm móng cần được thi công kỹ để tăng khả năng chịu lực của nền.
Nói chung là không đơn giản. Tốt nhất thấy phức tạp thì cố mà tránh nó ra cho đỡ mệt. Tính kiểu gì rồi cũng bị vặn vẹo thôi.
|
ArthurGip |
|
|
Trước khi đọc bài này của bác thì tôi cũng làm nhiều đài 2 cọc (nhà dân ) mặc dù biết nó không ổn định nhưng tôi cứ TẠM NGHĨ là hệ giằng sẽ đóng vai trò bảo kê nên nhịp to bé đều làm giằng 30x50 hoặc 30x60 trở lên cho đủ cứng. và thêm nữa đài nhiều cọc cột lệch tâm cũng cho thành đúng tâm để tính và độ lệch tâm này cho anh giằng chịu. Thành thật sorry bác và những anh tôi kết cấu chân chính >. Chắc có gia đình vào sẽ bớt liều hơn > Thanks bác nh.
|
Rolandpr |
|
|
Muốn trả lời kỹ thì phải hỏi kỹ.
Sức chịu tải của cọc được xác định như bình thường không liên quan đến vấn đề đang bàn ở đây mà nó phụ thuộc vào VL cọc cũng như đất nền mà nó xiên vào.
|
inetryconydot |
|
|
- đài 1 cọc thì tính cọc chịu mỗi tôi lực dọc, còn lại là giằng chịu tất!
- đài 2 cọc thì cọc phương nào chịu mô men thì chịu cái mômen bên trên truyền xuống, cái còn lại vuông góc thì giằng chịu.
- đài >2 cọc thì tính cọc chịu tất.
Lí do : lực truyền đến đâu trước thì cái đó chịu trước.
Vấn đề nảy sinh :
- Đài 1 cọc thì cái đài cấu tạo thế nào với các thứ còn lại?
- Có cả giằng 2 phương vào đài cọc >2 cọc, giằng chịu bao nhiêu % mô men?
- Cấu tạo giằng, sàn hầm nếu có như thế nào thì tốt với đài?
- Với cọc nhồi, có bỏ giằng được không, giải thích vì sao được hoặc ko?
- Sơ đồ tính đài - cọc xem là cứng tuyệt đối hay xem là đài mềm ngồi trên gối lò xo, thế nào thì đúng hơn và đúng hơn trong trường hợp nào, khi nào thì dùng cái này khi nào dùng cái kia?
Mời các bạn thảo luận!
|
levantrai |
|
|
cái người ta cần biết và hiểu là nguyên lý truyền tải từ chân cột xuống các cọc thông qua đài cọc như thế nào khi đài chỉ có 1 hoặc 2 cọc, chứ đâu có hỏi cách mô hình hệ đài + cọc + giằng móng vào trong etabs để tìm ra nội lực lên đầu cọc, bạn này bí trong suy nghĩ nhanh nên vội vã lấy mô hình này kia ra để mà lý luận. cái này thì kỹ sư nào mà ko mô hình được đâu, vấn đề là hiểu cơ chế truyền tải ntn cơ!
nghe bạn nói tôi cứ ngỡ bạn viết ra chương trình FEM cho CSI vậy kaka
|
dutrieu |
|
|
Theo tôi không cần thiết:
1 : Đối với trường hợp đài nhiều cọc hay ít cọc , hệ số an toàn cho đài đã đựoc kể đến. Như vậy , đối với việc có thi công sai trong phạm vi 10cm thì hệ số an toàn cho đài cọc nó đã " gánh " rồi .
2:Trong khi tính toán SCT của cọc cũng đã có các hệ số an toàn .
3 : Tải trọng trực tiếp lên cột ( rồi từ cột lên đài ) đã bao gồm trường hợp bất lợi nhất có nhân với hệ số vượt tải ( HH x 1.2 , TT x 1.1 -> 1.3 ) ( trường hợp cọc nhổ thì TT x hệ số < 1 )
4: Tải trọng tính toán lún cho cọc ( hay đài cọc ) là tải trọng dài hạn ( khoảng 30 - > 70% hoạt tải ) nên theo quy phạm được lấy : Nmax , M max / 1.15 ( hệ số này ít người sử dụng ).
5 : Phần hoạt tải có hệ số giảm tải do diện tích ô sàn ( cái này giảm rất nhiều nhưng cũng ít người sử dụng )
Như vậy vấn đề thi công có sai so với thiết kế, nhưng vẫn nằm trong phạm vi mà quy phạm cho phép tức là vẫn đủ khả năng làm việc.
Việc này giống như khi tính thép, hàm lượng thép đặt trong dầm được phép < 5% hàm lượng thép tính toán . Thi công cột được phép lệch 1 tý , dầm lệch 1 tý......... ( tức là trong thiết kế đã có những hệ số để kế đến vấn đề thi công lêch trong phạm vi cho phép )
|
Alegowasea |
|
|
con gà, đã đọc hết bài chưa nhỉ ? mới đọc trang trước là " đau bụng uống nhân sâm " mà không biết dòng tiếp theo ở trang sau là " sẽ chết tắc tử " trước khi gà ăn thóc cũng phải biết thóc thì phải biết đang ăn thóc rơi vãi hay là thóc trong sân chứ
|
profilmuoibon14 |
|
|
Theo tôi thấy thì tính thế này cũng chưa ổn lắm, vì khó mà có thể coi mô men lệch tâm đó do móng nông chịu, vì cơ bản là độ cứng của nền đất dưới móng nông khá nhỏ so với cọc nên ko chắc mô men đã truyền hết vào đó. Còn cái vụ dầm móng có chịu một phần mômen thì miễn bàn.
|
Bernardmt |
|
|
Tôi cho rằng tính theo cách của thầy Ngọc_IBST không thật ổn lắm nhất là trong các công trình có tải trọng ngang lớn mà tải thẳng đứng lại thấp. Theo ý kiến của tôi, có 2 cách thực hiện bài toán này:
- Cách 1: Xác định theo bài toán cọc chịu nén xiên trong đó chiều dài cọc đã có phương pháp xác định trong tiêu chuẩn, mô men M bao gồm mô men chân cột và mô men phát sinh do lệch tâm ngẫu nhiên. Tuy nhiên phương pháp này tôi thấy khó mà yên tâm được do còn lăn tăn về mô hình cọc ngàm trong đất.
- Cách 2: Mô hình trong phần mềm kết cấu cọc, đài, giằng, tải trong mô men do thi công bằng 0.1*[N] ([N] - sức chịu tải tính toán). Lúc này toàn bộ hệ tương đương với 1 nút giàn => trong cọc là tải trọng đúng tâm (ok). Phương án này đòi hỏi giằng phải đủ độ cứng không thì toi liên, giằng mà toi thi cọc cũng đi đời
|
Winmordbet |
|
|
Cụ nói chuẩn ạ. Có quá nhiều hệ số an toàn vấn đề lệch tâm là vấn đề quá nhỏ
Tuy nhiên đài 1 cọc trong quá trình cọc đại trà có vai trò hết sức quan trọng: 1 cọc chịu 1 cột. Do vậy vấn đề kiểm tra chất lượng cọc phải được tiến hành kiểm tra hết sức khắt khe bằng tất cả các phương tiện mà chúng ta có: siêu âm, khoan lõi, pit, kiểm tra tiếp xúc mũi cọc đất, pda ...
|
viet toan 12 |
|
|
Cách đây gần 10 năm tôi có làm cho ông xếp khá thân con 5 tầng chỉ có 1 cọc tại mỗi tim. Mà trong lúc thi công đến tầng 5 có trận động đất lớn nhất ở HCM trong lịch sử, nhà nhà rung rinh, đồ đồ đạc đạc rung rinh...cái 5 tầng đó cũng hơi rung rinh nhưng không sao. Vẫn sử dụng đến giờ. Chứng tỏ 1 cọc vẫn OK. Thí nghiệm dynamic miễn phí>
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Theo tôi thì dựng 1 mô hình khung ngang 1 tầng với phần tử theo phương đứng là cọc với chiều dài chịu uốn là Lu=Lo+n*D (trong đó Lo: chiều cao tự do của cọc; n: hệ số phụ thuộc vào đất nền, lấy n từ 5-10; D: đường kính cọc). Phần tử ngang là thanh giằng móng. Sau đó đưa M, N, Q và tải trọng phân bổ trên dầm giằng móng vào tính toán nội lực cho khung ngang này ta sẽ có nội lực trong cọc và giằng móng.
|
EfrainKl |
|
|
em vẫn chưa hiểu rõ là tôi tính thép cho đài 1 cọc như thế nào. Nếu coi các giằng chịu mô men thì đài chỉ chịu lực dọc từ cột truyền xuống cọc thôi. vậy thiết kế thép đài ra làm sao vậy các bác.
|
Haroldser |
|
|
Em xin lỗi, cho phép tôi đào lại topic một tí. Tôi thấy mọi người đều cho đà giằng của móng một hàng cọc chịu mô men theo phương ngoài mặt phẳng của hệ cọc. Như vậy, khi tôi bố trí móng một hàng cọc ở biên liên kết giằng với móng nhiều cọc bên trong, nếu móng bên trong chịu tải trọng nhiều hơn và lún nhiều hơn so với móng biên thì sao ạ. Lúc này có phải là giằng móng không những không đóng vai trò truyền mô men từ chân cột sang móng bên trong mà còn lảm phát sinh thêm mô men tại chân cột không ạ? Lúc này tôi sẽ tính toán như thế nào? Mong được ý kiến của mọi người.
|
Vimcentcow |
|
|
Thầy Ngọc trả lời hay quá, nhưng tôi còn băn khoăn vấn đề là ở chỗ biết làm sao được đất nền chịu được bao nhiêu phần của M lệch tâm vì phản lực đất nền còn phụ thuộc vào biến dạng và chuyển vị của đài và dầm móng, theo tôi thì ta cứ thiên về an toàn tính cho trường hợp bất lợi nhất lấy giá trị M lệch tâm lớn nhất thì sẽ yên tâm. như vây có được không ạ.
|
deptrainhatnha |
|
|
Các bác ơi, cho e hỏi, cọc ép của e dài 45m. Nến địa chất từ mặt đất xuống là: 2.7m đất lấp, 1.8m sét pha dẻo cứng, 9.1m cát pha dẻo, 7.5m cát hạt nhỏ chặt vừa, 3.8m sét pha dẻo mềm, 4.8m cát hạt nhỏ chặt vừa, 10.5m cát hạt trung, cuối cùng là cuội sỏi, chưa khoang hết. Thế thì liệu có thi công được không ạ?
|
thuymo |
|
|
Chào các bác, e có vấn đề này cần trao đổi thêm: Ở "quê e" có rất nhiều "cao thủ" quan niệm chỉ có cọc tiết diện nhỏ (bề rộng nhỏ hơn 250) thì mới cần giằng đài cọc (cho đài 1 hoặc 2 cọc); còn cọc "tiết diện lớn" (bề rộng từ 250 trở lên) thì ko cần giằng đài cọc (cho đài 1 hoặc 2 cọc). Vậy phải làm sao giải thích cho họ "dễ hiểu" bây giờ?! Nhờ các bác tư vấn giúp. Many thanks!
|
phuonganh12 |
|
|
Có lần tôi lắp cái khung phơi quần áo loại lắp ghép, tôi thấy là lúc chưa lắp cái thanh ngang ở chân giá, cái khung nó ẻo lả ọp ẹp lắm, lắp xong vào chắc hẳn. Bạn có tâm huyết với quê hương thì đầu tư mua cái bộ đấy, nhớ là loại lắp ghép nhé, thợ hiểu ngay, diễn xong thì mang về nhà dùng.
|
Williamon |
|