Móng nông trên nền đất có gia cố cừ tràm - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Móng nông trên nền đất có gia cố cừ tràm
Khi nền đất dưới đáy móng là lớp đất yếu, không đủ chịu tải công trình Do đó cần phải gia cố bằng cừ tràm (L=5m, mật độ đóng 25 cây/m2, ĐK ngọn 38-42mm) để tăng sức chịu tải của đất nền lên từ 1,2 -> 2lần. Điều kiện cần thiết nhất là cừ tràm phải nằm trong mức nước ngầm ổn định (nức ngầm không có tính xâm thực). Vậy các Bác cho tôi xin hỏi : nếu nước ngầm chỉ ngập 2/3 đoạn cừ tràm gia cố thì liệu có vấn đề gì không. Xin các Bác giúp cho ý kiến. Chân thành cảm ơn!
Có 33 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Ngày nay xây nhà cấp 4 cũng rất tốn tiền. Nhất là nhà cấp 4 mái thái. Chi phí xây nhà cấp 4 phụ thuộc nhiều vào quy mô mong muốn của gia chủ.
|
|
|
Thì mục cừ tràm chứ sao nữa. Lúc đó thì Nền dưới móng còn tệ hơn đất nền xung quanh nữa. Vì Móng phải tựa lên một đóng gỗ mục.
|
dolkihote |
|
|
Cọc tràm cần phải luôn ngập trong nước. Đoạn 1/3 cọc ở trên ở trong trạng thái nửa khô nửa ướt, dễ bị mục. Bạn có thể dùng phương án đệm cát đầm chặt cho 1.5m ở trên, gia cố cừ tràm ở dưới (phần ngập nước).
Móng cừ tràm cũng như cọc tre sẽ phát huy tác dụng tốt nếu được tựa vào lớp đất tốt. Nếu cọc tràm và cọc tre nằm hoàn toàn trong sét nhão, thì tác dụng gia cố không nhiều, công trình sẽ bị lún theo thời gian. Lúc này, nên chọn phương án gia cố nền khác.
|
hoibmtose005 |
|
|
Tôi thấy hiện nay dân Hà Nội vẫn còn chuộng móng cắm cọc tre lắm. Cứ thấy có nước là họ đóng. Nhưng họ không hiểu, nước đó là nước mặt dao động thường xuyên không biết đến bao giờ mục để anh tôi còn làm lại móng chứ.
Không biết dân trong Nam có chuộng cọc tràm không nhỉ
|
test0032 |
|
|
Cứ vài nhà nghiêng, vẹo, đổ,... thì ngành thì dân Việt Nam mới quan tâm đến công việc khảo sát địa chất công trình
|
profilmuoibay17 |
|
|
bạn nên chọn phương án móng khác cho chắc ăn
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Xây nhà trọn gói đang là xu hướng xây dựng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời cho gia chủ. Đặc biệt bạn được miễn phí thiết kế nhà Hải Phòng khi Xây trọn gói. Và được tặng tủ bếp (free Thiết kế và thi công nội thất) |
Luckyman
|
|
|
Theo tôi cừ tram trong Nam và cọc tre ngoài bắc là phương pháp gia cố nền cổ truyền của người dân việt nam , song để phát huy được khả năng tối ưu của nó thì phải hiểu được điều kiện làm việc của nó. Cừ tràm như bạn nói có 1/3 nằm trên mực nước ngầm do đó rất dễ bị mục , tuy nhiên đợi được nó mục thì nền đất dưới móng cũng được cố kết tương đối rồi. Do vậy nếu tải trong công trình không lớn thì cũng có thể sử dụng được. Tuy nhiên, nếu lớp đất ở trên phần bị mục là lớp đất sét, thì nó có nhược điểm lớn là chính nó trở thành nội gián như một bấc thấm dẫn nước ngầm từ dưới lên gây bão hoà lớp sét làm cản trở cho đất cố kết. Vậy nếu không còn cách nào khác nếu ít tiền thì bạn có thể kết hợp đệm cát ở trên thì ngủ ngon hơn.
|
moaza12vs |
|
|
> Tôi tán thành ý kiến và quan điểm của Bác nhưng Bác hãy xét lại ý "nếu lớp đất ở trên phần bị mục là lớp đất sét, thì nó có nhược điểm lớn là chính nó trở thành nội gián như một bấc thấm dẫn nước ngầm từ dưới lên gây bão hoà lớp sét làm cản trở cho đất cố kết Nếu như vây thì cừ tràm đã hấp thu nước đâu có bị mục được!
|
BarbaraEr |
|
|
Trong nam rất ư chuộng móng gia cố cọc cừ tràm (L=5m, mật độ 25 cây/m2) và thường giả định sức chịu tải là 8Tấn/m2 làm cơ sở tính toán (đối vối các công trình dân dụng ko có địa chất) Còn các công trình có địa chất thì giả định SCT của đất nền sau khi gia cố tăng lên từ 1-2 lần SCT tải của nền khi chưa gia cố (xác định SCT theo 45-78 - 1979
|
Haroldser |
|
|
Bạn hãy nói rõ hơn và kể ra các trường hợp dẫn đến mục và không mục chứ.> > > >
|
Donaldsor |
|
|
Tôi tán thành ý kiến của bạn. Nhưng còn phụ thuộc vào kinh tế nữa bạn ạ. Ví dụ : bạn xây dựng một ngôi nhà trệt hoặc 01 trệt + 01 lững cho chính tôi lúc đó bạn có nghỉ là tôi cũng phải cần khoan KSĐC cho nhà tôi không? (khu vực ngoại ô, khu vực chưa có HSBC địa chất, các công trình lân cận cũng ko có,...)> > > > >
|
nguyentrungata |
|
|
1. Bạn hảy xem cừ tràm ngâm trong nước và cừ tràm chỉ ẩm ướt bên ngoài (tương đương đất loại sét bão hòa) các diển biến có khác nhau không? Với tôi: tre hay tràm thì đều phải ngập trong mực nước ngầm ổn đinh.
2. Khi nào không cần khảo sát địa chất : khi người thiết kế có những cơ sở ( kinh nghiệm hay quan sát) và bài tính đủ để thuyết phục tôi và mọi người. Rẻ + mau hư -> lãng phí.
|
53caugiay |
|
|
Theo tôi nếu nguồn vốn sử dụng là nguồn vốn "ngân sách nhà nước" thì nên chọn phương án khác là tốt nhất !
|
dutrieu |
|
|
|
profilmuoinam15 |
|
|
1. Tán thành
> 2. khi người thiết kế có những cơ sở ( kinh nghiệm thực nghiệm ) thì có thể không cần khảo sát địa chất Nhưng còn "bài tính đủ để thuyết phục tôi và mọi người" thì ko được đâu! Khi ko có khảo sát địa chất thì làm sao tính chính xác SCT của nền chưa và sau khi gia cố cừ. Còn kiểm tra theo các trạng thái giới hạn thì sao? Cơ sở nào để tính khi ko có các chỉ tiêu cơ lý của đất nền. Anh thiết kế công trình mà ko có địa chất thì được rồi, do anh có kinh nghiệm thực nghiệm mà. Còn các cơ quan như thẩm định, thẩm tra,...có chấp nhận hay ko nữa.
|
arthomeviet |
|
|
Bác ơi, tiền khảo sát không đáng là bao, khi công trình ổn định thì không sao, đến khi lún lệch hoặc đổ thì tiền sửa chữa còn lớn hơn tiền xây nhà.>
|
plantandzombi |
|
|
Bạn hiểu sai ý rồi. Khi phần trên của cọc không có nước ngầm sẽ bị mục , phần bị mục đó sẽ là một bấc thấm dẫn nước từ dưới nên gây bão hoà phần đất sét ở trên làm cho đất khó cố kết hơn.
|
williamcuong |
|
|
Bác ơi chúng ta đang sống trong thời kỳ khoa học thì tốt hơn hết là làm những gì mà tôi cảm nhận được sự đúng đắn của nó bằng kiến thức và trí tuệ là được , không nên bắt trước những nhà xây trước đó không có báo cáo ĐC. Tuy nhiên mức độ nghiên cứu khảo sát đến đâu cho hợp lý mới là quan trọng nhất. Tiền khảo sat không đáng kề so với phương án móng không hợp lý đâu bác ạ, mà tôi vạ thì tôi lại chịu. Chọn cách nào hay hơn.
Tôi là Tư Vấn Thiết kế cơ mà không có số liệu khoa học mà phán xuông thì e rằng khó thuyết phục
|
con voi con |
|
|
Nhà tư , một số chủ nhà có thiết kế có khảo sát -> OK
Đội thợ vừa làm nhà tư nói trên , nhận nhà khác không cần thiết kế, không khảo sát mà áp dụng tính tương tự về khoảng cách cột để thiết kế cột dầm ( có tăng cường) + may măn ---> OK
Kỷ sư giỏi làm CT lớn, không tham gia nhà tư.
Kỷ sư mới ra trường , đồ án chưa có người kiểm , thiết kế nhà tư ( có khảo sát ) thỉnh thoảng vẫn lún , nứt.
Chủ nhà : quan sát các diển biến trong xã hội, có tâm lý nhà đôi ba tầng trả thêm tiền khảo sát thì xót quá , chỉ cần thuê kỷ sư giỏi .
|
hoahuongduong |
|
|
Tôi hỏi nếu là bạn thì bạn có khoan KSĐC hay không. Câu hởi có hay không mà sao trả lời không đúng chủ ý vậy.
|
hyutars |
|
|
Tất nhiên là phải khảo sát rồi, bất cứ công trình nào đều phải khảo sát cả nhất là miền nam nơi đất yếu tồn tại khá dày. Thực trạng hiện nay, nhiều người bỏ qua công tác khảo sát, nên có những hậu quả không đáng có, không phải tôi không biết.
Đối với nền đất yếu, dù bác gia cố đất kiểu gì đi chăng nữa nếu không biết thông số đất nền thì không thể thiết kế được, đặc biệt gia cố bằng cọc cừ tràm hay cọc tre cũng vậy, kinh nghiệm dân gian thì ta chấp nhận, nhưng đã là khoa học thì phải chính xác.
Còn về vấn đề bạn hỏi về cắm cọc cừ tràm 2/3 thì có làm sao không thì có rất nhiều cao thủ trả lời rồi, chắc cũng không phải trả lời lại. Quan trọng là mực nước bác đo được trong quá trình khảo sát hay thời điểm đào hố móng là mùa mưa hay mùa khô, và nó là nước ngầm hay nước mặt.
Theo tôi được biết thì ở trong Nam, mực nước ở đồng bằng thường xuyên trao đổi với nước biển, vậy vấn đề xâm nhập mặn có ảnh hưởng gì đến việc gia cố cọc cừ tràm của các bác hay không? và vấn đề này sẽ xử lý thế nào? Đặc biệt là hiện nay thường có hiện tượng "sạt" cọc khi thi công xong cũng một phân nguyên nhân do nước biến xâm nhập vào đồng bằng tạo áp lực hông làm trôi cọc?
|
hoangphunhan |
|
|
Đúng, tất cả công trìnnh nên khảo sát là giải pháp tốt nhật
|
hoang tuan |
|
|
các bác cho tôi hỏi là với móng gia cường bằng cọc tre thì kiểm tra lún như thế nào ạ?
|
thuymo |
|
|
Quan niệm là cọc cứng tính toán như cọc bêtông cốt thép.
|
profilmuoibay17 |
|
|
Đâu phải thế bác ơi. Cọc tre sau khi gia cố nền thì nó vẫn là bài toán nền , do vậy sau khi đóng cọc tre theo thiết kế song hoặc thông thường người ta cũng có bước đóng thử một đoạn móng và sau đó tiến hành thí nghiệm nén tĩnh nền bằng bàn nén để tính mô đun đàn hồi Eo. để có số liệu kiểm toán lún.
|
dacbiet |
|
|
Theo tôi thì cừ tràm chỉ thích hợp với 2 loại đất yếu là bùn sét lẫn xác thực vật, sét yếu pha (cát). Khi đó nếu ko khoan (tất nhiên thường là ko khoan KS) thì cứ lấy Po đất nền = 0,2T/1 cừ. từ đó tính lên chuẩn 16,20,25 cây/m2.
Các loại đất yếu khác hoặc là cừ bị trôi theo triều cường thì nên chọn giải pháp khác để xử lý (cọc BTCT ...) !
|
ngoctrinh |
|
|
Theo tôi không nên tính như vậy
Bạn có thể coi toàn bộ thể tích của cừ tràm khi đóng xuống đất sẽ là phần chiếm thể tích của đất và có thể tạm coi là phần thể tích nó chiếm chỗ thì hệ số rỗng của đất giảm xuống tương ứng với phần thể tích đó
|
michaelyork |
|
|
Các bạn ơi. Cừ tràm bắt đầu được dùng ở VN tôi khi nòa vậy nhể?
Theo tôi dc biết, các dãy chung cư Thanh đa-Q.BT-HCMc đều dùng cừ tràm, dc xây vào khoảng năm 68-72. KHông biết đúng 0 nữa???
Tks
|
profillink10 |
|
|
Em có thiết kế 1 công trình trường học trên nền gia cố cọc tràm L=5m mật độ 25 cây/m2, nhưng do nhà thầu đã đóng xong cọc và đổ bê tông lót móng đá 4x6 rồi bỏ đó hơn 1 năm nay trong tình trạng ngập nước giống như cái ao như hình. vậy xin hỏi các bác để vậy hơn 1 năm nó có ảnh hưởng gì xấu đến công trình ko? tôi thì nghĩ ngập như vậy cừ nó mới tươi nhưng cũng có ý nghĩ nó như cái ao vậy thì sẽ thay đổi cơ lý của đất nền làm giảm khả năng chịu tải. Mong các bác cho e ý kiến với ạ.
|
plantandzombi |
|
|
Đã làm công trình trường học thì kiểu gì mà chả có khảo sát địa chất, bạn quên cái đống cọc tràm đó đi, có kết quả KSĐC thì theo đó mà thiết kế chứ ! Cái này chắc không ai dám phán bừa được, phải xem địa chất nó thế nào rồi tính toán xem sao bạn nhé ! Trường hợp chủ đầu tư muốn tiết kiệm mà tính ra không thỏa mãn cũng bó tay thui, dân thiết kế lương có được bao nhiêu, cứ đúng mà làm cho yên tâm, tận dụng cái cọc tràm đó làm e rằng sẽ có hậu họa khôn lường, nói chung nên căn cứ vào kết quả KSĐC mà làm cho đúng thui ! >
|
casinomkw |
|
|
chỗ nàyks 40m mà chả thấy lớp đất tốt chỉ có duy nhất 1 lớp sét pha tương đối yếu nên ko dùng dc móng cọc. Với lại ct xung quanh họ làm cọc tràm nên tôi phải theo thôi
Các bác vào giúp tôi phát
|
AlbertDOB |
|
|
Nếu 40m mà không thấy lớp đất tốt thì cũng ghê nhỉ >, vậy bạn thử tính với móng bè cọc xem sao ? Nếu tính lún thỏa mãn thì chắc dùng móng bè được > !
|
Happyspringla2007 |
|
|
làm gì công trình cũng quan trọng số một, đã hư thì khó sửa ở phần móng và bỏ chi phí ra sữa chữa tốn kém. nên khoan khảo sát không được bỏ qua.còn nếu làm đại cũng được không sao, dù không khoan hay có kinh nghiệm đi chăng thì khó mà đoán được thuộc loại dạng đất. cừ tràm tươi đóng xuống thì vẫn không bị mục vì cừ tràm hấp thụ nước và giữ độ ẩm tốt. cừ tràm chỉ tựa lên đất tốt thì chịu lâu hơn và chứ nếu đóng tựa trên nền yếu thì xây nhà làm gì.mực nước ngầm 1/3 hay 2/3 chẳng sao cả. chỉ mực nước ngầm cuối mũi thì nguy cơ.thôi tốn kém kinh phí chả sao.chất lượng là hàng đầu
|
Philipboxy |
|