Xác định kích thước móng nông theo sức chịu tải của đất nền - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Xác định kích thước móng nông theo sức chịu tải của đất nền
Chào all member!
Em đọc sách một số sách nền móng thì thấy công thức xác định kích thước móng đơn theo sức chịu tải của đất nền tức là, dựa vào điều kiện:
P<=R và Pmax<=1,2R.
Trong đó R là sức chịu tải của đất nền tính theo công thức của Terzaghi
P áp lực đáy móng.
em băn khoăn ở đây là trong công thức tính áp lực đáy móng P thì có sách sử dụng tải trọng tiêu chuẩn để tính, có sách thì sử dụng tải trọng tính toán để tính. Theo e hiểu thì việc tính toán diện tích móng theo trạng thái giới hạn về cường độ (TTGH 1)thì sử dụng tải trọng tính toán tính P mới đúng chứ. xin mọi người góp ý
Có 90 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Mẹo để tính chi phí xây nhà đơn giản và nhanh chóng nhất là: lấy báo giá xây nhà trọn gói tăng thêm 5-7% rồi nhân với diện tích xây dựng
|
|
|
Bài toán về cường độ người ta dùng công thức khác, mới hơn công thức này
Còn Cái Rtc này chỉ là điều kiện để áp dụng các công thức tính lún ( biến dạng) nên dùng tải tiêu chuẩn.
Trong tc 45-78 cũng dùng Rtc.
|
trangyu lan |
|
|
Bạn hiểu nhầm câu hỏi của tôi rồi. R ở trên là sức chịu tải của đất nền tính theo công thức của Terzaghi hoặc vesic chứ không phải là Rtc (áp lực tiêu chuẩn) trong 45-78.
|
RobbertooWig |
|
|
Nếu theo Tezaghi thì ptt < Pgh/k = qult/FS
Tính theo TTGH I thì dùng tải tính toán
Bạn có thể up công thức tính theo tải TC gì đó lên đây ko?
|
Donaldsor |
|
|
Bạn xem trang 8 cuốn ví dụ đồ án nền móng trên diễn đàn có down về xem thử.
|
tungch46 |
|
|
Bạn đúng rồi.
Ngày xửa ngày xưa vào những năm của Thiên niên kỷ trước thì người ta có dùng cái Rtc để xác định kích thước móng. Vì cái Rtc là thuộc về bài toán kiểm tra lún nên người ta lấy tải tiêu chuẩn để kiểm tra. Bây giờ vẫn còn lại vài cuốn sách cũ mà bạn đã đọc được.
Thế là vẫn còn may đấy. Nếu đọc mấy cuốn từ cách đây 200 năm trước thì bạn sẽ còn nhiều sắc mắc hơn nữa.
|
truongtiengka |
|
|
|
Bạn ấy đang thắc mắc cái tải trọng cột tác dụng xuống ấy bác à
|
muaxanh |
|
|
Thì tôi đã giải thích vì sao ngày xưa cái tải trọng bên trên truyền xuống để xác địnhkichs thước móng lại lấy theo tải tiêu chuẩn rồi đó. Đọc kỹ lại xem.
|
AlfomzoMl |
|
|
hiện nay tôi thầy tài liệu của thầy Ân, và thầy Quảng, và giáo trình... vẫn đang sử dụng Rtc. nhưng thấy mọi người nói là biểu thức đấy quá cũ.... vậy theo các bác lấy biểu thức nào để xác định kích thước móng sẽ không lỗi thời vậy?
|
thanhtruc |
|
|
Thanks bác Ngọc.
Hiện tại vẫn còn một số trường vẫn dạy sinh viên làm đồ án theo cái Rtc này.
Không biết ai bịa ra cái điều kiện tính móng theo Rtc nhỉ, trong QP 45-78 cũng quy định giá trị Rtc để đảm bảo nền biến dạng tuyến tính, còn tính móng vãn theo sức chịu tải của đất nền mà.
Em thử tính theo 2 công thức thì thấy cái Rtc cũng xấp sĩ bằng Pgh/Fs tính theo terzaghi, không biết sao nữa.
|
viet toan 12 |
|
|
Mấy ông Lốp Bốp Lép Bép bịa ra cái Rtc.
Tính xấp xỉ là đúng rồi bời vì:
Rtc < R vẹc sic
Ptc < Ptt
Chúng đều đồng thời nhỏ như nhau nên khi chia ra thì kích thước xấp xỉ nhau.
Nhưng .....không phải lúc nào cũng như vậy.
|
StevenKl |
|
|
Nhân đây bác Ngọc cho tôi hỏi luôn là:
Khi tính SCT theo công thức của ông Vesic, thì nó có tôii 5 cái hệ số hiệu chỉnh trong công thức:
Hệ số hiệu chỉnh do ảnh hưởng của hình dạng móng
Hệ số hiệu chỉnh độ nghiêng của tải trọng
Hệ số hiệu chỉnh độ sâu đặt móng
Hệ số hiệu chỉnh độ nghiêng của mặt đất
Hệ số hiệu chỉnh độ nghiêng của đáy móng
Nhưng khi thiết kế móng thực tế thấy rằng, tải trọng công trình thường tác dụng thẳng đứng, mặt đất nằm ngang, đáy móng nằm ngang.. nên khi tính chỉ xét đến hệ số hiệu chỉnh hình dạng móng, còn các hệ số khác lấy =1 có hợp lý không bác Ngọc. chứ ngồi tính ra hết 5 cái hệ số trên chắc quáng gà mất.
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Đúng đó bác,
Ngay trong sách của Whitlow cũng có chỉ ra các hệ số trong trường hợp thông thường như bạn nói rồi mà.
|
Robertvove |
|
|
Thực ra thì nó là 2 phương pháp khác nhau bạn à. Cái Rtc (như công thức trong các sách chính xác là sức chịu tải theo trạng thái giới hạn thứ 2 RII theo 45-78) là liên quan đến phương pháp tính toán nền theo trạng thái giới hạn về biến dạng (TTGH II) Sức chịu tải của nền được chọn tương ứng với vùng biến dạng dẻo phát triển từ đáy móng đến độ sâu b/4, sao cho nền đất còn ứng xử như một vật liệu đàn hồi để có thể áp dụng lý thuyết đàn hồi vào tính toán các ứng suất trong nền. Nó là điều kiện cần để áp dụng các công thức tính lún phổ biến hiện nay.Thực ra xác đinh Rtc theo 45-78 cũng chưa chặt chẽ về mặt lý thuyết lắm vì sự phát triển của vùng biến dạng dẻo của đất cũng khác với vật thể đàn hồi. Tuy nhiên khi vùng biến dạng dẻo còn nhỏ thì sai khác đó cũng không lớn, công thức này chúng ta thường dùng nhất.
Cái áp dụng công thức Terzaghi là tính toán nền theo trạng thái ứng suất cho phép (Trạng thái giới hạn về cường độ và ổn định). Còn cái R trong trường hợp này: R=Pu/Fs (Pu là sức chịu tải cực hạn của nền xác định theo phương pháp giả thuyết cân bằng giới hạn điểm; Fs hệ số an toàn tổng thể có giá trị từ 2-3 phụ thuộc vào thành phần tải trọng tuy nhiên việc lấy trị số Fs bằng bao nhiêu vẫn chưa thông nhất)
Vậy thì hai cái R ấy là ở 2 phương pháp tính khác nhau rồi. Do vậy việc tính cường độ tính toán của nền đất theo phương pháp nào sao cho phù hợp thực tế của nền đất và tính chất công trình để đảm bảo tối ưu. Có thể tính theo 1 cái rồi kiếm tra theo cái thứ 2 giống như việc tính toán cấu kiện bê tông cốt thép ấy.
|
thanhtruc |
|
|
Cái màu đỏ là chưa đúng đâu, 2 cách này vốn là 1 đấy.
|
ArthurGip |
|
|
Theo tôi quan điểm tính 2 cách này nó khác nhau.
TÍnh móng theo điều kiện áp lực tiêu chuẩn Rtc nó không theo 1 trạng thái giới hạn nào.Tính móng theo điều kiện này nó quá an toàn và gây lãng phí.
Còn tính móng theo sức chịu tải của đất nền là tính theo trạng thái giới hạn về cường độ và ổn định (TTGH 1)
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Cái màu đỏ bạn hiểu nhầm rồi, Rtc người ta gọi là áp lực tiêu chuẩn của nền chứ không phải là sức chịu tải của đất nền.
|
Robertbura |
|
|
Công thức R trong 45-78 là sức chịu tải theo trạng thái giới hạn thứ 2 đấy bạn được chọn tương ứng với vùng biến dạng dẻo phát triển từ đáy móng đến độ sâu b/4 đấy bạn. Đó là tôi rút ra từ các tài liệu đã được học. Mong các cao thủ chỉ giáo thêm. Tôi sợ nhất tôi hiểu sai mà lại cứ nghĩ là tôi đúng thì nguy to. Vì vậy tôi cũng mạnh dạn trình bày theo cách hiểu và đúc rút ra là vậy.
|
RobertDum |
|
|
Rõ ràng cái Rượu thịt chó và cái R sức chịu tải theo trạng thái giới hạn cường độ và ổn định là theo 2 trạng thái giới hạn khác nhau (TTGH I và TTGH II). Cũng giống như trong bê tông cốt thép thôi. Ban đầu thường ta tính theo điều kiện cường độ (TTGH I) sau rồi không yên tâm ta lại kiểm tra lại theo võng, nứt (TTGH II). Mỗi cái có cái ưu điểm riêng, tính như thế nào còn tùy vào trường hợp cụ thể. Hoặc yên tâm hơn thì áp dụng cả 2.
P/S: Trong phần mềm MDW (tính móng đơn) của CIC cũng để người sử dụng tùy chọn đấy: Lựa chọn kích thước móng theo Pu hoặc theo Rtc. Hoặc nó sẽ lấy giá trị thiên về an toàn theo 1 trong 2 cách. Ai dùng rồi thì biết, không thì lập excel cũng được.
Nói như bác Ngoc_IBST rất đúng, bây giờ khác ngày xưa nhiều lắm. Công thức tính mỗi tiêu chuẩn cũng có cái khác nhau. Chúng ta phải bắt kịp những cái tiên tiến hơn. Nhưng khổ một điều là lâu nay học sao ra làm vậy, tài liệu thì chả có (tiếng anh thì trình còn gà ), tiêu chuẩn Việt Nam thì vẫn theo cái cũ.
|
michaelyork |
|
|
Nhiều sách nó không ghi là R tê xê đâu mà nó ghi là RII. Các bác chém thêm đi cho tôi hiểu thêm với. Vì tôi không phải là nghiên cứu nên tôi không muốn hiểu sai vấn đề Chỉ cần tôi thấy người ta bảo cái đó tin cậy là tôi phang thôi.
|
tandc128 |
|
|
Cái màu đỏ là chưa đúng đâu, 2 cách này vốn là 1 đấy.
|
Hai cái này vốn là 1 theo cái kiểu gì vậy ???
AlbertgeK |
|
|
Tại vì một có một số tài liệu chém thế nên cháu tưởng gọi thế cũng được. Còn đa số các tài liệu khác ghi rõ là cường độ tiêu chuẩn đất nền. Bằng chứng đây ạ
|
deptrainhatnha |
|
|
Đấy ...đấy. Đấy là cái nguy hiểm của cái việc viết sách chưa chính xác làm cho rất nhiều người sai theo.
|
noithatap |
|
|
Có sách thì gọi là cường độ tính toán của đất nền, có sách lại viết là cường độ tiêu chuẩn đất nền, trong tiêu chuẩn TCVN 45-78 thì là áp lực tính toán tác dụng lên nền; cũng một cái tên mà loạn cả lên
|
mucangchai |
|
|
dạ, trong tài liệu có nói rõ, Rtc không phải là sức chịu tải, nhưng nta lấy Ptc<=Rtc là để đảm bảo điều kiện tính lún, khi đấy chiều sâu biến dạng dẻo phát triển tôii b/4.
nếu tính theo Vẹc sịc vẹc siệc. Tẹc sa ghi thì khi đó có đảm bảo điều kiện để tính lún theo đàn hồi không ạ?
|
profilmuoibay17 |
|
|
Nó là 1 vì cách chọn hệ số Fs, chọn...khéo thì giá trị sức chịu tải của nền tính theo 2 cách sẽ giống nhau.
Là 1 vì đều nằm trên đường tải trọng- độ lún, cái đường thẳng thẳng- cong cong.
Là 1 bởi vì, trên cái đường cong đó có đoạn thẳng và cong, và bởi xác định bằng giải tích nên vị trí các điểm để phân biệt các đoạn cong- thẳng xác định là tương đối nhờ mấy công thức trên.
|
Vimcentcow |
|
|
Theo một số quan điểm thì tính theo Terzaghi cường độ tính toán như vậy vừa đàm bảo điều kiện biến dạng vừa đảm bảo điều kiện chịu tải. Tuy việc lấy cái hệ số Fs (hệ số an toàn tổng thể) bằng bao nhiều vẫn chưa thống nhất. Nên điều này còn hạn chế.
Nếu bạn tính lún theo đàn hồi thì bạn nên kiểm tra theo điều kiện Rtc sẽ đúng với bản chất hơn.
|
test1212 |
|
|
Biến dạng và sức chịu tải, 2 cái có liên hệ với nhau nhưng cũng không đơn giản.
Ví dụ mô hình mo-culong có 4 thông số: E, nhuy, phi, c.
2 thông số để tính sức chịu tải là : phi,c
2 thông số để tính lún là: E, nhuy.
Nếu có 2 loại đất mà có giá trị phi, c giống nhau thì sẽ tính ra giá trị Rt/c gống nhau, nhưng mà 2 loại đất này có E, nhuy khác nhau thì độ lún sẽ khác nhau.
Thế nên mới có câu: trạng thái ứng suất và biến dạng.
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Theo trường phái tính lún của phương Tây thì người ta không quan tâm tôii lún có là tuyến tính hay không. Cứ tính ào ào.
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Cái thằng tính theo cường độ chẳng quan tâm quái gì đến cái đường thẳng p - S cả.
|
mucangchai |
|
|
Đấy là cháu còn chưa đưa công thức tính R theo độ bão hòa khác nhau vô đây đó .
Loạn thì cho nó loạn luôn , điều trị 1 lần cho nó...phê.
|
Winmordbet |
|
|
Tính lún của phương Tây là tính theo biểu đồ e-lgp và Cc, Cr đúng không Bác Ngọc.
Khi xác định diện tích móng theo sức chịu tải [p]=Pgh/Fs nhưng lại tính lún theo 45-78 thì phải kiểm tra Điều kiện Rtc để xem nền có biến dạng tuyến tính không.
Nếu điều kiện này không thỏa mãn thì quay lại chọn diện tích móng theo Rtc, sao lại lòng vòng ri trời
|
Robertol |
|
|
Mặc dù cái Rtc và [P]=Pgh/Fs này nó đều nằm trên cái đường cong cong (giai đoạn hình thành các vùng biến dạng dẻo) như bạn nói nhưng ý nghĩa nó khác nhau cái Rtc nó úng với vùng biến dạn dẻo cho phép nó bằng b/4. còn cái Pgh là ứng với lúc nền chuẩn bị phá hoại lận. Khi thiết kế móng theo trạng thái giới hạn cường độ 1 tức là theo khả năng chịu tải thì phải tính theo Pgh chia cho một cái hệ số an toàn Fs. Nếu kết quả 2 cách nó gần giống nhau thì cái hệ số an toàn nó bằng (2-3 lần) luôn đó.
|
Robertol |
|
|
Thế thì tôii mới lói là 2 cách tính là 1, tính toán sao cho p(нал) < Rt/c< p(u).
Thêm 1 thông tin nữa là cách tính pu vốn dĩ không phải của Ten-za-ghi nghĩ ra mà do 2 ông trước đó đã công bố từ năm 1920-1921; cũng không tìm được các tác phẩm của 2 ông này do quá lâu rồi.
Công thức nguyên thủy của nó không kể đến các thông số hình dạng của móng đâu.
Ter-za-ghi và các ông sau này phát triển và đưa thêm các hệ số khác vào.
|
moaza12vs |
|
|
Nếu tính lún theo thằng Cc, Cs thì không cần quan tâm đến đk Rtc
Ngay cả trong tài liệu hướng dẫn đồ án nền móng của TS. Nguyễn Đình Tiến dùng công thức của Tezaghi để chọn kích thước móng rồi đi tính lún theo e-p luôn.
|
Edwandhext |
|
|
Thế kích thước móng chọn như thế nào nhỉ ?
|
CharlesEn |
|
|
Chọn bình thường.
|
ngoduong89 |
|
|
Bình thường như vậy có phải giải phương trình mũ không ạ ?
|
Amen1402 |
|
|
Hì hì. Chứng tỏ chưa thiết kế móng nông bao giờ. Còn ở trên mây lắm. Thực tế thì người ta có cách nhanh gọn hơn nhiều. Cách đó là:
- Nếu chưa có kinh nghiệm thì chọn bừa kích thước móng nào đấy rồi tiến hành kiểm tra điều kiện cường độ. Nếu thỏa mãn hợp lý thì vỗ tay. Nếu chưa thỏa mãn hợp lý thì chọn đi chọn lại sao cho nó thỏa hợp lý.
- Nếu có kinh nghiệm thì cái việc chọn đi chọn lại sẽ ít hơn hoặc sẽ không phải chọn đi chọn lại.
Ba cái phương trình mũ miếc này nọ là dành cho mấy thằng dở hơi không biết bơi.
|
Edwandhext |
|
|
Cháu lại nghĩ là việc chọn bừa là do ngại giải phương trình thôi .
Cách giải phương trình thì cho ngược lại, đảm bảo thỏa mãn điều kiện cường độ trước rồi mới ra diện tích móng, do đó...đỡ phải chọn bừa và chọn nhiều lần .
P/s: phần móng này là do cháu tiện tay dắt dê thôi, đề phòng bên ngành mỏ và công trình ngầm thất nghiệp thì sang đây kiếm chút rau- cháo qua ngày
|
ao anh xa |
|
|
Nếu hoài cổ thì dựa vào đk Rtc để chọn kích thước móng
Nếu không thì dựa vào Pult của Tezaghi hay Vesic gì đấy rồi chọn.
Nếu chọn kích thước móng theo Rtc thì khi tính lún theo quy pham 45-78. Vì cái điều kiện Rtc đưa ra là để phù hợp cho cách tính theo a(1-2) nghĩa là đất chỉ biến dạng trong khoảng thay đổi tải từ 100Kpa đến 200 kPa, nên các hệ số nén tương đối ao và modul biến dạng E thường được các phòng thí nghiệm cơ học đất tính với cấp tải từ 100kPa - 200 Kpa, trong thí nghiệm nén cố kết.
Nếu không dùng cái thằng Rtc này để chọn kích thước móng thì không được dùng cách tính a(1-2) mà phải dùng cách khác.
P/s: Tôi thấy co nhiều cách chọn, một là chọn đại kích thước nào đấy rồi đi kiểm tra, 2 là giải phương trình để ra.
|
levantrai |
|
|
Tất cả những thằng thiết kế móng nông chúng nó vứt cái phương trình phương chiếc mũ miếc vào sọt rác ngay từ trước khi làm công trình đầu tay. Việc chọn kích thước móng không chỉ bởi có mỗi cái cường độ mà còn bởi nhiều mối quan tâm khác. Cứ chúi mũi để tính tính toán toán giải phương trình này nọ thì chủ nhiệm công trình đuổi đi mua mắm mua tương bởi sẽ phù hợp với công việc đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành.
|
AlbertDOB |
|
|
Tại sao tính lún theo biểu đồ e-p thì cần xét đến đk Rtc cón tính theo Cs, Cr thì không cần, 2 cách này nó cùng chung 1 công thức gốc mà ra:
S=(e0-e1).H/(1+e0).
|
test0032 |
|
|
Thực ra thì không cần xét đến điều kiện biến dạng tuyến tính theo Rtc khi tính lún thực sự theo e-p.
Người ta phải kiểm tra điều kiện biến dạng tuyến tính theo Rtc là vì tính lún theo cái a(1-2) được lấy từ e-p. Khi tính lún theo a(1-2) mà áp lực nó vượt Rtc thì việc tính lún nó không còn đúng nữa do lúc này a(1-2) nó không còn là a(1-2) mà nó có khi lại là a(1-3) hoặc a(2-6) mất rồi.
|
Winmordbet |
|
|
Túm lại nếu không tuân theo đk Rtc thì ko cần tính lún theo công thức trong quy phạm 45-78. Vì công thức tính lún trong tc 45-78 là S = beta x pi x hi / Ei
Trong đó thằng modul biến dạng E thường được các phòng thí nghiệm tính với cấp tải từ 100 Kpa - 200 kPa, trong thí nghiệm nén cố kết.
Ta cứ tính lún theo Cc, Cr, Cs hoặc là tính trực tiếp theo sự thay đổi của e theo p mà không quan tâm đến cái thằng Rtc kia.
|
Vincentpype |
|
|
Tiện đây các bác cho tôi hỏi trong các công thức tính cường độ đất nền có các thông số như trị tính toán thứ nhất của góc ma sát trong, trị tính toán thứ nhất của lực dính đơn vị...trị tính toán thứ 2 của góc ma sát trong, trị tính toán thứ 2 của lực dính đơn vị...hai trị số này giống nhau không các bác. Trong quá trình thí nghiệm thì khác nhau không. Tôi xin cảm ơn
|
JacimtoCogy |
|
|
- Khi tính toán nền theo cường độ thì ta lấy các đặc trưng tính toán TTGH I ( với xác xuất độ tin cậy alpha = 0.95)
- Khi tính toán nền theo biến dạng thì ta lấy các đặc trưng tính toán theo TTGH II ( với xác xuất độ tin cậy alpha = 0.85)
Khi thống kê số liệu địa chất sẽ cho ra 2 giá trị này.
|
thanhtinh |
|
|
Nếu chúng nó mà giống nhau thì gọi tên khác nhau để làm cái cóc không gì nữa.
Cả hai cái 1 và 2 đều dựa trên một tập hợp các thí nghiệm. Đột nhiên chúng nó khác nhau là khi xử lý số liệu mà thôi. Như Tinhutech198 đã nêu rằng thì là chúng nó khác nhau là bởi cái độ tin cậy khi tính là khác nhau. Thằng tin cậy nhiều thì cho đứng thứ nhất. Thằng ít tin cậy hơn thì cho nó đứng thứ 2. Không biết khi tính ở TTGH 3, TTGH 4 và TTGH 5 thì người ta lấy cái hệ số alpha bằng bao nhiêu nhỉ.
|
AlfomzoMl |
|
|
Em chỉ nghe nói tôii trạng thái giới thứ 3 ( chỉ sử dụng cho tính toán kết cấu móng) chứ chưa nghe TTGH 4 và 5 bao giờ.
|
dolkihote |
|
|
Chỗ này tôi vân chưa hiểu lằm
Trong tính lún thì có nhiều công thức biến đổi qua lại nếu tính lún mà không qua hệ số nén lún a (S=ao.p.h) thì không quan tâm đến Rtc có đúng không ạ.
cứ áp dụng công thức S=(e1i-e2i).Hi/(1+e1i) tra e theo P trên biểu đồ e-p mà tính là ok
|
muadem116 |
|
|
cái này ở sách nào vậy bạn?sao tôi chi thay ghi c,phi ko ah
|
sieunhangiambeo |
|
|
Sách Nền và móng của Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Hữu Kháng, Uông Đình Chất.
|
mtv_0201 |
|
|
Bạn hiểu đúng rồi. Dưng mà tính theo công thức S=(e1i-e2i).Hi/(1+e1i) tra e theo P trên biểu đồ e-p thì mệt lắm bởi phải tính cho nhiều phân tố có p1 ban đầu khác nhau do chúng nằm ở độ sâu khác nhau.
|
RobbertooWig |
|
|
Trả lời thế này là ...dại rồi, đáng lẽ phải hỏi bác Ngọc xem là có cách nào đỡ mệt hơn không mới đúng .
P/s: chuyển qua công thức có Cc sẽ đỡ nhọc hơn mà kết quả tính vẫn như nhau.
|
CharlesEn |
|
|
biêu thức in đậm ở trên có liên quan gì tôii biểu thức này không anh nhỉ? S=(p.b.ω.(1-μ^2))/E
theo biểu thức này b càng lớn thì s càng lơn (cùng áp lực đáy móng) như vậy có hợp lý hay không ạ?
|
ngoduong89 |
|
|
em đùa mà,làm đồ án tính theo e-p nội suy thoàn bịa số thôi
|
profiltam |
|
|
Cái topic này đúng là...hổ đốn, công thức chịu tải Nga, tư bản tùm lum, giờ xét luôn cả lún, cứ nhảy qua nhảy lại.
Muy là hệ số Poison.
Tính lún theo kiểu Nga bao giờ cũng có 2 thông số: E và nhuy (muy hay nua gì đó ).
|
Edwandhext |
|
|
Đúng là thằng móng này nó cứ loạn cào cào lên theo các tiêu chuẩn.
Nào là Rtc, nào là Pult
Nào là bousiness, nào là vesic, tezaghi
Ai dính sâu vô thằng cơ học đất thì sớm nhập viện.
|
truongtiengka |
|
|
b là chiều rộng của công trình, tăng b mà quá chiều dài thì phải lấy giá trị l thay cho b như kiểu chuyển giới ấy .
Mặt khác còn có thằng w nó tham gia nữa, thằng này nó lại phụ thuộc và chỉ số hình dạng công trình ( chỉ số giới tính) l/b.
Thế nên không phải b càng lớn thì s càng lớn mãi.
Mặt khác cái p này là áp lực dưới đáy móng, nếu có cùng 1 trọng lượng công trình P thì với diện tích A khác nhau thì p sẽ khác nhau:
p=P/A=P/l*b
thế nên khi tăng b thì p sẽ giảm, nên không có chuyện tăng diện tích móng mà cùng 1 tải trọng công trình độ lún sẽ tăng như bạn nói.
|
BarbaraEr |
|
|
dạ, tôi giả sử tỷ lệ móng l/b=1. tăng kich thước móng đồng thời tăng tải... miễn làm sao áp lực phân bố dưới đáy móng không thay đổi thì độ lún sẽ tăng thì vô lý quá các anh à.
|
lightzar |
|
|
Híc, thường thì với các loại đất thì hệt số nở hông poat xông cao lắm là 0.5 ( sét dẻo nhão)
Còn vật liệu thì có cao su với hệ số poatxong = 0.5
Không lẽ đây là loại đất đặc biệt sao thầy
|
ewrewrwewe |
|
|
Đang ăn, cứ làm phiền .
Trong công thức trên bạn thấy cái hệ số poison nó là mũ 2 và một số thứ linh tinh.
Ở đây nó bị ẩn đi là chiều dày lớp đấy chịu nén, tức là giới hạn đoạn đất chịu tác dụng của tải trọng ngoài.
Nếu chịu khó biến đổi nó sẽ ra công thức tính chiều dày lớp đất chịu nén bằng phương pháp này. Và kết quả chỉ ra rằng cái chiều dày này tỷ lệ thuận với chiều rộng b.
Thế nên cái màu đỏ ở trên cũng không vô lý đâu bạn.
s=p.h.mv
Phân tích cái màu đỏ theo người Nga của bạn nhé:
p- không đổi
mv- không đổi
h=C.w.b
C- là hệ số phụ thuộc vào hệ số poison ( không đổi)
nhưng h- chiều dày chịu nén phụ thuộc vào b nếu b tăng, h tăng nên s tăng là điều đương nhiên.
|
levantrai |
|
|
Với các vật liệu thông thường thì chẳng có cái nào có muy bằng 0,5 cả. Với nước thì muy bằng 0,49999 và được người ta lấy tròn là 0,5. Bùn nhão thì cũng như nước nên cũng vậy.
Khi muy nhỏ hơn 0,5 nghĩa là nếu ta ấn bên trên lõm xuống một thể tích V nào đó thì xung quanh lồi ra nhỏ hơn một lượng nhỏ hơn cái thể tích V đó. Cái phần không chịu lồi ra là phần vật liệu làm chặt cái khối bị ấn. Vật liệu đó người ta gọi là vật liệu chịu nén.
Khi muy = 0,5 ấy là vật liệu không chịu nén. Ấn xuống bao nhiều thì nó phòi sạch ra xung quang cả.
Với trường hợp muy >0,5 thì có nghĩa là khi ta ấn xuống bao nhiêu thì xung quanh nó lại phòi ra còn nhiều hơn cả cái phần mà bị ta ấn lõm xuống. Kinh không. Cái loại này giống như ăn vạ ấy. Thử nghĩ kỹ xem có cái loại nào mà nó lại phòi ra xung quanh nhiều hơn cái phần bị tác động ấn xuống.
Thử tra gooogle xem nó là vật liệu gì ????
Lại nữa. Có loại vật liệu nó lại quái dị là ta làm nó lõm ở trên thì xung quanh nó cũng lõm theo mà chẳng chịu lồi ra. Đó là loại có hệ số Pọt xông âm.
|
Philipboxy |
|
|
|
Vật liệu nomex honeycomb core hả thầy, cái này tôi mới thấy lần đầu >
|
ewrewrwewe |
|
|
sét thì khác nhau thì đúng rồi ạ.nhưng nếu tính lún cho cát thì dùng công thức nào ạ?(với E ở công thức 1 và 2 là E cát chứ ko phải từ e-p)em làm đồ án thấy dùng công thức 1 cho anh cát,liệu có đúng?(em chưa đủ tự tin để nghĩ các thầy sai đâu, học lại ngay đấy )hay phải dùng công thức 2(đỡ phải phân lớp)
em đang sống yên ổn tự nhiên mọi người đến khuấy tung lên
|
thanhthuonghm |
|
|
Bác Ngọc đã giải thích trên đó rồi bạn công thức 1 để tính độ lún cố kết.
công thức 2 để tính độ lún tức thời.
Đất cát không có lún cố kết mà chỉ có lún tức thời (lún đàn hồi) nên tính theo công thức 2.
|
bachtuu |
|
|
Các bác cho tôi hỏi trong công thức thứ 2 để tính lún tức thời, hệ số poisson tra bảng, ví dụ với đất sét thì trong một khoảng nào đấy, vậy căn cứ vào đâu để lấy một giá trị tin cậy trong khoảng đó ạ. Tôi xin cảm ơn.
|
RobbertooWig |
|
|
đồ án trường tôi vẫn dùng công thức 1 cho cát,thế tôi mới hỏi như vậy có sai ko(tôi noí là tôi ko dám nói hướng dẫn sai mà,nên nhờ thầy Ngọc nói giúp,có gì thầy ấy chịu >)
|
trannguyen1602 |
|
|
Theo Tôi thì không sai mà thiếu.
Độ lún của đất cát phải bằng lún tính theo 2 công thức trên cộng lại mới đúng.
Công thức 2 S=(p.b.ω.(1-μ^2))/E là tính độ lún tức thời (đàn hồi).
Công thức 1Si = beta x pi x hi / Ei là tính lún cố kết mà đối với đất cát, không làm được thí nghiệm nén không nở hông, ko vẽ được e-p nên mới tính theo công thức 2 thôi. Thực tế lún cố kết của đất cát này nhỏ lắm có thể bỏ qua.
|
Bernardmt |
|
|
chịu bạn.công thức 2 mà là cố kết.xem lại công thức 2 là công thức nào đi ko nhầm thứ tự,
tôi chỉ hỏi là dùng công thức để tính lún cho cát S=beta.p.h/E là đúng hay sai thôi (bỏ qua cố kết nhé),tôi sắp thi nến móng ko biết làm theo thầy hay gì
|
noithatap |
|
|
Chưa bác nào ra tay giải thích giúp tôi hệ số poisson trong công thức S=(p.b.ω.(1-μ^2))/E lấy cụ thể và tin cậy như thế nào ạ. Tôi thấy trong một số tài liệu chỉ là trong khoảng nọ khoảng kia thôi. Vậy để có một con số cụ thể với loại đất tôi đang tính toán thì phải tính toán hoặc nội suy thế nào cho đúng các bác.
|
deptrainhatnha |
|
|
Hệ số poison lấy từ thực nghiệm, nó bằng thí nghiệm mẫu ở các cấp nén, và người ta thấy rằng nó là...hệ số.
Hệ số poison= độ biến dạng ngang/biến dạng đứng.
Vì nó là hệ số, nên để đỡ tiền bạc, người ta làm sẵn cho các loại đất và để tra cho nó tiện.
Nếu không thích dùng thì tự làm thí nghiệm mà suy ra.
|
hoahuongduong |
|
|
Thi công thực tế mà bác, có phải nhất thiết chỉ là 1 số cụ thể đâu,
"Nó trong cái khoảng đấy còn kinh nghiệm giúp ta chọn là số nào, ít kinh nghiệm thì ko đẹp lắm, nhiều kinh nghiệm thì đẹp lắm"
Nguyên văn lời thầy giáo nền móng của tôi.
|
suanhadthouse |
|
|
Em thấy thầy giáo của bác nói chả thuyết phục chút nào cả, cái này có phải là tính lặp để chọn kích thước móng đâu mà đẹp với xấu. Chẳng lẽ phó mặc cho cảm tính và số phận vậy ạ. Nếu chỉ tra bảng (đa số là tra bảng) thôi thì kinh nghiệm trong trường hợp này là dựa vào đâu các bác...Bác nào có cái bảng cụ thể của hệ số này không up lên cho tôi xem với.
|
tontai |
|
|
Nếu thấy không thuyết phục và muốn tìm ra chỉ 1 số thì bác có thể tự làm thí nghiệm và tìm ra hệ số cho bác, kinh nhiệm thì làm thực nhiệm nhiều sẽ có, cái đẹp ở đây ko phải là cái đẹp ở cái số liệu kích thước tròn, mà đó là sự hợp lý.
Nếu tất cả đều có quy luật, đều 1+1=2 thì cần gì ông kỹ sư đâu, lắp vào máy nó tính cho hết, khổ nỗi đời ko như là mơ
|
AlfomzoMl |
|
|
Nói như bác thì quá là thiên về cảm tính rồi.
|
Danielpr |
|
|
Tôi nghĩ bạn kstheanh đỗ cũng đúng một phần.
Có kinh nghiệm sẽ chọn số gần với thực tế hơn
Cũng như cái hệ số FSs : hệ số an toàn cho thành phần ma sát bên lấy bằng 1.5-2
Và hệ số FSp: hệ số an toàn cho sức kháng mũi lấy bằng 2.0-3.0
Cái hệ số nó dao động cũng hơi lớn đó nhỉ.
Nếu không có kinh nghiệm thì lấy khoảng giữa.Nhưng nếu hiểu rõ bản chất thì họ sẽ chọn con số đó " hợp lý " hơn.
|
thanhtruc |
|
|
cho tôi hỏi cách Xác định kích thước móng nông,cách tính cốt thép nói tóm tắt được không bạn
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Tóm tắt là thế này " mở sách nền móng ra xem" >
|
Robertol |
|