Ứng suất gây lún của móng bè, nhà có tầng hầm - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Ứng suất gây lún của móng bè, nhà có tầng hầm
- Chả là có có vấn đề như thế này, khi tính toán ứng suất gây lún công thức là Po= N/Fm- gama*df. trong đó : gama là trọng lượng riêng của đất. df là chiều sâu chôn móng. còn N là trọng lượng tính toán tại chân cột+ trọng lượng đất phía trên móng+ trọng lượng của móng. Vì vậy phát sinh 1 vấn đề là trong nhà có tầng hầm thì khi chôn móng xuông 1 độ sâu nhât định thì ứng suất gây lún lại nhỏ hơn 0(Po<0) như vậy thì vô lí phải không ạ. vì nhà có tầng hầm thì không còn đất trên mặt móng nữa do đó ứng suất gây lún rất nhỏ. không biết tính như vậy có đúng không?
Có 52 câu trả lời!!
|
|
|
Sao lại vô lý hả bạn. Nếu nội lực chân cột nhỏ thì cũng có khả năng mà. Giống như hiện tượng đẩy trồi bể nước ko chứa nước vậy đó
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
vấn đề ở đây, thí dụ không có nước ở dưới đáy móng thì đẩy trồi thế nào được, chẳng lẽ móng chịu tải trọng không lún lại bị đẩy lên.
|
hoangthienthu |
|
|
KHÔNG CÓ NƯỚC THÌ LẤY RA ĐÂU GAMA ĐẨY NỔI.
CÓ NƯỚC:Po= N/Fm- gama*df
KHÔNG CÓ NƯỚC:Po= N/Fm- gamadat*h
|
chongthambamien.vn |
|
|
Xem lại cái màu đỏ là cái gì. Thứ nguyên hai vế xem xét lại.
|
rtgreter vret ẻ |
|
|
thế theo bạn có đúng là nếu không có nước và Hm lớn đến 1 mức nào đó thì có phải là ứng suất gây lún <0 đúng không? Như thế chẳng phải là móng lại nổi lên còn gì?
|
Stevennefs |
|
|
Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003 |
Luckyman
|
|
|
thứ nguyên là chính xác. công thức này có trong tất cả các giáo trình nền, móng. Thứ nguyên là khối lượng/ diện tích
|
thanhvu |
|
|
Màu xanh: xem lại nếu Po= N/Fm- gama*df
Thì: vế phải = trọng lượng/diện tích - trọng lượng riêng * diện tích = trọng lượng/diện tích - trọng lượng/đơn vị dài
Màu đỏ: đơn vị lực
|
sukem13579 |
|
|
df là chiều cao cột đất.
|
kukuca |
|
|
@ viet: trật lất, ứng suất là thứ nguyên lực/ diện tích, gamma*dientich có thứ nguyên lực/ chiều dài
|
michaelyork |
|
|
Tôi nghe nói cũng có trường hợp đáy bể nước bị bục trong điều kiện không có nước ngầm rồi đó nhé.
|
RaymondEr |
|
|
vâng, tôi bị nhầm 1 chút. tôi đã sửa lại rồi. df là chiều sâu chôn móng. Vậy các bác giải đáp thắc mắc được không ạ. vì nếu nhà không có tầng hầm thì tính như thế là đúng. còn nhà có tầng hầm thì không biết dùng công thức này có đúng không. còn 1 điều nữa tôi tham khảo 1 số sách nền móng, nếu bể rộng móng lớn hơn 10 m thì ứng suất gây lún không trừ đi gama*Df. như vậy tính ra ứng suất gây lún rất lớn. ví dụ như với móng bè.
|
controlledpills |
|
|
Không phải nghe nói, cái này lý thuyết đã đề cập rồi, bạn tìm đọc các tài liệu về thi công ngầm, đặc biệt là trong quá trình thi công các mái vỏ hầm ngầm (hầm giao thông, hầm mỏ...) thì đều phải tính toán cái đẩy nổi mà không có nước lẫn có nước.
|
hoahuongduong |
|
|
Đậm: đúng thế, vì khi đó thì có thể coi, tạm coi mặt bằng thi công rộng rãi (tôii hơn 10 cơ mà) là một mặt bằng mới nguyên thuỷ không đẩy trồi triếc gì.
|
thuymo |
|
|
hi. vâng tôi cảm ơn bác. Thì cũng tại vì tôi chưa có thực tế, nên mới chỉ "nghe nói" thôi ạ.
|
Vincentpype |
|
|
Bác có tài liệu nào nói về cái này ko? tôi đang rất quan tâm vấn đề này bác ạ. Hôm trước công ty tôi có cãi nhau với đơn vị thẩm tra về vấn đề này bác ạ!
|
thanhthanh |
|
|
Tư tưởng rất tốt. nên tìm đọc nếu thấy cần thiết. Còn không thì phải biết chỗ để khi cần còn lục. Không nên phán bừa như hôm nọ có cậu gì lập topic dùng Sap thiết kế mặt đường cứng.
|
thanhtruc |
|
|
Nếu vậy thì khi tính móng bè có khi còn lún nhiều hơn móng băng, Như vậy có phải là vô lý không ạ. vì bề rộng móng băng thường thì nhỏ hơn 10m.
|
con voi con |
|
|
Ôi, bạn thông cảm, tôi không có đâu, ngày trước tôi có được học thầy Chính ở IBST chuyên về công trình ngầm nên biết thôi. Có thể hỏi bác NGOC_IBST.
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Không phải: tính nguyên thuỷ của vấn đề là lực chia diện tích.
|
test1212 |
|
|
HIX. Tiếc nhỉ. kiếm đâu ra bây giờ. allo allo. bác NGỌC IBST ƠI. bác đâu rồi. vào giải thích dùm con vụ này với. allo alo
|
chongthambamien.vn |
|
|
Cái này thì tôi sợ bạn đã nhầm. Hình như cái điều này chỉ áp dụng cho bài toán cường độ mà không áp dụng cho bài toán lún.
Tôi đang viết trả lời cho vấn đề này. Hơi bị dài.
|
dolkihote |
|
|
Như vậy là vẫn trừ đi ứng suất bản thân khi tính lún phải không bác. còn nếu tính cường độ thì ko đc trừ đi vì cái này liên quan đến nở hông nở eo gì đó phải không bác??
|
duancuacuon |
|
|
Cường độ thì liên quan gì đến cái nở hông, mà nở hông thì dính dáng gì đến eo.
|
ngoduong89 |
|
|
Chà. bạn ni hình như cũng ở miền trung nhà tôi đây phải. Xin bác Ngọc cho ý kiến trả lời, hồi hộp quá.!
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Đúng là như vậy thì thậm ư vô lý. Vậy thì:
1. Tại sao nó lại xẩy ra cái chuyện vô lý đó ? và
2. Có lý nó là cái gì ?
--------------
1. Các cách hiểu nào là "áp lực bản thân", "áp lực đẩy nổi" và "ứng suất gây lún" dùng để tính toán lún đã giúp cho dễ hiểu các khái niệm phức tạp của cơ học đất. Nó đã có tác dụng tốt khi tính toán lún các công trình đơn giản nhưng chính các khái niệm này lại đã gây khó hiểu và dẫn đến nhiều sự vô lý khi tính cho các trường hợp không thông thường. Cái chuyện tính lún có tầng hầm sâu đáng kể chính là một trường hợp "vô lý" khi áp dụng các cách hiểu này. Vì vậy, để hiểu và có thể tính lún thì xin hãy tạm quên đi các "áp lực bản thân", "áp lực đẩy nổi" và "ứng suất gây lún".
2. Cái việc tính lún thì phải dựa vào quan hệ ứng suất biến dạng của đất được tiến hành thí nghiệm qua cái biểu đồ e-log p như trên hình vẽ dưới đây.
>
Đặc trưng biến dạng của nền chia làm hai giai đoạn biểu thị bằng các chỉ số Cr và Cc ngăn bởi áp lực tiền cố kết Pc. Cứ cho rằng nền đất khi chưa đào hố móng thì nó rất ngoan không ngọ nguậy. Lúc này cứ cho rằng nó là cố kết thường (NC) với ứng suất hữu hiệu bằng đúng với giá trị Pc và chính là điểm C.
Khi đào đất thì giảm tải dẫn đến ứng suất hữu hiệu của đất dưới đấy hố móng cũng sẽ giảm về điểm A và đất sẽ trồi lên.
Khi xây công trình đến cao độ nào đó mà áp lực lên móng nhỏ hơn cái áp lực của khối đất đã bóc đi thì móng sẽ lún từ điểm A đến điểm B1 theo quy luật tính với chỉ số Cr. Cái vị trí của điểm B1 chính là cái mà bạn đã nghĩ là "âm" đó. Nếu nghĩ theo kiểu ứng suất gây lún thì sẽ có ứng suất gây lún âm nhưng thực tế thì nó lại là dương theo quy luật Cr. Tuy nhiên, thường người ta xây công trình nặng hơn cái khối lượng đất đã đào bóc đi nên cái độ lún này sẽ xảy ra khi thi công nên thường không xét đến để kiểm tra điều kiện lún.
Nếu trọng lượng công trình bằng hoặc xấp xỉ với trọng lượng đất đã đào đi thì nền đất sẽ chỉ lún theo Cr mà không lún theo Cc. Độ lún theo Cr là nhỏ do Cr nhỏ hơn Cc nhiều lần. Cái công trình kiểu này được người ta gọi là đã áp dụng móng nổi.
Khi trọng lượng công trình lớn hơn khối đất đã đào bóc (>Pc) thì công trình tiếp tục lún theo Cc sau khi đã lún xong theo Cr (điểm B2). Cái tải trọng chênh lệch giữa điểm B2 và điểm C chính là cái mà người ta đã gọi là ứng suấ gây lún (dương) đấy.
Như vậy, khi có đào tầng hầm thì độ lún của công trình sẽ nhỏ hơn khi đặt móng ngay trên mặt đất. Cái hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng móng nổi và đã được áp dụng cho một số công trình.
|
53caugiay |
|
|
Chà. đúng là " lơ mơ như cơ học đất", đọc nỏ hiểu mô tê chi cả bác ạ.hix.Răng mà cái cơ học đất hấn lằng nhằng rứa biết.
|
cameralenguyen |
|
|
Tất nhiên rồi.
Cái biểu đồ mà tôi vẽ ở trên nó là nguyên lý và biểu thị cho đất tại một độ sâu nào đó. Chỉ có giá trị cụ thể của nó thì sẽ khác nhau theo độ sâu còn hình của nó và các điểm ABC thì vẫn tựa tựa như thế.
Không ai người ta thí nghiệm đường nở bắt đầu từ Pc cả.
|
phuonganh12 |
|
|
Người ta không tiến hành thí nghiệm giảm tải tại cấp tải Pc cả.
Nếu có làm thì vẫn sẽ rút ra được cái đường xấp xỉ với cái đường Cr mà thôi.
|
Robertplus |
|
|
1. Trong thực hành thì người ta chỉ cần giảm tải ở cấp cuối cùng là đủ rồi bởi người ta thấy các đường giảm tải này có cát tuyến gần như song song với nhau ở các cấp và cũng song song với đường Cr. Sai một tý chẳng chết bố con thằng nào cả.
2. Khà khà, khoái quá. Cái eo hay bị nhiều người hiểu nhầm là cái hệ số rỗng ban đầu tương ứng với cái cấp tải trọng bắt đầu tính tuyeensVaf cũng lại có người hiểu nhầm cái eo này là cái eo được thí nghiệm và được nêu trong báo cáo KSDC. Đây là nhầm lẫn rất đáng yêu. Cái nhầm lẫn này là do mấy thằng cha Cơ học đất dùng ký hiệu lung tung, trùng lặp. Có lẽ để tránh nhầm lẫn thì nên ký hiệu nó là e(tn)_ tự nhiên.
Bạn để ý mà xem, cái eo trong các công thức tính lún bao giờ cũng được cộng với 1. (1+eo) và là mẫu số của cái anh tử số H (bề dày lớp đất. Trong Cơ học đất, cái thể tích của thành phần chất rắn luôn là 1. Vì vậy, thể tích của một phân tố đất bao gồm hầm bà làng lại là 1 + eo. Vì vậy, cái 1 + eo ở đây là thể tích của đất được biểu thị như là chiều cao của mẫu đất ban đầu khi tiến hành thí nghiệm có cùng trạng thái như ngoài hiện trường tương ứng với bề dày lớp đất. Khi lấy bề dày lớp đất theo đúng như hiện trường ban đầu thì cái anh eo sẽ luôn là chính là cái độ rỗng của đất ở trạng thái tự nhiên. Nếu đất là NC và ứng suất hữu hiệu của nó bằng đúng với điểm Pc thì eo sẽ luôn lấy tại điểm gióng ra từ Pc cho tất cả các trường hợp tính lún kể cả tính lún cố kết thứ cấp.
|
Happyspringla2007 |
|
|
Cái này thì tốt nhất là bạn cứ bịa ra rồi phọt lên đây anh tôi sẽ chỉnh sửa thì tốt hơn.
Nguyên tắc để có cái bài này là bạn cứ lấy cái thí dụ NC rồi để cho thằng nào đó nó xúc trộm đi vài mét đất là sẽ có OC. Dễ thôi.
|
profillink10 |
|
|
Thích dễ hiểu hả. Thì đây, tôi giải thích cái vấn đề này theo kiểu xe ôm.
Khi xây nhà lên trên bề mặt nền đất với áp lực là P thì cái lũ Cơ học đất Nền móng nó bảo rằng sẽ có cái anh lún cố kết là S.
Nếu tự nhiên có thằng điên nó đào đất tầng hầm xong rồi nó lại lấp ngay đất lại thì cái đáy hố đào nó sẽ phồng lên khi đào và ẹp xuống khi lấp lại một chút thôi vì đất vẫn có một chút đàn hồi. Áp lực của cái anh đất đào này gọi là P1
Nếu như, khi cái thằng điên định lấp đất lại thì có người ngăn nó và tiến hành xây cái nhà nêu ở trên xuống cái đáy hố móng mà thằng điên vừa đào thì nhà sẽ bị lún như sau:
1. Nếu cái tải của nhà P nhỏ hơn hoặc bằng áp lực đất đào P1 thì lún sẽ rất nhỏ theo cái anh giống đàn hồi.
2. Khi P>P1 thì ngoài cái lún giống đàn hồi rất nhỏ tương ứng với áp lực ban đầu bằng P1 thì nhà sẽ lún cố kết nhưng chỉ lún tương ứng với tải trọng bằng P - P1 mà thôi. Vì vậy cái độ lún này sẽ nhỏ hơn cái độ lún S đã nêu ở trên. Và đây chính là hiệu ứng móng nổi.
Nếu giải thích thế này mà vẫn chưa hiểu thì bảo tôi, tôi sẽ giải thích lại cho dễ hiểu hơn.
|
Donaldsor |
|
|
Đọc xong cái này thì tôi nghĩ bạn nên kiếm cái báo cáo khảo sát địa chất nào đó có thí nghiệm nén cố kết mà đọc để xem người ta đã làm như thế nào trước đã.
Các giá trị hệ số rỗng e được xác định tương ứng với giá trị cấp tải nào ????
|
GeraldKr |
|
|
Cho tôi hỏi là nếu tải trọng nhà P mà nhỏ hơn tải trọng đất đào đi P. Trường hợp đất dưới đáy móng rất yếu, như đất bùn chẳng hạn, Thì tôi nghĩ là độ lún chắc cũng phải đáng kể chứ không thể nhỏ đúng không ạ. và bác cho tôi xin công thức tính lún trong trường hợp P<=P1. Tôi xin cảm ơn lắm lắm.
|
MattieHek |
|
|
Ông tính cái lún đó, thay cái Cc bằng cái Cs (hoặc Cr) là thấy nó nhỏ ngay ấy mà.
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Em làm cái này mà có người sợ đấy, không dám Bác có quen người này, hôm nào vào SG tôi gọi ra luôn để làm ít bia bác nhỉ
|
BarbaraEr |
|
|
Các bác định làm nhà cho đồng bào ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long a?
Nó giống như cái thuyền ấy.Tính ổn định ngang và ổn định dọc.Làm thêm cái dây neo cho chắc chắn
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
đây là chủ đề thảo luận nghiêm túc. đề nghị bác không phát biểu bông đùa làm loãng chủ đề.
|
Arthumters |
|
|
Công thức tính lún trong trường hợp này thì cũng tương tự như khi tính theo hệ số Cc thôi. Bạn thay cái hệ số Cc bằng cái hệ số Cr để mà tính bình thường.
Cái anh Cr thì nó nhỏ hơn rất nhiều so với anh Cc, vì vậy cái độ lún tính theo Cr cũng nhỏ. Cái được coi là nhỏ ở đây là khi so với lún khi tính theo Cc chứ chắc là nó vẫn rất lớn so với giá trị độ lún là 0,00005 mm.
Sau khi tính xong thì cần kiểm tra với độ lún dư cho phép.
|
profilmuoisau16 |
|
|
cũng có mấy lần cãi nhau với thẩm tra về vấn đề này. bây giờ tôi mới hiểu rõ được. mọi người ai có tài liệu về vấn đề này không ạ? gửi lên cho anh tôi tham khảo.
|
BarbaraEr |
|
|
Các bác đọc thế nào mà bảo tôi nói đùa.Với những điều kiện các bác đưa ra thì có khác gì các công trình nổi.Làm gì đặt móng được mà thảo luận.Nếu không làm theo kiểu công tình nổi thì phải làm khối chân đế để đỡ công trình.Còn móng thì phải đặt vào lớp đất có tính chất xây dựng tốt.
|
Robertbura |
|
|
Cái này thì chắc là bạn còn cần phải đọc thêm nhiều nữa.
|
profiltam |
|
|
Bên cty tôi cũng đang cãi nhau chuyện tính lún này. Có vài điều tôi thắc mắc mong các bác giải đáp:
1. Mẫu đất ở độ sâu h ở trạng thái A, được lấy lên khỏi mặt đất sẽ ở trạng thái B (trạng thái dỡ tải ?), sau đó đem đi thí nghiệm, vậy thông số p trong số liệu e-p khi thí nghiệm ứng với trạng thái nào? B hay A ?
2. Khi đào hố móng đến độ sâu h, đất ở đáy móng cũng sẽ ở trạng thái B. Đặt công trình có tải trọng tương ứng với cột đất đã đào lên đáy móng = P. Như vậy khi tính Pgl :
Nếu e-p ứng với trạng thái A thì Pgl = P - yh nghe có vẻ hợp lý.
Nhưng nếu e-p ứng với trạng thái B thì Pgl = P (không cần trừ yh) ?
|
ClintomEa |
|
|
Mẫu đất ở trạng thái A thì đang nằm trên đường Ko, lấy nó ra khỏi mặt đất thì ứng suất hông => 0 nên nó di chuyển xuống đường q=0 trong trục (p,q). Xuống tại điểm nào thì phụ thuộc vào đất, đây là điểm ở trạng thái B.
Mang đi nén thí nghiệm nén 1 chiều thì nó sẽ quay về đường Ko rồi di chuyển trên đường này. Có quay về đường Ko ban đầu không thì lại tùy vào cách làm thí nghiệm. Nếu nén trong 3 trục thì nó di chuyển trên đường q=0.
Khi đào hố móng thì đất ở đáy móng vẫn bị nén ngang, đất di chuyển từ điểm A dọc theo đường Ko chứ không bị hạ xuống điểm B.
|
StevenKl |
|
|
Xin có vài ý kiến góp ý:
- Khi ứng suất phân bố mà nhỏ hơn ứng suất đã có thì sẽ vẫn bị lún nhưng cái này khi nghiệm thu sẽ không còn thấy nữa do khi thi công nó đã lún hết, khi ta đào bỏ đất hầm thì đất nề sẽ bị xốp ra ( chỉ một ít phần phía trên thôi nha) rồi sau đó khi thi công nó sẽ bị nén lại ( cố kết lại), trong quá trình thi công ta đã vô tình tăng tải giần làm nền lún trở lại như cũ như vậy khi hoàn thiện nền sẽ không bị lún nữa.
- Khi ứng suất phân bố nhỏ hơn ứng suất bản thân ban đầu nếu có nước ngầm thì sẽ xáy ra hiện tượng đẩy trồi là lẽ đương nhiên, nhưng khi không có nước ngầm cũng bị đầy trồi, một phần do áp lực đất xung quanh gây nên ( theo lý thuyết nở hông). một phần chúng ta thấy nó bục nền lại nghĩ bị đẩy trồi, bản chất của nó không phải là đẩy trồi mà là do ứng suất nền tác dụng lên nhưng độ cứng của nền không cao nên nền bị cong ngược lại ( Khi nền bị ứng suất của đất nền phản lên với tải phân bố thì chúng ta thấy nền làm việc như một cái sàn mái ngược, và do phản lực nền gây ra mo men sàn nền. ( trong tính toán thép nền dưới cùng ta sẽ xử dụng phản lực này để tính).
|
Donaldsor |
|
|
Mất gần 1 tiếng để vẽ mấy cái này.
Hi vọng là giúp ích cho nhiều bạn.
>
|
Renatosymn |
|
|
|
hoangphunhan |
|
|
|
hyutars |
|
|
mong be thi ban nen chu y toi lun lech moi gay nguy hiem cho cog trinh, chu lun deu mong be thi ko van de gi, nam trog gioi han cho phep la duoc roi ban!!
|
thanhtruc |
|
|
Trả lời xong cuối cùng chả liên quan gì tôii câu hỏi trên, làm người hỏi rối mù con mắt
|
nguoixau |
|