Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
|
|
|
Kỹ thuật centrifuge trong mô hình móng bè cọc - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Kỹ thuật centrifuge trong mô hình móng bè cọc
Chào các anh chị.
Cho phép tôi được gthiệu về centrifuge và những vấn đề liên quan móng bè cọc ở mục này để trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm ạh.
-Ứng dụng chính của kỹ thuật này là tái tại lại trạng thái nguyên thủy (prototype) của móng bằng mô hình (model) dựa vào quy luật centrifuge (scale law). Ví dụ, khi thí nghiệm ở gia tốc 50g thì một giờ cố kết của đất trong mô hình tương đương 50x50 giờ (~3.5 tháng) trong thực tế.
-Những bước cần cho kỹ thuật này:
+ Chuẩn bị mô hình nền đất: đất sét, đất cát.
+ Chuẩn bị mô hình móng: cọc, bè.
+ Thiết kế dụng cụ thí nghiệm: máy trộn, máy hút chân không, chamber,...
+ Phương pháp (quy trình) thí nghiệm.
+ Ktra thông số đất.
+ Ghi và xử lý số liệu.
-Tài liệu tôi đang có là Centrifuge 98 (Tokyo) và một số tài liệu của phòng thí nghiệm centrifuge ở Kyoto, theo đó thì các kỹ thuật chuẩn bị trên vẫn chưa hoàn thiện. Đặc biệt là pp chuẩn bị mẫu sét rất khó, hầu như k có tài liệu nào chuẩn.
-Về mô hình móng: việc khó nhất là dán strain gauge. Nếu dán bên ngoài thì đường kính cọc tăng. Dán bên trong thì phải chế tạo cọc rổng và phải ghép những mãnh cọc lại, vết ghép yêu và cọc khó đồng nhất.
-Về quy trình thí nghiệm: khó khăn nhất là install móng. Đặc biệt là đất sét, bè có thể k tiếp xúc với đất tại thời điểm áp tải (thành ra k phải móng bè cọc nữa) vì đất cố kết nhanh khi tăng gia tốc centrifuge lên đến gia tốc yêu cầu. Tôi đang khó khăn chỗ này !
- Ktra thông số đất: tôi dùng cone test (ở 1g trước khi install móng)rồi quy về N của SPT. Giá trị N xuay quanh khoảng 4 ( Su ~25kPa). Khi tạo đất với lượng nước = 2.5 LL. Tôi đang suy nghĩ k biết có nên dùng thêm Vane shear Test sau khi thí nghiệm xong hay k ? Vì kết quả cone xuyên bằng tay có vẽ k chính xác lắm khi đọc giá trị đồng hồ lực ở mỗi 2 cm.
-Đọc số liệu: Khi xuất hiện nước trên bề mặt (do cố kết của đât sét), tín hiệu laser sẽ bị thay đổi lên xuống quanh một giá trị, xử lý khó khăn. Tôi thí nghiệm mấy lần đều bị nhiểu như vậy nên k biết cách nào đo độ lún của bề mặt đất và lớp đất ở 1 độ sâu giữa lớp sét. Mặt khác, một số strain gauge bị mất tín hiệu (trong 1 set gồm 2 strain gauge đối diện thường bị hư 1 cái), có thể do install móng gây nên nhưng k tôi vẫn k tìm ra nguyên nhân, k thể tính trunh bình được. Có ai đã từng gặp tình trạng này ?
Xin thảo luận thêm ạh.
Có 22 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Đây là mô hình tôi nghiên cứu móng bè cọc trong điều kiện nền đất bị lún do bơm nước dưới đất xài: http://www.mediafire.com/?svc8033x4d052jj
Độ lún và sự phân phối lại tải giữa cọc và bè có thể nhìn thấy trên biểu đồ. Hy vọng có anh tôi ở Việt nam quan tâm về kỹ thuật này có thể trao đổi thêm với tôi.
|
Vimcentcow |
|
|
|
Vịt mà có mấy cái này thì trình của Vịt cũng nhất nhì khu vực rùi.
P/s: spam
|
BarbaraEr |
|
|
Cũng hy vọng tương lai Việtnam cũng sẽ có.
Tôi đang định năm sau rảnh sẽ dịch quyển sách "Kỹ thuật Centrifuge" và quyển "nghiên cứu móng sâu bằng bằng centrifuge". Quyển 1 là phần lý thuyết cơ sở và nguyên lý centrifuge, còn quyển 2 là những biễu đồ kết quả thí nghiệm và kèm theo so sánh với FEM.
Nếu ACE thấy hữu ích xin ủng hộ cho tôi bằng cách vote một phiếu để tôi tăng thêm tinh thần và cơ sở thăm dò ý kiến đọc giả.
Xin chân thành cám ơn ACE
|
mucangchai |
|
|
|
|
trước khi dịch 567 thử tóm lược một cách đơn giản nhất về kỹ thuật sên tri phìu cho anh tôi hiểu đi, chủ yếu về nguyên lý thôi, để anh tôi còn biết mà quyết định có nên đọc tiếp hay không>
tôi cũng chỉ mong trước lúc anh tôi tôi về hưu thì kỹ thuật này được sử dụng ở VN.
|
sieunhangiambeo |
|
|
Trong phần đầu trang của topic này tôi đã gthiệu sơ qua rồi đó anh.
Điểm mạnh nhất của centrifuge theo tôi là rút ngắn thời gian thí nghiệm. Ví dụ: thay vì phải đợi đến 10 năm để đánh giá ứng xử của móng công trình ngoài thực tế, thì có thể chỉ mất vài giờ thí nghiệm trên centrifuge với gia tốc cao. Để thêm thông tin chi tiết anh có thể tham khảo 2 link vừa gửi ở trên.
|
RobbertooWig |
|
|
tôi có đọc rồi, nhưng thấy chưa rõ ràng, đúng hơn tôi chưa hiểu lắm. Có thể do bạn tập trung ngay vào topic bạn đang nghiên cứu, nên cái chung chung thì bạn viết chưa được clear cho lắm. Còn đọc bằng anh thì ... tôi ngại lắm. Tốt nhất bạn đã biết về nó, viết tiếng Việt anh tôi sẽ dễ hiểu hơn.
Tôi cũng như nhiều người trên dđ này rất lơ mơ, tôi may hơn nhiều người là cũng đã được nghe đến cái tên sên tri phìu thôi, cũng biết nó làm tăng cái này cái khác bởi gia tốc trọng trường nhân tạo, nhưng kỳ thực ko biết là họ không biết làm sao mà. bạn mô tả là cái tn này nó làm việc thế nào, nó quay thế nào...
đấy, tôi chẳng biết gì nên cũng không biết hỏi cái gì nữa , hy vọng sau khi đọc trình bày của 567 tôi sẽ có cái gì hỏi tiếp
|
MichaelKl |
|
|
Bạn Tuấn có được điều kiện nghiên cứu quý báu như vậy thì tôi ủng hộ bạn dịch quyển "Kỹ thuật Centrifuge". Theo tôi biết qua thì ở Việt Nam chưa có cái centrifuge nào. Mấy hôm trước tôi có đề cập qua dimensional analysis và physical modelling nhưng không thấy nhiều thành viên diễn đàn hưởng ứng nên chán.
Hơn nữa theo tôi biết thì làm thí nghiệm này rất công phu, cần người có kinh nghiệm hướng dẫn. Bạn sau này nghiên cứu xong có thể mang kiến thức và kinh nghiệm về ứng dụng trong trường đại học ở Việt Nam. Việc sắm một cái máy như thế này thì cần phải có tiền và sự ủng hộ của mọi thành phần nghiên cứu ở Việt Nam. Nhưng có con người tâm huyết vẫn là yếu tố đầu tiên.
|
profiltam |
|
|
Cám ơn nhã ý của anh Geotek. Hy vọng sẽ có nhiều tài liệu tham khảo bằng tiếng việt về pp này thì sẽ có nhiều người sẽ quan tâm hơn. Lúc trước thấy có gs.Charle ở Hồng Kông sang đhbk gthiệu về kỹ thuật này nhưng hok biết có nhiều người quan tâm k vì hôm đó tôi cũng k dự được.
Đặt nền móng rồi cần thời gian phát triển và nghiên cứu thêm những ứng dụng của centrifuge trong nhiều lĩnh vực. Singapore, Úc, HK,...thấy cũng có máy centrifuge cho nghiên cứu trong trường đại học.
|
checkerso1 |
|
|
Hiện tôi đang giữ 4 quyển liên quan đến Centrifuge:
Quyển 1: Centrifuge 98 - by KIMURA
Quyển 2: Kỹ thuật chuẩn bị mẫu đất trong phòng (cát và sét)-nhiều tác giả.
Quyển 3: Advances in deep foundations - KIMURA
Quyển 4: Geotechnical Centrifuge Technology - Taylor
Các ACE cho tôi hỏi: không biết ở VN tôi có bản dịch tiếng việt của 1 trong 4 quyển trên chưa ạh. Mìng định lên kế hoạch cho 5 năm tiếp theo trong sự nghiệp để theo đuổi mục tiêu dịch sách và sẽ chọn chủ đề về Centrifuge và tái chế đất trong phòng. Rất mong nhận được sự giúp đở và cũng như ý kiến đóng góp của các thầy cô và các ACE đồng nghiệp. Bước đầu tiên có 2 việc: (1)nếu tôi muốn tìm người cộng tác ở VN thì nên tìm ở đâu ? (2) thủ tục xin bản quyền. Xin chân thành cảm ơn.
|
hoahuongduong |
|
|
Tôi chẳng biết gì về cái món quay ly tâm lệch tâm này đâu; nhưng rất ấn tượng khi có lần được nghe 1 ông chuyên gia quốc tế dạng hói đầu nói khẩy: Cái thứ đó chỉ là cái của để đẻ ra một lũ tiến sỹ thôi!
Hic
|
duong tang |
|
|
hahahaha ! Mới đọc qua câu trên nghe thấy lạ lạ. Nhưng đọc kỹ lại...tự nhiên tôi ngồi cười một tôi.
|
AlfomzoMl |
|
|
Cái dự án này tạch rồi hả mấy đại ca >!
|
Amen1402 |
|
|
Cách đây 2 năm Đọc cái này không hiểu, bây giờ đã biết nó thế nào rồi.Thầy Trần Tuấn Anh ( bộ môn địa cơ nền móng ĐH BK TPHCM rất thích cái món này )
Cái này bắt nguồn từ ngành hàng không vũ trụ.
Tôi cũng đã được xem 1 đoạn clip của thầy Châu Ngọc Ẩn về cái này.Đúng là hay thật!
Tiếc là ở VN chưa có, bên Nhật thì phổ biến hơn, có trong các trường ĐH lớn. Bác Tuấn đang học bên Nhật chắc được tiếp xúc nhiều với thằng centrifuge này.
|
RaymondEr |
|
|
Mặc dù topic này đã có lâu, hnay tôi khởi động lại, mong được sự góp ý của cả nhà và anh tranvantuan567 ! Theo tôi được biết kỹ thuật guồng quay ly tâm (centrifuge) này thực hiện bằng cách chuyển công trình thực thành công trình nhỏ hơn bằng cách gia tăng gia tốc trọng trường, giúp tiết kiệm thời gian dự đoán, kết quả tốt hơn.
Nhưng quá trình thí nghiệm hết sức phức tạp. Với các thông số bề dày lớp đất, kết cấu móng...thì anh có thể thu nhỏ lại được. Nhưng còn kích thước các hạt đất thì sao ? Đối với hạt sét thì quá nhỏ, nhưng với các hạt cát thì không phải quá nhỏ như hạt sét ? Như vậy, trong quá trình thí nghiệm, ngta có xét đến ảnh hưởng của kích thước hạt ?
Ví dụ cụ thể: Nền công trình thực dày 20 m, đất đắp cao 6m (được thi công đắp thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 2m). Khi tiến hành TN, giả sử thu nho bề dày thành nền thành 20 cm, chiều cao đấp lúc này là 6cm (chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn đắp là 2cm).
Giả sử thời gian thí nghiệm hoàn thành là 1h (thời gian thực tế cho nền cố kết là 1 năm) ==> thời gian thực hiện công tác đất đắp khi TN sẽ rất ngắn. Vậy làm sao anh có thể thực hiện thi công đắp đất trong khi quay ly tâm với gia tốc trọng trường tăng 100 lần so với ban đầu ?
Sau 2 năm, không biết dự án dịch sách Centrifuge của anh tiến triển tới đâu rồi !
|
DanielEi |
|
|
Việch dịch sách phải mất 5 năm mới có thể hoàn thành.^.^ Tuy nhiên, 2 quyển sách sớm có mặt là: (1) Tính toán móng bè cọc và (2) 20 bài tập căn bản của cơ học đất cổ điển....sẽ sớm hoàn thành. ACE tìm đọc và góp ý giúp, tôi chân thành cảm ơn.
Đối với đất sét nói riêng hay bất cứ hạt gì (hạt nhân tạo), tôi cần xđịnh nhân tố cần nghiên cứu và lượt bỏ ảnh hưởng của nhân tố khác. Ví dụ, ở bài toán trên là nhân tố thời gian bị ảnh hưởng. Vì vậy, ngta có thể thay nước bằng dung dịch khác để kéo dài thời gian thấm. Các thông số chuyển đổi phải dựa trên các công thức có ghi trong mỗi quyễn sách về centrifuge.
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Chào anh Tuấn ! Tôi không biết nhiều về kỹ thuật này, anh là người có kinh nghiệm trong việc thí nghiệm loại (cái mà nước ta chắc còn lâu để có ). Mong anh giải đáp thắc mắc của em.
Bài toán trên thì nhân tố thời gian bị ảnh hưởng, thì sẽ chuyển đổi các thông số ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi anh thu nhỏ bề dày nên đất tự nhiên giảm khoảng 100 lần, trong khi kích thước hạt không đổi ? Liệu rằng, kích thước hạt này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bài toán của anh ? Đặc biệt đối với các nền đất mà có nhiều lớp cát có các cỡ kích thước hạt to nhỏ khác nhau chẳng hạn.
Thêm nữa, khi quay ly tâm với gia tốc tăng 100 lần so với ban đầu, thì bằng cách nào để thực hiện đúng việc gia tải với thời gian gia tải được chuyển đổi từ thực tế về thí nghiệm là khá nhỏ so với thực tế ?
|
test1212 |
|
|
Cái này bắt đầu phức tạp rồi ! Ngoài hiểu biết của tôi nên chờ vài năm nữa coi có ai nghiên cứu tiếp hok.
|
thanhthanh |
|
|
Thân anh tranvantuan567 ! A có thể trình bày cách tạo vật liệu trong mô hình centrifuge cho móng bè cọc của anh được không ? Có thể đưa các kết quả mà a thu được từ TN, và so sánh của nó ??? > Có hình chụp càng tốt >
|
casinomkw |
|
|
Cái này có trình bày trong các bài báo của tôi. Bạn tìm đọc là được.
|
Vincentpype |
|
|
CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:
|
câu hỏi hay nhất trong ngày?
(có 59 câu trả lời)
|
Ép cọc bằng phương pháp ép âm?
(có 22 câu trả lời)
|
Kiểm tra chiều dài cọc ép
(có 8 câu trả lời)
|
Công nghê nối cọc bê tông ly tâm ứng suất trước
(có 5 câu trả lời)
|
Nối thép trong cọc khoan nhồi?
(có 19 câu trả lời)
|
Giúp em với, gấp gấp lắm
(có 5 câu trả lời)
|
Móng cho silo?
(có 12 câu trả lời)
|
Chọn chiều dài ép cọc !
(có 23 câu trả lời)
|
Khối móng quy ước
(có 9 câu trả lời)
|
máy ép cọc mó như thế nào?
(có 8 câu trả lời)
|
Ngăn cọc dịch chuyển khi đóng cọc lân cận
(có 24 câu trả lời)
|
tính toán sức chịu nhổ của cọc đóng,
(có 19 câu trả lời)
|
Hiệu ứng nhóm cọc - hệ số tính toán SCT!
(có 31 câu trả lời)
|
Cọc khoan nhồi có kết hợp được với cọc ép không?
(có 13 câu trả lời)
|
Khi nào dùng móng lệch tâm ?
(có 27 câu trả lời)
|
Móc cẩu cọc?
(có 53 câu trả lời)
|
P ép thử cọc lớn hơn P thiết kế?
(có 74 câu trả lời)
|
Sức chịu tải của cọc khoan nhôi!
(có 14 câu trả lời)
|
Đóng cọc vào đá và hàng cọc trước bị chạy khi đóng hàng cọc sau!
(có 46 câu trả lời)
|
Cách xử lý khi gặp sự cố đóng cọc
(có 11 câu trả lời)
|
Sức Chịu Tải của Móng Cọc?
(có 91 câu trả lời)
|
Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?
(có 53 câu trả lời)
|
Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!
(có 78 câu trả lời)
|
Khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng bê tông cốt thép?
(có 57 câu trả lời)
|
Chuyên đề về cọc UST?
(có 177 câu trả lời)
|
Móng bè trên cọc nhồi?
(có 115 câu trả lời)
|
Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình
(có 10 câu trả lời)
|
Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá
(có 9 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng
(có 8 câu trả lời)
|
BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?
(có 6 câu trả lời)
|
được phép tăng 20% sct của cọc
(có 11 câu trả lời)
|
Cọc chịu kéo, cọc chịu nén?
(có 113 câu trả lời)
|
Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.
(có 8 câu trả lời)
|
Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế
(có 19 câu trả lời)
|
Cọc ly tâm?
(có 34 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng
(có 16 câu trả lời)
|
Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc
(có 11 câu trả lời)
|
Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi
(có 39 câu trả lời)
|
Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?
(có 24 câu trả lời)
|
TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?
(có 45 câu trả lời)
|
Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?
(có 11 câu trả lời)
|
Cắt cọc bê tông ly tâm UST?
(có 57 câu trả lời)
|
Ép cọc như thế nào là đúng
(có 9 câu trả lời)
|
Cho hỏi kết cấu móng này
(có 8 câu trả lời)
|
PIT cọc khi đã có đài
(có 22 câu trả lời)
|
Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.
(có 8 câu trả lời)
|
Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu
(có 17 câu trả lời)
|
Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !
(có 8 câu trả lời)
|
Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?
(có 8 câu trả lời)
|
xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp
(có 9 câu trả lời)
|
... Xem thêm
|