Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
Cho hỏi cách TK móng cho ống khói? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Cho hỏi cách TK móng cho ống khói?

     Em đang gặp phải 1 bài toán thiết kế lần đầu tiên nhận được, rất mong ý kiến chỉ bảo của các anh các bác có kinh nghiệm Tình hình là tôi phải thiết kế móng cho 1 cái ống khói lắp ghép bằng thép tấm dày 16mm, cao 45m, ống khói hình nón cụt với đường kính đầu trên là 1,2m và đầu dưới là 1,7m (em tính sơ qua nó nặng khoảng 26 tấn). Tôi tính ghép bu lông phần ống khói với móng, và tương 1 cục móng bê tông cốt thép để đỡ thằng ống khói này, đất nền cơ bản là đất tốt (đất đồi sỏi sạn đá bóng phải đeo giày đinh). Tuy nhiên vấn đề tôi đang phân vân là với chiều cao 45m của cái ống khói này thì tải trọng gió là đáng kể. Tôi dốt không biết tính toán móng như thế nào để cái ống khói này không bị lật ngang hay bị gió nó nhổ lên. Mong được sự chỉ bảo của các anh các bác. Em xin chân thành cảm ơn.
Có 93 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Hoàn toàn có thể sở hữu mẫu nhà 2 tầng nông thôn 500 triệu được. Nếu bạn biết cách lựa chọn mẫu thiết kế và phân giai đoạn thi công xây dựng
Bernardmt Bạn phải tính xong đựơc cái anh tải trọng M, N Q rồi thì mới bàn cụ thể được. Nếu M và Q lớn thì đây sẽ phải là móng chống lật, nhổ. Với loại móng này, người ta thường phải áp dụng các kết cấu chịu nhổ như đóng cọc, neo vào đất khi trọng lượng của ống khói và móng không đủ để chống lật. Nền đất khu vực của bạn nếu là cứng sỏi sạn thì khó cho việc đóng cọc chịu nhổ vì vậy có vẻ phương pháp dùng neo đất là hợp lý hơn cả. Tất cả các công việc này là phức tạp cần có chuyên gia, tuy nhiên nó sẽ cho giá thành hợp lý hơn. Bạn cũng có thể làm đơn giản bằng cách cho cái móng nó thật to và dầy sao cho trọng lượng của nó đủ để chống lật. Chú ý: đối với bài toán chống lật và chống nhổ, các phương pháp tính toán cho độ tin cậy không cao vì thế người ta thường áp dụng hệ số an toàn lớn. Tôi thường lấy FS = 3 đến 5 khi tính sức chịu tải nhổ. Chúc may mắn.
Bernardmt
checkerso1 Cám ơn bác Ngọc Em coi như cái ống khói là ngàm cứng vào móng thì tính qua ở chân cột, N khoảng 30T (chưa kể móng), M khoảng 200Tm, Q khoảng 10T. Tôi cũng không rõ là M và Q theo bác thế này là lớn chưa. Tôi cũng định xử lý làm cái móng to và dầy để lấy trọng lượng chống nhổ, nhưng chưa biết thiết kế ra sao. Mong bác cho 1 lời khuyên, tôi xin chân thành cảm ơn.
checkerso1
Philipboxy Ối giời ơi, cái mô men này mà chưa lớn thì cái nào mới lớn. e = M/N = 7 m thì quá lớn rồi. Sợ dùng móng trọng lực không đủ được đâu bởi bề rộng móng chắc phải lớn hơn 14 m. Như vậy, chắc bạn phải chọn phương án khác. Bạn xem lại xem chứ làm sao mô men nó lại lớn thế được nhỉ. Cái khoản tính tải trọng này thì tôi dốt lắm.
Philipboxy
thanhthuonghm Tải trọng tính toán giống cái thân tháp nước, xem phần kết cấu thép đặc biệt có phần hướng dẫn tính toán xilô và ống khói. Nói cụ thể tính như nào cái loại công trình kiểu ni trong này thì hơi khó à ta. Đọc cái tài liệu đó làm thui, hì hì.
thanhthuonghm
DonaldMi Hic, có thể tôi tính sai, với dạng hình nón cụt của ống khói thì tải trọng gió được giảm đi đáng kể do hiệu ứng bề mặt của cái ống khói đúng ko ạ?? cái 200Tm là tôi tính gần đúng coi như lấy hình chiếu của cái ống khói là hình thang cân làm diện tích đón gió > Có bác nào giỏi tính toán giúp tôi thử xem với hình nón cụt cao 45m, đường kính trên dưới là 1,2m và 1,7m vùng gió II-B thì cái momen chân cột nó khoảng bao nhiêu ạ >. Coi đó là 1 cái ngàm conson vào móng dc ko ạ? Em xin chân thành cảm ơn
DonaldMi
sukem13579 Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà
Luckyman
sukem13579 Có nhờ bạn nguyenquocai up lên giúp 2 files: 1) Ống khói 90m, chịu Gió động tại Âu châu tính theo EC 2) bình bầu tròn, tank chiu gió và động đất tính theo TC Mỹ. Kiên nhẫn tí. Tôi có kiễm sơ lại bài tính với DIN và EC để so sánh: Area A= 45*(1,7+1,2)/2 = khoãng 70 m² Vận tốc Gió tối đa 180 km/h, Địa hình vùng biển trống -> Áp suất gió q= 1,9 kN/m² (có các hệ số c,k ...) Q =W =1,9*70 = khoãng 126 kN =12,6 tấn (> 10 tấn) h= khoãng 21 m Chiều cao đến trọng tâm của lực gió M = W*h = 265 tm (> 200 tm) N= 26 tấn (< 30 tấn) Để nối ống khói vào nền móng dùng tối thiểu n bù lon kéo : (Anchor) ít nhất 24 xM40 (ngàm) Lưc kéo mỗi bù lon Z= M/(6*D) +N/n = khoãn 30 tấn, Lựa chọn thép và nếu cần tăng số Bù lon cho thích hợp Xin phép Bác NGOC_ISBT cho góp ý CHỌN MÓNG: Khối vuông V= A*A*T, Trọng Lượng G= V*2,3 tấn/m³ A=8m, T=1,5m V= 8*8*1,5 =96m³ , G = khoãng 220 tấn Kiễm: M-Lât = 12,6*(21+1,5) = khoãng 310 tm M-giữ = (G+N)*A/2= (220+26)*4 = 984 tm Hệ số an toàn f =M-giữ / M-lật = 3 > 2 ---------------------------------------------------- Cô Má lúm chỉnh lại các số cho thích hợp với TCVN, và nhớ xem thêm 2 TL được up lên sau. Theo đó để kết cấu ngàm của ống khói vào móng với cac Stiffening.
sukem13579
DanielEi
Cám ơn bạn umy. Tôi đợi tài liệu up lên của bạn để nghiên cứu thêm. Sáng nay tôi có khảo sát 1 cái tháp khử bụi của cái ống khói có chiều cao nhỏ hơn chút xíu, cái tháp đó họ cũng đã dùng đến 24 cái bulong M24 để liên kết rùi, tôi dốt đặc phần tính bulong, nhưng mà thấy có khi phải dùng bulong M60 ngủ cho ngon vậy. 1 lần nữa cám ơn umy nha
DanielEi
Williamon "Bạn" umy vừa mới ra trường đươc 40 năm thôi đấy. Năm nay bạn ấy mỡi quãng 60 tuổi, đẹp tai lắm. To Bác umy: Mô men giữ không tính theo kiểu lấy tâm là cạnh của móng được. Để đảm bảo giữ được thì độ lệch tâm e nên nằm bên trong diện tích móng khi tính ổn định lật. Ở đây e cỡ 7 m thì móng nên có bề rộng là 14.
Williamon
tontai
Bác NGOC_ISBT ghi đúng về móng. Cô Má lúm Phải làm theo đó. Cám ơn bác NGỌC nhắc nhở,
tontai
Roberter
Hic, nếu mà cái móng này rộng 14m thì đúng là khó thực hiện quá các bác ạ, đóng cọc xuống để chống lật cũng khó khăn vì địa hình đất đồi sỏi sạn rất khó thực hiện Bây giờ tôi phải làm sao
Roberter
profil7 Neo đất. Thế thôi Cái này neo không cần nhiều lắm vì mô men giữ được tính theo giả thiết nền đất cứng tuyệt đối như bác umy tính thì đã lớn lắm rồi. Vì vậy, các neo đất chỉ cần có nhiệm vụ bổ sung mô men giữ sao cho độ lệc tâm e dư còn lại nằm trong diện tích móng là được.
profil7
rtgreter vret ẻ Bác có thể chỉ bảo tôi 1 chút rõ ràng hơn được không ạ, tôi chưa làm neo đất bao giờ. Hoặc giả bác có biết tài liệu tính toán nào không chỉ tôi tham khảo nghiên cứu với thì tốt quá ạ >
rtgreter vret ẻ
anhtuannguyen0904
Hic, tôi cũng tìm rùi nhưng mà toàn thấy neo đất cho tường chắn thôi chứ chửa thấy cái nào neo đất cho móng cả Mà quả thật tôi cũng chưa hình dung ra cấu tạo của 1 cái neo đất cho móng bê tông như thế nào cả bác Ngọc ạ =.=
anhtuannguyen0904
Marcunst Trời ơi là trời. Thì nó là cái neo vào đất dùng để chịu nhổ. Tôi có thể áp dụng vào bất cứ đâu miễn là để chịu nhổ. Chết thật. Thế đã bao giờ hỏi mẹ là tiền nào thì mua mắm còn tiền nào thì mua tương chưa hả.
Marcunst
ewrewrwewe
Bác thương thì thương cho trót bảo nốt tôi vụ này đi, quả thật tôi chưa làm neo đất bao giờ, cấu tạo neo đất như thế nào, vật liệu là gì, liên kết như thế nào với móng, tính toán như thế nào tôi chịu ko hình dung ra nổi >.<.
ewrewrwewe
thuymo Có bảo cũng chưa tính toán được ngay đâu. Cái này bạn có thể liên lạc với TS. Nguyễn Anh Dũng. Ông ấy thiết kế và thi công luôn. Cái này thì phải đòi hỏi có chuyên gia nhé. Ghi lại đi để tôi xóa thông tin cá nhân của ông ấy.
thuymo
duong tang Xin lỗi bác Ngọc tôi nhảy vào spam tí > Trên cùng hình số 3 từ trái qua phải ạ
duong tang
truongtiengka
May quá có thằng cha hanovina vào hỗ trợ. Rõ ràng hơn.
truongtiengka
Rolandpr Yeah, thanks bác, tôi cũng đoán cấu tạo nó phải thế, nhưng mà cái hình neo vào bê tông móng như kiểu treo mấy cái bánh tày lên dây ngày Tết ấy nhỉ hihi. Tôi chỉ phân vân là cái dây ấy làm bằng vật liệu gì, liên kết như thế nào vào móng, cái phần cuối loằng ngoằng sần sùi ấy là cái gì thế ạ
Rolandpr
cameralenguyen Chịu. Về bảo với sếp là sao sếp liều thế, dám giao cho Má lúm thiết kế quả này. Chết vì cười mất thôi. Há há há há.
cameralenguyen
Rolandpr Hi hi việc này tôi nhận ngoài mà, sếp nghe qua có mấy cái móng máy nhỏ nhỏ nên giao tôi đi nhận làm, ai ngờ lên đến nơi phát sinh thêm 1 quả móng cho ống khói nữa mới chuối chứ. Bác cười xong thì bảo tôi biết với nhé, sao lại cười người có tinh thần học hỏi như vậy chứ
Rolandpr
Haroldser Tôi cũng không biết. Cứ nhìn thấy cái loằng ngoằng sần sùi là tôi đã thấy ghê chết đi được không dám hỏi. Má lúm dám hỏi là giỏi lắm rồi. Hỏi hanovina xem chứ tôi chịu không dám hỏi hắn.
Haroldser
profilmuoibay17 Em đoán nó tương tự như cọc nhồi BTCT, vì thấy mấy quyển sách nền móng cọc nhồi cũng sần sùi như thế cả , vậy có thể là người ta khoan vào đất, sau đó bắn cốt thép vào rồi phụt vữa vào đầy lỗ khoan phải không bác> Mà muộn rùi tôi đi ngủ đây, thanks các bác, chúc các bác ngủ ngon>
profilmuoibay17
lightzar
Anh hanovina cho biết tin hay quá, Tôi nhớ có loại GEWI-ANCHOR theo Websíte : http://www.alwag.at/downloads/tunnel...s-english.html Giống tương tự vậy. Thường dùng trong Tunnel, Geotechics. Có thể xem thêm và download TL nào hay.
lightzar
AlfomzoMl con post hai tài liệu bác Umy gửi anh Má Lúm va ACE diễn đàn. 1. Dynamic behaviour under Wind loading of a 90m Steel Chimney link: http://www.mediafire.com/?425r0afh73r5gg9 2. VISHAY Earthquake and Wind Load Design handbook link: http://www.mediafire.com/download.php?ns54he4lwb45tmr mong giúp hữu ích cho anh Má lúm và ACE diễn đàn. con cảm ơn bác Umy.dạ chiều giờ con làm đồ án nên ko lên mạng hihi. xin lổi ví để Má lúm chờ tài liệu hihi. Ái, thân.
AlfomzoMl
Alegowasea
Cám ơn bạn quocai nhiều lắm, đúng là cái tôi cần để nghiên cứu hihi
Alegowasea
AlbertDOB Sao bạo lực thế bác, làm gì mà khoan lỗ, rồi bắn vào, rồi phụt tùm lum đầy lỗ khoan vậy bác
AlbertDOB
dacbiet
1) - Nếu căng được 3 Sợi dây cable trên đầu ống khói như TL 1 gởi kèm, thì mômen dưới ngàm giãm khoãng 30%. 2) - Có xem theo Webseíte về Gewi Anker, Nếu dùng Anker neo đúng, có thể chịu lực kéo chống lật nền nhổ neo. Xem hình móng của tháp thép.
dacbiet
GeraldKr
Cho tôi spam 1 tí, à, 2 tí Tí 1: Là thời nay có diễn đàn như KC này các newbie sướng thật, không biết cái gì thì hỏi, mà các tiền bối như bác Ngọc IBST với bác Umy toàn tận tình chỉ bảo. Thế mà các bác chả chịu chỉ bảo những thằng như tôi về thi công gì cả, toàn ưu tiên các bạn thiết kế. Tí 2: Tôi xin phép copy cái ảnh của bạn hanovina nhé. Xin cảm ơn
GeraldKr
thatgia Hihi, người ta bảo là ngoan thì cái gì cũng có mà
thatgia
levantrai Ống khói của bản nhìn chung thuộc dạng bình thường, không phải là lớn . Với những ống khói tương đương thế này , chủ yếu người ta xây dựng bằng gạch : lấy khối lượng bản thân của gạch làm ổn định cho công trình . Gạch có một số ưu điểm hơn so với thép như : Không bị ăn mòn, chịu nhiệt độ cao , cách nhiệt tốt..... Đối với ống khói thép bạn có thể lưu ý như sau : Mômen khoảng 250T.m ( cái này tính vo théo gió hà nội 0.095 ) Lực dọc : 26T Lực cắt =M*2/45 ( không cần quan tâm ) 1) Tính toán buloong : Từ mômen bạn tính ra số buloong ( két cấu thép nói rất rõ ) Đối với trường hợp này bạn không cần qua tâm đến lực cắt . 2 ) Tính phần ổn định ống khói : M/W + N/A < R ( tính bình thường ) 3 ) Tính ổn định móng : Với dạng tải trọng thuộc dạng " nhẹ " so với thành phần mômen , bạn có thể sử dụng biện pháp móng bè , chôn càng sâu càng tốt . Khi tính móng bạn có thể sử dụng nền đàn hồi ( pp này như dở hơi ) để tính, hoặc sử dụng công thức theo quy phạm 45 - 78 TCXD . ( có thể quy đổi thành móng vuông quy ước ) 4 ) Tín toán ổn định lật : M < M chống lật 5 ) Tính toán cốt thép móng : (thường là móng này có dạng " giật cấp " nên thép thông thường theo cấu tạo ) Móng kiểu này của bạn có thể làm móng tròn : mép ngoài cao 0.6m2 ( giật cấp lên khoảng 2 - 2.5m , bán kính khoảng 5.5m , chôn sâu 3.5 - 4m thì đủ
levantrai
MattieHek Hí Hí . Bác chém tôi nó kinh quá , Nếu chỉ có 200 T.m thì các biển quảng cáo ở đường quốc lộ họ làm cọc nhồi hết . Nhưng trên thực tế người ta sử dụng chủ yếu móng bè . Ví dụ cách đấy tôi mới làm một biển quảng cáo nhỏ nhỏ 8x15m , cao tôii đỉnh là 26.5m . Tính sơ sơ thôi mômen đã là 450T.m . Móng biển là : 3x8x2.5m chôn sâu 3.5m Hiện đang thi công ở thanh trì hà nội
MattieHek
thanhthuonghm Đúng là cái tính mô men thì tôi dốt. Nhưng tính móng chịu mô men lớn thì nó có tiêu chuẩn đầy đủ đấy. Trong các tiêu chuẩn, tính toán thiết kế có sự khác nhau đối với các loại công trình, tùy theo mức độ quan trọng của nó. Vì vậy, móng của cột ống khói và các công trình tương tự sẽ khác với móng của cácbiển quảng cáo. Có thể tôi sai. Để xem lại xem sao.
thanhthuonghm
noithatchangson
Cám ơn bạn langlungcu, nhưng mà cái đất để chôn cái ống khói nó là trên đồi, đất sỏi sạn rắn lắm bạn ạ. Muốn chôn sâu e rằng công tác đào móng là hơi khó. Các bác cho tôi hỏi thêm là khi mà độ lệch tâm e nó không thể nằm trong diện đế móng thì cái hệ số an toàn Fs = M giữ/ M lật = 5 lần đã yên tâm chưa ạ
noithatchangson
MichaelKl Thế thì còn gì lăn tăn ? mà nhiều khi người ta làm móng thế này như kiểu " móng trọng lực " ấy . To và nặng để át đi cái lật . Cũng lưu ý tính cái ứng suất đáy móng đừng để âm thì ăn no ngủ kỹ . Nếu bị âm có thể tính theo bài toán khác là bỏ vùng bị ứng suất âm , rồi tính với diện tích hữu hiệu .
MichaelKl
profillinkmuoihai12 Tiêu chuẩn về độ lún , tuổi thọ hay tầm ảnh hưởng nó có khác nhau , nhưng về phương pháp tính thì lại giống nhau.
profillinkmuoihai12
Freddievaw Đang chưa biết bạn langlungcu có kinh nghiệm làm móng chịu mô men lớn sẽ đề xuất giải pháp móng như thế nào thì thấy bạn đề xuất giải pháp móng trọng lực hình tròn, bán kính 5,5 m với bề dầy móng khoảng từ 3,5 m đến 4 m cho cái ống khói có đường kính đáy là 1,7 m.(hình bên phải) Để đảm bảo không có áp lực tiếp xúc âm thì cái móng này vĩ đại quá nhỉ. Thử tham khảo tính toán phương án móng khác có sử dụng neo đất để cho cái móng nó trông xinh xinh và đỡ chiếm đất xung quanh xem sao.(hình bên trái) >
Freddievaw
noithatchangson
theo tôi ống khói làm kiểu móng bè. Khối lượng móng lớn --> giống như con lật đật nó tự cân bằng.
noithatchangson
RobertDum Đường kính bên dưới của ống khói có 1,7 m thôi. Đất ở vùng trung du miền Bắc bây giờ cũng đang tăng giá. Đắt phết.
RobertDum
PrikoliSsSSdda Bác có bảo vệ phương án nào thì tôi cũng đâu có quan tâm . Một giải pháp móng nói riêng hay một công trình nói chung phải phụ thuộc nhiều yếu tố . Bac hay làm nhà máy có lẽ bác biết . Nhà máy xây dựng trên đồi , núi, nơi mà giao thông khó khăn, nơi có địa hình phức tạp . Tiền là quan trọng như đâu phải lúc nào cũng nhìn cái chi phí cho phần xây dựng là đánh giá tất cả. Đôi khi cái tiến độ nó quan trọng hơn nhiều . Ví dụ như kinh doanh, một nhà máy có thể sinh ra hàng vài tỷ đồng trong vòng 1 tháng . Nếu tiến độ chậm đi 3 tháng thì cứ thế mà nhân xem hết bao tiền, vay vốn ngân hàng thì lãi suất bao nhiêu / năm? tính tổng ra thì cái gì tiếp kiệm? Một cái ống khói làm tiếp kiệm chỉ cần 1 cọc khoan nhồi nhưng bác có thuê được 1 đội ngũ thi công cọc khoan nhồi hoành tráng , đi cả vài trăm km đường rừng núi để làm...1 cái cọc không? . Em biết là kinh nghiệm không nhiều , nhưng từ trước tôii nay tôi làm thì toàn vào công trình có địa hình khá phức tạp , dân cư ít , nhân lực địa phương gần như không có. Lựa chọn một nhà thầu cũng đâu phải dễ dàng . Rồi thằng trên ép, thằng dưới kêu. Có những nhà máy xây dựng chậm tiến độ vài năm thì lúc đó ai là người thiệt ? tiếp kiệm cái móng một vài đồng mà chủ đầu tư thì nợ chồng chất ?
PrikoliSsSSdda
Robertvove thì chôn xuống chứ, rồi lấp đất lên cũng thành 1.7 m mà
Robertvove
tieu sao Thông thường thì ống khói sẽ phải đặt xa ( hoặc khá xa so với các hạng mục khác . Về an toàn , về môi trường ... ) nên ống khói thường đặt vào những nơi rộng rãi . Cũng vẫn có ống khói đặt ngay tại khu sản suất hay sát hạng mục chính . Cái này phụ thuộc nhiều yếu tố. Nhưng giải pháp móng bè cho ống khói luôn đựoc ưu tiên vì phía dưới đáy ống khói thường có những hệ thống ống áng , rồi nhiệt độ lớn, cần khoảng khôgn rộng.....và nhiều lý do .
tieu sao
tontai Tôi cũng biết điều đó. Nhưng cái neo đất thì đơn giản lắm không giống như cọc khoan nhồi đâu. bạn cố thử tìm hiểu để có thể sử dụng trong những công trình sau. Nó thuận tiện ngay cả trong địa hình phức tạp bởi nó sinh ra là dành cho địa hình phức tạp đồi núi khó khăn. Riêng việc vận chuyển thiết bị thi công neo đất còn dơn giản hơn rất nhiều so với cái chỗ vật liệu mà bạn phải vận chuyển để thi công móng trọng lực. Thời gian thi công rất nhanh. Chỉ có tiền thì tôi không rõ lắm là đắt rẻ như thế nào. Cố tham khảo thêm đi nhé, biết đâu có ích lợi gì đó.
tontai
delta deus Quên mất chưa phân tích cái hình vĩ đại của bác Cái móng của tôi mà bác giật giật mấy phát thì nó đẹp ngay Mà tôi đâu có nói là đài cao 4m nhỉ, hình như là sâu 4m Với lại cái móng đài của bác bé bé xinh xinh thế kia , mỏng mỏng thế kia không biết cái đài có có chịu được cái mômen lớn không nhỉ Tính vo thế này ; nếu mômen là 200 T , đài dày khoảng 1m ( tôi lấy tỷ lệ tương đối giữa 2 hình, ủa mà chết , chắc chỉ là 0.5m thôi , nhưng tôi cứ lấy 1m ) thì thép cũng phải là O 30 a 100 ( tôi đoán thế , tính vo vo cho vui tý )
delta deus
trytrytr tr453434
Xem lại các sách học chuyên ngành xưa từ 197x, tiếng Đức. Tôi scan vài trang hay có liên hệ đến topic (không được rỏ lắm) Có thể nhìn thấy Giữa chiều H của ống khói và chiều rộng A của móng. trong thực tế (tuy rằng khá xưa củ) Và thêm vài công thức tính móng xem thêm cho vui. Phần lệch tâm từ A/6 đến A/3 phải xét sức chịu đựng nén của nền sỏi đất.
trytrytr tr453434
bachtuu
Em cảm giác ống khói này là của nhà máy điện hạt nhân chứ ống khói công nghiệp đơn giản thì cho vài sợi cáp kéo xuống như Bác Umy nói "1) - Nếu căng được 3 Sợi dây cable trên đầu ống khói như TL 1 gởi kèm, thì mômen dưới ngàm giãm khoãng 30%" là tốt nhất. Móng neo sợi cáp chỉ tính chịu kéo là xong.. nghiêng 1 góc anpha nào đó
bachtuu
delta deus Chỉ là ống khói của nhà máy điện "thường" thôi và của vài công ty kỹ nghệ lớn. Xây băng bêtong cốt thép thời xưa rồi ! Ống khói thép thì căng được 3 Sợi dây cable dể dàng, Nơi ông khói nối xuống móng có thể KC như gần như "khớp" để mômen gần bằng 0, hoặc làm ngàm dẻo mômen rất nhỏ lại được. Như thế Móng chánh nhỏ đi nhưng ống khói phải đủ cứng để chịu mômen uốn bởi gió M = wh²/8. Chỉ góp chút ngu ý vậy thôi, vì tôi không chuyên về món nầy.> PS: Khi nào cô má lúm có quyết định về kết cấu ra sao, nhớ báo cáo lại cho ACE học hỏi với.
delta deus
test0032 Hi, tôi kiểm tra lại rùi anh ạ, công trình của tôi đặt ở khu vực IA, ảnh hưởng của gió bão ít, được che chắn nhiều nên momen không lớn như tính toán ban đầu. Em quyết định làm cục móng BT 6x6x2,5 ở dưới, ở trên là 1 cục nhỏ hơn 3x3x1 ở trên để vít bulong thân vào. Tôi thấy là M giữ gấp khoảng 5 lần M lật nên tôi đưa cho dự toán tính rùi
test0032
Rolandpr Chuyện cái móng có vẻ xong rồi . Cái ống khói có mặt bằng hình tròn, sao đồng chí thiết kế móng hình vuông thế kia .
Rolandpr
Happyspringla2007 Hic, xong là sao hả anh, cái này đang cần thi công nhanh nên tôi làm vuông cho công tác thép với ván khuôn cho dễ
Happyspringla2007
ngoctrinh tính thêm cái ứng suất âm nữa : 3.5*2.5 - 6*250*55/95/6^3 > 4 > 0 => thỏa mãn ứng suất âm . Áp lực Rmax < 1.2R cái này vô tư rồi . Gây lật vô tư . Bề dày bê tông khá lớn cũng..vô tư đặt thép => móng này ..VÔ TƯ Thực ra nếu có ứng suất âm thì cũng chẳng vấn đề gì , lúc đó tính lại áp lực lên vùng diện tích hữu hiệu của móng là được.
ngoctrinh
tandc128 Làm tròn thì cũng khó khăn gì đâu > nhưng làm vuông thì cũng chẳng chết ai : tốn hơn khoảng 16m3 bê tông và một ít thép >
tandc128
tungch46 Vâng, thêm tí bê tông thì thêm tí giá xây lắp, tức là thêm tí giá tư vấn. Chủ đầu tư là tư nhân năng lực mạnh nên tôi cũng mạnh tay tí
tungch46
quyetthang122
Ngồi đọc từ đầu đến cuối, thấy cái móng của bác xong rồi nên chả chém được gì. Chỗ tôi có mấy cái ống khói nhưng toàn cao 200m, trong lõi thép, ngoài vỏ bê tông, nhưng toàn là móng bè trên cọc nhồi, ko giống của bác này nên khó áp dụng được >
quyetthang122
Winmordbet Tài liệu tuy xưa nhưng hiện tại áp dụng rất nhiều ở Việt Nam bác ạ . Trung quốc Và Liên Xô hiện nay cũng gần như không cải tiến gì trong biện pháp móng ống khói kiểu này . Tuy có thể tốn kém nhưng ưu điêm : Thi công nhanh Thi công đơn giản Không cần nguồn nhân lực có trình độ cao Giám sát chất lượng dễ dàng Thi công không phụ thuộc nhiều vào thiết bị , sự sai lệch trong khi thi công không thực sự quan trọng Nguồn vật liệu phổ thông , chỗ nào cũng có , dễ vận chuyển . ................ Rất thích hợp với điều kiện của việt nam Tổng lại các ưu điểm trên có thể lại ra chi phí cho công trình lại là rẻ nhất .
Winmordbet
GordonEt Đâu phải chỗ nào ống khói người ta cũng có diện tích để cho dây cáp vào được đâu ? Mà nói thực thì tôi quy hoạch một nhà máy , tôi chẳng thích dây cáp tý gì . Chỗ rộng thì không sao , chỗ chật thì vướng víu lắm . Tưởng sợ dây nó bé nhỏ là thế , nhìn xa nhiều khi không thấy , nhưng là cái khoảng không ảnh hưởng thì nó " to lớn " lắm . Cái dây cáp cho mấy cái cột đèn báo hiệu , cột ăng ten... làm ở đồng không mông quạnh thì áp dụng nhiều . Vả lại , đây là ống khói thép, chứ nếu ống khói xây gạch thì phương án này vất đi rùi
GordonEt
RobbertooWig
Ống khói thường bị tác dụng nhiệt rất cao. - Có bạn nào thích tính tác dụng nhiệt vào công trình, - Kết cấu thế nào để nhiệt độ cao không làm hư ngàm nối ? thì thử suy nghỉ và cho biết thêm ý kiến.
RobbertooWig
anhtuannguyen0904
Xin phép hội nghị cho ngu đệ tham gia hội nghị trù bị chém gió toàn thành phố tí ạ. ý kiến của các bậc lão thành cách mạng, các lão 9 túi, 9 chấm là đểu ngon bổ rẻ rồi. Nhà ngu đệ chỉ bổ thêm mấy cái này cho ló thêm phần "xôi lổi". Mong hội nghị khoan hồng, rộng lượng cho, khì khì: Tính toán thân trụ nói chung(tháp nước, ống khói, xilô,...) thì việc tính tải trọng và tổ hợp tải trọng như này ạ, các Pác xem có được hok????: Tải trọng tác dụng lên thân trụ gồm: - Trọng lượng bản thân trụ(sap, etab tính hộ) - Trọng lượng dây neo(nếu phải tăng cường để chống lật) - Trọng lượng thiết bị(nếu có) - Lực căng trước trong dây neo(cái này cũng nếu có) - Tải trọng gió - Tải trọng động đất - Tải trọng nhiệt độ(chỗ này tôi hỏi tí: ống khói chịu tải nhiệt độ của khói, lửa trong lò đốt và nhiệt độ môi trường, vậy có thể cộng 2 chú này với nhau hok ạ??????) Và tổ hợp tải trọng để tính toán ra cái M,N,Q(chọn móng để sao cho chỉ một tôi tôi nó thôi mà tiếp được những 3 anh M,Q,N một lúc, khì khì) phục vụ cho hội nghị trù bị chém gió ở trên ạ: +TH1: TT+GIO+NĐ +TH2: TT+NĐ max +TH3: TT+NĐ min +TH4: TT+0,5GIO+NĐ TH=TH1+TH2+TH3+TH4(ENVELOPE) Tính xong được M,N,Q thì mới nên đưa ra phương án móng được ạ và kiểm tra thân trụ, các chi tiết khác của trụ. >>>>>>>>>>
anhtuannguyen0904
rtgreter vret ẻ
Tải trọng nhiệt, thí vụ tại VN đêm lạnh nhất 10°C, ngày 40°C, trong dùng hằng ngày khói lên nóng ống thép đến 210°C, khi tai nạn có thể phụt lên 260°C. Xem theo giao kết (Specification) và kiểm hỏi lại cho kỷ ! - Dưới tác dụng nhiệt như vậy Operation: Nhiệt độ thay đổi: DT= 210 -10 =200° Accident: Nhiệt độ thay đổi: DT= 260 -10 =250° Dãn, nở của ống khói ra sao ? -------------------------------------------------------- cho thép Alfa-t= 1,2E-5 (10-40°C) Khi 200 đến 250°C thì Alfa-t= 1,6E-5 (10-40°C) System: h=45m, D=1,7m Dãn: DL = Alfa-t * DT * h = 1,6E-5 *200* 45000 = 144 mm Không nguy hiểm, vì conson có thể dãn lên hướng trên trời. --------------------------------------------------------- Nở: DK = Alfa-t *SQR (2)* DT * D = 1,6E-5 *1,414*250* 1700= 9,6mm KC Ngàm: Ống khói thép bắt bù lon neo vào móng Bêton phải khoan lổ tròn dài hướng tụ tâm (Radian) Thí Dụ M50 lổ rộng 52- dài 72mm ! Có vậy mới không bị sinh ra ứng suất do nhiệt, rất nguy hiểm ! Phần nầy có thể dung SAP lập mô hình và tính kiểm lại. ___________________________________________ PS: Lực gió W xuống KC chân ống khói thành lực đẩy, bạn Má Lúm KC thế nào để có hệ số an toàn chống trợt > 1,5 ?
rtgreter vret ẻ
MattieHek Em quên mất không nói thêm là có 1 cái tháp khử bụi trước khi vào ống khói anh ạ, ở trong cái tháp khử bụi này thì sẽ có 1 hệ thống nước phun vào tháp dưới dạng mù, cuốn bụi theo nước xả ra ngoài, đồng thời làm giảm nhiệt độ của khói, sau đó, mới dẫn khói tiếp vào ống khói để nhả ra ngoài. Cái tháp khử bụi này thì tôi tự làm được, vì nó chỉ cao khoảng 10m và nặng khoảng hơn 15 tấn thôi ạ Lực gió W xuống KC chân ống khói thành lực đẩy là sao ạ, tôi học dốt nên vẫn chưa hình dung ra được hichic, mong anh chỉ bảo thêm chỗ này với hệ số an toàn chống trượt. Merci anh.
MattieHek
profiltam Thôi xong. Chuyến này "anh" Umy phải giúp tôi nó rồi. Ngọt quá. Cái lực gió khi truyền xuống móng thì sẽ thành mô men M và lực đẩy ngang Q. "Anh" Umy gọi tắt là lực đẩy, thế thôi. Chắc là thế vì ngó xung quanh chẳng thấy cái anh lực nào khác đẩy nó cả.
profiltam
jinchan Cảm ơn bác NGOC_IBST thông dịch cái không rành tiếng Việt chuyên môn của tôi cho các bạn trẻ hiểu được > Gió thổi đẩy vào thân ống, có thể làm ống khói trợt, chà tính sao đây ? có cần phải kết cấu gì gì chăng ? cho có thêm tí an toàn. Khó hén ráng suy nghỉ tìm lối giải và xin các bạn khác tiếp cứu với.> Giúp tôi trẻ nầy nhanh và nhiều quá, thì các cao thủ nhà buồn lòng đấy. PS: Bác NGOC_IBST ơi! có thích cùng làm "anh" với tôi chăng ?, Nhớ lại hôm trước có "em chuối hồng nào đó" cho umy làm "cóc già", hôm nay có mật ngọt quá làm chết "ruồi anh" Umy vậy
jinchan
GeraldKr Như phần trên tôi đã viết về các bước tính toán có nêu ra về lực cắt ( Q ) hay lực đẩy tổng thể lên chân ống khói , cái này tôi cũng đã " mở ngoặc " là không cần quan tâm . Lý do : Cường độ , nếu xét về thép XCT38 là bu lông , thì cường độ chống cắt =1.5T/cm2 , lực kéo, nén = 2T/cm2 ( không rõ lắm, nhưng khoảng đấy ) Như vậy lực chống cắt < lực kéo nén khoảng 3/4 lần . mặt khác ống khói khá cao Ta biết rằng momen = ql^2/4 Lực cắt là = ql mômen gấp 4 lần thì lực cắt tăng 2 lần. cường độ của bu lông với cường độ cắt là tuyến tính. Như vậy khi thỏa mãn điều kiện chịu uốn , kết cấu sẽ thỏa mãn điều kiện chịu cắt . ( ngoại trừ trường hợp cắt cục bộ hay lực tập chung tại một điểm . nhưng ống khói không có dạng này ) Nếu ống khói < 4m ( ??? ) thì lực cắt lúc này nguy hiểm hơn sơ với mômen .
GeraldKr
ao anh xa Ý của bác Umy ở đây là kiểm tra bài toán mất ổn định trượt phẳng của đáy móng cơ. Tuy nhiên cái này thì không đáng ngại vì áp lực bị động ở thành bên của móng khá lớn do móng có kích thước lớn. Mặc dù vậy cũng nên tính ít nhất một lần để xem nó lớn nhỏ như thế nào mà cảm nhận cho các công trình sau này.
ao anh xa
ngoctrinh Chú Umy: Điều kiện chống lật của ống khói là: Mgiu/Mlat>=K Mlat: Tổng mômen gây lật đổ ống khói, thường là do tải trọng gió Mgiu: Tổng mômen giữ, chống lật đổ, chống trượt gồm các thành phần: + Gm: Trọng lượng khối móng + Gđ: Trọng lượng đất đắp trên móng + Gt: Trọng lượng bản thân ống khói Vậy để chống lật, chống trượt cho ống khói có thể dùng: - Móng cọc nhằm tăng mômen giữ - Chôn sâu móng hết mức có thể Vài dòng của hậu sinh ạ
ngoctrinh
thanhtruc Cái này cũng không lo bác ạ . Vì tính sơ sơ vo vo cũng ra cái lực chống trượt đáy móng rất lớn : Ví dụ như công trình má lúm : Diện tích móng nhân với chống cắt của đất ( cái này hơi phi lý nhưng có thể chấp nhận đươjc theo kiểu tính vo ) ( giả sử đất dính c = 0.1kg/cm2 là đất yếu ) 6x6x1 = 36 T ( lực cắt của chân ống khói cộng hết các loại đi là 15 T ) . Như vậy móng ổn định trượt . Đó là chưa kể áp lực hông móng . Với lại thường móng ống khói khá sâu nên hoàn toàn yên tâm.
thanhtruc
dacbiet Đang nói "trượt" lại nhảy vào nót "lật" ? Còn nói lật : biện pháp chống lật tốt nhất là giảm chiều cao ống khói . Hoặc không làm ống khói .
dacbiet
levantrai Không ai đi tính khả năng chống trượt bởi lực cắt của đáy móng cả bởi vì khi có mô men, cái đáy móng nó sẽ bị nhấc đít lên làm cho cái anh sức kháng cát này khó phát huy được. Thông thường, với móng chịu tải trọng ngang không lớn, người ta lựa chọn bề dày móng theo điều kiện áp lực bị động thành bên đủ để chịu cái anh lực ngang đó. Cái này có đwocj trình bày trong các sách GK về thiết kế móng.
levantrai
tandc128 Hic, bác cứ nói thế nào chứ với cái chiều cao vài chục mét thế thì trượt chưa kịp xảy ra đâu ạ, mà nó bị lật trước khi nó trượt cơ bác ơi!
tandc128
anhtuannguyen0904 Chắc không ? nếu ngoài trường hợp ống khói của má lúm ra . Vấn đế chống trượt có được quan tâm trong cấu tạo móng ống khói không ?
anhtuannguyen0904
MichelPurn Theo ý của "tiểu ngu đệ" thì không cần quan tâm trượt cho ống khói vì với chiều cao này, tải trọng gió sẽ thổi nó lật nhào ngay chứ nó chưa có cơ hội để "trượt băng nghệ thuật" đâu bác ợ.khì khì
MichelPurn
Williamon Tốt , Hòn vọng phu là bị trượt đấy nhé . Có rất nhiều trường hợp công trình ( không loại trừ ống khói ) làm ở ven núi , nó trượt cả một khối đất + với cá công trình trên đó .
Williamon
StevenKl Muốn biết nó thích "nhấc đít" hay là "trượt băng nghệ thuật" thì phải tính chứ không thể cảm nhận được đâu. Ví dụ: Cái móng đủ to để trọng lực của nó đủ cân bằng với mô men nhưng lại quên đầm chặt đất thành bên của móng, thậm chí lại làm cái hào xung quanh móng để chống chuột thì sẽ không có áp lực bị động để chống giữ lực ngang. Lúc này, dưới đáy móng lại nghịch ngợm cho một lớp mỡ gà hoặc mỡ lợn đủ dày thì mỗi khi có gió thì cái móng nó sẽ lướt đi lướt lại như trượt băng nghệ thuật ngay.
StevenKl
profil7 khì khì, bác "ÍT BỊ SỜ" ơi!. Chắc phải thịt cỡ vài trăm chú heo và cỡ nửa nghìn con gà thì mới đủ mỡ lợn và mỡ gà cho nhà Pác nghịch nghợm đấy ạ>>>>>>>>>. ka ka. Tất nhiên là với công trình này thì phải tính toán kỹ òi, ko thể chủ quan khinh mẹ "Thiên Nhiên" được ạ. Mẹ "Thiên Nhiên" dạo này càng ngày càng khó tính một cách kinh dị các Pác nhở????. Vậy nên nhà tôi nghĩ nên sử dụng Móng Néo(giống móng néo của cột điện cao thế được xây dựng trên đỉnh núi) và sử dụng dây neo so với phương ngang 45 độ-60 độ như ở hình dưới đây ạ, đảm bảo hết trượt băng nghệ thuật và hết các pha nhào lộn lun. Các lão 9 túi, 9 chấm thấy sao ợ???????????
profil7
KennethOt Cái này là neo chống lật chứ chống trượt cái chi chi .... Giả thuyết trượt : Tại điểm dây cáp neo vào cột : là khớp Tại điểm đáy móng : trượt Nếu móng không ổn định thì cái hệ này là biến hình. Cái điểm buộc giữa cột với dây chỉ tác dụng không cho nó chạy thôi , còn nếu sảy ra trượt thì bạn cứ cảm nhận thế này : Đít nó vểnh lên trước, đầu nó ngửa ra sau . Tâm quay là cái điểm giao giữa dây và cột.
KennethOt
hiepsitayto Không trượt được đâu bác ợ, khiếp cái móng néo chôn sâu dễ gần nửa chục mét đến chục mét mà trượt được nữa thì nhà tôi chịu. Nếu có số liệu hình trụ lỗ khoan địa chất(chắc chỉ cần 1 lỗ) chỗ định làm móng cho Ống khói thì sẽ biết cả ống khói và móng có nằm trên một thớ đất dễ bị trượt không chứ ạ. Đây là tôi nghĩ neo để chống lật, chứ việc chống trượt thì phải có hình trụ lỗ khoan địa chất mới phán được ạ.
hiepsitayto
Happyspringla2007 Nếu cái đống dây dợ ở trên mà buộc cho đủ thì nó cũng làm giảm bớt cái lực đẩy ngang Q ở dưới móng đấy. Thậm chí, nếu buộc nhiều quá và kéo căng không cân thì có khi nó chẳng cần có gió cũng đã đủ để ống khói bị đổ.
Happyspringla2007
GeraldKr Có các khuyến cáo buộc dây hết òi bác ợ: thường là dây cáp thép cường độ cao. Dây neo bố trí thành từng lớp dọc theo thân ống khói, khoảng cách các lớp dây L=(15D,30D), số lượng dây neo trong một lớp là từ 3 đến 4 dây.
GeraldKr
Enriquecem
Hợp tác với các cao thủ, umy xin góp chút ngu ý: Cho các kết cấu ống (Ống khói, tháp truyền hình, tháp nước, Silos, bồn bẻ tròn dựng đứng ...) phải kiểm soát ổn định chóng lật và chống trượt a) chống lật như các bạn đã biết, ôn lại M-giử/M-lật > 1,5 (2,3,5 .. tùy TC) -> Không thõa được dùng bù lon neo b) chống trợt muy*G/Q > 1,5 ...tùy TC; muy: Hệ số ma xát, G: trọng lượng tối thiểu, Q: Lực cắt b1) Trượt tại mối nối giửa ống thép vào móng Bêtông Thí dụ cho ống khói nầy Q = W Lực Gío Nếu muy: Thép vào Bêtông = 0,5 G = 30 tấn W= 10 tấn --> 0,5*30/10 =1,5 vừa được, Nếu không thõa có thể KC "khất" (Khất : Chôn Ông thép khoãng 10cm vào móng Bêtông) Nếu muy =0,4 G= 26 tấn W=10 tấn --> 0,4*24/10 < 1,5 không đủ Nhưng khi dùng Bù lon Neo chịu kéo khi bị tác dụng Lật, Thì các bù lon nầy thừa sức chịu cắt bởi tác dụng trợt Kiễm F-shear = Q/n , A-shear =P*R², --> Áp suất cắt tau = (4/3)*F-shear/A-shear < fy/(sqr(3)*1,5) b2) Trượt móng, trường hợp làm móng của Má Lúm đủ sâu vào nền đất như trong topic đã ghi, thì không có vấn đề gì cã. Cách tính kiễm lại như bạn langlungcu đã giải thích. c) Vấn đề tác dụng Nhiệt cho ống khói hay chạm vào KCchống trợt. Chuyễn vị nhiệt (Nở) DL = alfa-t* DT * D Thermal strain Epsilon =DL/D , Nếu không được chuyễn vị dãn nở tư do sẻ sinh ra Thermal Stress ![ Vì thế khi KC chống trợt, Ngăn chận chuyển vị bằng ma xát, bằng khất hay băng sức chịu cắt của Bù lon Neo sẻ sinh ra "local Thermal Stress" khá lớn. --> Kiễm tính được với SAP, ANSYS, ABAQUS. KC chống trợt và luôn cã nhiệt, thì theo ngu ý (không bắt buột phải theo) có thể làm như vầy. (Hơi tốn tiền đấy nhé) - các lổ đăt Bù lon neo hình tròn dài hướng tâm. - Măt dưới Ống khói thép vào Bêtong có lớp teflon trượt, muy =0,01 << - Khất cho ống khói chôn khoãng 10 cm xuống móng Bêtông, có khe vòng tròn để nở theo nhiệt khoãng 1-2 cm. Vui lòng vì có nhiều góp ý của các bạn, mong chúng tôi biết giải quyết được những vấn đề tương tợ ở tương lai.
Enriquecem
thietkelogo
Em xin bổ xung thêm một cái ý nhỏ nhỏ nữa : Sức kháng cắt của đất được tính muy*G/Q > 1,5 ...tùy TC; muy: Hệ số ma sát, G: trọng lượng tối thiểu,( tôi xin chỉnh lại là : Áp lực lên đáy móng ) Vì lực ma sát nó nhân với áp lực . Vậy ở đây , ta lấy với áp lực min , max hay trung bình ? Chắc chắn min là không ổn , vì có trường hợc min <0 hoặc min = 0 ??? Như vậy có thể lấy áp lực = P / A A : Diện tích của phần móng chịu nén, hay diện tích móng hữu hiệu ( A= Atổng - Akéo ) Vụ này cũng không ổn : Vì như thế lại bị ngược , Giả sử móng càng bị lệch tâm lớn thì áp lực lúc này lại càng nhiều => lực kháng trượt lại càng tăng Vậy ta lấy áp lực trung bình cho nó tiện , vì lúc nào cũng có thể tính đựoc áp lực này p/s: ngồi " phịa " công thức kể cũng hay
thietkelogo
Vimcentcow Đúng vậy , hiện tượng trượt , lở đất thường sử dụng cọc . Cắm công trình sao co vào lớp đất không bị trượt , bị lở . Hãy nhớ chủ đề này chia làm 2 phần nhé : Phần 1 : giải quyết bài toán của ma lúm ( Tìm phương án tối ưu cho má lúm ) Phần 2 : Giải thiết bài toán bị trượt ( trường hợp này không liên quan tôii bài toán má lúm ) Nhầm lẫn lung tung cả lên .
Vimcentcow
53caugiay Hì hì, bác này thật là hay. Thảo luận để "ra tấm, ra món" mừ bác Đôi khi nhầm lẫn lại có cái hay của nó đấy, bác ợ????????>>>>>
53caugiay
EfrainKl
Lẽo đẽo theo các bác quả thấy hay, mặc dù ẻm không biết chi tính kết cấu. Cám ơn các bác Ngọc -IBST, bác Umy, bác langlungcu va ca Quy hoi KSXD nữa. Chắc bác Ngọc và bác Umy chuyên bên thiết kế, bác Langlungcu chuyên bên thi công nhưng cũng đã từng ngồi mỏi mắt với máy tính rồi phải k ạ. Cha ông bảo đi một ngày đàng học một sàng khôn cấm có sai. Lúc nào rảnh chắc ngồi nghía lại lý thuyết tý vậy. Ngoài ra, chủ topíc cũng là một người rất thức thời nữa.
EfrainKl
hoibmtose005
Nhân tiện đây cho e hỏi có ai có tài liệu nào hướng dẫn tính độ ổn định chông lật cho móng không. Hôm nay mới đi giải trình cho bên thẩm định bi out mất tiêu. Tôi tính toán cho M chống lật/ M gây lật > 1,2. Bị hỏi là tính theo quy trình và tiêu chuẩn nào thì đành bó chiếu. Giờ ko bít làm sao để cho nó duyệt hồ sơ hết. Ai giúp e với ! :L
hoibmtose005
muadem116
bác làm cái đó cũng giống làm cái móng nhà công trình thôi. Thứ nhất bác tính theo điều kiện bền thứ nhất là điều kiện bền. Thứ hai bác tính theo điều kiện ổn định. điều kiện thứ nhất bác tính tải trọng gió tác dụng lên cái ống khói. cái này bác xem tiêu chuẩn 2737-1995. sau đó bác tính nội lực tác dụng lên chân móng gồm 3 thành phần N,M,Q. trường hợp này Q cũng khá lớn, cái này bác có thể giải quyết theo 2 cách: 1- dùng đất chịu lực ngang Q, cái này bác tính chiều sâu chôn đài móng đó. cách tính cụ thể dài dòng bác xem tài liệu nền móng nha. 2-cách 2 bác thiết kế cọc chịu momen do Q gây ra, cái này phức tạp bác xem tài liệu nền móng nhà cao tầng của thầy NGUYỄN VĂN QUẢNG. Với M,N. móng nông: bận cần kiểm tra điều Pmax,Pmin, điều kiện Pmax0.( đất nền vẫn chịu nén); đây là điều kiện về cường độ. Điều kiện sử dụng ổn định là độ lún.. tôi nghĩ loại móng này lún lúc nào cũng thỏa. nếu móng cọc cần kiểm tra điều kiện chịu nhổ của cọc. Về lật của móng: nó đã nằm trong điều kiện Pmin>0 rồi, bạn nào thử kiểm tra đi. còn móng cọc thì cọc khong nhổ nổi thì làm sao móng bị lật được.
muadem116
rtgreter vret ẻ
Alo, các bác cho tôi hỏi chút: Ống khói đã sử dụng 10 năm, nay đến kỳ đánh giá độ an toàn nên phải kiểm tra chất lượng bulon. - Làm sao để đánh giá mức an toàn của móng ống khói mà không tháo chân móng ra ?. - Làm sao đánh giá được mức độ biến dạng của bulon ? Mô tả: Ống khói cao 27m, thép dày 16mm được nối bởi 18 đoạn, mỗi đoạn dài 1,5m. Móng: cao x dài x rộng (cm): 40 x 200 x 200 Móng và đế ống khói nối với nhau bởi 12 bulon M40. Hồ sơ thiết kế của ống khói không tìm thấy, ống khói đc đặt tại VSIP1 - Bình Dương. Thanhks cả nhà.
rtgreter vret ẻ

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Xác định kích thước móng nông theo sức chịu tải của đất nền    (có 90 câu trả lời)
       Móng băng hay móng bè?    (có 46 câu trả lời)
       Móng gạch cho nhà dân?    (có 52 câu trả lời)
       Cách tính toán móng bè cho cột điện?    (có 27 câu trả lời)
       Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn?    (có 52 câu trả lời)
       Phương pháp giảm lún cho móng nông ?    (có 68 câu trả lời)
       Thí nghiệm sức chịu tải của nền?    (có 16 câu trả lời)
       Móng đá hộc?    (có 14 câu trả lời)
       Bố trí thép móng băng    (có 33 câu trả lời)
       tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch    (có 13 câu trả lời)
       ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát    (có 15 câu trả lời)
       Nội suy trên đường cong e - p?    (có 18 câu trả lời)
       Bố trí thép cho móng?    (có 15 câu trả lời)
       Thi công khoan cấy thép.    (có 15 câu trả lời)
       Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s    (có 24 câu trả lời)
       Bản vẽ móng băng nhà phố?    (có 67 câu trả lời)
       Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?    (có 42 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng bè?    (có 102 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng đơn?    (có 98 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng băng?    (có 95 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng băng?    (có 95 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng đơn?    (có 98 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng bè?    (có 102 câu trả lời)
       Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?    (có 42 câu trả lời)
       Bản vẽ móng băng nhà phố?    (có 67 câu trả lời)
       Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s    (có 24 câu trả lời)
       Thi công khoan cấy thép.    (có 15 câu trả lời)
       Bố trí thép cho móng?    (có 15 câu trả lời)
       Nội suy trên đường cong e - p?    (có 18 câu trả lời)
       ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát    (có 15 câu trả lời)
       tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch    (có 13 câu trả lời)
       Bố trí thép móng băng    (có 33 câu trả lời)
       Móng đá hộc?    (có 14 câu trả lời)
       Thí nghiệm sức chịu tải của nền?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp giảm lún cho móng nông ?    (có 68 câu trả lời)
       Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn?    (có 52 câu trả lời)
       Cách tính toán móng bè cho cột điện?    (có 27 câu trả lời)
       Móng gạch cho nhà dân?    (có 52 câu trả lời)
       Móng băng hay móng bè?    (có 46 câu trả lời)
       Xác định kích thước móng nông theo sức chịu tải của đất nền    (có 90 câu trả lời)
       Móng máy dây chuyền sản xuất?    (có 8 câu trả lời)
       Giá trị của góc ma sát trong của đất ?    (có 8 câu trả lời)
       Áp lực tiêu chuẩn nền đất?    (có 8 câu trả lời)
       Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?    (có 8 câu trả lời)
       Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng    (có 8 câu trả lời)
       Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc    (có 8 câu trả lời)
       Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm    (có 11 câu trả lời)
       Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?    (có 33 câu trả lời)
       tinh lun co y nghia gi?    (có 14 câu trả lời)
       thắc mắc hệ số nền    (có 15 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top