Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
** Đà kiềng móng đơn? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Đà kiềng móng đơn?

     cho tôi hỏi một tí: Móng đơn khi cần tăng diện tích đáy móng thì làm như thế nào?? vai trò của đà kiềng trong trường hợp này ??? em xin cảm ơn!!
Có 164 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Cập nhật báo giá xây nhà trọn gói Hải Phòng mới nhất!!
con voi con
minh thay may tai lieu co noi da kieng giup phan phoi lai momen duoi day mong ,lam giam do lun lech giua cac mong,tang do cung cua mong.con khi can tang dien tich day mong thi can phat trien theo chieu chi momen max or lam mong bang.
con voi con
profilmuoibon14
đà kiềng là cái gì các bác nhẩy????? sao tôi chưa nghe thấy bao h???
profilmuoibon14
hoahuongduong
đà kiềng chính là giằng móng.hiện chưa có có cơ sở để tính giằng móng mà chủ yếu bố trí theo cấu tạo.sơ đồ tính của nó trong khung là thanh 2 dau khop.
hoahuongduong
MaroldPl Phải phân biệt rõ đà kiềng với giằng(dầm) móng chứ các bạn?Nói chính xác thì đà kiềng dùng để giằng cột đúng hơn, cos của nó thường ngang hoặc thấp hơn cos nền 1 tí, ng ta sẽ xây tường trực tiếp lên nó. Còn giằng(dầm) móng thì cos = cos đài(đế) móng.
MaroldPl
Arshes Tôi thấy nhiều thiết kế chỉ làm một cái - hoặc là ở cos đế móng, hoặc là ở cos sát nền. Vậy nên đặt ở vị trí nào là tốt nhất nhỉ?
Arshes
traiyo1 Không biết xu hướng thiết kế nhà Hải Phòng hiện nay thế nào nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà. Nên chọn phong cách thiết kế hiện đại hay tân cổ điển.
Luckyman
traiyo1 Cái này phụ thuộc vào ý đồ của ngươi kết cấu sư chứ bạn! Có nên làm giằng móng hay không? Có nên xây tường trưc tiếp lên giằng móng hay không? Thông thường đối với công trình chỉ xài móng đơn nông thì ko làm giằng móng mà làm đà kiềng.
traiyo1
Robertgomo
tại vì trong sách nền móng ít khi nhắc đến từ đà kiềng. mà chỉ nhắc đến giằng móng. thường cấu tạo phía trên cổ móng.
Robertgomo
CharlesEn chém gió thành thần>>>>>>>>>>
CharlesEn
checkerso1
minh nhớ ko rõ nhưng hình như ở móng băng thì gọi là giằng móng còn ở móng đơn gọi là dầm móng hay nguọc lại j đó còn ở MIỀN nam người ta gọi là kiềng đà hì
checkerso1
tungch46 ặc bác lại phun châu nhả ngọc vào mặt tôi thế, cái này vài tuần trc bọn tôi hỏi thầy TIẾN THÀNH thầy trả lời vậy bác bảo tôi liên thiên thì ....em cũng chịu>
tungch46
mucangchai ko có gì là chém gió cả,tôi thấy anh Sơn nói là có cơ sở,dầm(giằng) móng dùng để chống lún lệch,nên nó đặt ở cos đáy móng. Còn đà kềnh để xây tường lên trên nên sẽ ở thấp hơn cos nền 1 ít,chứ chẳng ai xây cái tường xuống dưới đất sâu hơn 1m làm cái gì cả
mucangchai
Robertol tôi cảm ơn anh , vậy mà mọi hôm tới giờ tôi cứ nghĩ giằng móng để phân phối lại mô men cho móng nói chung ) còn cái đỡ tường gọi là giằng tường cơ đấy, có khi tôi làm giằng tường có dầm đỡ có khi làm giằng tường không dầm đỡ ( vì dầm đỡ tôi lấy dầm móng luôn ) có lẽ may có anh mà tôi mở rộng tầm mắt, cảm ơn anh nhiều !
Robertol
lightzar Nói như vậy là bạn nghĩ lúc nào thầy cũng đúng rồi, thầy sai như thường cải thầy mà bảo vệ tôi đúng là dc 10 liền đó Không sau này phải làm một thao tác nữa là xóa đi cái đúng cũ để tiếp thu cái đúng mới. Giống như lúc tôi học anh văn vậy đọc theo cố riết bây giờ nói Ông tây ko hiểu hihi. Không nên nghĩ ai đúng hết, tất cả chỉ để tham khảo thì hay hơn. ÁI, thân.
lightzar
puma12 43 ko biết bác đang mỉa tôi hay sao,nhưng tôi đang đi học ko biết công dụng bọn này là gì, đi học ông trưởng bộ môn nền móng giảng là dầm(giằng có tác dụng như thế),còn đà kềnh thì hôm nay đc nghe thấy,còn nhìn thấy nó trên giấy cách đây 1 năm(lúc học vẽ cad). Có gì anh cứ chém thẳng tay,em càng đc biết nhiều,ko tội gì phải thế cả>
puma12 43
profilmuoisau16
em chỉ cần phân biếtuwj khác nhau trong sự làm việc giữa giằng móng và giằng cổ cột là được - một bên là phân phối lại momen cho hệ khung, khóa khung làm tăng bậc siêu tĩnh cho kết cấu -một bên là phân phối lại momen cho móng ( giảm chênh lún thì cấu tạo giằng thôi không đủ đâu tôi nên chức năng giảm chênh lún là không có
profilmuoisau16
ngoctrinh thầy là bậc bro, thi công từ bắc vô nam chỉnh nhẽ lại nói sai vì cái này bọn tôi cãi nhau om xom (sự khác nhau giữa giằng móng và đàm móng) rồi mới hỏi thầy. tôi thấy thầy bảo trong NAM ngừoi ta còn gọi là đà kiềng>
ngoctrinh
MattieHek
thảo luận mãi: có các ý kiến như sau sonxd2003 :đà kiềng dùng để lk cột (dầm móng hay còn gọi là giằng móng ""là 1") MR COM PHO: chỉ trích tôi liên thiên nhưng ko đưa ra các phân biệt cụ thể vậy ta cần 1 người để tất cả tin cho 1y kiến để phân biệt giữa chúng
MattieHek
ArthurGip bạn thông cảm trí nhớ tôi tệ lắm tôi hỏi thằng bạn rồi mới có ý kiến vì nó cũng từng nghe
ArthurGip
Winmordbet bác nào vào chuẩn cho tôi 1 câu với ạ
Winmordbet
cameralenguyen Theo mình đà kiềng (Strap) có 3 tác dụng như sau: 1. Khử (giảm) moment chân cột truyền xuống móng, tác dụng của đà kiềng đã gánh đi 1 phần rồi! 2. Phải có đà kiềng để xây tường, nếu không có đà kiềng thì xây tường trên cái gì bây giờ??? 3. Liên kết các cột lại với nhau, ảnh hưởng 1 phần nào đó giúp các cột làm việc đồng thời, các cột càng gần nhau thì càng phát huy tác dụng này. @tinhutech198: Đà kiềng chịu áp lực đất gì ở đây vậy bạn? >>>
cameralenguyen
Donaldsor
y của tôi là các bác nhà ta đang tranh luận sự khác nhau giữa giằng móng, dầm móng ,đà kiềng phân biệt chúng hì
Donaldsor
Alewohabee Tức là đà kiềng chịu tải bên trên đẩy xuống và áp lực đất đẩy lên đó bác ơi.
Alewohabee
hyutars
@tinhutech198: Đà kiềng chịu áp lực đất gì ở đây vậy bạn? >>>[/QUOTE] ơ, nó chôn trong đất thì ít nhiều cũng chịu áp lực của đất chứ sao nữa bác ?>
hyutars
AlbertgeK Theo mình thì cả 3 chúng nó đều là 1 thôi! Biểu quyết như vậy. > Giằng móng vì nó liên kết, giằng giữ các móng lại với nhau.> Dầm móng vì bản thân nó như 1 cái dầm, nhưng nó thuộc phần móng, không phải thuộc kết cấu bên trên. > Đà kiềng cũng là dầm móng, đà là dầm, kiềng là chân, là móng!
AlbertgeK
test1212 thương thì minh vẫn gọi lẫn lộn như vậy nhưng ở đây có vài cao thủ ko hài long về điều này và đòi hỏi phân biệt rõ rang giữa chúng bạn đoc trang 1 rồi sẽ rõ
test1212
thanhthanh BÁc Việt phán bậy quá -Đa kiềng thì chức năng chính của nó để kiềng các chân cột lạii,tạo thành 1 hệ khung giúp công trình cứng hơn -Còn giằng móng chức năng chính là liên kết các móng lại với nhau tạo thành 1 hệ khung giảm lún lệch cho các móng
thanhthanh
Vincentpype
Điều quan trọng không phải là tên gọi mà là cơ chế làm việc của nó. Cái kết cấu này nó nối các cột và móng nhằm chịu lực chống lại cái mô men chân cột, phân bố lại lực khi lún không đều, đỡ các tường bên trên và giữ cho các cột có chán nhau thì cũng không được rời xa nhau và nếu có quá thích nhau thì cũng không được sán lại gần nhau.Thế thôi. Đột nhiên ở trên Điên Biên có ông gọi cái gì đó là cái củ lẻo thì trước tiên tôi nên hỏi ông ấy là cái củ lẻo nó nằm ở đâu và dùng nó để làm gì. Sau khi ông ấy mô tả xong thì biết ngay cái củ lẻo lại chính là giằng móng. Những cái cách gọi khác nhau này của tiếng Việt thì trong các sách xây dựng của tiếng Anh chỉ có 1 từ thôi. Thực chất là 1. Xờ tờ ráp.
Vincentpype
traiyo1 Hehe, mình mù quáng nên phán bừa thế! Cứ thích đưa cổ ra cho các bác tha hồ chém!
traiyo1
arthomeviet CẬU MỜI thầy NGỌC vô chuẩn hộ đi đỡ cãi nhau mãi
arthomeviet
StephenDAK Việt không sai đâu. Đố đưa nào tìm được từ tiếng Anh khác nhau cho ba cái Dầm, Đà, Kiềng. Tôi đã trả lời ở trên rồi. Bài số 30.
StephenDAK
Rolandpr Dầm = Beam Đà=Girder
Rolandpr
moaza12vs Bạn không hiểu rồi. Ở đây đang nói về móng
moaza12vs
Marcunst Thì bác ghi dầm,đà,kiềng chứ có ghi dầm móng, đà móng đâu nè
Marcunst
nguyentrungata Em vẫn tìm được 3 từ đó, không biết đúng hay sai. Lần này tôi phán bừa tiếp, Thầy đừng la tôi nhé! Trong phần móng thì tên gọi riêng cho 3 anh này là: 1. Sờ tờ ráp. 2. Sờ tráp 3. Sờ tờ rờ áp -> tóm lại là STRAP
nguyentrungata
DonaldMi Như với cách quan niệm nêu trên, Tại các công trình người ta sẽ phải làm đồng thời hai cái. Một cái đà kiềng để kiềng các chân cột lạii,tạo thành 1 hệ khung giúp công trình cứng hơn và một cái khác là để liên kết các móng lại với nhau tạo thành 1 hệ khung giảm lún lệch cho các móng. Hái cái này sẽ đặt ở đâu ????? Sao tôi chưa thấy người ta làm đồng thời hai cái này ở các công trình nhỉ mà tôi chỉ thấy có một cái. Cái này đồng thời làm cả hai chức năng như bạn nói thì sẽ gọi nó là gì. Chắc sắp tới ở các công trình xây dựng người ta sẽ làm đồng thời cả hai cái đà kiềng và giằng móng. Cái này nằm trên cái kia.
DonaldMi
fordthudo1 Xem chủ đề của topic, pờ lít sờ tờ.
fordthudo1
bachtuu
google vừa tìm được Dầm : beam Đà : momentum Kiềng : Necklaces khà khà khà
bachtuu
profillinkmuoimot11 Đúng rồi. Hì hì. Giỏi. Thử lại tìm như thế cho các sách nền móng xem chúng nó có viết như thế không ??? Cứ kiểu này có khi sẽ phải thi công đồng thời cùng một lúc cả cái dầm móng và cả cái đà và cả cái kiềng cho móng công trình mất. Không biết có đủ đất để xây 3 cái này đồng thời không đây.
profillinkmuoimot11
profillink10
theo tôi đà kiềng với giằng móng là 1.nếu có giằng móng thì khỏi đà kiềng và ngược lại
profillink10
chongthambamien.vn Đà kiềng dùng để giằng cột , cos của nó thường ngang hoặc thấp hơn cos nền 1 tí, ng ta sẽ xây tường trực tiếp lên nó. Còn giằng(dầm) móng thì cos = cos đài(đế) móng. Cái này phụ thuộc vào ý đồ của ngươi kết cấu sư.Có nên làm giằng móng hay không? Có nên xây tường trưc tiếp lên giằng móng hay không? Thông thường đối với công trình chỉ xài móng đơn nông thì ko làm giằng móng mà làm đà kiềng. Bổ sung từ tiếng Anh Dầm Móng = foundation beam Đà kiềng = Strap Tôi nghĩ khi tôi nói tụi tây vẫn hiểu
chongthambamien.vn
truongtiengka Bảo thủ. Cứ ra trường đi rồi quay lại nói chuyện. Nếu đồng thời phải làm cả hai đà kiềng và giằng móng thì sẽ không biết làm sao mà và đatự chúng nó ở đâu. Thử vẽ ra xem nào.
truongtiengka
puma12 43 Như tôi đã nói ở trên dầm(giằng) móng dùng để chống lún lệch,nên nó đặt ở cos đáy móng. Còn đà kiềng để xây tường lên trên nên sẽ ở thấp hơn cos nền 1 ít,chứ chẳng ai xây cái tường xuống dưới đất sâu hơn 1m làm cái gì cả .Cho nên thường đối với công trình chỉ xài móng đơn nông thì ko làm giằng móng mà làm đà kiềng.
puma12 43
BarbaraEr Như vậy, theo bạn móng nông sẽ không có lún lệch cho nên không cần làm giằng móng ???????. Chắc là nhầm. Người ta vẫn làm rất rất rất nhiều giằng móng rồi xây gạch lên trên và gọi nó là tường móng. Tại vị trí cốt Ò Ó O, người ta làm thêm một cái giằng chống thấm để giằng các cột lại và giằng các tường móng lại. Cái giằng này họ làm ngay cả khi không có tường ở bên trên nhưng không cần dày vì không cần chống thấm chân tường. Tóm lại tất cả đều là giằng nhưng không xé.
BarbaraEr
Williamon
giằng móng có tác dụng nhiều trong việc chống lún lệch lớn trong nhà cao tầng ko các bác ?
Williamon
trannguyen1602 Không. Đối với công trình cao tầng thì các cột không thể chuyển vị độc lập theo kiểu "1 cột đứng yên còn 1 cột bị lún xuống". Lý do vì hệ kết cấu dầm, sàn, cột ở các tầng trên có độ cứng rất lớn khiến cho các cột không thể chuyển vị độc lập như vậy. Do đó, chỉ có khả năng là công trình bị nghiêng đi (giống như xe ôtô đi vào đầm lầm thì các bánh xe không thể chuyển vị xa so với nhau). Nếu mô hình 1 cột chịu chuyển vị cưỡng bức khoảng 8 cm so với cột khác thì giằng móng phải rất lớn mới chịu được, điều này là phi lý so với sự làm việc thực tế. Thực tế giằng móng chỉ chịu nén là chính và còn chịu 1 phần mômen của cột (nếu cột bị lệch tâm nhiều so với đài móng thì mômen này là lớn), do đó thiết kế giằng móng quá lớn trong nhà cao tầng không có tác dụng gì nhiều đối với chống lún lệch.
trannguyen1602
xac suat Tùy kích thước của giằng và độ cứng nền đất bên dưới giằng. Khi có lún lệch, giằng móng sẽ làm việc như cái dầm trên nền đàn hồi chịu chuyển vị cưỡng bức lệch tại hai đầu giằng. Độ cứng chống uốn của giằng (EI/L) và độ cứng của nền càng cao thì tác dụng càng lớn. Nếu cái giằng to và dầy như cái đài thì có thể coi là một đài khi khoảng cách giữa hai cột không quá lớn thì nó có tác dụng tốt để giảm lún lệch. Khi nền đất dưới giằng càng cứng thì càng có hiệu quả. Nhưng nếu cứng quá thì hiệu quả của giằng lại kém. Ví dụ là nền đá thì rất ít lún nên ít lún lệch dẫn đến giằng không phải làm việc để chống lún lệch. Khi hề móng giằng rất cứng thì chống lún lệch rất tốt. Xem các con tàu có vỏ tàu cứng nên lún lệch ngoài khơi thoải mái. Với các công trình cao tầng, do số lượng giằng thực chất là rất nhiều bao gồm cả các dầm sàn ở tầng trên nên người ta có kể đến không chỉ các giằng móng mà còn kể đến các dầm sàn khi xét đến sự phan phối lại nội lực do lún lệch. Bản thân dầm móng trong các công trình cao tầng chỉ là góp phần thêm nhằm chống lún lệch mà thôi. Tất nhiên, chúng chỉ chống được khi lún lệch nhỏ còn lún lệch lớn thì ôi thôi rồi, chuẩn bị phương án sửa chữa.
xac suat
plantandzombi Ủa, thế cái phương pháp tính móng mềm áp dụng cho các móng pile raft cho nhà cao tầng có xét đến chuyển vị lệch nhau khi xác định sức chịu tải của nền và cọc liệu có mâu thuẫn với cái ý kiến này không ??? Các kết quả đo lún của các nhà cao tầng tại các cột cho thấy không giống với ý kiến của bạn.
plantandzombi
checkerso1
Bác ngọc cho tôi hỏi nếu đà kiềng cũng là giằng móng thì Giằng móng đặt ở chân cột và ở đáy móng khác nhau như thế nào?
checkerso1
ao anh xa Không ở đây tôi hiểu là ko có tác dụng nhiều thì đúng hơn. trường hợp đối với công trình cao tầng mà kéo dài thì sao? Còn ví dụ bạn đưa ra thì đúng là vô lí thật, tiêu chuẩn cho phép lún lệch là 0,2%L vậy hai móng này cách nhau bao nhiêu đây. thật ra cái việc có hay không không phụ thuộc vào cái tôi nghĩ hay cái ông thầy tôi nói và thực tế nó phản ảnh thôi. Nếu không có ý nghĩa thì người ta bỏ nó đi lâu rồi.
ao anh xa
sukem13579 Cái ở chân cột có tác dụng như giằng tường thôi và lúc này nó không gọi là đà kiềng cho móng mà là cho tường. Thực chất, đà kiềng là cách gọi của dân Nam cho cái mà dân Bắc gọi là dầm giằng.
sukem13579
240315 Như vậy nó có lợi gì cho kết cấu khi độ sâu đặt móng lớn ko ạ?
240315
Arthumters Các cái dầm ở tầng trên, ngoài chịu tải trọng đỡ tường thì có ích lợi gì khi đặt ở cao độ các tầng ấy không ?? Khoảng cách của các dầm này còn lớn hơn khoảng cách của cái dầm ấy khi so với móng, kể cả móng đặt ở độ sâu lớn. Tác dụng của cái này như thế náo thì cái ấy cũng như thế.
Arthumters
delta deus
Ok thank bác Ngọc nhiều,giờ tôi ngủ.Mai mốt lên hỏi bác tiếp ^^
delta deus
con voi con
Sặc, vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng hay phết, không ngờ lại còn thu hút được cụ già lang thang NGOCIBST>. Sau hơn 3 năm làm nghề thì hiểu biết của mìh về vấn đề này như sau : - Đà kiềng : giằng các chân cột lại với nhau - Dầm móng hay có thể gọi là Giằng móng : giằng các móng lại với nhau - Còn có 1 loại giằng móng nữa là giằng móng của móng đá(đá hộc, đá chẻ,..), kích thước thường b=100, h=400-600, đây có thể xem như là 1 cái đĩa mỏng phủ trên bề mặt móng đá, có tác dụng phân bố đều lực của tường xây lên móng đá, với trường hợp làm đà kiềng tựa trên móng đá này thì ko có giằng móng này. - Còn có 1 loại dầm móng hơi khác nữa là dầm móng băng. Ghi chú : các cấu kiện nêu trên đều là BTCT, riêng cái giằng móng đá có thể có cốt thép, có thể không. - Điều cuối cùng là với công trình thì các cấu kiện trên xuất hiện khi nào? Với những công trình tôi đã làm hoặc đã biết thì : + Có dầm móng ko có đà kiềng, móng cọc có cos đài = cos nền. + có dầm móng + đà kiềng + móng đá bao quanh chắn đất, móng cọc có cos đài << cos nền + Không có dầm móng có đk + móng đá bao quanh chắn đất, móng đơn ko lệch tâm. + Dầm móng băng có đà kiềng, móng băng. Tất cả những từ ngữ xài ở trên đều là của Miền Nam
con voi con
MichaelKl Thực chất theo tôi đã làm tk thì cái Dầm móng với cái Đà kiềng là một thôi , thử hỏi có kỹ sư kết cấu nào vừa TK cả 2 không ??? , nó chỉ là khác nhau cái tên gọi . Mà gọi đúng ra thì nó là Giằng móng bởi vì nhiệm vụ ban đầu của thiết kế là cho móng ổn định và phân bố lại nội lực cho đều .Theo quy ước TK thì hầu như chân cột tại vị trí móng tk là ngàm nên cái giằng móng ( đà kiềng ) làm 1 lúc 2 nhiệm vụ nhưng chủ yếu thiên về ổn định cho móng nhiều hơn . Nhân đây tôi cũng hỏi nếu tk móng đơn (không đà kiềng) có cần thiết phải tính momen chống lật hay không ,theo tôi làm từ trước đến giờ thì chỉ tính theo N,M,Q và kiểm tra xuyên thủng là thấy ổn định rồi, không kiểm tra độ chống lật của móng ,nhưng mà nghe 1 số người cái này cũng cần thiết .
MichaelKl
cameralenguyen Đồng chí sống và làm việc ngoài Bắc phải ko? Cái màu đỏ ấy xin trả lời là CÓ. Ở trên tôi chỉ chia sẻ những gì tôi biết và đã làm qua, có thể kinh nghiệm của đồng chí khác với kinh nghiệm của tôi. Móng đơnthường ko cần ktra chống lật vì 1 điều đơn giản lắm lắm là cái nhà nào mà chỉ xài móng đơn thì nó cũng chẳng đủ cao để mà lật đâu
cameralenguyen
RaymondEr cái nầy tùy vào địa chất bác ơi!! nó mà ở nơi đất tốt như vùng trung du, vùng núi nền đất toàn là ghềnh, với sỏi đá thi làm nhà 5,6 tầng vẫn làm móng đơn như thường mà lại làm nhà ống nữa ko kiểm tra lật xem
RaymondEr
GeraldKr Nhà 5,6 tầng cơ à, thế cái móng đơn phải to lắm nhỉ, cỡ 5mx5m chứ chẳng chơi
GeraldKr
profilmuoibon14 bác cứ đùa làm j tới
profilmuoibon14
Vincentpype Hehe, thật ko? Tính thử 1 cái đi>
Vincentpype
test1212
Ở Ngoài Bắc, vùng trung du và vùng núi, các nhà 5, 6 tầng chỉ có móng khoảng 2 m2 thôi. Chẳng nhẽ lại không làm móng khi mà đã có móng thiên nhiên tốt lắm rồi. Tôi đang được tham gia thiết kế một cái nha 18 tầng mà chỉ làm móng nông thôi mà thấy vẫn thừa sức chịu tải, đang định đề nghị tăng số tầng để tận dụng hết khả năng chịu tải của nền và móng.
test1212
dacbiet
BÁc ngoc ơi cho cháu hỏi vụ móng gạch cho nhà biệt thự 3 tầng được không ạh ?
dacbiet
thuymo Mở topic mới
thuymo
dolkihote bác Ngọc có bản vẽ móng đơn nào của nhà 5 tầng ngoài ấy cho cháu xem với, móng băng với bè cháu ko xem đâu nhé!. Thiết ngĩ dù nền đất có tốt đến đâu nhưng cái móng là cấu kiện cuối cùng của cái nhà để truyền lực xuống nền thì bản thân cái móng ấy cũng phải đủ cứng để mà truyền lực chứ bác nhỉ??
dolkihote
MattieHek Hic, ko biết qui mô cái 18 tầng của bác thế nào, tải chân cột bao nhiêu. Nhưng tôi thiết nghĩ lựa chọn móng nông và móng cọc, ngoài khả năng chịu tải của đất nền còn xét đến yếu tố ổn định tổng thể, lún lệch..ở cái nhà 18 tầng đặt trên nền thiên nhiên cũng thấy ghê ghê (Dù sao cũng chỉ trong giới hạn suy nghĩ của tôi )
MattieHek
thuymo
Chẳng biết bác NGOC_IBST làm móng kiểu gì mà khiếp thế!?Đó là theo góc nhìn của riêng em. Tôi cũng có vài năm làm móng ở HN nhưng ít khi làm móng nông lắm, toàn chơi móng cọc kể cả nhà phố. Vẫn biết lãng phí nhưng không có KSDC hoặc chỉ khảo sát kiểu khoan tay giá...3 triệu trọn gói nên chẳng dám liều. Bác dám làm như thế chứng tỏ bác phải rất tự tin vào kiến thức kinh nghiệm của tôi và chắc là đã nghiên cứu rất kỹ cái nền đất ngoài đó rồi nhỉ. Mọi cái đều có lý do, bác có thể chia sẽ cho anh tôi chút kinh nghiệm để thiết kế tiết kiệm hơn được không? Cảm ơn bác trước.
thuymo
Happyspringla2007 Nhà 5 tầng, chân cột khoảng 300(T) (ko nhớ rõ lắm vì cái này làm mấy năm rùi . Làm móng đơn, công trình ở Nghệ An, nền đất cát hay đá gì đó hình như SCT 4, 5kG/cm2 thì phải. Điếc ko sợ súng
Happyspringla2007
Edwandhext Móng gạch hay móng gì không phụ thuộc vào nó là biệt thự hay nhà lô, mà căn cứ vào 1 vài yếu tố 1. Qui mô công trình 2. Điều kiện địa chất 3. Điều kiện thi công 4. Túi tiền nhà chủ ... Trên miền núi nhà 3, 4 tầng...vẫn làm móng gạch, móng đá phìng phường Đừng chém tôi - tại đang rảnh
Edwandhext
williamcuong Đôi khi thính tai mà vẫn không sợ súng như thường bạn ạ. Đùa tí thôi nhưng nếu như bạn nói thì bạn hơi liều. Xem nhé: Ví dụ cái móng đơn vị trí giao trục 6 với trục C: Sức chịu tải (quy ước) của móng là 2.2*1.7*45=168.3 T. Nếu tải chân cột dưới móng này mà chỉ cần khoảng độ 200 T trở lên là tèo rồi, chưa cần đến 300T như bạn nói đâu.
williamcuong
ArthurGip Ko đâu bác ơi, 300T nằm ở cái móng băng ấy, liều nhưng phải có cơ sở chứ
ArthurGip
anhtuannguyen0904 Bạn thân mến, nhưng file PDF post lên cho thấy là móng đơn mà. Vì tính đến cả hệ giằng cùng tham gia chịu tải với móng nên tôi mới nói là khoảng 200T mới tèo, chứ không thì cứ hơn 168.3 T trở lên là đứt, đúng không? Mà giả sử là 300 T (cả 2 cột) dưới móng đơn hợp khối vẫn còn phưu lưu nhé: 3.73*1.6*45 = 268 T < 300T
anhtuannguyen0904
inetryconydot Bạn bảo là có công trình làm cả 2 phương án ,vậy thì cho tôi một ví dụ công trình trên bạn đã từng làm để tôi xem nó như thế nào . Còn vấn đề chống lật ,hồi còn làm đồ án hình như tôi nhớ là thầy bắt buộc phải tính cho cả móng đơn và móng băng thì phải ,nhưng đến khi đi làm quên béng đi mà cũng không thấy vấn đề gì !!!
inetryconydot
Robertplus Vâng thưa anh kính mến, e quen gọi cái móng đơn băng qua 2 cột là móng băng, chính xác thì công trình này dùng hệ móng đơn phối hợp, móng đơn của 2 cột giữa nối luôn lại với nhau do bị đụng. Ý của e là chỉ có ở 2 cái móng giữa ấy mới đến 300T thôi
Robertplus
tandc128 Hi, tôi ko nhớ tải trọng móng nào là bao nhiêu đâu ah, cái móng C6 tải trọng khoảng = ((6.6+1.8*3.6)*1*5 = 150T thôi.
tandc128
deptrainhatnha Khiếp thế??Thần điêu đại hiệp. Công ty tôi làm cái nhà cao hơn 18 tầng mà còn phải đả toàn cọc nhồi sâu khiếp. Thế mà Bác lại làm được móng nông?????????. Quả là thần điêu đại hiệp.>>>>>>>>>>>>> lão đang nói nhảm.....
deptrainhatnha
daohiepukb Vâng, tôi cũng ko nhớ cái vụ chống lật. Có cái nhà này ở Hà Nam anh tôi xem thử
daohiepukb
Arthumters Đúng là thông thường chỉ tầm như vậy. Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ bạn ạ. Ví dụ năm trước tôi thiết kế một thư viện, ở phòng kho để sách coi như giá sách có thể cao đến trần (nguy hiểm nhất nhưng hoàn toàn có thể xảy ra) thì theo TC 2737 tải trọng là 480kG/1m chiều cao. Vậy nếu tầng cao thông thuỷ là 3.2 m thì 3.2*0.48 = 1.54 T, nếu tính cả trọng lượng bản thân cột dầm sàn rồi tường 220 rất nặng (0.5T/m2), tính ra mỗi chân cột có thể vượt cái ngưỡng 168.3 T như thường bạn ạ.
Arthumters
Marcunst Vâng là trường hợp bác nói thì đến thật. Công trình này là khách sạn, (TT+HT) chỉ 1-1.2T/m2 thôi bác ạ. Hi, bác Sơn bảo xem cái móng nhà 5 tầng làm móng đơn nên tôi post lên thử. Các bác ném tôi xưng hết đầu rồi
Marcunst
viet toan 12 Móng gạch và kết cấu chịu lực tham bằng gạch ( 55x110x220 ) + Vữa tam hợp ( cái này bh gần như bỏ , thay bằng VXM mắc 50 -75 ) có thể xây nhà chung cư khoảng 5 tầng . Tham khảo các khu chung cư , tập thể cũ vào những năm 70 - 80 thời kỳ liên xô giúp đỡ . Hiễn nhiên tùy từng trường hợp chứ không hẳn hỏi một câu như vậy được , nhà tập thể có diện tích ô sàn 4x6 m khác với cái biết thự có diện tích ô sàn 10x20m.
viet toan 12
tieu sao
Các bác bàn vè chuyển vị mà không ai nói cách xác định dể tính toán như thế nào. Tại khi khi tính táo bố trí thép thì ta cưỡng búc cho dầm móng chuyển vị lún xuống (2cm*l).l: Là chiều dài dầm móng. Thì bố trí thép rất nhiều so với dầm móng bình thường. Mà công ty tôi thì những công trình cần xác thành phần chuyển vị thì không ai tính đến chỉ bảo là cứ tính bình thường. Không có lún lẹch đâu mà sợ.hihi.
tieu sao
jinchan Ở đâu ra cái này ?
jinchan
profiltam Tiêu chuẩn 205-1998 (delta Si/L)<=(delta Si/L)=0.002 trong đó: delta Si: độ lún chênh lệch giữa các móng. L: nhịp của dầm móng đang xét. (delta Si/L)=0.002 ( đọ lún cho phép trong móng)
profiltam
muaxanh Bảo thủ quá : Dầm móng ( miền bắc => trung ) , đà kiềm ( miền nam ) là một . Có tác dụng chịu lực cùng với móng , tác dụng giữ ổn định cho các móng đơn , móng băng, cho các đài móng....Ví như " vừa ...éo vừa ...ịt thì miền Nam làm được , còn miền bắc thì...đó là cùng một việc " Giằng móng : là cái làm tăng khả năng chịu lực của một bộ phận kết cấu " có cảm giác mỏng manh " như : giằng tường , giằng khung , ...............giằng ..." buộc " .
muaxanh
cameralenguyen Đây là giới hạn lún, lún lệch ? Tại sao lại đi "vặn cổ" thằng móng , thằng dầm ra để mà tính? sao lại bắt nó lún lệch đi để mà tính ??
cameralenguyen
Alegowasea
Địa chất công trình của cái nhà 18 tầng tôi đang làm có đặc điểm sau: Nó là nền đá => Để làm móng có nhiều chỗ phải cho nổ mìn để phá đá làm mặt bằng thi công móng. Bạn nào cứ nghĩ nhà 18 tầng là phải làm móng cọc khoan nhồi hay các kiểu cọc thì vào đây mà làm. Nền của nó không những là đá mà lại còn xiên xiên không cùng cao độ. Nếu định làm móng băng thì làm kiểu gì ?. Chẳng nhẽ làm móng băng nghiêng hay là phá hết đá gốc đi cho cùng mặt phẳng để làm móng. Cái móng ở đây là móng đơn. Các móng của nhà không cùng cao độ, tùy theo vị trí và địa hình tự nhiên để đặt móng theo cao độ tự nhiên. Nhà có tất cả 62 cái móng nông mà chỉ có 21 cái móng nông bên dưới đặt cùng cao độ. Các móng nông bên dưới cho nhô hẳn lên mặt đất có hình thù giống đá kê chân cột cho nó giống với nhà sàn. Giằng giữa các móng đa số phải làm là giằng giật cấp. Có chỗ phải giật cấp đến 2 lần do mặt đá ở đó quá nghiêng. Một vài nơi có dùng đến neo vào đá chống nhổ để đảm bao chống lật công trình. Nhà này áp sát vào núi. Từ sân thượng của nhà có thể bước một bước lên sườn núi được luôn. Nói chung, tôi thấy các bạn có nhiều cục xơ cứng ở trong não lắm. Hì hì. Chưa già mà đã mắc bệnh sớm quá. Khi làm cái nhà này trên núi, tôi có gặp một số người dân trên đó. Khi tôi kể cho họ về biển, ở ngoài biển có những hòn đảo cao như núi như các hòn núi ở Hạ long... Họ bảo là tôi bốc phét. Không thể có chuyện như vậy được. Đã là núi thì dưới chân núi móng của nó phải là đất chứ không thể là nước được. Nếu là nước thì núi sẽ sập. Cái ný nuận này của họ giống như các ný nuận rằng thì là mà nhà 18 tầng thì phải làm móng cọc khoan nhồi hay chí ít thì làm móng băng nếu không thì không đảm bảo.
Alegowasea
Alewohabee Công trình của chú được đặt trên cái móng cọc to thế còn gì, chắc chưa có ai tính cái móng cọc to bằng quả núi đâu mà có tính thì chỉ tính sự liên kết thành một khối giữa công trình và cái móng cọc đó thôi.
Alewohabee
dacbiet Bái phục, bái phục. Chơi kiểu xây nhà trên núi đá thì đúng là chỉ có chọn móng nông là đúng rồi ạ, có ai hâm mà đi khoan lỗ làm cọc nhồi, đây nó là dạng móng bè và cái bè ở đây là cái núi đá. Bây giờ thì tôi đã hiểu thuốc Fugaca diệt trừ giun như thế nào.>>>>>>>>>>>
dacbiet
Amen1402 xây nhà trên núi đá người ta khoan , rồi nhồi cọc xuống rất nhiều . Công trình trên lào cai tôi đang làm , có lực chân cột khoảng 400 T , chơi trò khoan lỗ to tướng xuống đá gốc ( đá xanh chắc cứng ) cho thép vào , nhồi bê tông . làm cái cột nhà luôn .
Amen1402
phuonganh12 Hi, cái của bác ngọc ở đây không phải vấn đề sct của nền mà phải đảm bảo điều kiện ổn định tổng thể (bác có dùng neo vào núi mà giống cọc chịu nhổ bác nhỉ). @quihoi_ksxd: núi là móng bè cũng ko đúng vì các cột đâu có cắm vào đá gốc đâu chỉ là kê lên thôi mà
phuonganh12
rtgreter vret ẻ Sao phải khoan cọc nhỉ bác, tôi thì nghĩ nếu xây nhà trên núi đá thì chỉ cần móng nông là ổn rồi, tôi cứ tưởng tượng cả khối đá to thế đã đủ chịu tải của cái nhà rồi, cần gì phải khoan rồi phụt bê tông vào lỗ làm chi cho tốn hở bác(tất nhiên là nhà phải xây tránh chỗ các lớp đá dễ bị trượt mới chơi được móng nông), còn không vẫn phải chơi cọc nhồi thôi
rtgreter vret ẻ
thatgia Bác đang làm công trình j trên lào cai đấy ạ? tôi ở lào cai nè
thatgia
DanielEi Bác nghĩ là cái núi nó phẳng như cái mâm à , nó hình sin hình cos . Cái cột nó đâm vào rìa núi thì sao ?
DanielEi
CharlesEn Lào cai à... Tằng lỏn , tằng lỏn Đồng sinh quyền, Phốt pho....
CharlesEn
Happyspringla2007 Tiên chùa mà, có tốn nhiều kinh phí thì các bên mới có tiền tiêu chứ Tôi cũng có gặp một số công trình khoan cọc trong đá (Như xi măng Hải Phòng chẳng hạn) nhưng đều là những công trình đặt trên khu vực có hang cartơ (Không biết viết thế có đúng không nữa), mà kinh phí lấp các hang này còn quá kinh phí làm cọc.
Happyspringla2007
nguoixau Khôgn phải tiền chùa . Các bác nghĩ là khoan sâu khaognr 40m vào đá chắc . Chỉ khaon tạo lỗ khoảng 1.2x1.2, sâu 1.5 cho nó có điểm ngàm .
nguoixau
profilmuoinam15 Thế thì cái này khác gì mấy so với cái đặt trên mặt đá của bác Ngọc rồi thêm mấy cái neo đâu. Cái này ko phải chỉ là yếu tố sct Tôi xì pam nhiều quá
profilmuoinam15
JacimtoCogy cái này cho 1 qua bom nổ bùm cái là xong làm sao phải khoan cho tốn thời gian các bác nhỉ
JacimtoCogy
Robertgomo Đúng đấy , nhưng bác biết thế nào là " hom " không ( có người gọi là om )
Robertgomo
tandc128 bom bây h cũng khá hiếm lâu lâu người ta mới vô tình đao thấy 1 quả nhưng thuốc nổ thì limit người ta khai thác đá vẫn dùng mà à còn khai thác cá nữa mua một cái kíp nổ mât khoang 25k, 1kg thuốc nổ khoảng 1tr đảm bảo nhanh và rẻ hơn nhiều lần khoan
tandc128
Bernardmt Ơ thì bác phải làm phẳng mặt bằng hay còn gọi là công tác dọn dẹp mặt bằng cơ mừ.
Bernardmt
dutrieu
Thực ra chúng ta còn chưa biết mặt cắt hình trụ lỗ khoan địa chất trên cái núi đá đó thía nào?????, và còn chưa biết công trình đang định xây dựng nó có nằm trong mặt trượt của khối đá trên núi hay không mà các bác và nhà tôi đã phán như một ông thầy bói vậy à ta. Cần phải có mặt cắt hình trụ lỗ khoan xem các mặt trượt của các lớp đá có nhều hông đã và các mặt trượt nếu có nó phân bố thía nào? rồi mới chọn phương án móng được. Cứ thấy bảo xây nhà trên núi đá là anh tôi đã ào ào, hùng hục, hừng hực xông vào làm thì "thía lào" cũng có ngày "răng đi, lợi ở nại nhé" thui. Ha ha ha ha>>>>>>> Lão ấy có khả năng biến một ông kỹ sư thành một ông thầy bói ngay và luôn, đúng là lão ấy có tài "đờn.. ca ..tài ..t....ử" hát về những người có tài........
dutrieu
CharlesEn Theo tôi quan niệm như thế nầy. khi thiết kế dầm móng, ép cho nó chuyển vị cưỡng bức đi xuống. luc đó tao cho hệ móng làm việc đồng thời, giả xử khi một móng nào đó bị lún nố dùng 2 tay, 2 chân của nó niếu lấy móng kế bên nó. và nó sẻ bảo " cứu tôi với tôi bị lún rồi". lúc bấy giờ cái móng bên cạnh bảo là: um!năm lấy tay anh nào! có j anh tôi tôi cùng lún nhá. không sao đâu. anh tôi tôi mà cùng lún đều như thế nầy thì mấy ổng ở trên đó sẻ ổn định mà iên tâm đi. Túm lại, khi tao diều kiện móng làm việc đồng thời như thế lún đều >8cm cũng không sao cả .se khong có tháp nghien nữa. Quan niẹm của tôi như zay, có lẻ trong nam, đất íu nên làm cai nầy cũng thường. An toàn là trên hết, còn kính kinh tế thì trên trển người ta lo.
CharlesEn
dutrieu Có vấn đề gì đâu bạn. Làm đã khá lâu tôi nhận thấy rằng: 1. Ai cũng có thể sai cả. Nhất là khi công việc nhiều, sức ép tiến độ lớn, đầu óc thì stress. Tôi chẳng buồn mấy khi tôi sai, tất nhiên là vẫn phải cố gắng để sai càng ít càng tốt. Muốn không sai thì đừng làm việc nữa. Vậy thôi. 2. Nếu ai đó khen tôi thì tôi chỉ thêm hưng phấn được một lúc. Nhưng nếu ai chê tôi thông thường tôi sẽ nghĩ khá lâu và nếu "máu chiến" thì tôi sẽ sửa thậm chí hạ quyết tâm vượt qua họ cho "bỏ ghét", cho họ thấy ta đây cũng chẳng phải loại tầm thường gì. Như vậy ngẫm cho kỹ thì thực sự lời chê (đúng) hay sự chỉ ra sai sót là có lợi hơn sự tâng bốc. Tản mạn cho vui, tôi không ám chỉ bạn đâu nhé. Có khi tôi chỉ đang răn tôi hoặc viết cho mỗi tôi tôi đọc cũng nên.
dutrieu
moaza12vs không phải bom mà là hom ( " om ")
moaza12vs
MrAn12345 Bác này cho đi Hà Tu đào đá phá núi được đấy )
MrAn12345
Freddievaw Thế này mà tính toán được mới tài chứ Sư phụ uuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu Nó là một bài toán vòng tròn quẩn ..quẩn quá dẫn đến quẫn ) Nhưng thú thật với bác , cái này trươc đây khoảng 7 năm tôi cũng có thử tính một 2 lần gì đó . Và đây là lối tư duy của một đứa trẻ con mới ra trường .
Freddievaw
240315 Cứ cho nửa chục tấn TNT là tha hồ có mặt bằng làm móng, phẳng lì, khỏi nhấp nhô hình sin, cos gì cở, mà lại còn biến miền núi thành đồng bằng lun. hì hì hì hì hì hì hì>>>>
240315
tungch46 ơ tôi mới nghe lần đầu nố như thế nào hả bác
tungch46
hiepsitayto
Mấy bác này lạc hơi xa rồi, quay lại đi
hiepsitayto
Williamon Thế mà khuyên tôi nổ mìn > >>> Khi nổ mìn , sinh ra áp lực lớn lên bên trong của các khối đá . Nhìn mặt ngoài khó hoặc không nhận ra các vết nứt . Nhưng phía bên trong lại xuất hiện các vết nứt nhỏ , sau đó lớn dần .. Giống như bác bị người ta xô , ép... bên ngoài tưởng không sao...nhưng lục phủ ngũ tạng bị ép nát bét :d . Đến giai đoạn không chịu nổi nữa sẽ bị đẩy ra bên ngoài. Nên có hiện tượng " ép cho phọt...c...t " .
Williamon
traiyo1
Lạc đề hết rồi, quay lại vấn đề đà kiềng-dầm móng nào?Tức thật nhỉ, sao ko có bác nào ở sg ra mặt cái, 2 cái này khác nhau mừ!>
traiyo1
hoibmtose005 thì tôi có bít đâu tôi tưởng cứ khoang 1 lỗ nhỏ rồi nhét thuốc nổ vào rồi kích nổ thì nó sẽ phá hủy sung quanh nó theo chiều hướng lên vì ở dưới rất rắn chắc lên ko ảnh hưởng j (em nói cho trường hợp là mặt bằng khá thoải hoặc ko quá dốc ) thì nổ mìn đâu ảnh hưởng mấy bác nhỉ
hoibmtose005
MaroldPl : bác cứ bình tĩnh hì hì thầy NGỌC đã chốt rồi mà 2 cái là 1 chỉ khác cái tên gọi cách gọi từng địa phương bác vẫn còn thầy ấm ức j nào hihi nói tôi nghe coi
MaroldPl
AnthonyGape Thế chú đã xem bản vẽ a post lên chưa? 2 cái có phải là 1 ko???
AnthonyGape
test1212 bài nào pót vậy bác lâu tôi ko vào cái topic nầy hì hì
test1212
AlfomzoMl Vấn đề không phải ở SG hay ở đâu , cái này ở đâu nó cũng như nhau thôi kể cả ở nước ngoài . Tôi cũng làm ở Sg bao nhiêu năm rồi mà chưa thấy ai bảo 2 cái Dầm móng - Đà kiềng khác nhau chỗ nào cả ! Các bác có ý kiến thế nào ?
AlfomzoMl
profilmuoisau16 Chán nhỉ? Bạn up file về xem thử thế nào?
profilmuoisau16
con voi con Nguyên tắc là nguyên tắc thôi , bạn thử nêu 1 ví dụ đi để chứng minh 2 cái này khác nhau . đơn giản thôi không dài dòng.!!!
con voi con
michaelyork Bản vẽ của tôi post là 1 ví dụ rõ nhất rồi còn gì, chán>
michaelyork
levantrai Dạ bác có ám chỉ tôi thì cũng ko sao vì cái này tôi làm ko sai ạ
levantrai
EduardoMn a còng bác sơn: Cái file bác nói có phải cái này ko ạ. Nếu bảo cái giằng móng và cái đà kiềng khác nhau thì chắc bác hơi nhầm. Nó chỉ là 1 thôi ạ, cái giằng móng bác có thể bố trí ở đáy đài, mặt đài hoặc chân tường. Nó chỉ khác nhau về vị trí, nếu đài bác đã bố trí rồi lên gần cos mặt sàn bác lại bố trí thì thành ra bố trí 2 lần giằng. Thông thường sẽ bố trí giằng ở đài móng sau đó xây tường cổ móng lên gần cos mặt sàn và đổ 1 lớp giằng chân tường dày 7 đến 10cm, hoặc 1 lớp vữa chống thấm (ẩm) dày 3cm. Nếu bác không tin e có thể gửi dăm 3 công trình ngoài này cho bác xem
EduardoMn
Haroldser Tôi chẳng hiểu ở ngoài ấy các cậu xưng hô thế nào mà bảo đk với gm là 1. Giằng móng mà lại bố trí ở chân tường là sao????Thế thì còn gọi gì là giằng móng. Bản vẽ tôi post lên rõ ràng phân biệt ra thế mà bảo là bố trí 2 lần giằng. Ko biết nói gì nữa>
Haroldser
StevenKl Cái ở gần sát mặt sàn của bác bình thường nó đổ trên trên tường cổ móng, nó chỉ dày 7 đến 10cm thôi. trừ khi bác ko làm tường cổ móng thì bác đổ nó to thế để đỡ tường, giảm chiều dài cột. Vậy bác thử phân tích tác dụng thực sự của cái mà bác gọi là đà kiềng ở gần cos mặt sàn cho anh tôi biết với ạ
StevenKl
Marcunst Anh chia sẻ hết kinh ngiệm của tôi ở bài post đầu tiên rồi, ko còn gì để nói nữa. Chú cứ nghiền ngẫm bài viết ấy là hiểu ý anh rồi>.
Marcunst
suanhadthouse
Thanks vì sự nhiệt tình của anh với ae. Nhưng cái dầm móng ở gần mặt sàn, sách cấu tạo bê tông cốt thép cũng có đề cập. Cái mà anh gọi là đà kiềng thường làm với móng đơn nó chính là cái dầm (giằng) móng đặt sát cos nền đó ạ
suanhadthouse
MichaelKet Ra là vậy, giờ thì anh đã hiểu vì sao a e tôi chưa hiểu nhau. Chỉ vì sách. Từ lúc anh ra đi làm thì cái gọi là "dầm móng" trong hình mà e post a luôn đc biết đến với cái tên "đà kiềng" và tác dụng của nó thì a cũng đc biết là để đỡ tường + giằng chân cột, ko hề nghe thấy ai nhắc đến đk là để giằng các móng lại với nhau bao giờ. Nói vậy là rõ rồi nhé!Anh và tôi mỗi ng đều bít thêm 1 điều, cả 2 cùng vui
MichaelKet
ngoctrinh
Nãy giờ ngồi đọc thì tóm lại như sau: ĐÀ KIỀNG= DẦM (GIẰNG) MÓNG Tùy vị trí nó đặt chỗ nào thì tác dụng, cấu tạo cũng như phương pháp tính khác nhau, tôi thấy các bác không post hình lên nên nhiều khi hiểu nhầm, tôi mạo muội xin đưa cái ảnh này lên xem thử có đúng ý các bác không nhé. > *Ở vị trí 1: nó có tác dụng đỡ tường tầng 1, giằng cột lại với nhau. *Ở vị trí 2: nó có tác dụng tạo thành hệ khung giảm lún, lệch cho công trình. Đúng thế không các bác? Các bác cho ý kiến để thống nhất nào?
ngoctrinh
dutrieu Cái vị trí 1 để đỡ tầng 1 và giằng các cột với nhau có khác về mặt tác dụng và chịu lực của các dầm giằng ở các cao độ sàn tầng 2, tầng 3 ... tầng thứ 1000 không ??? Nếu cái này (cái vị trí 1) mà gọi là gì đó thì tại sao lại không gọi như thế cho các cái tương tự như thế ở các tầng trên. Tôi thấy gọi thế quái nào cũng được nhưng phải vẽ ra và hiểu được sự làm việc của nó. Thằng cháu ngoại của tôi nó cứ gọi cái bánh Trung thu là cái bánh gối (vì giống cái gối của nó). Tôi chỉ hiểu được sau khi nó chỉ cho tôi thấy cái bánh đó thì tôi mới hiểu ý của nó.
dutrieu
DanielEi E thấy nó chẳng khác gì bác ạ, chẳng qua nó ở dưới đất nên gọi là dầm móng thay vì gọi là dầm khung
DanielEi
truongtiengka Cái ở vị trí 1 đúng hơn là cái dầm .
truongtiengka
thanhtruc cũng là beam mà thôi . Dầm móng hay giằng móng túm lại là gồm có bê tông và thép .>
thanhtruc
phuonganh12
topic này rất hay, mong mọi người đóng góp nhiều ý kiến để làm sáng tỏ vấn đề này.
phuonganh12
profilmuoibay17 Bài 125 tôi có nói về vị trí đặt giằng móng. @deathofwar: Chủ đề này sáng như ban ngày rồi còn gì nữa, Bác sơn trường phái miền nam, tôi miền bắc đã tìm được tiếng nói chung. Tưởng đóng cửa rùi giờ vẫn thấy các bác vào bàn rôm rả
profilmuoibay17
trannguyen1602
miền nam hay bắc thì cũng như nhau thôi . TÚm lại làm giằng móng chỉ nên áp dụng cho móng cọc . Móng đơn thì làm mấy cái dầm đở tường tầng trệt là ỗn rồi . Nếu đất cứng làm bó vĩa là xong . Có bấy nhiêu cũng tạo topic
trannguyen1602
test1212 thế còn móng băng, móng bè thì không biết làm sao mà bác? có làm giằng móng hay dầm đỡ tường như bác nói không?
test1212
hyutars
móng đơn hay bè hay băng thì có chiều sâu chôn móng . Mà sàn tầng trệt ở trên mặt đất hay tại mặt đất . THì phải làm cái beam mà đở nó . Ở nước ngoài chỉ định nghĩa BEAM cho mọi loại quan niêm
hyutars
hyutars Ko biết thì đừng phát biểu lung tung bác à , kẻo các tôi ko biết mà học theo thì khổ > Bác đã nghe từ GROUND BEAM bao giờ chưa >
hyutars
profilmuoisau16 Đà kiềng có tác dụng rất ít và gần như không có tác dụng chống lún lệch. Cái này tôi có thể kiểm nghiệm bằng Sap được.
profilmuoisau16
Vincentpype
Bác nào cao thủ xin cho 1 kết luận cuối cùng cho vấn đề này đi, mọi việc vẫn chưa nhã ngủ, hihihihi
Vincentpype
dudung
Nói tóm lại là các bác cãi nhau trong topic này hơi nhiều ,mà xung quanh chỉ toàn dầm móng với đà kiềng .Thật ra cái dầm móng hay đà kiềng nó chủ yếu chịu trách nhiệm phân bố lại nội lực cho móng và làm giảm đáng kể momen đấy. Còn nó là 1 hay 2 thì tùy vào người tk . Ai cũng có quan điểm riêng,không ai sai cả nên cái gì an toàn ta cứ làm ,bởi vì mục đích cuối cùng của dân tk xây dựng cũng chỉ là an toàn mà thôi còn chuyện tiết kiệm thì bàn sau . vậy nhé!
dudung
traiyo1 Thân chào các bác. Tôi vào forum này tham khảo nhiều bài rất hay của các bác chuyên ngành xây dựng (tôi chuyên ngành Điện năng, Control system, IT và hiện nay chuyên KD về BDS khoảng hơn chục năm nay, mọi người ai có muốn tìm hiểu về BDS ở Sì gòn thì tôi rất vui lòng giải đáp ). Tôi cũng có xây dựng và sửa chữa vài cái nhà rồi nên cũng có chút thắc mắc về giằng móng và đà kiềng. Để giảm moment của móng lệch tâm tác dụng vào cột (2 cột ngay chỉ giới xây dựng và móng băng bị lệch tâm) , thì ta có nên giảm khoảng cách từ đà kiềng và móng băng (tức cổ cột ) càng bé càng tốt không ? Và cổ cột làm cho lớn ra và gia cố thêm thép để chống moment lệch tâm ?
traiyo1
AnthonyGape nó giống như con tép có dâu nhưng nó cùng họ nhà tôm không quan trọng là cái tên mà cái chính là chức năng của nó trong một kết cấu cụ thể mọi sự phân biệt so sánh chỉ là tương đối
AnthonyGape
muadem116 - Thế theo các bác cái dầm ở vị trí 2 bỏ đi có được không ? cái ở vị trí 1 sẽ làm nhiệm vụ gánh hết nếu công trình từ 5 tầng trờ lại !
muadem116
Vimcentcow Cái móng như thế, thực tế ở miền Nam thì tôi không biết, chứ ngoài Bắc không làm như thế bao giờ cả, thông thường, với móng đơn hoặc móng băng, tại vị trí 2 chính là dầm móng (hay giằng móng), tại vị trí 1 người ta không làm dầm mà làm 1 cái kiểu như giằng chống thấm thui! bé tẹo, dày khoảng 100mm thui hoặc 120mm là cùng ! > Thân !
Vimcentcow
rtgreter vret ẻ image này là Southern style. Ưu điểm của phương pháp này là giảm được chiều cao tính toán của cột tầng 1, không phải xây tường từ mặt móng mà xây lên đà kiềng 1. Tuy nhiên lại tốn kém vì cái đà 1 này to quá. Northern style: không làm cái đà 1 to như thế này, mà chỉ là cái giằng chống thấm chân tường, nhỏ thôi. Tường xây từ đà 2 lên. Ưu điểm là dễ thi công, đỡ tốn cái đà 1. Tuy nhiên chiều dài tính toán cột tầng 1 lại lớn. Với những công trình thông thường, tôi hay làm theo Northern, 1 số công trình đặc biệt ( ví dụ nền nhà tôn quá cao so với cốt MĐTN) thì tôi theo mấy bác miền Nam. Nói chung nên vận dụng ưu điểm của từng phương pháp.
rtgreter vret ẻ
dutrieu Đối với móng băng , cái dầm phía dưới nằm ẩn trong móng nên bên trên chỉ cần cái giằng chống thấm nhỏ. Đối với móng cốc ( móng đơn ) Theo ý kiến bản thân và kinh nghiệm thiết kế của tôi , tôi chỉ để một dầm phía trên , nếu để luôn ở cốt 0.000 thì càng....đẹp , cái dầm vừa chịu lực lại vừa là cái giằng chống thấm , 2 trong 1 luôn . Viêc đưa dầm lên cao sẽ ổn định hơn so với dầm nằm ở phía dưới .
dutrieu
trangyu lan nói thế có mạnh miệng quá ko bác, tiếng Việt có từ đồng âm khác nghĩa thì chẳng có lẽ gì tiếng nước ngoài lại ko. theo tôi thì đà kiềng với giằng móng có công dụng như nhau là:liên kết các cột với nhau và với móng tăng độ cứng tổng thể cho hệ khung chịu lực, thứ 2 là phân bố đều lực xuống phần móng phía dưới tránh hiện tượng lún ko đều gây phá hoại kết cấu móng. Ko phải là dân kết cấu nhưng e cũng mạnh mồm phát biểu thế mong các bác chỉ giáo
trangyu lan
thanhtinh Cái đó thầy Ngọc đố nên chớ chém cho vui ấy mà. Cái đó tùy quan niệm,tùy vùng mà họ có tên gọi khác nhau. Túm lại cứ gọi nó là cái " ấy" hay là " cái đó" rùi giải thích công năng của nó ra thôi (đôi khi tiếng Anh tôi mà không biết cái đó gọi là cái gì thì tôi cứ gọi là "it" rùi explain until everybody got it)
thanhtinh
Vimcentcow
Thực ra mặc dù không phải lúc nào tên gọi cũng phản ánh đúng và đủ bản chất của sự vật nhưng phần nào nó cũng nói lên cái đó là gì và phân biệt nó với cái khác. Không phải "bỗng dưng" mà nó có tên gọi như vậy. Tiếng miền trong thì tôi không dám bàn vì không sành. Nhưng thiết nghĩ trên bản vẽ nên dùng tiếng phổ thông cho nó có vẻ chuẩn mực. Theo tôi, một cách hiểu khá tương đối để dễ đặt tên chỉ mặt là: Giằng móng là cái thằng mà nó nối các cột hoặc các móng, trong khi có thể gọi dầm móng là cái thằng mà để xây tường dẫn ( tường xây từ móng lên đến cốt nền) lên đó.
Vimcentcow
thuymo Thế cái dầm ở vị trí 2 tính toán dựa trên cơ sở nào !
thuymo
phuonganh12 Cái thằng này mà tính được cũng phọt...Về mặt lý thuyết, để tính được giằng/dầm móng, phải tính được nội lực của nó trong hệ kết cấu tương tác với nền (mô hình công trình và nền làm việc đồng thời). Cái này cần phải tham khảo thêm bác NGOC_IBST mới được...
phuonganh12
DonaldMi Theo tôi biết thì chưa có sách vở nào nói, và thi công cũng chưa bao giờ thấy cái Dầm ở vị trí 2
DonaldMi
sukem13579 Thế thì bốc thuốc vậy ! Gặp chuyên gia bốc thuốc đây rồi Bác NGỌC ới ời...
sukem13579
MichelPurn Hình như cái dầm ở vị trí 2 là đầm chống lật thì phải Hình vẽ trong CAD là móng chân vịt kìa
MichelPurn
WeksizzySl Theo như bạn tưởng tượng thì chắc là bạn đang nói về móng đơn, với móng đơn, giằng móng có tác dụng làm tăng độ cứng chống uốn tổng thể cho toàn bộ hệ thống móng, giằng móng càng cứng (EI lớn) thì tác dụng chống uốn tổng thể và uốn cục bộ (tại chân cột) càng lớn, xét 1 cách cục bộ thì giằng móng cũng có tác dụng chống uốn cho độc lập móng đơn đó, góp phần làm chống lại Momen gây lật, bạn tham khảo thêm các Comment ở trên nhé !
WeksizzySl
MichaelKl Chủ đề là về đà kiềng móng đơn mà, cần gì tưởng tượng ! Chán .
MichaelKl
Freddievaw
e đọc một vài bản vẽ thi công thì thấy có 2 vị trí (1&3) mà bác deathowar nêu ở bài #135: > > > > Đối với móng đơn nông, tại vị trí có tường tầng 1: + Vị trí 1a: có móng gạch xây ở dưới giằng (dầm) móng hay còn gọi là đà kiềng. + Vị trí 1b: chỉ có giằng (dầm) móng (đà kiềng) chạy dọc theo trục nối 2 cột, nếu nhịp dài khoảng 5-6m thì làm trụ đơn đặt giữa nhịp. + Vị trí 3: tương tự như vị trí 1b (ko có trụ đơn). Vậy theo các bác tại vị trí nào thì hợp lý hơn và vì sao ạ? về phương diện kết cấu, thi công. e kiến thức còn hạn chế, chưa va chạm thực tế nhiều, mong các bác giúp đỡ.
Freddievaw
BarbaraEr bác cho tôi hỏi cái công thức trên bác sơ bộ như thế nào vậy? 45T/m2 tôi ko biết ở đâu ra. P/S: giờ thì đã biết công thức trên ở đâu rồi.
BarbaraEr
ewrewrwewe
Các bác cho tôi hỏi tôi đọc trong sách của thầy Lê Anh Hoàng thì có đoạn này: "Khi xem dầm là tuyệt đối cứng, phản lực dưới đáy móng xem như phân bố theo quy luật thẳng (tôi ko biết có nhầm là đáy móng hay đáy dầm nữa) và có công thức tính: Pmax or Pmin= tổng N/L * (1+(-)6*e0/L) , từ đó đưa vô mô hình sẽ tính ra momen, rồi thép. Có chút thắc mắc là công thức này áp dụng tính cho đà kiềng móng đơn được hay không?
ewrewrwewe

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Áp lực gây lún?    (có 16 câu trả lời)
       Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm    (có 11 câu trả lời)
       chọn độ lún thích hợp??    (có 15 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK sơ bộ tiết diện móng?    (có 10 câu trả lời)
       Quan niệm ngàm hay khớp?    (có 10 câu trả lời)
       Móng nông trên nền đất có gia cố cừ tràm    (có 33 câu trả lời)
       Móng trên nền đàn hồi và độ lún của móng?    (có 11 câu trả lời)
       Móng nông trên nền đất yếu    (có 17 câu trả lời)
       Móng băng trên nền cọc    (có 15 câu trả lời)
       tính toán móng theo trạng thái giới hạn 1    (có 10 câu trả lời)
       Cùng trao đổi móng trên nền đàn hồi    (có 44 câu trả lời)
       Cách tính toán môđun tổng biến dạng E0    (có 10 câu trả lời)
       móng lệch tâm    (có 40 câu trả lời)
       File excel tính móng đơn    (có 10 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi cách tính móng băng trên nền đất yếu    (có 10 câu trả lời)
       thiết kế móng trong Robot    (có 9 câu trả lời)
       Cần giúp đỡ về Đồ án Nền & móng    (có 4 câu trả lời)
       Mấy pro giúp file sap    (có 8 câu trả lời)
       Giúp em xử lý nền với :(    (có 6 câu trả lời)
       gia cố đệm cát hay gia cố cọc cát nén chặt    (có 11 câu trả lời)
       Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?    (có 42 câu trả lời)
       Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s    (có 24 câu trả lời)
       Thí nghiệm sức chịu tải của nền?    (có 16 câu trả lời)
       Móng băng hay móng bè?    (có 46 câu trả lời)
       Móng đá hộc?    (có 14 câu trả lời)
       Móng gạch cho nhà dân?    (có 52 câu trả lời)
       Bản vẽ móng băng nhà phố?    (có 67 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng bè?    (có 102 câu trả lời)
       Nội suy trên đường cong e - p?    (có 18 câu trả lời)
       tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch    (có 13 câu trả lời)
       Bố trí thép cho móng?    (có 15 câu trả lời)
       Thi công khoan cấy thép.    (có 15 câu trả lời)
       Phương pháp giảm lún cho móng nông ?    (có 68 câu trả lời)
       ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát    (có 15 câu trả lời)
       Bố trí thép móng băng    (có 33 câu trả lời)
       Cách tính toán móng bè cho cột điện?    (có 27 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng băng?    (có 95 câu trả lời)
       Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn?    (có 52 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng đơn?    (có 98 câu trả lời)
       Móng nhà trên nền cát    (có 11 câu trả lời)
       Móng máy dây chuyền sản xuất?    (có 8 câu trả lời)
       Giá trị của góc ma sát trong của đất ?    (có 8 câu trả lời)
       Áp lực tiêu chuẩn nền đất?    (có 8 câu trả lời)
       Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?    (có 8 câu trả lời)
       Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng    (có 8 câu trả lời)
       Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc    (có 8 câu trả lời)
       Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm    (có 11 câu trả lời)
       Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?    (có 33 câu trả lời)
       tinh lun co y nghia gi?    (có 14 câu trả lời)
       thắc mắc hệ số nền    (có 15 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top