Hỏi & đáp trong chuyên mục "Thiết kế móng nông" |
|
Giá trị của góc ma sát trong của đất ?
|
Từ trước đến nay trong các công thức tính toán nền móng, giá trị phi ( góc ma sát trong ) xuất hiện nhiều và có ỹ nghĩa tương đối quan trọng, tuy nhiên hình như trong tâm trí của tôi luôn hình thành trong đầu góc ma sát trong là góc so với mặt ngang một góc mà tại đó có sự ổn định của đất không bị trượt cắt. Đinhj nghĩa, ý nghĩa thật sự của nó là gì tôi vẫn chưa tìm ra, có bác nào còn nhớ có thể chỉ cho tôi để tôi hiểu hơn về cái cậu ma sát trong này không, để tôi nhớ về nó vừa dễ mà đúng . Chúc diễn đàn một ngày tốt lành !
|
|
Có 8 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
Áp lực tiêu chuẩn nền đất?
|
cho tôi hỏi tí xíu. khi thiết kế và thi công móng phần ngầm. ở phần đất dựa vào kinh nghiệm thiết kế hay thi công mà người ta lấy cường độ áp lực tiêu chuẩn nền đất Rtc=1.5-2.0 kg/cm2. vậy dựa vào đâu mà mà người ta kinh nghiệm như thế nào mà người ta lấy áp lực tiêu chuẩn Rtc=1.5-2.0kg/cm2 để tính toán cho móng nông. tôi xin cảm ơn mọi người giải đáp.
|
|
Có 8 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng
|
Công thức tính sức chịu tải có xét đến lực nghiêng:
>
Comment: trong công thức hệ số i alpha, giả thiết đất cát với phi =30 độ. Vậy chỉ cần 1 lực nghiêng ~10 độ ta có i alpha ~ 4/9. Tức là ta đã mất ngót nghét 50% khả năng chịu lực. Vì vậy, để tăng khả năng chịu lực thì ta phải giảm góc nghiêng của lực.
Giả thiết bài toán không thể thay đổi góc nghiêng của lực thì để tăng sức chịu tải, ta làm cho mặt móng nghiêng cùng với lực bằng cách thi công như sau:
>
Đặc biệt với tường bán trọng lực thì cũng tương tự:
>
|
|
Có 8 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
|
|
tinh lun co y nghia gi?
|
cac bac oi, tôi dang hoc mon co hoc dat - nen mong,cac bac cho tôi hoi la khi ta tinh duoc do lun vi du la 10cm di chang han thi no co y nghia nhu the nao? tôi ko hieu cho nay cho lam. mong cac bac giup do tôi ti!!
|
|
Có 14 câu trả lời. Mời xem!
|
|
thắc mắc hệ số nền
|
tại sao khi tôi giải móng băng trên nền đần hồi e khai báo hệ số nền theo những trường hợp hệ số nền tăng lên gấp 2,3,4,5 thì biểu đồ mô men nó giảm không đáng kể nhỉ. liệu có phải do mô đum đàn hồi của bê tông lớn hơn mô đum đàn hồi của đất nền nên mới xảy ra như vậy không các bác
|
|
Có 15 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
Áp lực gây lún?
|
Chào mọi người!
khi tính toán độ lún cho móng nông thì:
công thức áp lực gây lún= áp lực đáy móng-gama x chiều sâu chôn móng.
gama: Dụng trọng trung bình của móng và đất trên móng.
em lăn tăn ở chổ là lớp đất trên móng bị đào đi nên không gây ra lún nhưng khi thi công xong móng chúng ta tiến hành lấp đất lại. Do đó nó vẫn gây ra lún cho công trình chứ.
xin mọi người chỉ giáo.
|
|
Có 16 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
Cho hỏi cách TK sơ bộ tiết diện móng?
|
Em là sinh viên đang chuẩn bị làm đồ án nền móng. Tôi có 1 câu hỏi mong được mọi người chỉ giáo: khi chọn sơ bộ kích thước tiết diện móng đơn tôi thấy sách chọn tiết diện móng là hình chữ nhật. Thưa các bạn, tôi muốn hỏi tại sao không chọn tiết diện hình tròn. liệu đó có phải do nếu chọn tiết diện tròn thì biểu đồ phân bố áp suất tiếp xúc dưới đáy móng có hình dạng phức tạp hơn so với chọn tiết diện chữ nhật không hay còn do các nguyên nhân khác.Em xin cảm ơn!
|
|
Có 10 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Quan niệm ngàm hay khớp?
|
Em đang làm 1 cái showroom nhịp 20m, dài 45m. Tôi chạy khung phẳng bằng SAP, chủ đầu tư yêu cầu dùng cột bê tông đúc sẵn (lắp đặt vào móng cốc) , kèo tuýp.
Vấn đề là: Nếu để chân cột là ngàm thì mômen rất lớn (16Tm) mà lực dọc lại nhỏ (6T) nên độ lệch tâm rất lớn, do đó móng rất to. Nếu quan niệm là khớp thì mô men bằng 0 nên chỉ còn lực nén, móng sẽ bé hơn rất nhiều. Vậy tôi băn khoăn không biết xử lí ntn? Và quan niệm như thế nào cho đúng.
Mong các đại ca giúp tôi với. Cảm ơn nhiều.
|
|
Có 10 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Móng nông trên nền đất có gia cố cừ tràm
|
Khi nền đất dưới đáy móng là lớp đất yếu, không đủ chịu tải công trình Do đó cần phải gia cố bằng cừ tràm (L=5m, mật độ đóng 25 cây/m2, ĐK ngọn 38-42mm) để tăng sức chịu tải của đất nền lên từ 1,2 -> 2lần. Điều kiện cần thiết nhất là cừ tràm phải nằm trong mức nước ngầm ổn định (nức ngầm không có tính xâm thực). Vậy các Bác cho tôi xin hỏi : nếu nước ngầm chỉ ngập 2/3 đoạn cừ tràm gia cố thì liệu có vấn đề gì không. Xin các Bác giúp cho ý kiến. Chân thành cảm ơn!
|
|
Có 33 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Móng trên nền đàn hồi và độ lún của móng?
|
Thân chào các bạn
Xin được phép gửi đến diễn đàn bài viết ngắn
Vài suy nghỉ về bài toán dầm & bản trên nền đàn hồi và bài toán tính lún .
với mục đích trao đổi kinh nghiệm về chủ đề này.Mong các bạn hưởng ứng.
1) Bài toán dầm và bản trên nền đàn hồi thực sự là một lớp bài toán khó và có ý nghĩa thực dụng đối với việc thiết kế bản thân kết cấu móng . Theo quan điểm cơ học , đây là dạng bài toán tiếp xúc giữa 2 vật thể : móng và đất nền , và ẩn số phải tìm là sự phân bố áp lực lên mặt đất nền ngay sát đáy móng hoặc sự phân bố phản lực do đất nền tác dụng ngược lại vào mặt đế móng , cả 2 loại lực này đều là lực mặt ( lực/ chiều dài ^2 ) và có giá trị bằng nhau theo định luật 3 Newton .
2)Tuy hiện nay có rất nhiều mô hình nền để mô phỏng sự làm việc tiếp xúc của móng và đất nền nhưng phổ biến nhất vẫn là mô hình nền Winkler ( mô hình nền biến dạng cục bộ ) với thông số duy nhất của đất được đưa vào tính toán là hệ số nền Cz ( lực/ chiều dài ^ 3 ) . Trong các phần mềm như SAP2000 cần phải quy đổi giá trị hệ số nền này về độ cứng k ( lực/ chiều dài ) của các lò xo liên kết giữa móng với đất nền tại các nút , giá trị k = Cz.Sinf trong đó Sinf (m2 ) là phần diện tích ảnh hưởng của mặt đáy móng đối với nút đang xét , theo quy tắc phân phối trung bình . Như vậy đối với bài toán dầm được chia đều thành các đoạn bằng nhau , k của 2 nút biên chỉ bằng ½ giá trị k của các nút giữa , đối với bài toán bản được chia đều ô : các nút ở góc có k chỉ bằng ¼ giá trị k của nút bên trong bản …các nút theo cạnh biên bằng ½ v.v…
3) Mô hình Winkler đã chịu nhiều sự phê phán khi chỉ dùng độc nhất 1 thông số là hệ số nền Cz ,có giá trị tuỳ thuộc vào loại đất nền và dao động khá rộng đối với từng loại đất . Việc chọn giá trị Cz cũng tùy thuộc kinh nghiệm của người thiết kế và mang tính chủ quan . Nói chung mô hình Winkler thường áp dụng cho đất yếu thể hiện tính biến dạng tại chỗ khi chịu tải , không lan truyền ra các vùng xung quanh .
Cần phải nói rõ : mô hình nền Winkler chỉ dùng để tính bản thân kết cấu móng , không dùng kết quả của bài toán để lý luận về sự lún nhiều hay lún ít của đất nền dưới móng . Một số bài viết đã sai lầm khi xem kết quả chuyển vị theo phương z của bài toán mô hình dầm & bản trên nền đàn hồi là độ lún của móng . Cơ sở lý luận như sau :
a) Bài toán kết cấu móng trên nền đàn hồi là bài toán tĩnh học không có yếu tố thời gian trong bài toán .
b) Bài toán ước lượng độ lún ( tính lún ) trong cơ học đất là một bài toán phức tạp liên quan đến nhiều quá trình cơ lý xảy ra trong đất như sự thoát nước trong các lỗ rỗng , biến dạng khung cốt đất , tính chất cố kết … và trong tính toán phải sử dụng rất nhiều thông số cơ lý của đất . Bài toán ước lượng lún nói chung không liên quan gì đến các kết quả biến dạng của kết cấu móng trên nền đàn hồi bất chấp mô hình tính toán là mô hình gì .
c) Ngoài mô hình Winkler , mô hình nền tổng biến dạng theo Boussinesq ( hoặc Flamand – bài toán 2 D ) với 2 thông số Eo và muy của đất nền cũng cần được các kỹ sư thiết kế quan tâm , nhất là để tính móng băng, bè trên nền đất có sức chịu tải trung bình hoặc tốt ( Xem sách tính dầm và bản trên nền đàn hồi theo pp Jêmoskin ) . Rất tiếc hiện nay ,mô hình này chưa được đưa vào các phần mềm phổ thông như SAP2000 mà chỉ xuất hiện ở dạng các chương trình nhỏ .
Kết luận : Bản thân SAP2000 không nói gì đến khả năng tính lún của kết cấu , vì vậy chúng ta , những người sử dụng , cũng không thể làm hơn được những gì mà những người lập trình đã sắp đặt trước .
Th. Sỹ La Văn Hiển
Chương trình EMMC Việt - Bỉ
|
|
Có 11 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Móng nông trên nền đất yếu
|
Tôi có mảnh đất là đất ao, ao sâu khoảng 80cm, đáy ao là lớp bùn khoảng 50cm, dưới là lớp sét dẻo mềm dày. Tôi đang định xây nhà 2 tầng để ở diện tích mặt bằng khoảng 80m2, tôi định làm móng băng rộng đáy khoảng 70cm, cao khảng 50cm, mặt móng rộng 20cm. Đáy móng tôi định làm như sau: bóc hết lớp bùn, đổ cát bằng cao độ lớp bùn cũ rồi đóng cọc tre khoảng 2m. Các bác, anh tôi có kinh nghiệm về móng nhà cho tôi xin ý kiến. Thanks!
|
|
Có 17 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
|
Cùng trao đổi móng trên nền đàn hồi
|
Chào tất cả anh tôi trong diễn đàn. Tôi có một số vấn đề này, mong anh tôi nhiệt tình thảo luận giúp.
Tôi đang thiết kế 1 cái nhà, trên nền đất yếu. Với số cột là 5X10 cột (Không quan trọng bước cột). Tất cả mô hình vào phần mềm Sap2000.
Tôi dùng móng băng 2 phương, tôi tính được hệ số nền, tính được tất cả tải trọng và mô hình vào phần mềm. Có 2 cách mô hình:
- Tôi phải mô hình phần khung riêng, cho các chân cột là liên kết ngàm, nhập tải trọng lên công trình, chạy nội lực, rồi từ đó lấy nội lực tại 50 chân cột, truyền xuống 1 mô hình khác là mô hình móng băng 2 phương.
- Hay là tôi mô hình luôn móng băng liên kết vào phần khung, rồi đặt các liên kết spring cho móng băng luôn.
Nếu giải ở 2 cách trên thì nội lực dầm móng, cột, dầm sẽ khác nhau. Các bạn thảo luận là mô hình nào đúng so với làm việc thực tế, và chọ phương án nào để thiết kế cho nhanh mà vẫn đảm bảo được kết quả là an toàn.
Thân.
|
|
Có 44 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
|
Trả lời mọi thắc mắc về thiết kế kiến trúc, kết cấu xây dựng và các vấn đề khác trong lĩnh vực Thiết kế móng nông
|
|