Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
  • Nếu không có thời gian trông coi giám sát thì Xây nhà trọn gói là lựa chọn có vẻ ổn nhất. Công ty nào xây nhà uy tín ở Hải Phòng nhỉ?
Subgrade modulus trong Safe ??? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Subgrade modulus trong Safe ???

     Hiện tại e đang tính móng bè cho 1 ctrinh` có kích thước 30x90m. môdun biến dạng của đất E = 10.55MPa(lấy từ thí nghiệm bàn nén ). e định nhập phần subgrade modulus trong khai báo soil support là = giá trị E này. như vậy có ji` sai ko ? xin dc sự tư vấn của mọi người trong diễn đàn
Có 35 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Mẹo để tính chi phí xây nhà đơn giản và nhanh chóng nhất là: lấy báo giá xây nhà trọn gói tăng thêm 5-7% rồi nhân với diện tích xây dựng
240315 Ko dùng được bạn ạ. Subgrade Modulus là hệ số nền. Bạn nên áp dụng cách tính thông thường cho móng bè: giả thiết độ lún -> tính ra hệ số nền -> nhập vào mô hình -> tính ra độ lún -> so sánh độ lún thực tế và giả thiết xem có cần tính lại hay ko. Hy vọng giúp được bạn
240315
nguyentrungata - E vẫn dùng cách của a để tính cho cọc khi khai báo spring K=P/S (kN/m). nhưng tính móng bè trên nền đất kiểu này là lần đầu.> . ví dụ tổng tải nhà xuống nền đất là 3986826 kN, giả sử độ lún tối đa là 8cm , từ k=3986826/0.08=49835325 kN/m . nhưng hệ số nền đơn vị là kN/m3.e chia thêm cho diện tích của nhà là 30x90m sẽ là 49835325/2700=18457kN/m3 (đây là hệ số nền để nhập vào safe phần subgrade modulus fai ko??) - Còn nếu e muốn tính hệ số nền từ E của thí nghiệm bàn nén có sẵn thì sử dụng công thức nào là ok nhất? Xin a tư vấn thêm
nguyentrungata
viet toan 12
[QUOTE=simeo85;84630]- E vẫn dùng cách của a để tính cho cọc khi khai báo spring K=P/S (kN/m). nhưng tính móng bè trên nền đất kiểu này là lần đầu.> . ví dụ tổng tải nhà xuống nền đất là 3986826 kN, giả sử độ lún tối đa là 8cm , từ k=3986826/0.08=49835325 kN/m . nhưng hệ số nền đơn vị là kN/m3.e chia thêm cho diện tích của nhà là 30x90m sẽ là 49835325/2700=18457kN/m3 (đây là hệ số nền để nhập vào safe phần subgrade modulus fai ko??) Theo tôi thì bạn đã hiểu sai bản chất của hsn nên đưa ra cách tính không đúng. hsn và độ cứng k của lò xo không phải là một, đầu tiên ta xác định hsn qua công thức P/S (P là cường độ phản lực đất nền [lực/cd^2], s là độ lún [cd]), từ hsn ta sẽ tính ra được độ cứng k của lò xo, k có 3 loại : + point spring : k [lực/cd] + line spring : k [lực/cd^2] + area spring : k [lực/cd^3]
viet toan 12
fordthudo1 Đúng thế đấy, nhưng giả thiết tôii 8cm thì lớn quá
fordthudo1
profillink10
E vẫn dùng cách của a để tính cho cọc khi khai báo spring K=P/S (kN/m). nhưng tính móng bè trên nền đất kiểu này là lần đầu.> . ví dụ tổng tải nhà xuống nền đất là 3986826 kN, giả sử độ lún tối đa là 8cm , từ k=3986826/0.08=49835325 kN/m . nhưng hệ số nền đơn vị là kN/m3.e chia thêm cho diện tích của nhà là 30x90m sẽ là 49835325/2700=18457kN/m3 (đây là hệ số nền để nhập vào safe phần subgrade modulus fai ko??) Tôi góp ý cách tính hệ số nền của bạn như sau: Theo cách tính của bạn với cùng tải trọng, diện tích nhà , độ lún thì hệ số nền cho tất cả các loại đất là giống nhau như vậy chưa chính xác vì không xét đến đều kiện địa chất.
profillink10
Enriquecem Top 100 mẫu thiết kế nhà Hải Phòng đẹp được hội kiến trúc sư bình chọn trong năm nay!!
Luckyman
Enriquecem a có thể nói rõ về cách suy từ hsn ra line spring và area spring dc ko (các khai báo này trong etabs)? còn trong safe phần subgrade modulus có giống area bên etabs ko ?
Enriquecem
profiltam thí nghiệm bàn nén có cho modun bien dang E của đất. nhưng e vẫn chưa biết nên sử dụng công thức nào ok để tính ra hsn>
profiltam
Stevennefs Xin đính chính lại với trường hợp của bạn có thể tính hsn theo công thức Bowles, sau đó nhập vào SAFE, ko làm theo cách như đã nói ở trên ^^ k=40xFSxqa trong đó: k - hsn, đơn vị kN/m3 FS - hệ số an toàn, 2.5-3.0 qa - ứng suất cho phép, tính theo Terzaghi hay 1 vài công thức khác, kPa Công thức tổng quát hơn có thể xem ở đây: http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=985
Stevennefs
hoahuongduong Hệ số nền C = E/L-elastic; E = 10.55 MPa = 10 550 kN/m² với L-elastic: tác dụng tương đương 2m (tạm tính gần đúng) C= 5775 kN/m³ đất rất mềm phải không ? Thử tính 2 lần và so sánh kết quả: C=10550 và C=5775 kN/m³ --> Xét Units có chuẩn cho bài tính không ? Gởi 2 tài Liệu xem thêm. 1- BEB ... tiếng Đức, xem cuối trang 3 Tạm dich Hệ số nền (Bettungsziffer )C Nền đất sét ướt C = 20000 đến 30000 kN/m³ Nền đất sét khô C = 60000 đến 80000 kN/m³ Cát Đá nhỏ mịn C = 80000 đến 100000 kN/m³ Cát Đá to thô C = 150000 dến 200000 kN/m³ Đây là địa chất tại Đức, tương đối quá cứng chắc nhiều hơn bên VN ! 2-Vulcanhammer tiếng Anh, chỉ rỏ ràng hơn, chịu khó xem kỹ. Tôi không chuyên về nền, cố gắn giúp bạn, Phải cẩn thận theo lời khuyên chọn kết quả "xấu" nếu chỉ tính gần đúng. Mong các ACE thành thạo chỉ dẩn và sửa lại cho tôi và anh simeo85.
hoahuongduong
dolkihote
Thông thường tôi hay tính kiểu này: - Nhập một giá trị k của đất tra sách được (sách của thầy Hoàng hay của thầy Thắng đều có cả) vào Point String. - Chạy nội lực lần đầu, ra được kết quả nội lực chân cột và tính được độ lún bằng các phương pháp thông thường từ nội lực đó. Sau đó tính lại giá trị k bằng công thức trên để nhập lại Point String. - Chạy lại lần nữa. Lặp lại quá trình tính khoảng vài lần (3 lần thế là đủ nản lắm rồi). Lúc đó chọn khéo thì sẽ có kết quả lần sau khá giống lần trước. Cách này có lợi là vừa phản ánh được tính chất đất vừa kể đến các yếu tố ngoại lực. Gối đàn hồi thì có rất rất nhiều giả thiết và phương pháp tính, nhưng dùng gối kelvin kiểu này là đơn giản đỡ cãi nhau. Còn nếu liên lạc được với thẩm trước để thống nhất giá trị k lấy từ một nguồn nào đấy thì khỏe, dù không đúng lắm.
dolkihote
Freddievaw
Tham khảo 1 số tài liệu thì e biết như sau : đặc trưng biến dạng của nền khi dùng mô hình nền Winkler là hsn k. còn đặc trưng biến dạng của nền khi dùng mô hình nền bán ko gian đàn hồi là môdun biến dạng E và hệ số Poisson .từ đó suy ra dc mối liên hệ giữa 2 mô hình k=E/(1-nuy^2)0.7854d .Hiện tại e sử dụng công thức này.xin dc mọi người tư vấn thêm.thanks
Freddievaw
opera Anh simeo85 cần Gấp lắm rồi. Thì hảy suy nghỉ theo lời chỉ dẩn của Anh sonxd2003 chỉ dẩn --> hảy dùng linear spring, vì đó là căn bản của subgrade modulus C (còn gọi là coefficient of Subgrade) với đơn vị là kN/m³, thật sự thì nền đất hết sức là nonlinear (phi tuyến). Bạn đã có môdun biến dạng của đất E = 10.55MPa (lấy từ thí nghiệm bàn nén ). E= 10550 kN/m², Như vây là còn thiếu chiều dài hay chiều sâu của lò xo dàn hồi L-elastic. Trong kinh nghiệm về finite elements, tôi thường dùng: - Nếu Nền đất (Soil) cứng chắt cở L-elastic = tối thiểu khoảng 0,1 m - Thông thường khoãng 0,5 đến 2,0 m . - Quá sức mềm, L-elastic = tối đa đến 10 m ! Như vây khi C-gần đúng có thể thay đổi hơn 100 lần, nhưng kết quả của độ lún, momen chỉ khoảng 5 lần! Đây chỉ là kinh nghiệm tính gần đúng, vì thế phải tính thử 2, 3 lần và nên so sánh C-gần đúng với các TC, Literatur, Công thức xem có hợp lý không.
opera
Donaldsor
thấy mấy bác bàn vụ này tôi cũng tham gia tí : Thông thường thí nghiệm bàn nén không được thực hiện thì có rất nhiều công thức để tìm hệ số nền và nhập vào safe hay SAP ---- Để công trình tính toán được móng bè điều quan trọng là kiểm tra lật tổng thể đạt yêu cầu . chiều sâu chôn móng bè là quan trọng để tạo ngàm lớn cho công trình và đưa móng tiếp xúc với đất tốt . Cường độ đất thông thường R>= 15(T/m2) thì có thể dùng được móng bè . Khu vực địa chất không có dòng chãy . Nếu là đất cát thì phải chú ý dòng chãy Không thì nó trôi mất . THường không nên làm móng bè dọc bờ sông . Có xu hướng tạo dòng chảy . Nếu có điều kiện cần phải tính lún theo thời gian . Về vấn đề E . Nền đất là một vật liệu phi tuyến . Mỗi áp lực tải trọng cho ra 1 E . Như vậy cần phải có biểu đồ liên hệ giữa các cấp tải với E ( có thể tính toán hay thí nghiệm) Từ đó ta có thể tính độ lún do tải trọng công trình đè xuống . Độ lún này cũng được vẽ ra theo thời gian hay theo cấp tải và có thể tính ở độ lún cuối cùng . Điều này có thể phản ánh từ bàn nén hiện trường . Và một số công thức kinh nghiệm chuyển đổi từ E sang Knen ( spring) . Hiện tại một số cty hay dùng là tính toán theo Terzaghi . Nhưng tôi nghĩ nên tính nhiều cách và tình toán nhiều lần rồi rút ra cái nào an toàn nhất thì làm .
Donaldsor
RaymondEr
Tôi gửi phần nói về hệ số nền theo sách của Bowles, Có đoạn này:
Trích:
Recognizing this, the author has suggested the following for approximating ks from the allowable bearing capacity qa furnished by the geotechnical consultant: SI: ks = 40(SF)qa kN/m3 Fps: ks = l2(SF)qa k/ft3 (9-9) where qa is furnished in ksf or kPa. This equation is based on qa = qult/SF and the ultimate soil pressure is at a settlement dH = 0.0254 m or 1 in. (1/12 ft) and ks is qult/dH. For dH = 6, 12, 20 mm, etc., the factor 40 (or 12) can be adjusted to 160 (or 48), 83 (or 24), 50 (or 16), etc.; 40 is reasonably conservative but smaller assumed displacements can always be used.
Như tôi hiểu thì qa sẽ là giá trị mà các đơn vị tư vấn cấp khi làm thí nghiệm để đạt được độ lún dH = 0.0254 m? Nếu thế thì thí nghiệm này như thế nào? Bác nào biết giải thích cho tôi hiểu thêm cái. Tôi cũng gửi kèm bản tính theo công thức 9-10. Bác nào làm rồi check giùm tôi xem áp dụng thế có đúng không nhé?
RaymondEr
PrikoliSsSSdda
sẵn tiện ở đây xin mọi người tư vấn cách kiểm tra lún của móng bè dc ko ạ ?!
PrikoliSsSSdda
bachtuu Kiểm tra lún hay kiểm tra bền móng bè cơ bản giống móng đơn: tính lực dọc và mô men tổng, cho vào bảng tính -> ra độ lún.
bachtuu
MichelPurn thông thường kiểm tra lún theo E0 cho chính xác .
MichelPurn
thietkelogo
Các bác cho tôi hỏi ké 1 tí. Làm thế nào tính hệ số nền cho móng bè có kích thước bất kỳ theo kết quả hệ số nền đã có từ thí nghiệm bàn nén 30x30cm?? Thanks.
thietkelogo
lightzar Bạn đọc trang đánh số 502 trong file tôi gửi (Modulus Of Subgrade Reaction.pdf) đã nói cách tính rồi mà: Với móng hình chữ nhật kích thước LxB (đặt m=L/B), móng đặt trên nền đất sét cứng hoặc cát chặt vừa thì: ks = k1 . (m+0.5)/(1.5m) Trong đó: ks = Hệ số nền cho toàn bộ móng k1 = Giá trị hệ số nền nhận được từ thí nghiệm bàn nén kích thước 0.3mx0.3m
lightzar
53caugiay Bạn dùng lý thuyêt của BOUSSINESQ, tôi thấy trong sách Cẩm Nang Địa Kỹ Thuật của tác giả Trần Văn Việt có nói, do file nặng nên tôi chỉ trích phần đó lên đây. Bạn tham khảo.
53caugiay
DonaldMi Thực tế cái móng bè nó khá to , thì liệu thí nghiệm bàn nén với kích thước 0.3mx0.3m như trên có phản ánh được hệ số nền cho toàn bộ móng không ? Thí nghiệm trên nền đất tại hiện trường Nếu như nền đất chịu lực nằm khá sâu (VD khoảng 7m) thì thí nghiệm như thế nào ? Chẳng lẽ phải đào lên để thí nghiệm ? Và trong một mặt bằng rộng thì thí nghiệm bao nhiêu vị trí là đủ ?
DonaldMi
Arthumters Tôi có xem rồi. Nó cũng nói là kết quả không chính xác khi bề rộng móng lớn hơn 3 lần bề rộng bàn nén =0.3m Mà thực tế móng bè có kích thước >> 0.9m. Vậy nên CT trên không dùng được.>
Arthumters
puma12 43
cho tôi hỏi them cái này tí. như tôi tính nền nhà công nghiệp thì có tính được theo móng băng không ví lúc này không có lực dọc hay moment truyền xuống nữa mà chỉ có hoạt tải sử dụng và tĩnh tải bản thân? mong các bác chỉ giáo dùm nha cảm ơn các bác nhiều.
puma12 43
tontai
các anh chỉ giúp tôi cách khai bao mô hình winkler trong etab voi.em mới dùng nên không biết
tontai
hoibmtose005 Mua cuốn SAP của tác giả gì đó tên Vinh (ko nhớ rõ, thông cảm nha). Đọc qua là biết cách làm ngay. Chúc may mắn!
hoibmtose005
sukem13579 Bổ sung: Tác giả Bùi Đức Vinh! Các bác nhớ mua đúng sách mà đọc!
sukem13579
dolkihote To nguyenthehungsan: xem bảng tính của bạn tôi tham gia như sau Trong công thức tính có tham sô dung trọng đất. Bạn phải phân biệt số nào là dung trọng đất dưới nền móng và số còn lại là dung trọng TB đất trên đáy móng Hệ sô C = 40 tương ứng 1 in = 2.54 cm xuất phát từ 100/2.54 = 40 nếu chấp nhận, theo kinh nghiệm tôi thấy K sẽ lớn ( bạn xem lại Bài báo từ tạp chí cầu đường của bạn họ đề nghị chọn C = 24 . Tuy nhiên lại không đề cập đến vì sao lại C = 24) Nếu dùng công thức của Vogt K =1.63*E/căn bậc 3(B^2*L) thì K theo Vogt và K theo C = 24 hay K theo K = 100* Rtc (đơn vị Rtc T/m3) là phù hợp nhau. Ở đây tôi chỉ thắc mắc giống bạn K = p/s P đủ nhỏ để s là s đàn hồi mà tác giả BOWLES lại lập công thức xuất phất từ một s được chỉ định trước. Vậy cơ sở lý thuyết hiểu thế nào?
dolkihote
ao anh xa
em cũng đang tính bè cọc và sử dụng SAFE, anh Ninh7XD cho tôi hỏi là trong quá trình tính lặp tôi đem so sánh độ lún hay là so sánh hệ số nền (hoặc độ cứng của point spring) để đưa ra kết luận là đã giả thiết đúng hay chưa ah?
ao anh xa
trannguyen1602 Subgrade modulus trong Safe ??? Để hiểu & nhập chính xác thông số này thì bạn nên đọc kỹ mục (5-8) & (9-6) trong tài liệu Foundation Analysis and Design, nếu bạn ko có thì tôi gửi cho file đính kèm nhé, good luck
trannguyen1602
Amen1402
Có người cũng thắc mắc cùng vấn đề, xem bài cuối của raveeleo > http://www.sefindia.org/forum/viewtopic.php?t=5428 Thêm: http://www.csiamerica.com/safe/modeling http://www.eng-tips.com/viewthread.cfm?qid=332637
Amen1402

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       tính xuyên thủng móng băng    (có 7 câu trả lời)
       Cách tính toán móng dưới hai hàng cột?    (có 13 câu trả lời)
       Móng hợp khối.    (có 23 câu trả lời)
       Sử lý móng cho nhà cấp 4    (có 6 câu trả lời)
       Góc ma sát trong của cát?    (có 12 câu trả lời)
       Cách tính toán hệ số nền?    (có 21 câu trả lời)
       Chân cột ngàm hay là khớp?    (có 95 câu trả lời)
       Bố trí thép trong móng băng?    (có 101 câu trả lời)
       Hệ số nền của móng?    (có 108 câu trả lời)
       Móng chân vịt?    (có 49 câu trả lời)
       Cách tính toán nội lực dầm móng băng    (có 19 câu trả lời)
       thí nghiệm bàn nén phẳng???    (có 5 câu trả lời)
       Móng nhà trên nền cát    (có 11 câu trả lời)
       Ứng suất gây lún của móng bè, nhà có tầng hầm    (có 52 câu trả lời)
       Chiều sâu chôn móng và công thức tính SCT của đất rời?    (có 30 câu trả lời)
       Cọc nằm ngoài đài.    (có 37 câu trả lời)
       Cách tính toán toán chống lật cho tường    (có 14 câu trả lời)
       File excel tính toán móng bè!    (có 11 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cho ống khói?    (có 93 câu trả lời)
       Xác định kích thước móng nông theo sức chịu tải của đất nền    (có 90 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng băng?    (có 95 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng đơn?    (có 98 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng bè?    (có 102 câu trả lời)
       Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?    (có 42 câu trả lời)
       Bản vẽ móng băng nhà phố?    (có 67 câu trả lời)
       Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s    (có 24 câu trả lời)
       Thi công khoan cấy thép.    (có 15 câu trả lời)
       Bố trí thép cho móng?    (có 15 câu trả lời)
       Nội suy trên đường cong e - p?    (có 18 câu trả lời)
       ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát    (có 15 câu trả lời)
       tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch    (có 13 câu trả lời)
       Bố trí thép móng băng    (có 33 câu trả lời)
       Móng đá hộc?    (có 14 câu trả lời)
       Thí nghiệm sức chịu tải của nền?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp giảm lún cho móng nông ?    (có 68 câu trả lời)
       Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn?    (có 52 câu trả lời)
       Cách tính toán móng bè cho cột điện?    (có 27 câu trả lời)
       Móng gạch cho nhà dân?    (có 52 câu trả lời)
       Móng băng hay móng bè?    (có 46 câu trả lời)
       Xác định kích thước móng nông theo sức chịu tải của đất nền    (có 90 câu trả lời)
       Móng máy dây chuyền sản xuất?    (có 8 câu trả lời)
       Giá trị của góc ma sát trong của đất ?    (có 8 câu trả lời)
       Áp lực tiêu chuẩn nền đất?    (có 8 câu trả lời)
       Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?    (có 8 câu trả lời)
       Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng    (có 8 câu trả lời)
       Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc    (có 8 câu trả lời)
       Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm    (có 11 câu trả lời)
       Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?    (có 33 câu trả lời)
       tinh lun co y nghia gi?    (có 14 câu trả lời)
       thắc mắc hệ số nền    (có 15 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top