Ở bên hòm thư hội địa kỹ thuật có một thằng cha tâm thần đưa ra một vấn đề cũng tâm thần như sau:
Chắc là bắt đầu về già đâm lẩn thẩn và lẩm cẩm nên lại quấy rầy quý vị.
Chẳng" />
Cọc nằm ngoài đài. - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cọc nằm ngoài đài.
Ở bên hòm thư hội địa kỹ thuật có một thằng cha tâm thần đưa ra một vấn đề cũng tâm thần như sau:
Chắc là bắt đầu về già đâm lẩn thẩn và lẩm cẩm nên lại quấy rầy quý vị.
Chẳng là hôm nay thấy cái móng cọc mà các cái cọc nó lại không nằm dưới đài cọc. Cái đài cọc nó vốn là cái móng nông. Để nâng tầng thì người ta phải tăng sức chịu tải của cái móng nông đó. Thế nhưng, người ta không ép cọc xuống dưới đáy của cái móng nông mà lại ép cọc ở bên ngoài gần với cái móng nông.Và rồi tất nhiên chẳng có cái liên kết giữa cọc và móng nông nào cả. Tôi là tôi phản đối phương án đó với lý do là ...cả đời tôi chưa thấy nó bao giờ. Nhưng tác giả của cái thiết kế đó đã nheo mắt nhìn tôi và bảo tôi về học lại những bài cơ bản của cơ học đất nền móng đi.
Tôi doạ hắn là tôi có cả Hội cơ học đất là quân ta nhưng hắn vẫn không sợ.
Mong các quý vị chỉ giúp cho tôi biết là tôi đã sai hay đúng để tôi ..chiến thắng hoặc ...in lặng, đi nhẹ, nói khẽ, mỉm cười duyên.
Thế rồi hắn bị ném đá và chất ván trước hội vì tội lèm bèm ăn nói không rõ ràng nên đã phải giải trình thêm như sau:
Trước hết, tôi xin thay mặt bản thân cám ơn các bạn "Lev landau", "Arlbert Ho" và "damxuan the" đã quan tâm giúp đỡ ý kiến.
Cái tải trong tác động lên các móng này là lớn hay nhỏ thì tôi không rõ. Chỉ biết là các móng nông vốn để đỡ toà nhà 5 tầng đã xây xong đuợc 3 tháng. Tính toán thì thấy các móng nông này không đủ khả năng chịu tải toà nhà 6 tầng với hệ số an toàn rất thấp. Nay người ta nâng lên 8 tầng thì các móng nông này sẽ càng không đủ khả năng chịu tải, FS <1. Vì vậy cần tăng sức chịu tải của móng. Việc thi công ép cọc dưới đáy móng là rất khó thực hiện được. vì vậy người ta thi công ép cọc ở bên ngoài móng.
Giải pháp đang được thi công là bóc hết nền nhà những chỗ không có móng rồi ép nhiều các cọc nhỏ cho đến rất nhỏ có chiều dài bằng 4 lần bề rộng của móng nông. Cái ông thiết kế phương án này bảo là các cọc sẽ chịu lực nhổ và lực ngang là chủ yếu để giúp cho cái móng nông chịu được lực nén. Ông ấy đã tiến hành tính toán và nhận thấy hệ số an toàn lớn hơn ba (FS >3) Vì vậy không cần phải tiến hành cấy thép và mở rộng đài để liên kới cọc nữa. Hắn còn bảo là phương pháp tính móng nông này là rất cơ bản của Cơ học đất nền móng.
Tôi đã tìm các sách giáo khoa lẫn sách cơ bản thì chẳng thấy có chỗ nào có cái cách tính cái móng nông mà lại có cọc đứng ngoài để ngắm vào cả.
Cám ơn mọi người đã quan tâm, đã giúp đỡ và sắp giúp đỡ.
Có 37 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Phần lớn các shop đều thuê kiến trúc sư thiết kế và thi công shop mỹ phẩm . Không nên mua đồ chắp vá sẽ khiến khách hàng thiếu tin tưởng!!
|
|
|
E chém gió phát nha: Khi ép cọc có chiều dài = 4 lần bề rộng móng nông thì cọc sẽ đi qua cung trượt của móng. Vậy cọc sẽ chịu cắt để tăng cái sức chịu tải của móng nông phải không ạ?
|
thietkelogo |
|
|
Đúng rồi.
Tuy nhiên, khi không có cọc thì cung trượt nó sẽ đẹp như...cung trượt. Khi có cọc thì cái cung trượt đó sẽ thay đổi hình dáng và ta phải xác định lại nó.
|
KennethOt |
|
|
Em không biết gì nhiều nhưng cũng xin chém gió phát :
Em có đọc sách về sữa chữa nền móng trong đó có trường hợp gia cường móng băng bằng cọc nhồi và dầm gánh ( tức là có sự phân bố lại tải trọng CT từ cái móng băng sang cái cọc nhồi qua cái dầm gánh).
Trường hợp của thầy là " không cần phải tiến hành cấy thép và mở rộng đài để liên kới cọc nữa " theo tôi bài toán đặt ra lúc này là : cái tải trọng CT nó sẽ tác dụng lên cái móng nông hay là mấy cái cọc bố trí thêm ( vì không có liên kết nên khả năng là không có sự phân bố lại tải trọng CT đè lên ), cái này thì nó dựa vào độ cứng EJ của mấy cái cọc và cái móng ( theo tôi hiểu thì thằng nào có độ cứng lớn hơn thì tải trọng tập trung vào đó) mà cái này thì theo tôi nó... @_@
Tôi chỉ hiểu đến đó , có sai sót gì xin thầy và mọi người bỏ qua.
|
MaroldPl |
|
|
vấn đề bác Ngoc đặt ra là không thấy liên kết giữa móng nông và mấy cái cọc ép sau kia, chưa tính tôii sức chịu tải của cọc và móng nông, không biết đúng không Bác Ngọc nhỉ?
|
viet toan 12 |
|
|
Cái này thì không phải như vậy.
|
tontai |
|
|
Bác nào có biết công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ tại Hải Phòng!? Em sắp xây nhà, cần gấp 1 đơn vị ngon, bổ, rẻ |
Luckyman
|
|
|
Không cần liên kết cọc vào móng nông nhưng vẫn làm tăng sức chịu tải của móng nông nhờ có cọc làm việc. Lúc này cọc là việc chịu nhổ và chịu ép ngang là chính.
|
profilmuoisau16 |
|
|
nhưng tính toán cụ thể như thế nào ạ, tôi thì cũng nghĩ là như anh trungql ở trên nhưng chỉ là nghĩ thôi còn ko biết tính
|
trannguyen1602 |
|
|
Ép nhiều cọc nhỏ để tăng độ chặt của đất và quan trọng là để đất dưới móng giảm nở hông, khi đó cường độ đất dưới móng được tăng lên đáng kể! (Em đoán bừa thôi)
|
Robertol |
|
|
Nếu giả thiết các cọc cắm ngoài đủ dày và đủ cứng, tôi nghĩ cung trượt nó vẫn đẹp như ... cung trượt , thậm chí nó còn hoành tráng hơn, chỉ khác là cung trượt mới dùng để tính chứ không phải để ... trượt, nó mà còn trượt nữa thì vứt
|
duong tang |
|
|
Có một điều nữa tôi đang thắc mắc là nếu cốt thép trong móng chỉ đủ chịu cho 5 tầng mà nâng lên 8 tầng thì đúng là điên thật thẩy nhỉ?
|
test1212 |
|
|
Thép móng thường thì được đặt thừa vì ...không tính chỉ bốc thuốc. Ở đây may quá thép móng đủ cho nhà 10 tầng. (tôi thích thế nào thì nó sẽ là ...như thế).
|
MaroldPl |
|
|
Để tính toán cái này thì có nhiều cách. Có thể dùng Bờ nát xích để tính. Cũng có thể tính theo phần mềm nào đó dùng để tính trượt theo sơ đồ sau:
Với móng nông thông thường thì tính theo phần mềm hoặc công thức sẵn có:
>
Với móng có cọc nằm ngoài đài thì tính theo mô hình sau:
>
Nhắn gửi lão Hạc nếu có qua đây: Đúng là cách tính chúng nó có khác nhau theo mô hình ở trên.
|
mucangchai |
|
|
ép cọc ván hay cọc ống thép xung quanh thì chắc ổn. Còn đóng cọc rời thì phải tính thêm cái hệ số vòm của đất mới ra cái khoảng cách cọc rồi nhân cái hệ số vòm này với áp lực ngang mới ra đúng mô hình trong bờ nát xít.
|
tungch46 |
|
|
Hệ số vòm là cái gì thế. Xác định nó như thế nào ???
|
profilmuoibon14 |
|
|
Em đang vướng một công trình tương tự và mấy hôm nay cứ im lặng "hóng hớt" để kiếm thêm chút kinh nghệm. Đến bài này thấy vỡ ra nhiều điều, có thể là một gợi ý rất tốt cho việc giải quyết cái công trình của tôi. Tuy nhiên nên tôi thấy cũng chưa ổn lắm về các dữ liệu bác Ngọc đưa ra và giải pháp này
Giải pháp này có thể làm tăng cường độ nền đất dưới móng nông lên như sơ đồ, đáp ứng yêu cầu xây thêm tầng (chất thêm tải trọng) lên trên với hệ số an toàn đảm bảo. Tuy nhiên về yêu cầu lún thì chưa đủ dữ liệu: nhỡ đâu dưới đó có lớp đất yếu chiều dày cỡ 5-6m mà lại phân bố không đều (chỗ dày chỗ mỏng-Đã có một nhà ở Đà Nẵng gặp). Với kết cấu 3 tầng thì không sao, nhưng khi lên 5 hoặc 8 tầng thì cái lớp này "thức dậy" và bắt đầu làm công việc "lún cố kết" của tôi, mà lại là lún lệch do cái chiều dày không đều nêu trên thì liệu giải pháp đóng cọc xung quanh có còn giá trị ?
Ngoài ra tôi cũng nghĩ là trên mô hình đang xét dạng 2D, coi cọc như một tấm băng (dạng tường vây cọc ván BTCT hoặc cọc ván thép thì có thể dùng các công thức hoặc sơ đồ như trên).
Còn nếu đóng cọc riêng lẻ với khoảng cách nhất định thì rõ ràng ứng xử của đất khi vực gần cọc và khu vục giữa hai cọc khác nhau, thấy cũng khá phức tạp nếu địa chất khu vực dưới đáy móng nông thay đổi liên tục.
Nhờ cả nhà tiếp tục thảo luận.
Bên giao thông cũng có một giải pháp chống trượt mái dốc dùng nguyên lý này, nhưng cái "hiệu ứng vòm" hình như cũng chưa được làm rõ. Mời các bác xem và góp ý thêm
http://www.google.com.vn/url?sa=t&rc...58187178,d.aGc
|
bachtuu |
|
|
Lúc này lún là vấn đề nhỉ, không biết phải dùng cái móng tương đương nào để giải quyết đây.
Có lẽ phương án ép cọc này cũng giống phương án cọc cát dùng để tăng độ chặt trong đất. Về mặt lý thuyết thì có thể làm được nhưng về mặt thi công mà ép cọc dày kiểu đó chắc nó dẫm đạp lên nhau thì nguy to.
Phương án dùng cọc kháng trượt của bên giao thông không biết đã áp dụng thực tế chưa, nó chắc phải dùng cọc khoan nhồi chứ leo lên mấy cái taluy đó mà ép cọc chắc là oải lắm
|
thanhtinh |
|
|
cái này thì làm bên giao thông rồi. Có trường hợp xơi cọc trước đắp đất sau( cọc không nhất thiết phải bắt đầu đóng từ mái ta luy xuyên qua cung trượt, có khi đóng tại chân taluy( cái này thì nhiều và đơn giản nhưng kết quả FS thường nhỏ hơn cách trước)
|
MichaelKl |
|
|
Về chuyện lún liếc thì đã trả lời rồi nhé.
Cái tô đỏ ở trên thì Quang nhầm to. Chắc chưa chạy Bờ Nát Xích bao giờ. Người ta vẫn tính bình thường khi khoảng cách các cọc nhỏ hơn 2 m. Đất nó mộc mạc và thẳng thắn lắm chứ không như con người nên các mặt trượt của nó không luồn lách qua giữa khe hở các cọc như Quang nghĩ đâu. Nếu như có một lát trượt nào định trượt thì luôn có 2 lát bên cạnh níu kéo lại dẫn đến khi trượt là nó trượt theo khối lớn khi mà 2 thành bên có tham gia vào cũng không giữ được cả khối trượt.
Để cho đơn giản, và thiên về an toàn thì trong mô hình tính trượt người ta bỏ đi tác dụng của 2 thành bên. Thế rồi dùng mãi thành ra người ta quên mất tác dụng của 2 thành bên này và nghĩ nó ...luồn lách. Hì hì. Hình dưới đây cho thấy mặt trượt thực tế và sơ đồ tính tính tương ứng với cái mặt trượt đó. Để ứng dụng thì người ta bỏ đi 2 mặt bên. Tuy nhiên, khi xét đến 2 mặt bên này thì tôi cũng đã làm được khối việc rồi đấy.
>
>
|
Winmordbet |
|
|
Thầy và mọi người cho tôi "chém" thếm chút :
Em cũng nghĩ giống anh Trungcdc, kiểu này nó giống kiểu " vùng ảnh hưởng của lún không đều " .
1. Thằng cọc sẽ bị đạp cong bởi thằng móng.
2. Thằng cọc nó sẽ "phá" luôn vùng đất dưới chân thằng móng. Còn "phá" thế nào tôi chưa rõ. Có thể là "lợi" và ngược lại.
|
mucangchai |
|
|
Cái này một đợt tôi phát rồ lên nhưng cũng chưa làm được gì nhiều! Dù đã tìm đọc các bí kíp. Lúc đầu tôi dùng mô hình 3D sau đó hiệu chỉnh sang 2D kết quả không mấy khả quan. Sau đó chán quá rồi chuyển sang quan trắc thực tế đo chuyển dịch cọc quan trắc theo cả hai phương vuông góc với tim đường và song song. Để sau hiệu chỉnh rút kinh nghiệm. Giờ đang đo đợt đầu. Thầy có thể cho tôi chút ý kiến hay tài liệu nào về món ảnh hưởng của hai mặt biên này không ạ?>>
|
williamcuong |
|
|
Về nhất thời, thời gian ngắn thì phương pháp trên có vể ok, tăng sức chịu tải của đất nền lên đáng kể. Nhưng về lâu dài liệu có ổn định đc ko? Cái này cần phải có thực ngiệm mới đc. Ngay lức đó thì chưa thể kết luận vội vàng đc. Ý kiến cá nhân.
Chưa kể khi làm xong, thì mấy thằng nhà bên cạnh lại đào móng sâu để làm tầng hầm thì chắc toi luôn ah. hihih
|
Arshes |
|
|
@ anh Ngoc_IBST:
Cái cách là thì là OK, cái cọc này sẽ chịu tải ngang, tuy nhiên chịu như thế nào mới là đáng để biết. Hơn nữa khi tính với Plaxis, cần phải có chút để ý vì giữa bài toán không gian và bài toán phẳng cần có sự chuyển tương đương.
Nếu tính trượt mà bác tính luôn side effect, thì cũng được vì trong điều kiện số liệu của tôi đang thiên về an toàn mà! Ở CMITC tôi cũng phải tính đến cái này thì mới thỏa mãn điều kiện thi công mặc dù lúc đó FS chỉ dùng là FS=1.10.
Cái dạng dùng cọc để chống trượt thì tôi đã làm ở SPCT (lúc anh đang chiến cái con ngay sát văn phòng tôi đấy).
Ngoài ra với móng cọc mà ép bên ngoài thì chuyển vị cần đủ lớn thì mới có thể huy động được sức kháng của cọc nằm ngoài. Nếu như vậy thì bác cần xem với chuyển vị lớn như thế thì có khi cái cọc cũ nó đã tèo trước rồi, nếu như cọc cũ tèo thì cọc mới đóng ngoài cần phải kể đến việc tèo này chứ bác nhỉ???
|
ewrewrwewe |
|
|
Với các cọc trong đài thì nó nằm trong nêm đất. Và nếu đúng theo quan điểm đó thì ở trạng thái tôii hạn nên ban đầu sẽ chuyển dịch thẳng đứng và đất vùng bị động sẽ đẩy sang hai bên lúc này các cọc chống phát huy ngay chứ ạ.
|
daohiepukb |
|
|
Vấn đề tôi đặt ra là tăng sức chịu tải của móng nông. Vì vậy không có cọc ở trong đài. Và vì không có cọc trong đài nên không có lo lắng gì đến cái không tồn tại cả.
|
Bernardmt |
|
|
Thế thì xúc thôi anh Tôi lại cứ nghĩ là trước đó đang là móng cọc
|
puma12 43 |
|
|
Hì hì. Xúc lâu rồi cách đây gần 20 năm. Bây giờ rách việc thì lôi ra bàn cho nó ....vui.
|
tontai |
|
|
Thế là bị bác Ngọc lừa cả đám! Thâm nho thật!
Cháu hỏi tí nếu có cọc thật trong đài thì có xúc luôn được không bác!
|
Marcunst |
|
|
Xúc có mà gãy răng
|
daohiepukb |
|
|
Có những cú lừa mà người bị lừa lại thấy ...sướng và muốn bị lừa nhiều lần nữa.
Nếu có cọc trong đài thì sẽ tùy theo cọc đó có liên kết với đài không để mà ...xúc:
1. Khi cọc không liên kết với đài thì mô hình tính có thể lấy như móng nông và tác dụng của các cọc trong đài sẽ là để tăng sức kháng của khối lăng thể trượt. Lúc này các ccj ngoài đài sẽ cùng tham gia chịu lực nến có thể sẽ làm tăng khả năng chịu lực của móng nông.
2. Khi cọc trong đài liên kết cứng với đài thì ...xong. Các cọc bên ngoài đài sẽ ít làm tăng khả năng chịu lực của đài vì mô hình tính toán đã khác. Người ta vẫn sử dụng các cọc ngoài đài nhưng để cho mục đích khác.
|
MichelPurn |
|
|
Cái tay sinh viên đó anh anh Ngoc_ibst còn cái tay bẩu anh về học lại kiến thức cơ bản chắc tôi biết nhỉ ?
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Tôi bịa ra tất cả đấy. Tất cả các nhân vật trong câu chuyện của tôi đều chính là tôi cả. Vì vậy, bạn biết và đã gặp tất cả các nhân vật trong câu chuyện của tôi. Khà khà.
|
StephenDAK |
|
|
Xin đề cử bác là nhân vật tiêu biểu diễn đàn năm 2013. Giải Đạo diễn kiêm diễn viên chính, phụ, khán giả, đóng thế, quay phim...xuất sắc.
|
greent |
|
|
em không hiểu từ này, thầy giải thích rõ hơn được không ạ>
|
phuonganh12 |
|
|
. Bạn này chắc chắn là lãnh đạo.
Xử lý và ứng dụng!
|
Roberter |
|
|
Cám ơn bạn. Tôi viết sai chính tả. Nó lẽ ra là sử dụng. Tôi đã sửa.
|
AlbertDOB |
|
|
Lý thuyết về cái này thì vô vàn
Nếu bác Ngọc muốn thiết kế cho đúng tiêu chuẩn thì có thể tham khảo :
BS 8006-1:2010
Code of practice for strengthened/reinforced soils and other fills
|
SpencerJalf |
|