Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
Chiều sâu chôn móng và công thức tính SCT của đất rời? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Chiều sâu chôn móng và công thức tính SCT của đất rời?

     Em đang thiết kế cái nhà con con...Qui mô không lớn lắm, nhưng đang vướng mấy điểm, nhờ các anh các chủ chỉ bảo... - Trong hồ sơ địa chất có cho biết Lớp 1, đất lấp dày >2.5m; Lớp 2: đất cát chặt vừa... Chiều dày >5m Thiết kế dự định phương án móng nông, đặt móng vào lớp cát chặt vừa khoảng 0.5m, tuy nhiên quá trình tính toán có 1 số vướng mắc sau: 1) Xem trong hồ sơ địa chất: thông số về lớp cát rất ít, chỉ cho biết khối lượng riêng, góc nghỉ khi khô, khi ướt, thành phần hạt, SPT trung bình N = 14. Cường độ tính toán qui ước = 1.4kg/cm2 (Tính theo công thức R = 0.1.a.N). Với N là số SPT trung bình Em thắc mắc công thức tính R theo khảo sát được lấy theo tài liệu nào, vì trước giờ chỉ tính theo công thức theo 45-78 thì không có CT này. Hỏi 1 số người thì họ nói với đất rời thì phải tính theo công thức này. Không biết có đúng không, nhờ các anh cho e ý kiến. 2) Nếu tính theo công thức trong 45-78, chiều sâu chôn móng phải tính từ mặt tự nhiên đến đáy móng, hay chỉ tính từ mặt trên của lớp cát chặt cho đến đáy móng thôi (bỏ qua tác dụng của lớp đât đăp) Nếu tính từ cốt thiên nhiên thì R tương đối lớn, còn tính từ mặt trên lớp đất đăp thì R sẽ rất nhỏ. Mong các anh cho ý kiến.
Có 30 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Top 100 mẫu mặt tiền nhà phố 5m được bình chọn nhiều nhất
plantandzombi
Công trình của bạn ở khu vực Đà nẵng à ????
plantandzombi
Amen1402
1.Tính cường độ tiêu chuẩn đất nền Rtc thì cứ theo công thức 45-78 mà phang chứ bạn còn đắn đo cái gì. 2. Chiều sâu chôn móng thì rõ là phải tính từ cốt tự nhiên xuống đáy móng rồi bạn còn trăn trở gì.
Amen1402
kiwisoda Ơ sao thầy bik hay vậy ah, hihi, lần trước có dịp gặp thầy mà con ít đc nc nhìu, chỉ có mỗi A trình với A việt là đc tâm sự nhiều, hihi.. Mà mong thầy giúp con xíu đc k ah...
kiwisoda
anhtuannguyen0904 Hình như cái này bạn đã viết thư hỏi Viện IBST thì phải.
anhtuannguyen0904
MichaelKet Có SPT là có sct rồi đó. Có điều nên làm theo TC đi. Ai khác đưa công thức thì tôi bảo là nó k có trong tc nên tôi k dùng được.
MichaelKet
phuonganh12 Tại Hải Phòng có công ty xây nhà trọn gói Hải Phòng giá rẻ, xây cẩn thận không nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà rồi. Đau đầu quá.
Luckyman
phuonganh12
Dạ chắc Thầy k nhớ con..Hix
phuonganh12
Williamon Nhớ chứ. Cái thằng to con, trắng trẻo đẹp trai nhất bàn ngồi phía bên trái tôi ở giữa thì có thằng Trình và thằng Việt. Ở đây, bạn nên xác định rõ thế nào là cốt thiên nhiên. Thường thì cốt thiên nhiên là cái cốt mà người ta nhìn thấy nó trước khi người ta nghịch ngợm vào nó. ở đây có điều chưa rõ là cái lớp đất đắp dầy bao nhiêu, nó có phải là cái lớp mà bạn gọi là đất lấp hay không ??? Bạn nên vẽ rõ ràng các lớp đất ra rồi đưa lên đây thì tôi sẽ bày cho. - Các lớp đất trước khi đào hoặc đắp - Bề dày đất đắp
Williamon
KennethOt
Tại thời điểm khảo sát phần lớn diện tích mặt bằng đã được san lấp; Cao độ san nền sấp sỉ với cao độ mặt đường. Đất lấp phân bố trên toàn bộ khu vực khảo sát và được san lấp theo hai giai đoạn chính. Giai đoạn 1: Đất lấp có thành phần chủ yếu là cát lẫn sạn, gạch vỡ vụn đôi chỗ là sét pha màu xám vàng nhìn chung thành phần khá đồng nhất. Bề dày mỏng từ 0.5 đến 1.0m diện phân bố cục bộ. Giai đoạn 2: Đất lấp với thành phần hỗn hợp chủ yếu là phế thải xây dựng gồm: gạch vỡ, gạch tảng, vữa xây dựng, nilon, nhựa ... phân bố trên diện tích rộng, bề dày lớn. Tại vị trí công trình mà cháu thiết kế, đất lấp dày khoảng 2.9m, Chủ trì yêu cầu đặt móng vào lớp cát ở phía dưới đất lấp 1 đoạn 50 phân. Cháu rất phân vân về lấy cái Hm là 0.5 hay là (0.5+2.9=3.4) Hai nữa là Thầy có thể cho cháu biết là liêu công thức tính sức chịu tải theo SPT nó nằm trong Tiêu chuẩn hay Tài liệu nào k? Vì công thức này hoàn toàn không xét đến ảnh hưởng của chiều sâu móng và kích thước móng... Và nếu tính theo công thức mà tôi hay dùng R = m(A.b+B.h).gama +D.c thì có đá nhau không (Vì chú chủ trì bảo đất cát không đc tình theo công thức này) Cháu cũng xin gửi lên hình trụ mặt cắt địa chất Và cuối cùng, cúm ơn Thầy vẫn còn nhớ đến con, mặc dù con bik tôi rất xấu trai và đen thui nữa, hì hì, chúc thầy sức khỏe.
KennethOt
thanhthanh
Trả lời: 1. Điều đầu tiên chia buồn với bạn là kiến thức Cơ học đất Nền móng của bạn có vấn đề. Cái này thì tôi biết lỗi nhiều là ở bạn nhưng không phải lỗi tất cả là thuộc về bạn mà có phần bởi việc đào tạo. Nếu tiếp tục làm nền móng thì bạn nên khẩn trương trung đại tu cái kiến thức này. Bạn nên kiếm quyển Cơ học đất của Whitlow tiếng Việt mà đọc. Tìm trên kết cấu. com mà dow về. 2. Bài toán của bạn thuộc về loại kiểm tra điều kiện cường độ nền đất cho móng nông. Với bài toán này thì không được lấy cái Rtc được tính theo cái công thức Rtc = m(A.b+B.h).gama +D.c để kiểm tra. Cái Rtc này là dùng để kiểm tra điều kiện bề rộng phát triển vùng dẻo dưới đáy móng là B/4 nhằm cho phép tính lún theo a(1-2). Đây là theo cái anh Liên xô từ tít tận Thiên niên kỷ trước. Với nền cát, để kiểm tra cường độ thì người ta phải dùng cái qu tính theo công thức nằm trong các trang 260,261 và 262 của tập 2 của cuốn Cơ học đất Whithlow. 3. Với cát thì cần có tham số phi để tính toán ( c=0). ở đây, bạn chỉ có kết quả N của SPT. Do đó cần phải xác định cái phi của cát thông qua quan hệ với NSPT. Bạn có thể xác định phi theo NSPT qua công thức thực nghiệm của Peck, Hanson số 3.15 tại trang 118 của cuốn "Thí nghiệm đất hiện trường và ứng dụng trong công tác nền móng" của Nguyễn Thái và Vũ Công Ngữ. phi = 54 - 27,6034. e ^(-0,014.N) Thế là xong.
thanhthanh
delta deus
Xin cho phép cháu nói điều này, rất nhiều KS hiện nay đang co vấn đề giống cháu, vì từ trước đến h, đều đi theo con đường tính Rtc = m(A.b+B.h).gama +D.c , rồi căn cứ theo tải trọng mà chọn kích thước móng theo kiều F>=N/(Rtc+gamatb.hm), vì nghĩ như vậy là đảm bảo được điều kiện chịu tải cho đất nền. Đó là cách làm đã được biết ngay khi còn ngồi trên giảng đường, rồi làm đồ án nền móng, tốt nghiệp... Cám ơn Thầy, cháu sẽ đọc lại sách...
delta deus
taolaai Cái chuyện này thì tôi biết rồi vì tôi có đọc sách của trường bạn học. Thế mới chết. Với cái công thức Rtc = m(A.b+B.h).gama +D.c này thì cái độ sâu chôn móng lại phải tính từ cốt thiên nhiên cơ bởi lúc đó là để người ta kiểm tra điều kiện tính lún. Ngay trong sách của các bạn còn có một cái R khác nữa (Hình như là RII) thì sẽ dùng nó vào việc gì. Chắc ít thầy giải thích điều này cho các bạn. Cố lên. Chúc thành công.
taolaai
RobbertooWig
Mà cũng hay thật Thầy ah, hiểu sai hết vậy mà từ trước h công trình vẫn xây dựng ầm ầm, thật là ....khó đỡ...
RobbertooWig
Rolandpr Thỉnh thoảng vẫn xảy ra sự cố do hiểu sai cái cách tính này đấy. Lúc đó thì mới thấm đòn. Không phải lúc nào sai cũng xảy ra sự cố bởi cũng có cái sai thiên về an toàn. Lúc đó thì lại là lãng phí.
Rolandpr
Roberter Mong Chú giải thích cụ thể cái tô đỏ với ạ.Đa số học áp dụng công thức chứ chẳng mấy ai được thầy giải thích cho.>>>
Roberter
Enriquecem Cái công thứ tính R thứ 2 đó mới chính là để kiểm tra cường độ nền đất dưới đáy móng nông chứ không phải là Rtc.
Enriquecem
quyetthang122 Thưa thầy , vậy trong các phưong pháp tìm phi theo Peck, Hanson, theo Schmertmann và theo Tezaghi Peck thì khi nào nên áp dụng công thức nào ạ ? hay tôi cứ tính theo cả 3 rồi lựa chọn cái an toàn nhất ạ ?
quyetthang122
hoang tuan Khi có nhiều cách xác định khác nhau thì có nghĩa là mỗi cách có vùng áp dụng hợp lý khác nhau. Việc chọn cách nào cho một trường hợp cụ thể thì sẽ phụ thuộc vào cái miền áp dùng của từng cái và phụ thuộc vào kinh nghiệm của người chọn. Cái việc lựa chọn cái an toàn nhất thì chắc chắn không phải lúc nào cũng hợp lý.
hoang tuan
opera
Thầy có thể giải thích rõ hơn giúp tôi được không ạ ? Tại tôi thấy trong hai công thức của Peck, Hanson và Schmertmann thì đều có mối liên hệ của phi và chỉ số SPT, và độ sâu của lớp đất. còn cái bảng tra của Tezaghi Peck cái Dr nó nói lên trạng thái của đất thì cái N và xima( v) cũng nằm trong đó, nhưng khi tính toán thì lại có sự chênh lệch đáng kể. Tôi xin cảm ơn !
opera
Stephenon
Nếu xét 3 giai đoạn làm việc của đất nền dưới tác dụng của tải trọng tăng dần: Gđ1: Ppgh1, Độ lún S tăng nhanh dần, quan hệ giữa S và P k còn tuyến tính, đất không những bị nén chặt mà còn xuất hiện tượng trượt lên nhau giữa các hạt đất, tiếp tục tăng p thì sự trượt sẽ phát triển ra nhiều điểm rồi hình thành 1 vùng trượt (Giai đoạn hình thành các vùng trượt cục bộ) Gđ3: Khi p đạt đến giá trị > pgh2, nêm đất dính liền với đáy móng coi như 1 chỉnh thể và cùng đi xuống phía dưới, đất trượt theo mặt trượt và trồi lên trên mặt, nền bị phá hoại và mất khả năng chịu tải. Xét về mặt cường độ thì tải trọng giới hạn thứ I Pgh1 là an toàn, vì khi p đạt đến trị số đó, đất nền vẫn ở trạng thái nén chặt, chưa chỗ nào bị phá hoại. Và theo sách trường cháu viết thì Pgh1 này cũng chính là áp lực tính toán qui ước của nền Rtc, vậy nếu tính theo Rtc này, thì chắc là đất sẽ không bị phá hoại chứ, (Vì cháu cũng hiểu phá hoại của đất là sự phá hoại trượt), vậy thì có cần thiết phải đi tính sức chịu tải qu của nền nữa hay k??? Mong Thầy giải thích thêm để cháu đc tường minh
Stephenon
williamcuong Tại chúng nó có nhà ở quá xa nhau. Bạn có để ý rằng các công thức tương quan đó được thiết lập bằng thực nghiệm ???
williamcuong
profiltam
Vậy trong ba ông đó ông nào có họ hàng bên Việt Nam thưa thầy ? Với lại tôi thấy các công thức cơ đất công thức nào cũng từ ngày xửa ngày xưa ( trừ cơ học đất không bão hòa) vậy mà người ta cũng chẳng cần biết họ hàng anh tôi gì vẫn ăn cắp bản quyền. Nhiều khi đọc rồi loạn cả lên vì mỗi ông có một công thức, tìm không ra điểm đặc trưng của loại nền, chỉ có điều thấy người ta kèm theo lời khuyên " độ tin cậy kém, độ tin cậy trung bình" chẳng có cái nào tốt cả, Vậy là chung quy lại bọn tôi non kém ...công thức nào đủ dữ liệu thì ứng dụng thầy nhỉ ?
profiltam
thietkelogo Việc kiểm tra cường độ là xét đến cái giới hạn mà ở đó nền đất bị phá hoại chứ không phải là xuất hiện vùng biến dạng dẻo. Vì vậy việc lấy cái Rtc (Rượu Thịt Chó) để chọn móng thường sẽ là thiên về an toàn => không tiết kiệm. Tuy nhiên, các cách lấy các tham số khi tính giữa hai công thức này là có khác nhau cho nên dân đến có những trường hợp hiểu sai bản chất làm cho xảy ra sự cố. Với công trình nhà bình thường thì không sao cả. Bạn hoàn toàn có quyền chọn cái sức chịu tải bé hơn nữa để tính cho an toàn khi thiết kế nhưng về mặt kiến thức hiểu biết thì không chấp nhận cái việc gọi cái Rtc là sức chịu tải của nền đất được. Hiểu biết thì cần càng nắm rõ thì càng tốt, trừ khi không thèm hiểu biết.
thietkelogo
thanhthuonghm Ông nào cũng sai hay nói cách khác là các ông ấy lúc đúng lúc không. Việc lúc nào chọn ông nào để yêu mến lức nào không thì cần phải làm nhiều rồi tổng kết lâu dài. Nếu kiên trì thì cuối cùng cũng sẽ biết vào cái lúc mà tôi....gần chết.
thanhthuonghm
profillinkmuoimot11 Móng đặt quá sâu (3m) như vậy liệu có tốt không các bác. Nếu giả sử lớp đất đắp dày 4-5 m thì ta phải xử lý chiều sâu chôn móng trong trường hợp này thế nào. Lớp đất đắp liệu có ổn định để sử dụng làm nền cho móng trong trường hợp lớp này quá dày không các các bác. Tôi xin chân thành cảm ơn.
profillinkmuoimot11
jinchan Về mặt chịu lực và lún thì móng nông đặt càng sâu càng tốt. Nếu tiện và dễ làm thì cứ đặt móng nông ở tầm độ sâu khoảng 10 đến 20 m. 1. Nếu lớp đất đắp hơi quá dày (4-5m) thì người ta sẽ có một giải pháp là bóc hết cái lớp đất đắp đó đi và làm lớp đệm cát đầm thật chặt ở dưới đáy móng để đảm bảo móng đặt lên lớp đất chịu lực tốt và ít biến dạng. 2. Còn khi lớp đắp thật quá dày (10-20m) thì người ta hoặc làm cọc xuyên qua hoặc kiểm soát cái việc đắp đất thật là tốt để cái lớp đất đắp đó đủ chịu lực và ít biến dạng. Cả 2 trường hợp trên với các công trinh khoảng 4, 5 tầng thì vấn đề chính lại không nằm ở cái chỗ móng mà cẩn thận với chính cái tải trọng của đất đắp gây lún toàn bộ diện tích dẫn đến làm công trình lún theo.
jinchan
sukem13579
Em đang dính cái này, may vừa tìm được topic này để tham khảo. CHo tôi hỏi mấy vấn đề ạ. 1. Có nhất thiết phải tính bằng cống thức Whitlow không ạ? 2. Ngày xưa có nghe loáng thoáng là đối với đất rời, C=0, thì chuyển qua dùng E để tính.Hình như là dùng cách cộng phân tố hay cộng lún từng lớp thì phải.Có ai biết công thức dùng E để tính không ạ? 3. Tôi search được trên mạng bài tính móng này: http://idoc.vn/tai-lieu/bai-tap-nen-...cn-272-05.html Ở bài tính này thì dùng Qult để tính móng. Cho tôi hỏi đây là công thức nào, trích ở tài liệu nào, và có đúng trong trường hợp đất rời này không?
sukem13579
terrydoa 1. Không có công thức nào có tên là Whitlow cả. 2. Không thể hiểu được vấn đề bằng cách nghe... loáng thoáng. Bạn đã loáng thoáng hiểu vịt là ...gà vì chúng nó đều đi bằng 2 chân. 3. Bạn lấy ở trên mạng thì cái công thức và tài liệu sẽ là lấy từ ...mạng. Với đất rời lẫn đất dính thì đều ...sai hết cả.
terrydoa
terrydoa
Kiến thức hạn hẹp xin các bác chỉ giáo: Công trình 2 tầng đặt toàn bộ trên nền ao sâu, và lâu đời có chiều sâu lớn: khoảng 4m. Vét hết bùn đi thì lớp đất dưới là nền đất yếu: sét dẻo chảy : goc ma sat la 7 độ, c rất nhỏ, E=500kg/cm2. Nếu dùng phương án đệm cát với chiều sâu chôn móng của khối móng qui ước là 4,5m thì đúng hay sai, vì như vậy đang coi nước là một lớp đất. Còn ngược lại nếu coi nước không phải là lớp đất mà coi cốt tự nhiên là đáy bùn thì lúc đó toàn bộ lớp đệm cát lại là tải trọng tác dụng lên lớp sét yếu, nhẩm sơ sơ thì cũng thấy không đủ khả năng chiu lực rồi. Nếu dùng phương án móng cọc thì quá tốn kém với công trình có 2 tầng. Bác nào hiểu bản chất vấn đề giảng giải kỹ dùm với, thank.
terrydoa
CharlesEn Theo tôi, với công trình 2 tầng nếu bạn chọn phương án kết cấu là móng nông trên nền gia cố đệm cát và nhà là nhà khung BTCT thì tải trọng chân cột tôi đoán là khoảng 1 - 2 chục tấn gì đó. nếu nhà xây tường gạch chịu lực thì tải trọng khoảng 6-7 tấn/md. Đem chia tải trọng đó cho diện chịu tải thì ứng suất do tải trọng công trình gây nên là ....nhỏ. ( đây là theo quan điểm của tôi) Với tải trọng đó và mô tả về lát cắt địa tầng của bạn. Nếu vét hết bùn đi đổ cát vàng xuống và lu lèn kỹ một chút. Đặt móng ở độ sâu khoảng 1m thì chiều dày đệm cát của bạn khoảng 3.5m ( hơi dày). tuy nhiên theo tôi hình dung công trình của bạn là dạng nhỏ. Cố gắng bố trí mặt bằng công trình nằm hoàn toàn trên đệm cát thì Okie. Phương án móng của bạn hợp lý đấy. Vài lời thô thiển Thân
CharlesEn

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Cọc nằm ngoài đài.    (có 37 câu trả lời)
       Cách tính toán toán chống lật cho tường    (có 14 câu trả lời)
       File excel tính toán móng bè!    (có 11 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cho ống khói?    (có 93 câu trả lời)
       Xác định kích thước móng nông theo sức chịu tải của đất nền    (có 90 câu trả lời)
       Móng băng hay móng bè?    (có 46 câu trả lời)
       Móng gạch cho nhà dân?    (có 52 câu trả lời)
       Cách tính toán móng bè cho cột điện?    (có 27 câu trả lời)
       Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn?    (có 52 câu trả lời)
       Phương pháp giảm lún cho móng nông ?    (có 68 câu trả lời)
       Thí nghiệm sức chịu tải của nền?    (có 16 câu trả lời)
       Móng đá hộc?    (có 14 câu trả lời)
       Bố trí thép móng băng    (có 33 câu trả lời)
       tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch    (có 13 câu trả lời)
       ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát    (có 15 câu trả lời)
       Nội suy trên đường cong e - p?    (có 18 câu trả lời)
       Bố trí thép cho móng?    (có 15 câu trả lời)
       Thi công khoan cấy thép.    (có 15 câu trả lời)
       Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s    (có 24 câu trả lời)
       Bản vẽ móng băng nhà phố?    (có 67 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng băng?    (có 95 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng đơn?    (có 98 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng bè?    (có 102 câu trả lời)
       Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?    (có 42 câu trả lời)
       Bản vẽ móng băng nhà phố?    (có 67 câu trả lời)
       Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s    (có 24 câu trả lời)
       Thi công khoan cấy thép.    (có 15 câu trả lời)
       Bố trí thép cho móng?    (có 15 câu trả lời)
       Nội suy trên đường cong e - p?    (có 18 câu trả lời)
       ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát    (có 15 câu trả lời)
       tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch    (có 13 câu trả lời)
       Bố trí thép móng băng    (có 33 câu trả lời)
       Móng đá hộc?    (có 14 câu trả lời)
       Thí nghiệm sức chịu tải của nền?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp giảm lún cho móng nông ?    (có 68 câu trả lời)
       Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn?    (có 52 câu trả lời)
       Cách tính toán móng bè cho cột điện?    (có 27 câu trả lời)
       Móng gạch cho nhà dân?    (có 52 câu trả lời)
       Móng băng hay móng bè?    (có 46 câu trả lời)
       Xác định kích thước móng nông theo sức chịu tải của đất nền    (có 90 câu trả lời)
       Móng máy dây chuyền sản xuất?    (có 8 câu trả lời)
       Giá trị của góc ma sát trong của đất ?    (có 8 câu trả lời)
       Áp lực tiêu chuẩn nền đất?    (có 8 câu trả lời)
       Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?    (có 8 câu trả lời)
       Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng    (có 8 câu trả lời)
       Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc    (có 8 câu trả lời)
       Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm    (có 11 câu trả lời)
       Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?    (có 33 câu trả lời)
       tinh lun co y nghia gi?    (có 14 câu trả lời)
       thắc mắc hệ số nền    (có 15 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top