Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
|
|
|
Chọn P ép cọc và G ( đối trọng ép cọc )? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Chọn P ép cọc và G ( đối trọng ép cọc )?
1/ Lực ép nhỏ nhất (Pép)min là lực ép do Thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 → 200% tải trọng thiết kế;
Lực ép lớn nhất (Pép)max là lực ép do Thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 → 300% tải trọng thiết kế.
Như vậy ta sẽ chọn Pép trong khoảng đó.
Cho tôi hỏi khi chọn lực ép cho máy ép cọc thì phụ thuộc vào yếu tố gì?
2/ G (đối trọng nén tỉnh) = 3.5Ptt
Tại sao lại chọn như thế?
Tài liệu hay tiêu chuẩn nào quy định điều đó?
Mong được giúp đở.
Có 17 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Ngày nay xây nhà cấp 4 cũng rất tốn tiền. Nhất là nhà cấp 4 mái thái. Chi phí xây nhà cấp 4 phụ thuộc nhiều vào quy mô mong muốn của gia chủ.
|
|
|
Vđ này nêu ở điều 6.1 TCXDVN 286-2003: Khả năng ép của thiết bị phải gấp 1.4 Pmax đo tkế quy đinh.
Thế thì thiết kế quy định Pmax bằng bao nhiêu?
Tôi thì chưa đọc được TC nào nói kỹ vấn đề này. Tuy nhiên, dựa vào thực tế và các TC thí nghiệm, có thể định hướng cho người thiết kế chọn Pmax, Pmin như sau:
1. Pmax: Lấy từ 2-3 Ptk. Tuy nhiên, phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm ép cọc tại khu vực thi công để tkế Pmax. Cái Pmax này ảnh hưởng lớn đến vđ kinh tế của cọc. Lý do là người thiết kế phải chọn Pvl phải > Pmax. Chúng ta hãy lưu ý đến các tầng đất tốt xen kẹp mà mũi cọc không thể đặt trên đó được mà buộc cọc phải xuyên qua. Chúng ta còn lưu ý đến vấn đề chối giả của đất cát trong quá trình xuyên cọc. Như vậy, khi tkế, dựa vào kinh nghiệm và kq thí nghiệm địa chất để dự trù Pmax (tk cọc). Khi ép tn thăm dò, chúng ta có thể xác định được gần chính xác lực lớn nhất td lên cọc trong quá trình ép.
+ Pmin: Cái này phụ thuộc vào độ chối giả của cọc ( đất sét chối giả giảm, cát chối giả tăng), Độ chối gải bao nhiêu rất khó xđịnh. Nó chỉ được lượng định khi cọc ép thăm dò đến độ sâu thiết kế và kết hợp với thí nghiệm nén tỉnh để xđ sức chịu tải của cọc.
Vd: bạn mới ép đến 1.5Ptk đã đến lớp đất đặt mũi cọc. Sau đó bạn thí nghiệm nén tỉnh cho thấy Ptt>Ptk. Như vậy nếu nền đất khá đồng nhất, bạn có thể chọn Pmin=1.5Ptk.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn nói Pmin = 1.5-2 Ptk, theo tôi thì chưa ổn. Ví như bạn ép cọc vào đất cát. Bạn ép cọc với lực ép lên đến 2.5Ptk nhưng để đất phục hồi, có thể bạn thí nghiệm cho ra kết quả Ptt 2.5 Ptk.
Ngược lại, khi ép cọc qua tầng đất sét dẻo mềm, dẽo cứng, bạn có thể chỉ ép cọc với lực ép Pep = Ptk. Sau đó để phục hồi và cho thí nghiệm nén tỉnh, cọc vẫn có thể đạt Ptt>Ptk. Khi đó ta có thể chọn Pmin = Ptk!!! (Nhưng hơi mạo hiểm - vì làm thế này bạn phải thí nghiệm rất nhiều cọc để khẳng định được nền đất có đặc tính tương đối đông đều). Nếu như nền đất có tính chối giả không đồng đều thì sẽ có 1 số cọc không đạt Ptk. Tôi thì không dám mạo hiểm theo cách này mặc dù biết điều đó có thể an toàn!!
KL: Pmax, Pmin dựa vào kinh nghiệm, số liệu thí nghiệm nén tỉnh càng nhiều -> lựa chon chính xác và đem lại hiệu quả kinh tế cũng như vừa đủ an toàn cho công trình!
|
StevenKl |
|
|
Cái màu đỎ không dùng cho cọc ép bác congcuong ợ. Cái đó chính là refusal (hay set) là chuyển vị cọc dưới 1 nhát búa đóng (trong đó cÒn phân ra làm elastic deformation của cushion, set of pile, và rebound (elastic settlement) cho cọc đóng.
|
thanhthanh |
|
|
Có lẻ tôi dùng từ sai. Tuy nhiên hiện tượng đó là có. Xin các bác chỉ giúp cho từ tiếng việt để anh tôi biết. Hơn nữa, vđ trên là suy diễn của em, mong các bác góp ý thêm chổ đúng, chổ sai.
Tôi nghỉ các bác có kinh nghiệm có hay giấu nghề không mà đa số anh tôi ks như chúng tôi bây giờ hơi bị lờ mờ về cọc, dẫn đến qđịnh hoặc lảng phí, hoặc thiếu an toàn cho công trình mà không biết!
|
opera |
|
|
Cảm ơn mọi người.
Nhưng ý tôi hỏi là lựa chọn máy ép cọc sẽ phụ thuộc vào cái gì? Tại sao?
Như anh cmengenie nói thì tôi khong tim thay "Phương pháp thử tải cọc TCXD 269 2000" (neu a co thi goi e tham khao thu) con trong TCXDVN 269 2002 điều 5.10 và 5.11 không quy định G đối trọng bằng bao nhiêu cả.
G (đối trọng nén tĩnh ) = 3.5Ptt là do thấy đã dạy tôi như thế nhưng tôi chưa tìm được tài liệu nào nói về điều này
|
MichaelKl |
|
|
[QUOTE=hxq1810;79086]1/ Lực ép nhỏ nhất (Pép)min là lực ép do Thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 → 200% tải trọng thiết kế;
Lực ép lớn nhất (Pép)max là lực ép do Thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 → 300% tải trọng thiết kế.
Như vậy ta sẽ chọn Pép trong khoảng đó.
Cho tôi hỏi khi chọn lực ép cho máy ép cọc thì phụ thuộc vào yếu tố gì?
2/ G (đối trọng nén tỉnh) = 3.5Ptt
Tại sao lại chọn như thế?
Hồ Xuân Quang hả?chắc chỉ có Thầy Xuân mới trả lời được thôi mày à,hỏi thầy đi.>
|
DanielEi |
|
|
Xây nhà trọn gói đang là xu hướng xây dựng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời cho gia chủ. Đặc biệt bạn được miễn phí thiết kế nhà Hải Phòng khi Xây trọn gói. Và được tặng tủ bếp (free Thiết kế và thi công nội thất) |
Luckyman
|
|
|
Phần đối trọng nén tĩnh: theo TCXDVN 286-2003 có ghi ở mục 5.11 Hạ cọc bằng phương pháp ép tĩnh: Lựa chọn thiết bị ép cọc cần thoả mãn:
Công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1.4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định...
Như vậy, nếu chọn Pep max = 2,5 Ptt thì tính được G(đối trọng) = 1,4 x 2,5 Ptt = 3,5 Ptt. Có thể là vì lý do này đây bạn ạ!
|
hyutars |
|
|
Xin có vài ý kiến:
Sức chịu tải của cọc: P1
Lực ép cần thiết: P2=(2-2,5)P1
Chọn máy có công suất sao cho lực ép đạt : P3=1,4P2 ( hệ số 1,4 này là kể đến việc công suất của máy không còn đạt được giá trị ghi trong bảng chỉ số của máy)
Còn đối trọng phải có sơ đồ ép cọc trong từng đài cụ thể mới có thể tính toán chính xác đc. Các phương pháp tính G ở trên chủ yếu để xác định sơ bộ cần bao nhiêu cục đối trọng để tập kết trước khi thi công thôi.
|
WeksizzySl |
|
|
Về tính toán chắc có nhiều chuyên gia rồi, tôi chỉ nói về khía cạnh thi công thôi nhé: Nói chung các nhà thầu thường thuê lại các đội thi công có thiết bị ép : giá+đối trọng+cẩu, máy phát, máy nén khí.
Khi ép cọc thì chi phí ca máy cho cả gói thiết bị đó phụ thuộc vào thời gian ép(tính theo ngày, theo ca máy).
Tùy thuộc cách bố trí cọc trong đài thì mỗi lần kê giá, chất đối trọng ép được khoảng 2-3 cọc mới có lãi -vì thời gian cẩu lắp, di dời giá+đối trọng rất lâu làm tăng chi phí ca máy-
Để ép được 3 cọc thì ngoài khẩu độ giá ép lớn còn phụ thuộc vào độ lớn của đối trọng-khi cọc không đúng tâm giá ép thì phải có tải trọng gấp 2-3 lần thì mới đạt lực ép yêu cầu nếu không sẻ bênh cả giàn ép lên ngay. Đó là khía cạnh thi công khi chọn tải trọng ép cọc mà các ks thiết kế ít khi nghĩ đến
|
thietkelogo |
|
|
Chào các bác, vấn đề lựa chọn năng lực thiết bị ép cọc trong mục "Hạ cọc bằng phương pháp ép tĩnh" trong tiêu chuẩnTcxdvn 286 2003 nói hơi bị đá nhau các bác ạ.
Ý đầu tiên là công suất thiết bị phải >=1.4Pmax. Nhưng ý thứ hai khi chọn đối trọng cho máy ép ( hệ phản lực ạ) , tiêu chuẩn chỉ nói" không nên nhỏ hơn 1,1 lần lực ép lớn nhầt do thiết kế qui định"
Cái câu chuối nhất là 1,1 lần lực ép lớn nhất do thiết kế qui định đó
Vì theo tôi hiểu công suất thiết bị là của cả hệ máy ép nó phải đạt được lớn hơn 1.4Pmax. Trong đó hệ bao gồm cả công xuất máy nén, dàn ép, tải đối trọng.... thế thì trong trường hợp này phải hiểu đối trọng cũng phải thỏa mãn làm sao để công suất cả hệ thỏa mãn điều kiện 1.4 Pmax.
Ví dụ hệ ép cọc có: tải đối trọng tối đa là 50T, năng lực máy nén, dàn ép, là 300T . Thỉ công suất tối đa của hệ là 50 T thôi chứ. Trường hợp này công suất của hệ ép cọc phụ thuộc vảo đối trọng chứ chẳng ảnh hưởng gì năng lực của các phần còn lại cả.
Theo em, phải sửa lại cái câu " không nên nhỏ hơn 1,1 lần lực ép lớn nhầt do thiết kế qui định" phần lựa chọn đối trọng trong tiêu chuẩn Tcxdvn 286 2003 bằng câu : không nên nhỏ hơn 1,1 lần lực ép lớn nhất của hệ ép cọc mới chính xác
|
Amen1402 |
|
|
anh có thể nói rõ hơn về vấn đề này ko ạ, tôi đang làm đồ án tốt nghiệp đài cọc tôi 2,4x2,4m có 7 cọc, vậy tôi có thể ép dc cho cả đài mà ko cần chuyển bệ máy ko ạ? và việc tính toán khi ép cọc đúng tâm và ko đúng tâm bệ máy khác nhau như thế nào ạ. cám ơn anh nhiều
|
Robertbura |
|
|
em đang làm đồ án TN, cọc tôi tiết diện 30x30 dài 18m (3 đoạn) cắm vào lớp cát chặt vừa N=28
Em tính ra Pvl= 142T, SCT 1 cọc là 69T, các anh cho tôi hỏi khi thi công thì có khả năng ép dc ko ạ? tôi hơi băn khoăn vì Pvl chỉ bằng 2 [P]
Cám ơn các anh đã đọc
|
53caugiay |
|
|
Sao cái Pvl của bác lớn thế. Bác cắm vào cát chặt vừa tầm 3D=0.9m thì cái cọc tiêu rồi...
|
Freddievaw |
|
|
cọc 30x30 B25 mà anh, sao biết cắm như thế là nó tiêu hả anh? tôi chưa thi công bao giờ nên tôi cũng ko rõ
|
Marcunst |
|
|
Điạ chất của bạn như thế nào. Nếu trên cái lớp cát hạt trung đó là 1 lớp cát xốp đi chăng nữa thì để ép xuống được độ sâu thiết kế thì khó, cọc ép qua chiều dày lớp cát dày dễ gặp chối giả, càng tăng lực ép thì càng khó ép hơn.
Bạn nên giảm chiều sâu chôn cọc đi, nếu ép vào đất cát thì nên lấy sức chịu tải <=1/3 Pvl thôi...
|
moaza12vs |
|
|
Chào bạn. Trước tiên bạn phải xem kích thước của giá là như thế nào. sau đó xét đến từng vị trí ép cọc. Lấy 1 cạnh làm tâm quay để tính mômen cho mỗi trường hợp ép. Các vị trí có khoảng cách khác nhau sẽ có mômen khác nhau. Vậy là ta phải tính theo 2 phương của giá. Từ mômen ta tính được lực P để chọn đối trọng.
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:
|
Bố trí móng cọc đài thấp có 2 đến 3 cọc?
(có 25 câu trả lời)
|
Thăc mắc về phương pháp ép cọc
(có 23 câu trả lời)
|
Thắc mắc về tra sức chống ở mũi cọc qp theo phục lục A TCVN 205-1998
(có 6 câu trả lời)
|
Sử dụng kết quả thử tải cọc khoan nhồi bằng phương pháp Osterberg
(có 16 câu trả lời)
|
Công trình >30 tầng sử dụng cọc ULT
(có 12 câu trả lời)
|
Kỹ thuật centrifuge trong mô hình móng bè cọc
(có 22 câu trả lời)
|
câu hỏi hay nhất trong ngày?
(có 59 câu trả lời)
|
Ép cọc bằng phương pháp ép âm?
(có 22 câu trả lời)
|
Kiểm tra chiều dài cọc ép
(có 8 câu trả lời)
|
Công nghê nối cọc bê tông ly tâm ứng suất trước
(có 5 câu trả lời)
|
Nối thép trong cọc khoan nhồi?
(có 19 câu trả lời)
|
Giúp em với, gấp gấp lắm
(có 5 câu trả lời)
|
Móng cho silo?
(có 12 câu trả lời)
|
Chọn chiều dài ép cọc !
(có 23 câu trả lời)
|
Khối móng quy ước
(có 9 câu trả lời)
|
máy ép cọc mó như thế nào?
(có 8 câu trả lời)
|
Ngăn cọc dịch chuyển khi đóng cọc lân cận
(có 24 câu trả lời)
|
tính toán sức chịu nhổ của cọc đóng,
(có 19 câu trả lời)
|
Hiệu ứng nhóm cọc - hệ số tính toán SCT!
(có 31 câu trả lời)
|
Cọc khoan nhồi có kết hợp được với cọc ép không?
(có 13 câu trả lời)
|
Sức Chịu Tải của Móng Cọc?
(có 91 câu trả lời)
|
Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?
(có 53 câu trả lời)
|
Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!
(có 78 câu trả lời)
|
Khác nhau về cấu tạo cọc đóng và cọc ép bằng bê tông cốt thép?
(có 57 câu trả lời)
|
Chuyên đề về cọc UST?
(có 177 câu trả lời)
|
Móng bè trên cọc nhồi?
(có 115 câu trả lời)
|
Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình
(có 10 câu trả lời)
|
Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá
(có 9 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng
(có 8 câu trả lời)
|
BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?
(có 6 câu trả lời)
|
được phép tăng 20% sct của cọc
(có 11 câu trả lời)
|
Cọc chịu kéo, cọc chịu nén?
(có 113 câu trả lời)
|
Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.
(có 8 câu trả lời)
|
Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế
(có 19 câu trả lời)
|
Cọc ly tâm?
(có 34 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng
(có 16 câu trả lời)
|
Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc
(có 11 câu trả lời)
|
Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi
(có 39 câu trả lời)
|
Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?
(có 24 câu trả lời)
|
TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?
(có 45 câu trả lời)
|
Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?
(có 11 câu trả lời)
|
Cắt cọc bê tông ly tâm UST?
(có 57 câu trả lời)
|
Ép cọc như thế nào là đúng
(có 9 câu trả lời)
|
Cho hỏi kết cấu móng này
(có 8 câu trả lời)
|
PIT cọc khi đã có đài
(có 22 câu trả lời)
|
Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.
(có 8 câu trả lời)
|
Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu
(có 17 câu trả lời)
|
Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !
(có 8 câu trả lời)
|
Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?
(có 8 câu trả lời)
|
xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp
(có 9 câu trả lời)
|
... Xem thêm
|