Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Móng Barrette - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Móng Barrette

     Các bác cho tôi hỏi một số vấn đề về móng , mong các bác giải thích giúp , tôi xin cảm ơn. 1. Móng Barrette khác móng cọc khoan nhồi như thế nào? Ngoài tính chống uốn của móng Barrette tốt hơn thì móng Barrette có ưu khuyết như thế nào với móng cọc khoan nhồi? Khi nào thì ta sử dụng móng Barrette? Trong điều kiện thi công ở nước ta thì chi phí móng Barrette so móng cọc khoan nhồi? 2. Móng cọc khoan nhồi chủ yếu chịu nén mà tại sao phải đặt thép? 3. Mực nước ngầm ảnh hưởng như thế nào đến móng?
Có 11 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
casinomkw
Có thể trả lời sơ bộ câu hỏi của chú như sau: - Cọc barrette có sức chịu tải lớn hơn nhiều so với cọc nhồi (có thể lên hơn 1000T) nên dùng cho những công trình có tải trọng dưới móng rất lớn. Móng barrette thường sử dụng khi kết hợp làm tường vây và thường dùng cho loại nhà có 2 tầng hầm trở lên tuy nhiên giá thành thi công loại móng này thường đắt hơn nhiều(do công nghệ thi công) so với dùng cọc khoan nhồi. - cọc nhồi chỉ chịu nén đúng tâm thì không cần đặt thép hết chiều dài mà chỉ cần đặt 1/3 chiều dài theo quy định. Tuy nhiên trong thiết kế kháng chấn, khi động đất xảy ra kéo theo sự chuyển động hỗn loạn của nền đất có thể gây cho cọc biến dạng kéo , uốn,cắt, xoắn nhất là đối với những cọc có mũi tựa vào lớp sỏi cuội có vận tốc truyền sóng cắt lớn thì nên kéo thép hết chiều dài cọc nhưng với hàm lượng giảm dần. - Mực nước ngầm ảnh hưởng đến áp lực đẩy nổi dưới đáy tầng hầm, ảnh hưởng đến chiều sâu và bề rộng tường chắn...
casinomkw
Edwandhext
Nhân nói về vấn đề cọc khoan nhồi, xin mọi người bình luận về vấn đề sau: Như chúng ta đã biết khi thiết kế cọc (đối với các công trình nhà cửa, cọc chỉ được tính toắn với tải trọng dọc trục mà bỏ qua sức chịu tải trọng ngang, phần chịu tải trọng dọc trục này dc tính toắn hoằn toằn do bt mà không kể đến ảnh hưởng của cốt thép-người thiết kế chỉ đặt cốt thép theo cấu tạo (cảm tính). thực tế hiện nay mỡi người đặt cốt thép một kiểu không ai giống ai cả, ví dụ cùng là cọc d=1000 nhưng có người thiết kế bố trí tiết diện cốt thép (phần trên) là 20 cây 25, có người thiết kế 18 cây 22 và có người chỉ bố trí có 16 cây 16 thôi mặc dù sức chịu tải của cọc dều lấy 420-450 tấn. như vậy nếu chỉ có 16 cây 16 mà vẫn đảm bảo sức chịu tải cho cọc là 450 tấn thì những thiết kế ở trên là quá láng phí tiền của. Theo bạn đặt cốt thép với hàm lượng bao nhiêu là đủ để không gây láng phí không cần thiết, theo tôi thì vì là đặt cốt thép theo cấu tạo nên chỉ cần đặt cốt thép theo yêu cầu của của kết cấu BTCT khoẳng 0.5% tiết diện là đủ. Ban nghĩ sao về vấn đề này? Xin mọi người cho ý kiến đóng góp.
Edwandhext
Charlesquew
1) Cọc barret, thực chất là cọc khoan nhồi chỉ kác nhau về hình dạng tiết diện. Tiết diện cọc nhồi là hình tròn còn barret là chữ nhật. Cọc barret được người Pháp cải tiến từ cọc nhồi để tạo ra sức chịu tải lớn hơn với cùng một thể tích bê tông sử dung. Trong dự tính sức chịu tải của cọc khoan nhồi, sức chịu tải theo ma sát bên đóng vai trò quan trọng. Nếu xét một cọc barret có kích thước là 2.8 m x 0.8 m có diện tích mặt cắt là 2.24 m2. Diện tích này tương đương với một cọc nhồi có đường kính là 1.75 m2. Tuy nhiên diện tích mặt bên của cọc barret là 7.2 m2/m còn cọc khoan nhồi tương đương điện tích là 5.5 m2/m. Như vậy có thể nhận thấy rằng cọc barret là hiệu quả hơn về chỉ tiêu kinh tế đồng/m3 bê tông sử dung. Tuy nhiên cọc barret thi công là khó hơn để đảm bảo chất lượng dặc biệt là làm sạch đáy cọc trước khi đổ bê tông. 2) Cọc khoan nhồi chịu lực đúng tâm tuy nhiên vẫn đặt thép. Thép của cọc nhồi thực chất là thép cấu tạo vì nhiều lý do trong đó có lý do an toàn. Không ai có thể khẳng định là cọc chịu tải trọng đúng tâm. Khi thiết kế cột mặc dù sơ đồ tính toán là đúng tâm, tuy nhiên người ta vẫn đưa ra một độ lệch tâm ngẫu nhiên để tăng thêm độ an toàn. Mặt khác cọc nhồi có sức mang tải lớn, tức là nó làm việc bằng nghiều lần cọc đóng nên nó là quan trọng hơn vì vậy cần phải an toàn hơn. Cũng như một người làm việc thay thế cho nhiều người phải được hưởng lương cao hơn, chính vì như vậy mà bê tông cọc nhồi thường được quy định có mác không nhỏ hơn 250 kg/cm2 và cường độ thiết kế không lớn hơn 0.25 lần mác bê tông. 3) Mực nước ngầm tất nhiên là ảnh hưởng nhiều đến phần móng trên tất cả các giai đoạn trong suốt đời từ khi sinh ra đến khi kết thúc của móng, không rõ "n1982" đặt vấn đề từ góc độ nào.
Charlesquew
thanhtinh
ket cau ben tren truyen xuong mong la to hop nhieu truong hop tai ; vay ta co the lay Nmax; Qmax; Mmax cho 2 phuong trong tat ca cac truong hop duoc khong??? xin cac su phu chi giao
thanhtinh
Arthumters
Các bạn nói như vậy là đúng và đủ lắm rồi. Khi tôi làm cọc barette cho các tường vây một lò luyện thép Martin thì thấy rằng cọc barette rất có lợi để làm tường vây, nó chịu momen uốn do sức đẩy (ngang) của đất. Ta có thể khoan xuyên qua để neo cáp neo trong đất cho những chiều sâu quan t rọng. Nhưng dùng cọc barette để chịu sức tải thẳng đứng thì thận trọng, trong nhiều trường hợp, cọc barette cần phải đụng tầng đá, mặt đá có thể nghiêng, cho nên cái mũi cạp đất của máy barette bị chận lại, không móc được hết đất, cho nên khi đổ bê-tông, nó chỉ chịu trên một góc của barette thôi. Có thể trường hợp này không xảy ra trên các đất phù sa đồng bằng sông. Bạn Lê-văn-Minh : dĩ nhiên là phải tính cọc nhồi (tiết diện tròn) theo hai phương, và lựa trị giá Max.
Arthumters
thanhtruc Tại Hải Phòng có công ty xây nhà trọn gói Hải Phòng giá rẻ, xây cẩn thận không nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà rồi. Đau đầu quá.
Luckyman
thanhtruc
Nhân đề tài này xin mọi người cõ thể gỡ rối giùm. Khi thiết kế cọc nhồi, tôi nhớ là có câu, thiết kế cọc sao cho sức chịu tải theo vật liệu là tương đương so với đất nền để tiết kiệm. Nếu như vậy khi thí nghiệm, theo tiêu chuẩn thì tải thí nghiệm phải đạt từ 2-2,5 lần sức chịu tải => cọc sẽ bị phá hoại? Có người nói rằng cọc TN thường được thiết kế tốt hơn nhưng tôi thấy không phải như vậy. Có ý kiến khác lại cho rằng, khi tính sức chịu tải theo vật liệu cho cọc thì cường độ của BT và thép đã tính với hệ số rất nhỏ => SCT cọc lớn hơn rất nhiều, nhưng tôi không nghĩ như vậy, vì theo tôi các hệ số đó là kể đến các điều kiện do thi công tạo ra, không thể dựa vào đó để tăng khả năng chịu tải theo VL của cọc lên được, Tôi chưa có cách giải thích nào thuyét phục vậy xin ý kiến của mọi người!
thanhtruc
Vimcentcow
Về đề tài này tôi xin hỏi và thắc mắc 1 số ý: - Ghi đã dùng cọc KN để làm tường vây chắn đất thì cọc không thể chịu nén như tính móng được, khi đấy cọc phải tính chịu uốn và cắt chứ? - Vì cọc khoan nhồi ta không thể biết được chất lượng bê tông nên khi tính toán thì dùng hệ số an toàn bao nhiêu là hợp lý -
Vimcentcow
profilmuoibay17
em cần có những thông tin về khuyết tật của cọc barette.Rất mong được sự chỉ giáo của các Sư Huynh do nha!!!!!!Cảm ơn các Đại Sư Huynh nhiều lắm lắm
profilmuoibay17
240315
những câu hỏi của các bạn thì đã có trả lời từ sách giáo khoa , Nào là khuyết tật , ưu và nhược điểm --- , Chịu khó Mua sách về mà nghiền ngẫm hay hơn là lên đây để các thành viên nhắc bài .
240315
nguyentrungata
Các anh cho tôi xin tài liệu tính toán cọc barrette ạ! Tôi tìm mãi ko thấy!
nguyentrungata

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Chiều dài coc3 đoạn cọc cắm vào đất    (có 7 câu trả lời)
       cường độ bê tông R7,R28    (có 18 câu trả lời)
       Cọc ly tâm PHC.    (có 16 câu trả lời)
       tuổi thọ của kết cấu móng vây cọc ống thép    (có 7 câu trả lời)
       nội lực khung zamil    (có 16 câu trả lời)
       Sức chịu tải cọc ống thép    (có 62 câu trả lời)
       Tải trọng động khi đóng cọc?    (có 13 câu trả lời)
       tính fs trong lớp đất sét pha cứng (IL=-0.18) như thế nào?    (có 7 câu trả lời)
       Quy định khoảng cách cấu tạo của cọc đến mép đài- khoảng cách giữa các cọc?    (có 67 câu trả lời)
       Tâm móng và tâm cột    (có 18 câu trả lời)
       Chọn P ép cọc và G ( đối trọng ép cọc )?    (có 17 câu trả lời)
       Bố trí móng cọc đài thấp có 2 đến 3 cọc?    (có 25 câu trả lời)
       Thăc mắc về phương pháp ép cọc    (có 23 câu trả lời)
       Thắc mắc về tra sức chống ở mũi cọc qp theo phục lục A TCVN 205-1998    (có 6 câu trả lời)
       Sử dụng kết quả thử tải cọc khoan nhồi bằng phương pháp Osterberg    (có 16 câu trả lời)
       Công trình >30 tầng sử dụng cọc ULT    (có 12 câu trả lời)
       Kỹ thuật centrifuge trong mô hình móng bè cọc    (có 22 câu trả lời)
       câu hỏi hay nhất trong ngày?    (có 59 câu trả lời)
       Ép cọc bằng phương pháp ép âm?    (có 22 câu trả lời)
       Kiểm tra chiều dài cọc ép    (có 8 câu trả lời)
       Sức Chịu Tải của Móng Cọc?    (có 91 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng bê tông cốt thép?    (có 57 câu trả lời)
       Chuyên đề về cọc UST?    (có 177 câu trả lời)
       Móng bè trên cọc nhồi?    (có 115 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Cọc chịu kéo, cọc chịu nén?    (có 113 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top