Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Thiêt kế dầm móng? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Thiêt kế dầm móng?

     Trong quá trình tham gia thiết kế, thẩm tra TK, tôi thấy mỗi nơi thiết kế dầm móng (móng cọc) một kiểu, cùng quy mô công trình, cọc khoan nhồi tựa vào cuội sỏi, nơi lấy tiết diện 450x700, nơi lấy 600x1000, nơi lấy 1000x1200, nơi lấy 600x1800..., cốt thép thì cũng vô kể, mỗi nơi một kiểu. Thường thì ai thiết kế đều có lý do cả. Tính toán đài cọc, cọc thì có cách tính tương đối rõ ràng, nhưng dầm móng thì còn khá mù mờ. Bác nào có cách nào hay hay thì cùng trao đổi nhé.
Có 124 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Cần tìm hiểu rõ nhu cầu chỉ để ở hay vừa ở vừa kinh doanh của chủ nhà để thiết kế nhà 2 mặt tiền hợp lý. Top 6 mẫu nhà 2 mặt tiền đẹp được rất nhiều gia chủ yêu thích
profilmuoisau16
Khoang cach coc giua hai cong trinh cu va moi cung la mot trong vuong mac. Vi du cong trinh A da xay truoc cach 2 nam tu mep coc den meps cong trinh la 100, cong trinh B xay tiep sau do de ep duoc co can khoang cach toi thieu la 70cm tinh tu tim coc den mep nha. Nhu vay thi khoang cach giua 2 coc ke can giua cong trinh cu va moi la lc = d/2+100+500. Neu tinh coc theo ma sat thi khoang cach theo tieu chuan toi thieu la 3d, coc chong la 2.5d nhu vay voi coc ep (tinh theo ma sat) d=35cm thi lc = 350/2+100+700 = 975mm. Trong do 2,5d - 3d = 875-1050. Su lam viec giua cac nhom coc cua cong trinh cu va moi se nhu the nao, lieu no se anh huong ra sao doi voi cong trinh cung cung nhu cong trinh moi xay sau nay. Lieu khi do ta co the chap nhan dc no khong neu cu tuan theo tieu chuan. Ta se ap dung tieu chuan cho truong hop nay nhu the nao voi cong trinh xay chen nhi?
profilmuoisau16
con voi con
Tiêu chuẩn là cái mà dân thiết kế chúng ta phải nhất nhất tuân theo, chừng nào mà nó vẫn còn hiệu lực, cho dù chưa phải là tối ưu (Đề phòng trường hợp xấu...) Ta có thể bố trí cọc mới so le so với cọc cũ để đảm bảo khoảng cách. Nói chung là móng cọc mới mà bố trí gần công trình cũ là trường hợp bất đắc dĩ !
con voi con
profilmuoisau16
Chào Bămbo! Tôi rất vui bạn đã quan tâm đến vấn đề nạy Chắc bạn biết công trình Hàng Hải có phần móng cọc ép sát phần cọc nhồi chứ. Công trình mới được đưa vào sử dụng nên chưa thể khẳng đinh. Vậy thì áp dụng Tiêu chuẩn tôi e là hơi máy móc chăng. Xin được thảo luận thêm
profilmuoisau16
moaza12vs
Công trình Hàng Hải thì tôi không rõ lắm, nhưng nếu mà quả thật cọc được bố trí như bác nói thì không được bình thường lắm. Tôi nghĩ có thể phương án thiết kế không được tốt nên mới bị phải trường hợp như thế. Tôi nghĩ thiết kế có thể không áp dụng máy móc tiêu chuẩn, nhưng phải đảm bảo là độ tin cậy của phương án >= tiêu chuẩn và không lãng phí.
moaza12vs
greent Tôi rất đồng ý với bạn là đảm bảo là độ tin cậy của phương án >= tiêu chuẩn và không lãng phí. Còn nếu nói là PÁ thiết kế không tốt thì đây là một công trình thuộc vào diện quan tâm của rất nhiều các bậc lão làng, tôi nghĩ nó chắc chắn cũng đã được nâng lên đặt xuống trước khi xd. Mà có khi cả mấy bác xd TCXD chắc cũng đã xem PÁ này rồi đấy. Nói tóm lại là PÁ này là tối ưu rồi. Thứ 2 là công trình theo TCXD 40:1987 thì biết đâu Tây họ đã làm cái này mãi rồi có sao đâu (Chỉ là phỏng đoán thôi nhé) Mấy bác VN nhà ta qua học rồi áp dụng ở đây, đúng không ạ. Mà nếu cái gì cũng đúng cả, cái gì TC cũng nói rồi thì chán quá phải không ạ. Hẹn bạn tại Forum bàn về TC đi.Trước tiên là TCXD 40:1987 nhé.
greent
kukuca Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx.
Luckyman
kukuca
Tôi thấy đúng là mỗi cơ quan TV chọn kích thước dầm móng một kiểu. Tuy nhiên khi tính dầm móng(theo tôi trong đa số trường hợp gọi là giằng móng thì đúng hơn) điều chúng ta quan tâm nhất có lẽ là độ lún lệch giữa các đài móng. Mô hình tính có lẽ là các đài cọc trên hệ lò so đàn hồi và được liên kết bởi các giằng móng. Chỉ có điều hệ số lò so tượng trưng cho các cọc nên lấy bằng bao nhiêu là một vấn đề còn tranh cãi.
kukuca
Robertvove
Đọc tài liệu nước ngoài, tôi thấy họ thiết kế đơn giản thế này: Thiết kế cốt thép dầm móng (kháng chấn) sao cho đủ chịu lực kéo của 1/10 nội lực thẳng đứng chân cột lớn nhất ở hai đầu dầm móng . Ví dụ: Hai cột ở hai đầu dầm là 700 tấn và 1000 tấn thì lấy 1/10 * 1000 tấn =100 tấn . Tổng diện tích cốt thép (thép AII chẳng hạn) sẽ là 100*10^3 / (2800) = 35,7 cm2 (chưa kể hệ số an toàn). Tiết diện ngang BTCT theo tôi chọn sao cho hàm lượng thép khoảng 1% là hợp lý . Tất nhiên khi chọn Tiết diện còn căn cứ nhiều yếu tố khác . Ai có cách hay khác cùng nêu ra để thào luận .
Robertvove
greent
theo toi neu tinh toan mot cach bai ban thi nen tinh lun cho tung mong sau do tinh he dam mong chiu chuyen vi cuong buc, Cac lo so chinh la k=P/S. Ngoai ra co mot so mong chi co 01 coc, luc do dam mong con tinh den chiu momen chan cot nua Cach anh HuyCDC don gian nhung don vi tham tra co chiu khong anh?
greent
tungch46
ĐỀ NGHỊ VINH 40 viết tiếng Việt nhé ! Khi tính dầm móng trong bản tính thì tôi vẫn tính theo nhiều cách khác nhau để thẩm tra thẩm định được. Đấy chỉ là một cách tính nhanh để kiểm tra thêm thôi. Cách này tôi đã ghi trong Báo cáo đề tài KH cấp BỘ XD về cấu tạo kháng chấn cho công trình XDDD &CN, và đã được Bộ XD thông qua năm 2002. Các dầm móng cho đài lệch tâm, 1 cọc tất nhiên phải tính thêm chịu Momen nữa .
tungch46
PrikoliSsSSdda
Chào anh Huy, Tôi thấy bay viết của anh cũng thực tế đấy, theo tôi lý thuyết tính dầm còn mông lung lắm. Tùy từng bài toắn cụ thể mà tính toắn, cấu tạo thôi đúng không anh? Chào anh!
PrikoliSsSSdda
ao anh xa
Đối với móng cọc theo quan điểm của tôi có thể tính toán được dầm móng khi mô tả các cọc thành các gối đàn hồi: Mô tả hệ dầm móng là các thanh, tuỳ theo dạng móng để mô tả liên kết gối đàn hồi như sau: - Móng cọc nhồi: mỗi cọc một gối đàn hội - Móng cọc đóng: Đài đơn đúng tâm mô tả nhóm n cọc thành 1 gối đàn hồi K bằng tổng các gối đàn hồi k của 01 coc đơn (K=kn) . Tính dầm móng cho đài lệch tâm (nhà dân xây chen) mỗi hàng cọc vuông góc với dầm là 1 gối đàn hôi K=ki với i là số cọc trên một hàng.
ao anh xa
Happyspringla2007
Bác huycdc đã châm ngòi cái vụ dầm móng và đến giờ này đã có hơn 700 người lướt qua cái chủ đề này không khác gì vụ sức chịu tải của cọc. Điều này chứng tỏ anh tôi rất quan tâm đến sự làm việc của cấu kiện này. hacidmember có ý định làm một bài thì post cho anh tôi xem với đi vụ này hay và nhiều người đợi đó. Nếu tôi xoay được thời gian cũng xin một tay vào vụ này. Để có thể nói về dầm móng ta nên dùng phép phản luận. Thứ nhất là mọi người nói là mung lung không biết tính thế nào thậm chí to nhỏ kích thước ra sao cho dầm móng cũng không biết thậm chí có cần hay không và sao lại cần nó. Vậy nếu đặt vấn đề ngược lại sao ta 1.Không "bỏ luôn dầm móng ở móng cọc đi"? 2. Nếu bỏ đi có chuyện gì xảy ra? Chỉ cần trả lời trọn vẹn được câu hỏi này coi như giải quyết được chuyện dầm móng. Tôi cho rằng dầm hay giằng móng thì không có lý thuyết gì ghê gớm nó là cấu kiện BTCT như mọi cấu kiện khác. Sự băn khoăn ở đây là ở chỗ nó chịu tải trọng gì và làm việc như thế nào (nói riêng cho móng cọc chứ các móng khác thì khá rõ rồi). Còn đây là quan điểm của tôi về cái dầm (nếu có thời gian sẽ viết hẳn một bài để huynh đệ cùng bàn): 1. Gọi là "giằng móng" thì dễ liên tưởng tốt hơn đến chức năng của cấu kiện này. Và một trong nhưng chức năng quan trọng của nó là để chống xoay ở nút chân cột. Chẳng phải cả nhà ta luôn giả thiết chân cột ngàm đó sao? nhưng thực tế thì không ngàm tuyệt đối được như thế. ở mức độ nào đó ta khống chế lún lệch để đảm bảo không chuyển vị đứng nhưng còn chuyển vị ngang và xoay? ngàm là cả 6 phương chuyển vị bị khống chế chứ. Mà anh đài cọc rõ ràng có xoay. Giẳng móng trong trường hợp này càng lớn càng tham gia không chế góc xoay này để đảm bảo cho cái giả thiết ngàm mà ta vẫn coi như là hiển nhiên khi mô hình hóa kia là đúng. 2. Còn đây là câu trả lời cho huycdc tại sao tiêu chuẩn Nga nói lấy 1/10 tải cột để thiết kế thép chống lại lực kéo đó ở giằng. Tải trọng động đất qui tĩnh của Nga cũng được tính từ tải trọng thẳng đứng mà trong trường hợp này là 0.1W (W là tải thẳng đứng ở chân cột) khi động đất lực này(base shear) tác dụng vào chân cột theo phương ngang (đấy là cách nghĩ rất thô thiển và đại khái). Giằng sẽ chịu nổi lực này để biến hệ thống móng thành một khối liên kết chịu được tải trọng ngang.> Ông Thuatdv thể nào cũng lên tiếng vì vụ giải thích thô thiển này!!!! 3. Mô hình hóa thế nào hệ thống móng cọc có giằng thì tôi nghĩ tùy vào độ chính xác của bài toắn. Tôi tưởng tượng tùy mức độ chính xác để mô hình hóa chẳng hạn hình dưới là một mô hình 3D cho hệ móng cọc có giằng. Mấy anh tôi làm việc thiết kế chắc phản đối cái mô hình rắc rối này lắm nhưng thực tế những mô hình thế này đã trong tầm tay ở thời buổi này. HNTuanJP
Happyspringla2007
Marcunst
Về vấn đề sức chịu tải của cọc, tôi xin đề xuất một ý kiến: Hiện nay trong ngành Cầu có cơ bản 3 tiêu chuẩn về tính toán sức chịu tải của cọc: 22TCN21-86, TCXD205-1998, 22TCN272-01. Xin các bạn cho đánh giá về mức độ tin cậy trong tính toán thực tế của các tiêu chuẩn trên và việc áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.
Marcunst
Bernardmt
Xin hẹn các bạn đầu tuần sau sẽ sắp xếp bài và post lên để mọi người cùng trao đổi.
Bernardmt
tungch46
Tôi thấy tại sao các ông lại cứ phải đặt ra vấn đề là giải bài tóan đó nó như thế nào, cách làm của tôi là cứ bắt cái thằng giằng móng đó nó chịu lên cọc, rải các cọc dài ra theo đường băng như trong sách Nền và Móng của tôi viết (trong đo có cách tính rất đơn giản)... Làm như thế có lợi như sau: Cọc không bị uốn, tính như móng đài thấp Giải được bài toán được một cách dể dàng Khối lượng móng cũng không lớn, nếu chỉ có một hàng cọc thì nó chính là các giằng mà chúng ta đang thắc mắc phải tính như thế nào Thân
tungch46
EfrainKl
1. Xin cảm ơn anh Tuấn Trung (hacidmember) đã cung cấp một báo cáo khoa học rất thú vị của riêng anh. PP mà anh đề cập cũng rất khả thi có thể dùng SAP hay Etabs để tính toán dầm móng chịu tải trọng ngang. Tuy nhiên vấn đề khi dầm móng phải chịu đựng sự lún lệch của các đài móng thì báo cáo của anh chưa đề cập. Mong anh tiếp tục nghiên cứu thêm vấn đề này up lên cho anh tôi 2.Tôi có vài con số này muốn cùng chia sẻ về tính dầm móng chịu lún lệch giới hạn như thế này: Trong qui phạm cho phép lún lệch = (2/1000)L. - Ví dụ nhịp cột 8m, thì chênh lún cho phép là 16mm. Mô hình đơn giản cái dầm móng này là phần tử dầm 2 đầu ngàm chịu chuyển vị cưỡng bức tại 1 đầu ngàm là 16mm. Giả sử dầm móng kt 0.5x1m; mác BT 300. Dùng SAP tính cho kết quả M=178Tm, Q = 52T, tính ra thép 70cm2 (CIII), như vậy cần bố trí 2 lớp thép 10 phi 30 mặt trên. - Bây giờ hoán đổi đầu ngàm chịu chuyển vị cưỡng bức sẽ cho ta kết quả như trên ở dưới dầm (vẫn nói tôii 1 đầu ngàm). - Như vậy hàm lượng thép sẽ là 70x2x100%/50x100=2.8% 3. Các bạn cho ý kiến xem sao?
EfrainKl
levantrai
Cám ơn Trần Đức Cường đã có ý kiến trao đổi. Trong bài viết không đề cập đến vấn đề lún lệch giữa các đài móng do khi mô tả đài cọc thành các gối đàn hồi và tính toán đồng thời với phần thân công trình , khi đó tải trọng đứng các vị trí cột khác nhau sẽ làm các gối đàn hồi có độ lún khác nhau, độ chênh chuyển vị giữa các đài được chương trình tự động xác định và cho ra kết quả nội lực đã bao gồm cả độ chênh lún. Tôi đã sử dụng mô hình này để tính toán công trình nhà 11 tầng cạnh hồ Giảng võ với kích thước dầm móng 40x80, sau đó có so sánh kết quả tính toán và số liệu đo lún công trình cho kết quả khả quan.
levantrai
dolkihote
To hacidmember: Em nghĩ quan trắc lún là đối với các điều kiện chưa kể hết các trường hợp bất lợi mà anh tôi tôi tính, do vậy nếu "đã sử dụng mô hình này để tính toán công trình nhà 11 tầng cạnh hồ Giảng võ với kích thước dầm móng 40x80, sau đó có so sánh kết quả tính toán và số liệu đo lún công trình cho kết quả khả quan" tôi nghĩ chắc là đúng cho các tổ hợp cơ bản 1 và tổ hợp cơ bản 2, trường hợp tổ hợp đặc biệt anh thử kiểm tra lại xem. Sắp tôii bọn tôi cũng dùng mô hình này của anh kiến nghị để tính, hy vọng sẽ được anh trao đổi thêm?
dolkihote
thanhvu
To n2binh-ace-cdcc. Đúng vậy số liệu quan trắc lún chỉ kiểm chứng được đối với tĩnh tải và hoạt tải dài hạn, với sơ đồ tính mô phỏng chúng ta có thể hình dung được biến dạng lún tại các chân cột, phản ứng của hệ dầm móng từ đó đưa ra các giải pháp thiết kế phù hợp, dự báo được chuyển vị tại các vị trí khác nhau trên mặt bằng công trình . Sơ đồ thích dụng khi tính toán công trình trên nền đất thay đổi phức tạp (sử dụng cọc có độ dài khác nhau - hệ số độ cứng khác nhau) như CT 14 - Láng hạ . Một số công trình cụ thể có dầm móng quá lớn dẫn tôii một số vị trí (tải trọng nhỏ) có xu hướng chuyển vị lên (bênh lên)trong khi các vị trí khác tải trọng lớn lún xuống (theo số liệu quan trắc lún), điều này có thể dự báo và giải thích được khi sử dụng mô hình tính toán đã kiến nghi.
thanhvu
GeraldKr
To hacidmember: Việc tính toán dầm móng kết hợp với kết cấu bên trên như bạn đã tính cho ctrình 11 tầng...Với giả thiết là các đài tựa trên những gối đàn hồi. Theo tôi là khá hợp lý, nhờ vào các chương trình ttoán như sap, etabs...Nhưng điều quan trọng hơn hết là các gối tựa đàn hồi lấy độ cứng như thế nào? theo mô hình nào(đàn hồi, đàn nhớt, hay cả hai, hay mô hình nào khác...), vì ứng với độ cứng khác nhau sẽ cho độ lún lệch khác nhau và nội lực trong dầm móng khác nhau....Và bạn đã áp dụng mô hình nào, cách tính ra sao...có thể post bài lên chúng ta ( anh tôi ketcau.com) cùng thảo luận... Thanks ! have fun !
GeraldKr
suanhadthouse
Gửi tanxd3/90, Bạn co thể tham khảo bài viết của hacidmember trong file gửi kèm ngày 28/12. Về lý thuyết hệ số đàn hồi cọc sẽ gồm 2 thành phần hệ số đàn hồi của vật liệu thân cọc (K1) và hệ số đàn hồi của lớp đất dưới mũi cọc (K2), hệ số đàn hồi cọc là K= K1*K2/(K1+K2). Việc xác định hai hệ số K1 và K2 hoàn toàn có thể thực hiện được trên cơ sở các công thức lý thuyết và tiêu chuẩn Việt nam, tuy nhiên cần có sự điều chỉnh thông qua so sánh với số liệu thí nghiệm thực tế .
suanhadthouse
AlfomzoMl
Cách này chỉ dùng để tính nội lực của giằng móng, không dùng để tính độ lún và lún lệch (*Để nói ra được nguyên tắc tính toán thì đã rất tốt rồi, tuy nhiên để có thể áp dụng vào thiết kế được thì còn xa vậy. ở đây bàn đến phương pháp tính rất thực dụng cho thiết kế, chấp nhận sai số nhỏ*) Giằng móng nói chung ngoài nhiệm vụ chịu tảI trọng tác dụng trực tiếp lên, nó còn đóng vai trò quan trọng cho việc phân phối nội lực giữa các đàI móng cọc, truyền tảI trọng lệch tâm của móng lên đàI cọc. Giằng móng đặc biệt hữu dụng khi chịu và truyền tảI trọng lệch của tường, cột tại vị trí giữa khe lún và được áp dụng nhiều trong các công trình cảI tạo, xây chen… Nguyên tắc tính toán: Các giả thiết: - Coi vật liệu là đàn hồi tuyến tính; - Coi dầm móng là phần tử loại dầm độ cứng EJ; - Bỏ qua độ mảnh của cọc trong đất (nếu có); - Tính toán ứng với trạng tháI nguy hiểm nhất trong quá trình chịu lực - Chỉ dùng để thiết kế riêng dầm móng, không dùng để tinh lún cũng như lún lệch. Cách tính đơn giản: 1. Sơ đồ tính toán: Tương tự như bàI toán tính dầm trên các gối tựa lò xo. 2. Coi dầm móng chịu các tảI trọng như: bản thân, tường, cột tác dụng trực tiếp lên dầm móng…, và chịu lún lệch giữa các móng. Sau khi tính toán với từng trường hợp thì tổ hợp nội lực để thiết kế tiếp như đối với các bàI toán thông thường. Chú ý khi tính lún lệch thì cho từng gối chuyển vị cưỡng bức, các gối khác giữ nguyên. Sau đó tổ hợp nội lực. Độ lún lệch cho phép lấy trong tiêu chuẩn. 3. Vật liệu sử dụng thông thường là bê tông cốt thép hoặc thép hình. Dùng độ cứng đàn hồi để tính toán EJ. 4. Gối tựa: Đối với móng cọc trên đàI hoặc trên băng dùng lò xo thay thế tại từng vị trí của cọc (chú ý số lượng cọc tương ứng với độ cứng của lò xo- trong bai toán phẳng) với độ cứng của cọc như sau: Cách tính độ cứng của lò so: - Tính độ lún của cọc theo phương pháp của “Cơ học đất”. Chú ý phảI dùng độ lún tính toán thực tế của từng đàI để tính toán độ cứng của lò xo, không dùng hệ số độ cứng trong các bàI toán tính nền. - Độ cứng của lò xo của cọc thứ i là Ki: Ki = Pi/Si. Trong đó Pi là sức chịu tảI của cọc theo tính toán, Si là độ lún của cọc được tính toán ở trên. Trong bàI toán phẳng nếu tại 1 trục có các số lượng cọc khác nhau thì chú ý tính độ cứng của lò xo so tương ứng. 5. Đưa sơ đồ tính vào trong các phần mềm kết cấu như SAP, STAAD… để xác định nội lực của dầm. Mời mọi người tiếp tục thảo luận... ThS. NCS. Phạm Quyết Thắng Phòng Địa kỹ thuật - Viện KHCNXD (IBST)
AlfomzoMl
BrandonMr
Chao anh huycdc, Neu toi khong nham thi it ai tinh cai giang mong nhu anh lam. Moi noi TK mot kieu, tuy theo muc do run cua tay den dau. Con toi, khi tham tra thiet ke cung it khi de y den giang mong (biet ba con nha minh cau tao qua an toan, Khu the thao duoi nuoc do Y thiet ke, dai mong dat doc lap co cai giang mong nao dau). Neu thiet ke, toi thuong chon kich thuoc giang mong tuong duong voi kich thuoc cua dam ben tren nhung cot thep dat it hon. hinh nhu TC cua Phap ho lay momen o chan cot chia cho 4 de tinh giang mong. Bac thu doc kiem tra lai TC cua Phap xem sao nhe.
BrandonMr
checkerso1
- Đúng là không ai thiết kế giằng móng theo kiểu vậy, trừ tôi. Tôi chỉ muốn giới thiệu cho anh bạn Huy cách tính và cách suy luận một bài toán phức tạp theo lối suy luận giản đơn. Cách này, theo tôi đây là giải pháp tương đối đơn giản và chấp nhận được, ai cũng có thể thực hiện được và vừa định tính vừa định lượng được. - Còn ai đó nói rằng: "khi tham tra thiet ke cung it khi de y den giang mong", thì có lẽ không phải là người thiết kế chuyên nghiệp. Về nguyên tắc, mọi số liệu thiết kế hoặc thẩm định đưa ra đều phải được tính toán cụ thể hoặc phải có cơ sở chắc chắn. Chỉ có điều những gì chưa biết thì cần phải học thêm hoặc những gì chưa có trong tiêu chuẩn thì kết quả phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và trình độ của người thiết kế. - Khi áp dụng tiêu chuẩn của ai đó, cũng cần hiểu bản chất tại sao họ làm như vậy, nếu không sẽ không bao giờ trở thành người thiết kế giỏi.
checkerso1
EfrainKl
Cho móng cọc. Phương pháp trích 10% lực dọc cột tính cho giằng móng tôi cũng được thầy dạy sử dụng 3 năm nay rồi. Kinh nghiệm cho thấy : - Với các công trình vừa và nhỏ thì nó không ổn: với giằng móng 20x30 thép CII 4fi16 (nhò nhất rồi). khả năng chịu lực kéo của giằng: P= 4*2.0*2.700=21.6T, Vậy Tải trọng truyền xuồng cột: N=216T một con số không nhỏ : - nếu sử dụng thép cường độ cao : Fe=5000kG/cm2 , khả năng chịu kéo của giằng 4fi16: 4*2.0*5.000=40T > Tải của cột 400T rất lớn >> nếu coi giằng chỉ chịu lực kéo 10% lực dọc cột thì 99% là bố trí thép cấu tạo. -Theo tôi nghĩ chọn sơ đồ kết cấu như vậy là không ổn , 10% mới là điều kiện cần thôi . - Việc chọn sơ đồ tính khác đi, sẽ làm cho giằng móng tự đúng sẽ hay hơn nhiều khi chọn cách tính 10% của lực dọc. + 1 biện pháp: - chọn dầm dưới cùng chịu tất cả ( hay 1 phần) tường xây ở phí trên nó , vì tường xây liên tục trên dầm nên tải truyền xuống trực tiếp được : khi đó dầm chịu tải lớn > dầm to > độ cứng lớn > ổn định hơn mấy cái giằng nhỏ. Kết cấu này thực sự có lợi cho kết cấu móng băng hay móng đơn trên nền thiên nhiên vì sự lún lệch của các loại móng này rất lớn, còn móng cọc lún rất ít hoặc không lún.
EfrainKl
muaxanh
Gửi anh Thắng, - Cám ơn anh đã trao đổ góp ý.Tôi đồng ý với anh, kết quả đưa ra phải có cơ sở chắc chắn. - Tôi cũng thường tính GM như cách của anh, nhưng chỉ khi có sự khác biệt lớn về sơ đồ KC. Anh có tính đến độ cứng của DM khi tính GM ko? - Sở dĩ tôi ít quan tâm (ko phải hòan tòan ko quan tâm) đến GM vì tiết diện GM lớn, cốt thép nhiều; chưa có quan điểm thống nhất về cách tính GM; tôi ít khi tìm thấy dòng tính GM nào trong thuyết minh tính tóan cả. - Anh có GS phần móng khu TT dưới nước? Với quy mô CT như vậy, theo anh tại sao TK ko bố trí GM? (Toi là QTrung-TT CNXD-IBST)
muaxanh
Roberter
Các bác đọc ở tài liệu nào nói là lực kéo để tính kháng chấn cho giằng móng lấy bằng 10% lực dọc cột lớn nhất ở 2 đầu giằng đấy? Bác HNTuanJP đúng là đang làm về động đất nên giải thích ngay được hệ số đó! Thực ra đây chỉ coi như là một trường hợp tổ hợp tải trọng tác dụng theo phương ngang mà có thể gây nguy hiểm cho giằng móng. Thường tổ hợp này không gây nguy hiểm đối với trường hợp nhà thấp tầng vì lực dọc chân cột hay lực cắt nền là bé (như hqnam đã nói), nhưng đối với nhà cao tầng thì nó vẫn có thể, đặc biệt là cho yêu cầu lượng thép cần bố trí suốt chiều dài giằng! Hệ số 10% chắc là họ cũng ngụ ý lấy cho công trình nhà cao tầng, còn đối với công trình thấp tầng thì có khi phải lớn hơn chút nữa! Hơn nữa để đơn giản họ chỉ bảo lấy 10% của lực dọc chân cột, nhưng đúng ra thì phải kể đến cả trọng lượng của đài cọc, một phần trọng lượng của cọc và của giằng móng, và một phần tải trọng thẳng đứng tác dụng trực tiếp lên giằng móng.... Ngoài ra lực dọc cột là chỉ tính cho tổ hợp của tải trọng động đất....
Roberter
muaxanh
em đang làm đồ án rất cần phần mềm về thiết kế móng cọc , mọi người ai có cho tôi xin !
muaxanh
EfrainKl Trời đất làm đồ án ai lại sử dụng phần mềm chứ.Bạn nên theo sách giáo trình đã được học trong trường mà làm (hoặc tham khảo thêm các tài liệu khác). Không nên sử dụng phần mềm bạn a. Bạn có đảm bảo kết quả đó là chính xác hoàn toàn của các công cụ tính toán đó không? Làm đồ án là kiểm tra kiến thức mà phải không?
EfrainKl
DonaldMi
Các anh có thể cho biết chính xác dầm móng có tác dụng gì ? Có ý nghĩa như thế nào? các tải trọng chuyền vào dầm móng là tải trọng gì? Khi đã xác định chính xác công dụng của dầm móng thì việc bàn đến thiết kế dầm móng mới chính xác được phải không?
DonaldMi
nongdan
Các bác cho tui hỏi: Khi cho móng lún lệch, thì toàn bộ tải do lún lệch có phải chỉ do dầm móng chịu không hay là cả các dầm trên nữa. Dầm móng có khác gì những dầm phía trên hay không? Nếu bắt tất cả chuyển vị lún lệch cho dầm móng gánh thì có oan cho nó không? Các chuyển vị ngang, lực cắt bắt dầm móng chịu thì có lý rồi, chắc ít phải bàn hơn.
nongdan
ClintomEa
Thiết kế dầm móng là lãng phí vô ích !? Tôi thấy các bạn đồng nghiệp tranh luận rất sôi nổI về đề tài này nhưng vẫn chưa ngã ngũ, và cũng chưa có tiêu chuẩn hay tài liệu nào chỉ dẫn việc thiết kế dầm móng. Cũng xin góp vui như sau: 1. Khi nào thì cần có dầm móng ? Trả lờI : khi có ít hơn 3 cọc trong một đài (tiêu chuẩn thiết kế móng cọc). 2. TạI sao cần dầm móng trong trường hợp trên ? Trả lờI : để khống chế chuyển vị xoay của đài cọc ? để chịu momen do tảI trọng lệch tâm từ cột truyền xuống, nhất là khi cột lệch tâm trong các công trình xây chen. 3. Nếu không khống chế chuyển vị xoay của đài cọc thì việc gì xảy ra ? Hầu hết đều trả lờI : để không xuất hiện momen trong cọc vì chúng ta đang thiết kế móng cọc đài thấp dùng cọc BTCT đúc sẵn chỉ chịu tảI thẳng đứng không chịu momen, cọc sẽ bị gãy. (ở đây không đề cập móng cọc đài cao trong các công trình cầu sẽ chịu cả 3 loạI tảI trọng đứng, moment, lực ngang vì các cọc này phảI được thiết kế riêng). Có đúng cọc sẽ bị gãy nếu tảI lệch tâm mà không làm dầm móng hay không ? Tôi nói : không, chẳng khi nào gãy cả ? Tôi xin biện luận như sau: 1. Giả sử : không có dầm móng. tảI trọng thẳng đứng từ cột nằm trên đài có vị trí lệch tâm so vớI tim cọc (1 hoặc 2 tim) một đoạn 0,7m (là khoảng cách ép cọc gần nhất hiện nay đốI với công trình xây chen). TảI trọng chân cột 40T. Cột 20x20cm hoặc 25x25cm. Suy nghĩ thông thường : moment trong cọc = 0.7x40T =28Tm. Gãy cọc !! phảI thiết kế cọc chịu được 28tm hoặc phảI làm dầm móng gánh hết momen này cho cọc. OK, tôi không làm dầm móng mà lạI giả sử cọc được thiết kế để chịu được 28Tm. Vậy cọc tồn tại mà không bị phá hoạI. Tuy nhiên theo định luật 3 newton hay phương trình cân bằng nút đài cọc, nếu cột gây ra cho cọc moment bao nhiêu thì cọc gây ra momen trong cột bấy nhiêu. suy ra cột cũng chịu momen 28Tm, suy ra cột cũng bị gãy (trái giả thiết tồn tạI cột nên có lực dọc)! Vô lý vì : a: nếu không tồn tạI cột thì sao tồn tạI lực dọc và moment. b: với cùng tảI trọng như trên nhưng nếu cột đúng tâm cọc thì cột không gãy. Chả lẽ chỉ vì cột đứng không đúng vị trí ta muốn mà nó bị gãy hay sao ? C. cọc thì tồn tạI còn cột bị gãy. 2. Kết luận thứ nhất: chẳng khi nào cột phát sinh ra moment trong cọc cho dù nó đúng tâm hay lệch tâm. 3. Kết luận thứ 2 : Chúng ta đang thiết kế những dầm móng khủng bố vô cùng lãng phí, chúng ta đang làm lãng phí tài sản của xã hộI (xin các anh, chị thứ lỗI đừng vộI nóng mặt, chỉ là đang giả sử và biện luận thôi). 4. Kết luận thứ 3 : chỉ cần thiết kế dầm móng để chịu moment chân cột đã có sẵn từ bên trên truyền xuống và để giữ cho đài ổn định nếu có lực ngang đã bỏ qua trong tính toán chứ đừng bận tâm đến cột lệch tâm hay không. 5. Kết luận thứ 4 : Vậy cột lệch tâm gây ra điều gì ? phảI chăng nó chỉ làm cho đài làm việc không đúng mục tiêu là truyền đầy đủ lực dọc xuống các cọc một cách đồng đều? và điều này đúng vì nếu có 3 cọc trở lên, sẽ có cọc bị nén nhiều, còn có cọc bị nén ít, thậm trí bị nhổ lên (công thức tính lực dọc tính toán truyền lên đầu cọc). Vậy nếu chỉ có 1 cọc hay 2 cọc thì sao, không truyền xuống đủ thì tảI trọng đứng dư truyền đi đâu, ai chịu ? Trên đây là phần biện luận của tôi. mong các anh, chị tham gia bàn bạc chỉ giáo thêm. Biện luận trên đúng sai ra sao.
ClintomEa
hyutars
Lập luận của bác B52 tôi đọc mãi chẳng hiểu, nhưng đây là một đề tài hay. . Thực tế đối với các công trình xây chen việc ép cọc lệch tâm là thường xuyên xảy ra, điều đó dẫn đến phải thiết kế những dầm móng khá khủng khiếp. Đâu là sự thật, xin mời mọi người trong diễn đàn tranh luận tiếp.
hyutars
Vimcentcow "Cột" tác dụng lên "cọc" "Cọc" tác dụng lên "cột" dẫn đến lẽ tự nhiên là " chúng " sẽ đi chân lý định luật 3 Newton mà bạn nêu (tìm trạng thái cân bằng ), nếu "tìm hoài không thấy hoặc chưa thấy " thì sẽ tìm được " chính quả " !!! "... ôi ... ôi .... thôi chùa Tân thạnh " Điều này không kỹ sư nào trong chúng ta muốn đúng không bạn.? Thật ra, nếu không có giằng móng thì thường là xảy ra phá huỷ mối nối giữa cọc và đài móng (hoặc giữa cột và đài móng tùy theo tính chất và khả năng liên kết của chúng). Trên đây chỉ mới đơn thuần là cơ hoc. Thực tế còn mấy vấn đề về nứt , chống ăn mòn phá hủy trong thiết kế kết cấu công trình. Thân .
Vimcentcow
checkerso1
Theo tôi thì nên gọi là giằng móng thì theo đúng ý nghĩa của nó hợn.Về việc dùng giằng móng cho các đài có cọc lệch đài là nên làm và cần phải bàn luận tính toán cẩn thận.Nhưng đối với các nhịp giữa của công trình có tải chân cột tương đối bằng nhau đặt đúng trọng tâm của đài_cọc thì có thật cần thíêt theo lưới nào cũng phải bố trí cái giằng vào không. Đối với công trình có mạt bằng rộng thì rất tốn kém. Tôi lấy 1 vidụ như tôi được biết 1 công trình có diện tích mặt bằng 120mx120m có các nhịp đều nhau 8x8m.Dùng giằng móng cho công trình này quả là 1 khối lượng lớn. Có bác nào đưa ra giải pháp ma không dùng giằng móng hay lược bỏ bớt không.
checkerso1
BarbaraEr
Trường hợp như bạn LeAnh nêu : mặt bằng rộng, tải đúng tâm đài cọc thì đâu có gì phải bàn về giằng móng. Theo quy phạm bạn chỉ cần thiết kế 1 đài có lớn hơn hoặc = 3 cọc thì không cần phải làm giằng móng (không cần thiết). Tuy nhiên theo tôi , cần cân nhắc về bài toắn kinh tế vì thực tế các công trình đều phải xây tường tầng trệt nên đều phải làm đà kiềng (đỡ tường) cho dù không làm dầm móng. Nên nếu chúng ta có được quan điểm tính đúng đắn về dầm móng thì ta có thể tính toắn kết hợp sao cho kinh tế nhất. Vấn đề chúng ta đang tranh luận là cột đặt lệch tâm và đài có <= 2 cọc.
BarbaraEr
EduardoMn
Thấy các bạn bàn sôi nổi quá, tôi xin nói sơ ít điểm, vì tính móng và giằng móng có gì đâu? Hơn nữa cũng chỉ tính gần đúng mà thôi. 1) Khi đài móng có dưới 3 cọc : như có bạn đã nói, cần giằng. Nhưng phải tính sai số thi công khi đóng cọc là 5cm. Có nghĩa là, moment là quay đài móng là : M = P(t) x 0,05m cho một cọc, có 2 cọc thì nhân 2, có vậy thôi. Tùy theo độ lún ước tính của cọc mà ta chọn : - Thiết kế một dầm để gánh chịu moment đó; - Hay cho cao trình của sàn = cao trình của đài móng, và dùng cốt thép của sàn để cân bằng moment quay (còn gọi là moment lệch tâm). Có một số kỹ-sư già không thích giải pháp thứ hai, nhưng tôi đã thực hiện, và quay trở lại công trường 10 năm sau thì thấy không có hư hao chi cả. 2) XUANTHUY có hỏi về độ lún thì dầm móng chịu hay là dầm thượng tâng kiến trúc chịu (superstructure) thì tôi xin trả lời : tùy cách thiết kê, nhưng thông thường thì ở móng chịu tất cả. 3) Khi bạn có tường chịu lực, nó bắt đầu từ một móng băng (ít ra cũng la 30-40cm, khi tôi thiết kế, thường là 60cm bề rộng, đổ bằng bê-tông không cốt thép hay chỉ một lưới thép đặt bên dưới mà thôi. Dĩ nhiên móng băng đó nó dính với các móng hay cột khi nó đụng đến. 4) Trường hợp xây chèn, thường cột nhà sai tâm so với cọc là 90cm, thì phải có dầm (dĩ nhiên là khổng lồ) để chịu moment lệch tâm đó : hình dạng của dầm này thường có chiều cao thay đổi vì lý do kinh tế. Ðau dầm (porte à faux : gác hỏng) chịu vừa moment uốn, vừa chịu sức căt to lớn, cho nên tôi khuyên các bạn kiểm lại tiêu chuẩn chảy (theo Von Mises) : cướng độ tổng cộng = căn số bậc hai của (bình phương cương độ dọc của bê-tông + 3 bình phương cường độ cắt) Kỹ-thuật tính cường độ cắt là : tương ứng với 1/2 vết nứt, một vết nưt băng 0,75Hu (Hu là chiều cao hữu dụng). Trong trường hợp dầm ngắn (0,75Hu > độ lệch tâm) thì bạn dùng phép tính tirant, nghĩa là không có cốt thép đai (dĩ nhiên phải có cốt đai cấu tạo). Dầm này thường tạo nên lực dọc âm (nó đẩy lên trên ở cuối dầm), nên phải kiêm soát vấn đề này nữa. Còn có bạn nào (có thể là B52) dùng định luật Newton để nói là khỏi cân dầm giằng thì bạn nên cẩn thận. Kinh nghiệm đã chứng minh trong tai liêu khoa học là đã có nhiều khoa học gia, dùng toán học để chứng minh và cuối cùng đi đến kêt quả sai lầm tai hại (Xem "Effort tranchant du béton armé của André Paduart, luận-án Thạc-sĩ, Enseignement universitaire). 5) XUANTHUY cũng có hỏi tôi cách tính móng đài cọc thì cũng xin trả lơi trước, khi nào có bản vẽ gởi sau : a) Chỉ có phép tính dầm ngắn thôi, tức dùng tirant (cốt thép có chưc năng dây kéo), không có cốt đai. Nhưng ngoài ra cũng phải có nhứng cốt cấu tạo (khoảng phi 10, cách nhau 20cm), hơn nữa cần phải côt các thanh chờ cho cốt thép cột hay vách sau này. b) Khi bạn có sàn bên trên thì dĩ nhiên các cốt thép cấu tạo bên trên không cần thiết nữa. c) Kiê"m lại tiêu chuẩn chảy (critère de plasticité) của Von Mises.
EduardoMn
profilmuoibay17
Tôi xin góp 1 ý kiến của dân làm cầu. Đại khái là khi tính các vùng chịu luc cục bộ , có gián đoặn về hình học hay về lục thì giả thiết mặt cắt phẳng không còn đúng nũa. Xuất hiện các vùng D và vùng B. có cái giằng móng cần phải tính là vùng D (discontinuity). Nhu vậy nên áp dung mô hình tie-and trud ( mô hình giàn ảo) để tính toắn thì co lẽ hợp lý hơn chăng. Dân kỹ su cầu phải tính theo Tiêu chuẩn 22TCN 272-01 ( cải biên tù AASHTO LRFD 1998) thì tính móng trụ cọc theo mô hình này.Khoong biết cái giằng móng nhà thì các bạn có thể áp dụng cách tính này đwowjc chăng.
profilmuoibay17
Haroldser Có lẽ nguyenviettrung muốn nói tôii cái bài học tôi post lên để tính móng cọc chăng? Thì tại Bỉ quốc, tất cả những tòa nhà lớn đều dùng cọc khoan cả, và tính móng cọc đều theo mô hình này cả. Cái khác của công trình cầu và công trình nhà là ở chỗ sự biến dạng (chuyển vị) của công trình, nhưng các móng là những dầm ngắn, độ chuyển vị quá bé nên không có chi khác nhau giữa công trình cầu và nhà về vụ này. Cái bài (bằng tiếng Pháp) tôi đưa ra nằm trong quyển giáo khoa của André Paduart năm 1968, tại Ðại học Université Libre de Bruxelles. Dĩ nhien, vào những năm 70, môt số lớn kỹ-sư xưa, hay không xuất thân từ đại học có thể không dùng phương pháp này. Xin các bạn (luôn cả GS Trung) lưu ý rằng những tài liệu khoa học mới luôn luôn được viết lại, trình bày lại cho trường (cứ 2 năm một lần), và khi có những gì mới và hay có thể áp dụng được, các GS sẽ đưa vào chương trình học nhanh chóng, trễ nhất là 10. Do đó nếu GS thấy những bài như vầy không có trong chương trình học ở Ðại học VN thì đó là điều thiếu sót, nên bổ túc, trừ khi có phương pháp hay hơn. Chương trìnhtôi học năm 1968 đã được thay đổi rất nhiều, nên các kỹ-su già bây giờ cũng mệt lắm, vì phải ráng mà theo với đà tiến triễn. Ngoài ra nói chung tại Âu-châu (Pháp, Ðức, Hà-lan, Bỉ...) phương pháp tính gần giống nhau, đôi khi thấy cái tên tác giả lạ hoắc khi đọc một tài liệu Ðức, Hà-lan, nhưng cốt yếu của phương pháp giống nhau thôi.
Haroldser
RobbertooWig
Cái bài mà bác thụ post lên ở trên đây bàn về việc thiết kế cái đài cọc (pile cap), quan niệm thiết kế đài cọc này xưa đến nay vẫn vậy và nó khá rõ ràng, anh tôi xóm nhà kết cấu không lu loa bàn cãi nhiều về chuyện này. Hình như vấn đề đáng bàn là ở chỗ cái giằng móng (tie-beam), là cái dầm nó nối giữa hai cái đài cọc lại với nhau ấy. Cái này nó mơ hồ và anh tôi người thì thiết kế nó to một cách khủng bố, người thì thiết kế nó nhỏ như sợi dây. Đôi khi cái tie-beam này kết hợp/còn gọi là cái đà kiềng (ground-beam). Vai trò của tie-beam quan trọng khi cái pile-cap chỉ "cap" có 1 hoặc 2 cọc.
RobbertooWig
quyetthang122
Tranh thủ viết vài dòng về vấn đề này vì dạo này hơi bận và lại phải đi nhiều! Trường hợp dầm móng có chiều dài lớn hơn nhiều so với kích thước mặt cắt thì không nói làm gì, vì ta có thể sử dụng giả thuyết mặt cắt phẳng và áp dụng những cách tính thông thường. Còn trong trường hợp khi kích thước mặt cắt dầm là khá lớn so với chiều dài dầm (hay độ cứng uốn của dầm là khá lớn) thì việc sử dụng phương pháp truss mechanism để mô hình hoá tính toán nói chung khá hiệu quả. Phương pháp này không phải là mới mẻ gì và về cơ bản cũng giống như cái hình vẽ bác Thụ và mọi người đã gửi ở trên cho đài cọc và dầm đơn giản. Ngoài ra nó còn áp dụng để mô hình tính toán liên kết dầm cột, kết cấu tường,... Nhưng một điều chú ý ở đây là thực tế ứng suất truyền trong dầm là khá khác nhau, nhất là khi chuyển vị lệch giữa 2 đầu dầm (do lún lệch hay do uốn) là lớn và có xuất hiện những vết nứt. Trong trường hợp này ta có thể giả thiết dầm có nhiều vùng ứng xuất khác nhau và thiết lập sơ đồ dàn (truss) tính toán tương ứng. Ngoài ra vấn đề phân bố ứng xuất tiếp xúc giữa BT và thép chủ cũng nên được kể vào trong mô hình tính toán. Về vấn đề này ông GS của tôi n/c khá sâu và đã được đưa vào tiêu chuẩn thiết kế của Nhật. Ngoài ra ai quan tâm có thể tham khảo ở nhiều tiêu chuẩn khác nữa...
quyetthang122
noithatchangson
Xin lỗi các bác nhé. Máy tôi không thể tạo được chủ đề. Hễ cứ vô là nó out thôi. Xin bác nào đó tạo dùm tôi chủ đề móng cọc rễ cây nhé. Tôi cứ trăn trở mãi. Tôi đọc trong quyển "KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NỀN MÓNG Ở NƯỚC NGOÀI" thấy có nói về nó (của Ý). Không biết có áp dụng được ở Việt Nam không nhỉ? Thi công như thế nào? Tôi thấy công dụng của nó gần giống cọc nhồi tiết diện thấp (một loại cọc mà hiện giờ đang rất được nhiều người quan tâm.Cám ơn nhiều vô kể
noithatchangson
casinomkw
Đúng là tính toán cái dầm (hay giằng) móng mà thấy khó thật. Phần lớn thì tôi vẫn thấy người ta thiết kế mang tính cảm quan, kinh nghiệm. Vì vậy mà có lần tranh cãi chỉ mỗi cái giằng móng trên móng băng đá hộc với tiết diện bao nhiêu, thép bao nhiêu cho hợp lý thôi mà ồn ào đến mất lòng nhau. Xin được hỏi có ai tường minh về trường hợp này không nhỉ? Xin cảm ơn nhiều!
casinomkw
dacbiet
chào các Pro!!!! Lâu nay thắc mắc về vấn đề này cũng rất nhiều nhưng chưa có thgian để tìm hiểu, vì tôi là dân thi công mà. Nay rãnh tý muốn ôn lại thiết kế tí, và thấy đề tài này các pro đã bàn lâu quá rồi (từ 2004), vậy tôi đã quá chậm chân rồi. Nhưng mong các Pro giúp đỡ, thanks alot: - Vấn đề thiết kế đà kiềng trong TCTKVN có không? Có thì ai có share cho tôi với, thanks!!!! - Theo nhận định chủ quan của tôi, khi tính đà kiềng = 1/10 chân cột hay đưa vào khung tính thì cũng nhỏ, hầu như là theo cấu tạo. Nhưng tôi thi công cũng nhiều chưa bao giờ tôi thấy tiết diện Đà kiềng nhỏ hơn tiết diện dà sàn cả. Vậy thì các Bác thiết kế tính theo phương pháp nào? Hay là lấy nội lực tại chân cột rồi tính ngược ra, như vậy thì rất hao phí? mong các bác giúp!
dacbiet
muadem116
Xưa nay công trình nào cũng có dầm móng mà chẳng thấy thuyết minh tính toắn gì cả. Thấy các cao thủ trên diễn đàn thảo luận hay quá mà cũng chưa rõ ràng, ngô chưa ra ngô khoai chưa ra khoai. Tôi ngồi ngoài chỉ thấy rất bổ ích thôi chứ không dám phát biểu. Mong các bác tiếp tục cho các con cháu được nhờ.
muadem116
casinomkw
dầm móng làm gì lớn như vậy.thật ra dầm móng chỉ cần tính hệ số đất nền là xong mà gì mà may chú nói nghe phúc tạp vậy.với lại dầm móng mỗi người 1 ý ai cũng đúng cả.có ai làm dầm móng bị hư công trình bao giờ đâu.
casinomkw
checkerso1 dòng màu đỏ: sai toét. Lý luận thế này có khi đang than thở ở Bình Hưng Hòa cũng nên
checkerso1
Alegowasea Hì hì. Thì nhiệm vụ của B52 là thả bom mà. Mà bom đã được thả thì khi chạm đất là nổ thôi. Bùm. Nếu không có giằng thì xin các bố kết cấu bên trên thay đổi lại hộ cái sơ đồ tính nhé. Liên kết chân cột sẽ không còn là ngàm nữa. Lúc này thì các kiểu nội lực trong kết cấu bên trên cũng như tải tác động lên đài cọc sẽ khác dẫn đến nhiều thứ cũng sẽ khác theo.
Alegowasea
JacimtoCogy Tôi thấy cách tính này khá gần với lối tư duy về sự làm việc của hệ dầm móng và đơn giản trong thực hành. Bên tôi cũng dùng cách này. Sai số của độ cứng đàn hồi của (lò xo) cọc ảnh hưởng rất ít đến nội lực trong dầm móng. Tôi vẫn thiên về quan điểm dầm móng tiết diện lớn. Sở dĩ vậy vì khi tính khung ( phần trên mặt móng), ta luôn sử dụng giả thiết khung ngàm tại mặt móng. Dù lập sơ đồ có cả cọc lò xo và dầm móng nhưng không dùng nó để tính khung ( dao động, nội lực, chuyển vị) vì thiếu tin cậy. Như vậy để có thể coi khung ngàm tại mặt móng thì dầm móng phải lớn, ngăn cản chuyển vị xoay tại chân cột, làm móng thành 1 hệ đủ cứng để có thể coi khung ngàm tại mặt móng. Mô hình cọc lò xo chỉ sử dụng để tính nội lực trong dầm móng, là phép tham chiếu phân tải lên cọc và nội lực trong khung.
JacimtoCogy
EfrainKl Cơ bản bro phải chứng minh được thêm cái dầm móng vào thì nó mới là ngàm, nếu không có dầm móng thì nó thành khớp thì người ta mới tin được. Riêng tôi thì thấy độ cứng đơn vị khi uốn (dcdvku) của cái dầm móng so với dcdvku của hệ 3 cọc khoan nhồi đường kính 1m cùng làm việc trong đài là không đáng kể, do vậy dầm móng trong trường hợp này cũng không có nhiều tác dụng.
EfrainKl
StephenDAK Đúng là độ cứng của cái dầm móng so với cọc là nhỏ nhưng so với cột thì lại là đáng kể. Vả lại, mấy cái cọc nó có độ tin cậy chán lắm nên khó có thể chỉ nhờ cậy đến nó để coi cột là ngàm được. Tôi có làm việc với mấy tên kết cấu nhà cao tầng Mẽo. Chúng nó còn yêu cầu cái dầm móng phải đủ to để nếu nhà có đổ nghiêng thì phải ôm theo tất cả cái anh đài cọc và dầm móng chứ không được để anh ấy ở lại trong đất.
StephenDAK
hoangphunhan Cháu cũng làm với mấy tên kết cấu Nhật, nó cũng thiết kế cái dầm móng to lắm Nhà 2 tầng mà dầm móng cao đến cả mét
hoangphunhan
jinchan Có nhiều thứ nằm ngoài kỹ thuật lẽ ra phải được học rồi..
jinchan
tungch46 Là sao bác
tungch46
Bernardmt Tôi có thằng cháu ngoại 3 tuổi đang học nói. Hôm gặp nó thì tôi bảo với nó là: "Mày lại đây với ông". Nó trả lời lại tôi rằng: " Mày chờ đấy, ông đang đái, chốc nữa ông sẽ lại với mày"
Bernardmt
profillink10 Em cũng đoán ra ý bác, nhưng để bác nói rõ ra thì thích hơn
profillink10
mucangchai Nếu có cái mô men đủ to thế thì thằng cột nó nát bét từ lâu rồi chứ bác.
mucangchai
BarbaraEr Nếu theo quan niệm tính toán của nó, thì có khi công trình nào cũng " quất" nguyên cái bè vào, có khi lai an toan hơn í Bác nhỉ
BarbaraEr
Arshes
Nhờ các anh chị trả lời giưp dùm tôi vấn đề sau đây : 1. Tôi thi công ép cọc D350 (độ lệch cọc cho phép tối đa là 7cm), sau khi hoàn công thì có cọc vượt quá giới hạn trên là khoảng 8-9cm nhưng cọc vẫn nằm hoàn toàn trong đài cọc theo thiết kế. 2. Tôi đã kiểm tra lại đài cọc theo điều kiện chịu uốn (dạng dầm consol để tính thép trong đài) theo vị trí thực tế của cọc sau khi ép. Kết quả là thép trong đài vẫn đảm bảo (dư rất nhiều) 3. Thế nhưng bên thiết kế không đồng ý, yêu cầu tôi phải tính toán lại giằng móng, theo thiết kế thì do độ lệch cọc mà gây ra môment tác dụng vào dầm móng. Theo ý kiến các anh chị thì như thế nào, vui lòng trả lời giúp tôi. Cám ơn nhiều!
Arshes
GeraldKr Thì cứ thêm đại 2 que fi14 bảo là do lệch cọc nên tôi đã tính lại và phải tăng lên như thế, nó không tin thì bảo nó tính lại, nó tin thì thôi chẳng phải lăn tăn gì. Cơ bản cái tính toán của tôi phải đủ tin cậy không thôi.
GeraldKr
controlledpills Em kết câu màu đỏ của bác... Cho nó tính lại để xem nó tính thế nào Thật là cao kiến...
controlledpills
Roberter Vậy nếu trường hợp Đài cọc khoan nhồi 1 cọc - k chịu uốn - TH1: Liên kết cột với đài là khớp => Momen do tải trọng ngang truyền hết vào vách lõi được sao ??? - TH2: Liên kết cột với đài là ngàm => Dầm móng chịu toàn bộ momen từ chân cột được sao ??? một vài thắc mắc của trò mong được giải đáp
Roberter
MichaelKl
[QUOTE=B52;11273]Thiết kế dầm móng là lãng phí vô ích !? Tuy nhiên theo định luật 3 newton hay phương trình cân bằng nút đài cọc, nếu cột gây ra cho cọc moment bao nhiêu thì cọc gây ra momen trong cột bấy nhiêu
MichaelKl
test1212
Em không biết gì về dầm móng. Bác nào có tài liệu hay hình ảnh gì về dầm móng chỉ cho tôi với được không?
test1212
EduardoMn
Topic này đã bước sang năm thứ 10: nên cũng cần có cái mơi mới . Sơ đồ dằng/dầm liên kết các đài với nhau: > Tôi vừa lọ mọ, tìm 1 đống tài liệu cũ nát và mới ( tiếng Nga ) có chỗ tính cái dằng móng này. Nhưng vướng cái chỗ để lấy hệ số tính lực kéo trong dầm để tính thép và chọn tiết diện dầm. Cái hệ số này tra rất lằng nhằng nó thay đổi từ 0,15 đến 0,4; sau đó nhân thêm 0,8. Để đỡ mất công chọn an toàn hệ số 0,4*0,8=0,32 Lấy 0,32 nhân với lực dọc chân cột ( N1) ra lực kéo trong dầm móng trong trường hợp chỉ có 1 cột nhà trong 1 hàng . Khi có nhiều cột trong 1 hàng thì sẽ phải cộng hết vào. Tính cho trường hợp ví dụ cụ thể: Ví dụ: có n cột trong 1 hàng ( với nội lực chân cột là N1) thì lực kéo trong dầm N= k*n*0,32*N1 (1) Khi n=1 thì k=1 n=2 thì k=0,85 n=3 thì k=0,7 n=4 thì k=0,6 n lớn hơn hoặc =5 thì k=0,5 Như vậy, lực dọc trong dầm móng nó là tổng lực dọc phát sinh từ các chân cột, chứ không phải 1 cột. Nếu trong đài cọc phát sinh thêm lực kéo phu: tải trọng của gió, tải trọng ngang do động đất thì cộng thêm vào. Các bạn tính nhiều thử xem con số 0,32* lực dọc chân cột nhà; ra diện tích dầm móng và thép có hợp lý không ( hay phải giảm hệ số xuống tiếp , hoặc tự giảm xuống 0,15*0,8=0,12- tức là thay 0,32 bằng 0,12 xem sao ). Nếu có kết quả tốt, tôi sẽ trình bày lại rõ ràng hơn trong trường hợp tổng quát khi mà nội lực tại các chân cột không bằng nhau. Hoặc các bạn tự làm thay con số n*N1= tổng lực dọc tại các chân cột. Nhận xét: bằng công thức (1), đã tính toán được dầm móng bằng phương pháp giải tích theo các chỉ dẫn của Nga một cách nhanh chóng. Lưu ý, cạnh tính số lượng cột nhà trong 1 hàng ở công thức (1) là cạnh ngắn - chiều rộng của tòa nhà ( để số lượng cột là nhỏ nhất ). Trong trường hợp đất vuông thì chọn cạnh nào cũng được . Với công thức trên n- số lượng cột nhỏ nhất trong 1 hàng. Đoạn đầu các bác có nói là Nhật nó tính ra cái dầm móng cao 1m; với cách tính công thức trên xem có ra kích thước khủng như vậy không ? .
EduardoMn
fordthudo1 Tùy từng trường hợp cụ thể thôi bác
fordthudo1
noithatchangson em đang đi thực tập tài một công trình cao 17 tầng.Mà thấy họ bố trí thép dầm móng hơi khó hiểu và có phần vô lí.dầm móng có 2 loại 1,2x0,8 m (tại các đài cọc ở vị trí biên) 2mx0,8m tại các vị trí khác.Dầm 1,2x0,8 thì thép lớp trên 9 phi 20,lớp dưới 9 phi 20.Dầm 2x0,8 thì thép lớp trên 9 phi 25+5 phi 22,lớp dưới 9 phi 20(các thanh thép này băng thẳng 1 hơi,không thấy cắt gì cả) cho tôi hỏi là. 1.Nếu quan niệm là dầm này ngàm thì dam 2x0,8 thép lớp trên tính ra phải nhỏ hơn thép lớp dướ chứ.(ql2/24 và ql2/12).còn Nếu quan niệm là dầm này khớp thì dam 2x0,8 thép lớp trên tính ra phải thép phải lớn hơn thép lớp dưới nhiều chứ.thép lớp dưới chỉ cần đặt cấu tạo thôi(dầm 1,2x0,8 đặt thép đối xứng?). 2.Bố trì nv là phí đúng không vì dù sơ đồ là ngàm hay khớp thì chỉ cần bổ trí theo sơ đồ momen.Hay là người thiết kế cố tình thiet ke nhiu lên để chi phí thiêt kế tăng lên.hay là người thke làm như vây để thi công không nhầm lẫn và tiện cho việc thi công. 3.hay là quan niêm thke sai.khi tôi đọc các bài trước thì thấy có anh nói dầm ngàm vào móng và tính theo kiểu sơ đồ lò xo. Một vài lời góp ý
noithatchangson
mucangchai Chắc là họ bỏ qua phần tải trọng thẳng đứng, chỉ giả thiết dầm chịu chuyển vị cưỡng bức ở ngàm, khi đó thì mô men âm bằng mô men dương
mucangchai
chongthambamien.vn
Ngày nay, có rất nhiều phần mềm tính toán mô tả rõ sự làm việc của nền đất và móng: Plaxis 3D, Ansys, Abaqus, Flac 3D, Midas GTS... Khi mô phỏng trên những phần mềm này sẽ cho kết quả chính xác hơn về việc bố trí dầm móng. Có thể nhập tải trọng gió, động đât, mô men vào tính toán.
chongthambamien.vn
tungch46
Quan điểm khác về tính toán dầm móng: Khi tính toán đài móng và móng cọc làm việc đồng thời thì nội lực tại chân cột sẽ phân bố lên đài và cọc: P=P1+P2 P- lực dọc tại chân cột. P1- thành phần lực dọc ( của chân cột) phân bố trong đài. P2- thành phần lực dọc ( của cột) phân bố lên hệ cọc. Cần mô hình tính ra P1; sau đó P1 được sử dụng để tính dầm móng ( chắc là cách chọn 0,1 hay 0,4 ở bài số 70 là để trốn cách tính P1 này ).
tungch46
MattieHek Chẳng có cái cấu tạo nào mà lực của cột lại truyền trực tiếp riêng lên cọc và riêng lên đài cả. Lực của cột đầu tiên thì truyền hết lên đài. Sau đó thì truyền từ đài xuống cọc và xuống đít của đài.
MattieHek
PrikoliSsSSdda Cái này cháu đang băn khoăn vì có công thức tính lún nó ghi như thế ( không giải thích gì thêm). Chắc là phải hiểu là P1 là thành phần- khả năng chịu lực của đài ( đít đài). Khi đài đã hết khả năng chịu lực thì truyền tiếp xuống cọc. hay phải hiểu ngược lại: truyền xuống cọc xong mới truyền tôii đít . Cái đoạn đài- cọc làm việc đồng thời này cháu mới đọc, nên còn nhiều chỗ thắc mắc lắm .
PrikoliSsSSdda
levantrai Cái lực nó truyền vào đâu trước là còn tùy thuộc vào cái ý thích của nó. Có lúc nó truyền vào cọc trước, lại có lúc nó lại truyền vào đất dưới đài trước. Cũng có khi nó máu quá thì nó truyền đồng thời vào cả cọc lẫn đất dưới đáy đài mà chẳng có cái nào được ưu tiên trước cả. Vì thế, bạn chẳng cần phải băn khoăn bởi có băn khoăn thì cũng thế thôi mà cần phải xem xem cái lực nó thích chơi theo kiểu nào. Còn cái công thức nào đó nó tính theo cái giả thiết nào đó thì nó phải có điều kiện áp dụng. Nếu nó quên không đề ra điều kiện áp dụng thì cái công thức đó sẽ chỉ đúng trong trường hợp nào đó mà thôi. Còn các trường hợp khác thì chỉ là... suýt đúng.
levantrai
Roberter Cái dầm móng này chắc là sét đến ảnh hưởng của đất nền. Khi 2 đầu dầm có xu hướng chuyển vị xuống dưới thì tất cả vùng đất dưới dầm ở khu vực giữa dầm đóng vai trò như một cái gối, chính vì vậy momen âm ở giữa dầm sẽ xuất hiện, giá trị này thường là lớn hơn so với giá trị các giá trị mommen khác do các loại tải trọng khác gây ra. Giá trị momen âm ở giữa dầm càng lớn khi bề rộng dầm càng lớn (nếu giữ nguyên độ cứng của đất dưới dầm móng)
Roberter
Williamon Em thấy thông thường độ cứng theo phương đứng của cọc lớn hơn rất nhiều so với đất nền dưới đài cọc vì vậy lực do truyền xuống đài cọc, đài cọc truyền xuống cọc trước. Còn nếu độ cứng của đất nền lớn hơn thì ngược lại!
Williamon
GeraldKr Quan niệm cái dầm móng nó chỉ chịu lực kéo ngang, thế nên làm cái dầm này sao cho nó tách khỏi cái nền chắc cũng không sao nhỉ ? .
GeraldKr
tungch46 Theo tôi quan niệm nó chỉ là chịu kéo thì chẳng qua cái dầm móng đó chỉ có tác dụng như các thanh giằng thôi. Có nó để cho hệ giảm biến hình, tăng độ cứng cho hệ giúp hệ móng làm việc đông đều hơn... nếu tính toán móng lún đảm bảo lật nhổ đảm bảo... tóm lại là cái gì cũng OK và cái giằng móng này chỉ chịu kéo như bác nói thì bỏ đi đất nền cũng có sao đâu, có khi bỏ luôn cả nó còn được nữa là...
tungch46
levantrai trong sách và chỉ dẫn tiêu chuẩn, nó bảo phải tính. Công thức ở bài số 70 tôi dịch ra thì nó bảo là tính lực dọc tại mặt cắt bất kỳ trong cái dầm móng này rồi. Không thấy nhắc đến mô hình đất nền. Tuy nhiên cần kiểm tra lại trên mô hình phương pháp số để xem xét kết quả giữa giải tích và pp số. Nhưng mà không thấy ai làm.
levantrai
xac suat Xưa nay kỹ sư lấy cấu tạo cái giằng đã to vật vã rồi... (em cũng không biết KS nhà tôi dựa vào đâu mà lấy cấu tạo nữa) Có thể vì bốc thuốc nó to quá rồi nên không cần kiểm lại nữa! (em đoán thế...)
xac suat
thanhthanh anh có thể giải thích rõ hơn 1 tí được không anh? Tại trước giờ tôi chưa thấy giả thiết nào cả.Trong sách nền móng không thấy họ nhắc nhiều đến vấn đề này.Còn anh nói là momen âm bằng momen dương thì chỉ đúng với dầm 1,2x0,8m thôi.Còn dầm 2x0,8 thì thép lớp trên nhiều hơn thép lớp dưới nhiều.
thanhthanh
tieu sao Nói thật nhé, tôi chỉ nghe và đoán mò thôi, chẳng có bản vẽ lấy gì mà biết được. Nếu là tôi thì tôi bỏ quách mấy cái dầm móng đấy đi, chỉ làm cái nền tầng hầm thôi.
tieu sao
taolaai Lý do gì mà bỏ quách cái dầm móng đi vậy bác Trungcdc. Xin bác chỉ bảo thêm....
taolaai
Roberter Cứ nêu ra tác dụng của dầm móng đi rồi tôi sẽ nói vì sao phải bỏ
Roberter
profilmuoisau16
Đối với cọc ko chống vào đá hoặc đất tốt (cọc bị lún) thì ko thể bỏ được dầm móng. Còn chống vào đá hoặc đất tốt, ko bị lún thì bỏ vô tư.
profilmuoisau16
profilmuoisau16 Cọc khoan nhồi thường là cắm vào đá cuội sỏi nên cũng có thể bỏ dầm móng đi hả bạn?
profilmuoisau16
checkerso1 Bác nói cháu đọc mãi mà chưa hiểu
checkerso1
Bernardmt Đâu có phải chỉ mỗi có bạn không hiểu. Tôi cũng ...không hiểu.
Bernardmt
hiepsitayto
Mình chưa xem tiêu chuẩn GB của TQ nhưng ở công trình chỗ mình, nhà thầu TQ thiết kế và thi công thì cái dầm móng chỉ gác lên mặt móng giật cấp. Về sau bên mình yêu cầu họ cắm thêm 4 thanh D12 từ mặt móng, liên kết vào dầm móng, để nó dính vào nhau và thằng nào đạp vào nó cũng ko bị đổ.
hiepsitayto
Arthumters Nếu thế trường hợp lớp đất dưới sàn tầng hầm toàn bùn, áp lực nước ngầm lớn thì lúc đó có nên bỏ dầm móng không bác...
Arthumters
kukuca
Tôi xin cật lực phản đối ý kiến bỏ dầm móng đi,phải vẽ thêm chuyện mới có cái mà làm chứ ai đời lại bỏ bớt,hắc hắc
kukuca
profilmuoinam15 Câu này giống với câu: chúng tôi kịch liệt phản đối các tàu cá của TQ xâm phạm lãnh hải của VN quá ( hay phát sóng trên tivi) ... .
profilmuoinam15
BrandonMr Lúc đó nó chẳng phải là cái dầm móng mà ta đang còn nói đến, mà có khi lúc đó phải làm cái bản đáy tầng hầm dày 1m theo dạng vòm ngược để chống đẩy cong bản đấy chứ đưa dầm móng vào có khi chẳng ăn thua mà còn khó thi công nữa
BrandonMr
Marcunst
Khi có tầng hầm thì biết chỗ nào mà gọi là dầm móng, cũng chẳng biết đặt chỗ nào vì lúc đó các cọc liên kết với nhau quá chắc rồi. Hơn nữa, công trình có tải trọng lớn thì để tận dụng sự làm việc của hệ cọc- bè người ta làm cái móng bè-cọc Khi băn khoăn có tính dầm móng hay không thì tốt nhất nên tăng cường sử dụng phương án móng bè- cọc nhằm giảm độ lún, tăng cường sức chịu tải của móng -> tiết kiệm. Và cho cái dầm móng nó đi vào dĩ vãng . Lúc này cái bè thì nó đúng là vừa chịu tải ngang lại tham gia vào chịu tải đứng luôn.
Marcunst
SpencerJalf Phương án bè cọc như bác nói chỉ phù hợp với dạng nhà cao tầng và siêu cao tầng chứ nhà khoảng 20-30 tầng trở lại mà chơi cái bè dày 2-2.5m+ cọc. Đồng ý cho cọc giảm 50% đi nữa thì vẫn đắt lòi mắt. Phải thêm dầm móng + bè để giảm chiều dày móng xuống thì may ra mới tiết kiệm.
SpencerJalf
AnthonyGape Sao chiều dày cái bè phải lớn thế hả. Trong quy định nó chỉ bảo là không bé hơn 30 cm; chứ đâu có nói là phải từ 2m. Nếu tải trọng nhà mà càng bé thì cái dầm móng/ chiều ca bè cũng càng bé. Tôi thì chưa có kinh nghiệm về cái khoản móng bè- cọc này, chỉ đang nghiên cứu.
AnthonyGape
JacimtoCogy Nhà bé thì làm bè cọc làm gì bác. Bè phải đủ dày để chịu được chọc thủng. nhà 20-30 tầng bè phải dày >=2m mới đủ chịu chọc thủng chứ bác.
JacimtoCogy
Robertgomo Dày 30cm thì cột nó chọc thủng còn gì là bè cọc nữa....
Robertgomo
53caugiay Mấy thứ này để hôm nào rảnh tôi đi hỏi thằng bạn, nó thiết kế cọc xi măng đất mà vẫn tính sơ đồ bè- cọc; Khi có móng cọc thì phần địa chất mới quyết định phương án. Đôi khi cái đài cọc không cần dày nhưng vẫn dùng phương án cọc là bởi địa chất nó yếu. Tải trọng công trình cũng chưa xuyên thủng được cái đài cọc. Tôi thấy cái hình nó vẽ cái đài còn bé hơn đường kính cọc nhưng nó không ghi bề dày đài nên phải hỏi lại mới được .
53caugiay
Alvarogime Cọc giảm 50% mà đắt lòi mắt? Chắc bác chưa bao giờ liếc mắt coi dự toán nhỉ?. Giằng hay bè là do địa chất và người KS quyết định! Khi đất yếu thì KS thiết kế giằng chỉ chịu kéo nén. Khi đất cứng có thể thiết kế giằng chịu thêm một phần của tải đứng, Còn nếu tải trọng công trình lớn thì làm cọc và bè kết hợp! Nhiều người kết luận rằng giằng móng không có khả năng giảm lún lệch, kết luận này chỉ đúng khi đất đưới giằng móng yếu, nhưng nếu đất dưới giằng móng tốt thì người KS hoàn toàn có thể thiết kế được 1 cái giăng móng để giảm lún lệch và nó hoàn toàn không to như tôii mức khủng bố như nhiều người vẫn tưởng!
Alvarogime
GordonEt Ngắn gọn là: Liệu cơm mà gắp mắm. Cơm ít mà mắm nhiều thì ....khát bia. Các tranh luận ngày càng hay, kể cái tên chém gió màu xanh cũng ...hay.
GordonEt
ClintomEa Nếu làm cột đường kính 5 cm thì vẫn đảm bảo không chọc thủng được cái bè dày 30 cm ???
ClintomEa
53caugiay
hình như ở đây có hiểu nhầm: cháu chỉ nói trong chỉ dẫn nó ghi là không bé hơn 30 cm. Còn thực tế tính ra 50,70; 80; 140 cm... cũng là bình thường không nhất thiết phải cao từ 2- 2,5 m...
53caugiay
Amen1402 Đừng tưởng cọc giảm được khoảng 50% mà là rẻ nhé. cả hệ bè dày và thép đắt lắm. Dự toán nhà nước bác đừng nói ở đây làm gì. Bóc dự toán ra 7-10 tr/md cọc nhồi D1200 trong khi thực tế làm chưa đến 4tr/md.
Amen1402
StephenDAK Thôi được rồi. Túm lại là cả cọc nhồi và bè cọc đều đắt như nhau. Tốt nhất là nghiên cứu sao cho giảm được cả cọc và cả bè đi thì chắc chắn sẽ rẻ.
StephenDAK
RobbertooWig Hì hì. Trêu ấy mà. móng ở tầng hầm thì riêng cái lớp bê tông lót nó cũng cỡ 30 cm rồi. Một vài nơi, đất nó lại cứ ưỡn lên và phọt nước lên khi đào đến cốt đáy nên người la phải làm lớp BT lót đến 50 cm đề chằn nó xuống cho nó có ưỡn thì cũng không phòi ... đất lên được.
RobbertooWig
thanhthuonghm Tóm lại còn do địa chất, tải trọng, quan điểm tính toán...và cuối cùng như bác Quang nói là do người kỹ sư quyết định... Hehe, thằng bè cọc không rẻ hơn đâu...
thanhthuonghm
profiltam
THằng bè cọc rẻ hơn. nhưng mà tùy địa chất và... người thiết kế
profiltam
BarbaraEr Nhưng mà địa chất phải chịu được một phần tải trọng mà đã bớt đi 50% số cọc bác nhỉ...Thế thì rẻ rồi còn gì...
BarbaraEr
nguyentrungata Thế bạn dựa vào cái gì ( lý thuyết, kết quả, pp tính ) mà bảo giảm được 50 % ?. ( bỏ qua yếu tố đắt rẻ, chỉ tính về chịu lực ) Cách tính nội lực trong đài ? bố trí thép phía trên, dưới của đài ? Có vẻ hơi đi xa chủ đề của topic rồi . Mong cả nhà thông cảm ! . P/s: Có vài phần mềm ví dụ như: KCW2010 của VN, geo5 đều có mục này hoặc mô hình trên Sap,FB-Pier, plaxis, tính theo tiêu chuẩn Snhip... Rất nhiều, loạn xì ngậu . Trên ketcau.com cũng có gần 10 topic về móng bè- cọc nhưng chưa đến hồi kết .
nguyentrungata
AlbertDOB Cọc đắt ở chỗ cái công đoạn thi công, thí nghiệm bác ợ...
AlbertDOB
suanhadthouse Cọc nào mà chả thí nghiệm. bớt cọc thì cũng phải thí nghiệm chứ sao???. Tính giá thành cọc /md là tính cả tiền vật liệu cũng như thi công ở đó rồi. Tôi đã thiết kế nhà sử dụng cọc D1400 , dự toán tính ra hơn 7tr/m2 trong khi thực tế họ làm(CDT thi công luôn) báo lại cho tôi chưa đến 4tr. Nói chung là cứ theo cái dự toán nhà nước thì nhà thầu giàu to.
suanhadthouse
tontai Cám ơn bác Ngọc Ibst đã tóm gọn lại một số ý rất rõ ràng. Công ty tôi thiết kế các dự án ở Sing thì không bao giờ thấy người ta làm giằng móng nếu đài cọc đó được giằng với sàn tầng hầm thậm chí là đài 1 cọc. Lý do là thiết kế độ lún cho móng của người ta rất bé (15mm). Tuy nhiên khi có sự lệch tâm của lực (so với khi thiết kế do thi công hoặc do có sự điều chỉnh vị trí cột sau khi cọc đã thi công) thì giằng móng mới thêm vào. Đối với các dự án của Hong Kong thì giằng móng hầu như công trình nào cũng có. Thiết kế ban đầu cho hệ giằng móng này nếu không có các yêu cầu như bac Ngọc nói thì chỉ lấy tải đứng từ sàn truyền xuống mà thôi. Ngoài ra có thêm 10kN/m hoạt tải do máy móc khi thi công sàn như BS EN 1992. Ngoài ra tôi cộng thêm cái mômen đầu dầm do chuyển vị cưỡng bức (là độ chênh lún cho phép của 2 móng lấy là 1/500L).
tontai
thuymo Số cọc thí nghiệm phụ thuộc vào số cọc thi công đại trà... Thế có nhà thầu nào giàu to chưa? (nếu nhà thầu làm vốn nhà nước còn phát sinh rất nhiều chi phí khác nữa....)
thuymo
hyutars Theo tôi thì thiết kế làm cho cái móng có độ lún bằng 0mm đi cho nhẹ đầu...
hyutars
taolaai Ngồi đó mà phụ thuộc.
taolaai
noithatap
có bác nào nghiên cứu công nghệ mới về giải pháp móng Top-base, sàn Bubbledeck Công nghệ thi công sàn bê tông cốt thép BubbleDeck, Công nghệ tấm sàn rỗng chịu lực theo hai phương. công nghệ này giá thành có thấp công nghệ cũ không nhỉ.Các bác cho ý kiến xem sao?
noithatap
MaroldPl Đăng nhầm mục rồi bác ơi. Công nghệ mới nhưng mà cũ rồi, có mấy ai dùng các giải pháp đó đâu...
MaroldPl
test1212
chào mọi người tôi có một vài thắc mắc về tính dầm móng và cách bố trí cọc xin mọi người cho ý kiến. Móng có lực dọc là N=600T sức chịu tải của coc4 40x40 lá 100T nên số cọc chọn la 7c tôi bó trí cọc như sau 1/ bố trí theo một hàng đơn 7 c thì độ lệch tâm là 0.35m ( cột 70x70, nhà xây chen nên cọc cách mép công trình là 70cm) 2/ bố trí theo 2 hàng hàng ngoài là 4c hàng trong là 3 c thì độ lệch tâm là 0,95m (khoản cách từ tâm cột đến tâm nhốm cọc) tôi muốn hỏi là 2 cách bố trí trên cách nào hợp lý nếu theo cách 1 thì độ lệch tâm nhỏ nên giằng móng nhỏ còn cách 2 thì độ lệch tâm lớn nên giằng móng lớn . mong anh tôi cho tôi ý kiến
test1212

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Thử tải cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       móng cọc (chiều sâu cọc cắm vào đất tốt )    (có 17 câu trả lời)
       Cọc khoan dẫn!    (có 21 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Siêu âm cọc nhồi?    (có 47 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi    (có 68 câu trả lời)
       Sức chịu tải mũi cọc?    (có 31 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       Cọc chịu kéo, cọc chịu nén?    (có 113 câu trả lời)
       Sức Chịu Tải của Móng Cọc?    (có 91 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng bê tông cốt thép?    (có 57 câu trả lời)
       Chuyên đề về cọc UST?    (có 177 câu trả lời)
       Móng bè trên cọc nhồi?    (có 115 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Cọc chịu kéo, cọc chịu nén?    (có 113 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top