Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
thắc mắc hệ số nền - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  thắc mắc hệ số nền

     tại sao khi tôi giải móng băng trên nền đần hồi e khai báo hệ số nền theo những trường hợp hệ số nền tăng lên gấp 2,3,4,5 thì biểu đồ mô men nó giảm không đáng kể nhỉ. liệu có phải do mô đum đàn hồi của bê tông lớn hơn mô đum đàn hồi của đất nền nên mới xảy ra như vậy không các bác
Có 15 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
Alewohabee
Sự thay đổi giá trị hệ số nền không làm thay đổi nhiều nội lực của móng mềm (móng băng, móng bè, bè cọc) là do toàn bộ nền đất có cùng 1 hệ số nền, dẫn đến độ lún lệch giữa các phần của móng không lớn. Điều này đang dẫn đến một hệ quả xấu là nhiều sinh viên kết cấu (và cả Thầy của các tôi này) lầm tưởng rằng việc xác định chính xác hệ số nền không quan trọng, vì không ảnh hưởng gì mấy đến kết quả tính toán móng mềm dựa trên mô hình nền winkler. Tôi đã đọc vài đồ án tốt nghiệp của các sinh viên làm về nền móng (chiếm 70% nội dung đồ án) của một trường đại học tiếng tăm ở tpHCM, khi xác định hệ số nền để gán cho mô hình các bạn này thường lấy đại một vài giá trị độ lún để tính rồi cho mô hình chạy, khi nào chuyển vị từ kết quả chạy mô hình và độ lún giả thiết tương đương (hội tụ) thì coi như kết quả chọn là đúng. "Sáng kiến" này quả thật đã làm lợi cho xã hội rất nhiều tỷ đồng, vì từ nay Chủ đầu tư sẽ không phải tốn tiền cho việc khảo sát ĐCCT xác định hệ số nền, các nhà cơ học đất của thế giới cũng không mất thời gian nghiên cứu các công trình khoa học vô bổ là ... tìm công thức tương quan xác định hệ số nền từ các chỉ tiêu khác Thật ra, giá trị hệ số nền sẽ ảnh hưởng nhiều đến nội lực của móng khi nền không đồng nhất và đẳng hướng, tức là hệ số nền khác nhau tại các vị trí khác nhau của móng. Trường hợp này mà các kỹ sư thiết kế nhà ta vẫn chọn hệ số nền ngẫu nhiên rồi nhờ SAFE xét hội tụ thì cứ chuẩn bị thăm nuôi nhau là vừa >>>
Alewohabee
EfrainKl
Hệ số nền được định nghĩa bằng k = P/S. Với điều kiện địa chất công trình không thay đổi, ngay trong một móng mềm có tải trọng phân bố đều thì độ lún của các điểm cũng không bằng nhau, nghĩa là k = P/S không bằng nhau. Như vậy, việc chọn hệ số nền chỉ theo điều kiện địa chất và loại móng là có còn đáng tin cậy không nhỉ nhất là lại chọn hằng số cho toàn bộ móng. Khi tính toán có sủ dụng hệ số nền, người ta phải sủ dụng trường hợp nguy hiểm có hệ số nền vồng hoặc võng ngay cả khi điều kiện đại chất và các điều kiện kết cấu khác là như nhau. Cái việc các thầy hướng dẫn lựa chọn hệ số nền là hằng số chắc chỉ làm cho vui thôi chứ ai lại làm thế, đất và móng nó cười cho thì ngượng chết đi được. Sự thay đổi mô men trong móng chỉ đáng kể khi thay đổi tỷ lệ của các hệ số nền dứoi một đáy móng
EfrainKl
Robertplus
thế theo bác đành bó tay khi tính toán móng trên nền thiên nhiên ???? Như móng bè nằm trên địa chất thay đổi lớn thì chẳng ai làm móng bè hay móng trên nền thiên nhiên khi công trình lớn . Còn móng tính lấy hệ số nền là bằng nhau ( xem là vậy) thường rơi vào đất tốt và địa chuất tạm gọi là đều và ảnh hưởng nội lực trong móng không thay đổi quá nhiều so với thực tế .
Robertplus
Charlesquew
nói như bác pvgeo và thầy Ngọc thì khi xét hệ số nền cho 1 móng mà tại mỗi điểm trên móng đều khác nhau do địa chất khác nhau thì nó phức tạp quá, vậy biết chọn hệ số nền như thế nào cho nó hợp lý ?? vậy ta có thể lấy giá trị trung bình không ?? và nếu tại mỗi điểm đều khác nhau như thế thì tính hs nền như thế nào ?? Chả lẽ chia cái móng băng ra thành n điểm rùi tính à ?? Hic tôi chưa hiểu chỗ này lắm mong bác pvgeo và thầy Ngọc giảng thêm p/s: trước giờ đối với các ctrình nhỏ, tôi chỉ tính theo pp hội tụ như bác pvgeo nói ở trên, còn những ctrình lớn thì fải có hs KSDC.
Charlesquew
Renatosymn Nói như thầy tôi đồng ý nhưng cũng không đồng ý. Đồng ý là nền đất phức tạp mỗi chỗ mỗi khác. độ lún cũng khác tuốt. Thế thì không lẽ chỗ nào cũng tính hệ số nền. Vô lý và cũng không thể thực hiện được. Còn các thầy hướng dẫn, và đa số tôi thấy làm móng mềm hiện nay có xét đến hệ số nền đều nhập 1 hằng số.
Renatosymn
Philipboxy Tại Hải Phòng có công ty xây nhà trọn gói Hải Phòng giá rẻ, xây cẩn thận không nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà rồi. Đau đầu quá.
Luckyman
Philipboxy Bản thân cái phương pháp hệ số nền (Winkler....hay những thứ tương tự) đã là không chuẩn rồi, vì rằng nền đất có bao giờ hoàn toàn đàn hồi đâu! Gần đây (hoặc cũng lâu lắm rồi) người ta còn dùng cái elasto-plastic spring nữa hay cái spring phi tuyến (module phụ thuộc cấp áp lực), những vẫn chưa thể mô tả chính xác được cái nền đất ấy chứ. Vấn đề ở chỗ cần biết khi nào dùng được và dùng như thế nào...để vẫn có thể áp dụng được với kết quả chấp nhận được trong thực hành tính toán thiết kế. Khi xét đến trường hợp elasto-plastic spring thì lúc này phản lực sẽ được phân phối lại tùy theo điều kiện biên. Lúc này may ra có thể khả dĩ kể được đến cái vụ độ lún khác nhau mà lại còn tải trọng khác nhau nữa chứ.
Philipboxy
dudung Cái này tôi chưa biết. Bác có tài liệu nào nói về cái này không. share cho anh tôi diễn đàn được không bác
dudung
viet toan 12 Bác tính theo kiểu này bằng phần mềm gì ??? Có phần mềm tính hay là chỉ là tính toán nguyên cứu chơi cho vui . Vụ plaxic thì tính toán móng quá khó . Chỉ mang tính nguyên cứu . Trong khi thực hành là 1 sự phức hợp của cả chục yếu tố về tổ hợp tải và mô phỏng không đơn giản chút nào trong plaxis nhưng quá để trong safe . Nghẹt cái spring này là đàn hồi tuyến tính chứ không phải phi tuyến tính .
viet toan 12
Alegowasea Năm 2003 thằng bạn làm tốt nghiệp cái sheet pile, nó coding dùng cái alasto-plastic spring này cho luận văn tốt nghiệp, concept thì chẳng có gì khác nhau so với móng băng mà các bạn đang làm. Nếu muốn dùng thì xem thằng ABAQUS thử xem nó có dùng được không. Thực sự ra chẳng có gì vui cả, những lúc gặp vấn đề thì phải chơi những thứ khủng mới giải quyết nổi, để mà giải thích những hiện tượng mà với những cái bình thường thì chẳng thể nào làm được. Tôi đây cũng đã từng dùng cái Staadpro để tính cái vụ plastic này. Đơn giản chỉ là việc giới hạn cận trên của cái áp suất chẳng hạn, nếu phản lực giải ra lớn---->áp suất lớn hơn cái giới hạn, thì lặp lại chu trình với việc thay cái spring này chính bằng cái áp suất giới hạn. Nếu không có phần mềm chuyên dụng thì dùng Sap2000 hay Staadpro hay bất cứ thằng nào tương tự cũng có thể làm được chuyện này.> Trường hợp đơn giản thì dùng elastic perfectly plastic (bi-linear), còn nhọc hơn thì phụ thưộc áp suất. Plaxis, hay các soft tương tự cũng là lựa chọn cho bài toán kiểu này. Mà thôi đơn giản thì làm Winkler cho nó lành, khỏi phải nhức cái đầu lâu làm giề>. Còn đơn giản hơn nữa thì vẫn làm tay được đấy thôi, giải theo kiểu bài toán combination footing ấy> Vẫn chơi tốt mà nhỉ khỏi cần hệ số nền hệ số niếc gì hết
Alegowasea
profillinkmuoimot11
vậy thì việc xác định được hệ số nền quả là một việc không tưởng thật đau đâu cảm ơn các thầy và các bác nhiều
profillinkmuoimot11
MattieHek Bác này cảnh báo thật đúng là không sai. Nếu như nền đất nó không đều như giả định ban đầu thì quả thực hệ số nền ảnh hưởng rất lớn đến giá trị nội lực của móng. Nhưng tôi thì tôi thấy thế này, đa phần địa chất khi khoan khảo sát thì tôi thấy nó phân bố theo các lớp có các bề dày khác nhau. Các lớp này có cùng một chỉ tiêu cơ lý(tất nhiên thí nghiệm nhiều mẫu rồi lấy trung bình), thế nên cũng có thể coi các lớp này là đồng nhất rồi. Trong các loại móng thì chỉ có móng cọc là nằm ở nhiều lớp đất khác nhau, còn các móng khác thì đa phần là nằm ở cùng một lớp đất nên các bác thiết kế giả định tôi nghĩ cũng có cái lý của họ thôi. Ngày xưa khi còn đi học tôi nhớ có thầy dậy cơ học đất có nói 1 câu thế này: "Dưới đất muốn biết chính xác nó có những gì thì chỉ có ông địa mới nắm được". Thế nên tôi nghĩ việc giả định đất là đồng nhất cũng không đến mức độ phải vào nhà đá như bác nói đâu. Em có vài ý kiến thế mong các bác đừng cho tôi là thế này thế nọ nhá. Thanks
MattieHek
xac suat Bác hiểu sai ý tôi rồi. Tôi nói là nếu cứ chọn đại giá trị hệ số nền rồi nhờ mấy ông SAFE, SAP.. xét hội tụ (không quan tâm đến nền là bùn hay đá hay gì gì) thì mới có thể vào nhà đá bóc lịch. Tôi có nói không được mô hình nền đất đồng nhất đâu
xac suat
thanhvu Tính cái hệ số nền này cũng lạ. Thứ nhất: Có địa chất thì tính ra ptb/S (S=(0,5->0,8).So; So giá trị khi tính lún) => Nếu nền đất yếu (bùn) thì giá trị độ lún quá lớn => K nền rất bé chí khoảng tầm 100 -> 300 t/m3 Thứ 2: vấn đề là dùng Cz=40.(2->3).Rdn (Rdn: cường độ đất nền) So sánh cái thứ nhất và thứ 2: => kết luận cái thứ nhất cho giá trị bé (có vẻ sát với thưc tế), cái thứ 2 cho giá trị quá lớn với cái thứ nhất rất nhiều => Chẳng biết các bác nên chọn cái nào để tính đây? Nếu chọn giá trị nhỏ => thép có nhiều quá chăng Nếu chọn giá trị lớn => ko an toàn Bác nào biết vấn đề này! Chỉ giúp tôi với! Cám ơn các bác nhiều!
thanhvu

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Móng máy dây chuyền sản xuất?    (có 8 câu trả lời)
       Giá trị của góc ma sát trong của đất ?    (có 8 câu trả lời)
       Áp lực tiêu chuẩn nền đất?    (có 8 câu trả lời)
       Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?    (có 8 câu trả lời)
       Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng    (có 8 câu trả lời)
       Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc    (có 8 câu trả lời)
       Đà kiềng móng đơn?    (có 164 câu trả lời)
       Áp lực gây lún?    (có 16 câu trả lời)
       Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm    (có 11 câu trả lời)
       chọn độ lún thích hợp??    (có 15 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK sơ bộ tiết diện móng?    (có 10 câu trả lời)
       Quan niệm ngàm hay khớp?    (có 10 câu trả lời)
       Móng nông trên nền đất có gia cố cừ tràm    (có 33 câu trả lời)
       Móng trên nền đàn hồi và độ lún của móng?    (có 11 câu trả lời)
       Móng nông trên nền đất yếu    (có 17 câu trả lời)
       Móng băng trên nền cọc    (có 15 câu trả lời)
       tính toán móng theo trạng thái giới hạn 1    (có 10 câu trả lời)
       Cùng trao đổi móng trên nền đàn hồi    (có 44 câu trả lời)
       Cách tính toán môđun tổng biến dạng E0    (có 10 câu trả lời)
       móng lệch tâm    (có 40 câu trả lời)
       Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?    (có 42 câu trả lời)
       Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s    (có 24 câu trả lời)
       Thí nghiệm sức chịu tải của nền?    (có 16 câu trả lời)
       Móng băng hay móng bè?    (có 46 câu trả lời)
       Móng đá hộc?    (có 14 câu trả lời)
       Móng gạch cho nhà dân?    (có 52 câu trả lời)
       Bản vẽ móng băng nhà phố?    (có 67 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng bè?    (có 102 câu trả lời)
       Nội suy trên đường cong e - p?    (có 18 câu trả lời)
       tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch    (có 13 câu trả lời)
       Bố trí thép cho móng?    (có 15 câu trả lời)
       Thi công khoan cấy thép.    (có 15 câu trả lời)
       Phương pháp giảm lún cho móng nông ?    (có 68 câu trả lời)
       ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát    (có 15 câu trả lời)
       Bố trí thép móng băng    (có 33 câu trả lời)
       Cách tính toán móng bè cho cột điện?    (có 27 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng băng?    (có 95 câu trả lời)
       Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn?    (có 52 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng đơn?    (có 98 câu trả lời)
       Móng nhà trên nền cát    (có 11 câu trả lời)
       Móng máy dây chuyền sản xuất?    (có 8 câu trả lời)
       Giá trị của góc ma sát trong của đất ?    (có 8 câu trả lời)
       Áp lực tiêu chuẩn nền đất?    (có 8 câu trả lời)
       Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?    (có 8 câu trả lời)
       Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng    (có 8 câu trả lời)
       Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc    (có 8 câu trả lời)
       Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm    (có 11 câu trả lời)
       Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?    (có 33 câu trả lời)
       tinh lun co y nghia gi?    (có 14 câu trả lời)
       thắc mắc hệ số nền    (có 15 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top