Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
Cách tính toán toán móng băng? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Cách tính toán toán móng băng?

     Em đang làm nhà 5 tầng.Phần kiến trúc thì ok rồi.Nhưng phần kết cấu thì lâu không tính nên tôi giờ tính lại vừa chậm mà lại không biết có chuẩn không nữa. CÔng trình: nhà 5 tầng cao 19.7m Đất: Đất trước là ruộng,đào 1m vẫn là đất sét hoặc sét pha.Nhưng vì chủ nhà không khoan địa chất nên không biết thê nào.Chắc tính dùng giả định Rđất=1,2. Nhà 3 nhịp.NHịp lớn nhất 6m. Các mọi người ai có kinh nghiệm thì cho tôi hỏi với công trình này thì móng băng thường được đào sâu bao nhiêu?THép và Kích thước móng băng thê nào?Thép và kích thứoc dầm móng,cột các bác thường thiết kế bao nhiêu ạ? Các bác xem bản vẽ cad mặt bằng ở dươis nhé.
Có 95 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Khoảng cách giữa các cột nhà thường từ 4-4.5m. Nếu mặt tiền nhà rộng trên 5m thì khi thiết kế nhà nên chia thêm cột để tránh phải làm dầm, cột to thêm tốn thêm tiền.
MichaelKet
Chúc mừng bạn có được cái nhà to mà làm. Làm móng băng hợp lý đấyl Nếu bạn đã giả định R=12T/m2 thì dùng nó mà tính thôi. Làm nhà dân nó chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thường chỉ tính sơ bộ mới nhanh cho kịp giao hàng. Nhưng chỗ nào "ngửi" thấy "có mùi nguy hiểm" thì nên làm cho an toàn. Bạn nên dồn tải sơ bộ cho nó chắc tay. À mà nhà thì rộng mà cầu thang chưa ngon nhỉ, ở tầng 1 ấy, quá nhiều bậc chéo khó đi và không khớp với các tầng trên lắm, sợ rằng trần thang sẽ xấu đấy
MichaelKet
RobbertooWig
Nhà 5 tầng , nhịp lớn nhất 6m, thì cái dầm móng băng của bạn ít cũng phải 800, nên ban chôn khoảng 1,2 m hoặc lớn hơn.. Bạn nhập mô hình tính tải chân cột bao nhiu trước đã.Từ đó mới có được diện tích móng cần thiết. Chứ làm nhà mà cái nào cũng phán theo kinh nghiệm.. cung nguy hiểm lắm bạn. Làm mấy cái nhà này, tính cái móng với cái cột mới vất vả thui, chú mấy cái dầm sàn thì bạn theo mẫu sẵn cũng được roi
RobbertooWig
kukuca
Mà sao không bổ thêm mấy cái cột dọc trục B cho nó dễ làm, có thể cho cột này bé lại 220x220 để lẫn được vào tường.
kukuca
sukem13579 sao không làm móng cọc cho chắc. tham khảo 1 hố khoan đi. Đất lớp trên khác lớp dưới, và lại gia cố cừ tràm thì người ta thường lấy 7t/m2. Thấy có 1 số công trình 4-5 tầng làm móng nông giờ bị nghiêng ghê quá.
sukem13579
Philipboxy -Tâng 1 họ làm quán cà phê nên làm cột ở trục B thì sẽ làm mất độ rộng của không gian bác ạ.Em định đi cái móng gạch ở trục B để sau này họ cải tạo xây nhà thì có thể xây tường ở trên.Bác thâý thế có ổn không ạ? - Còn Cầu thang bậc chéo để tiết kiện diện tích ô cầu thang bác ạ.CHứ tôi vẫn thích cầu thang có chiếu nghỉ hơn.Lúc đầu tôi định thiết kế vệ sinh dưới cầu thang.Nhưng nghĩ lại quán cà phê thì ở dưới cầu thang bố trí tiểu cảnh thì đẹp hơn. -Bác Tuanlt có nhiều kinh nghiệm vẽ cad và thiết kế nhà thì bày cho tôi với.Em mới ra trường nên thủ thuật và kinh nghiệm ít quả.làm cái nhà là mất rất nhiều thời gian.Kinh nghiệm thi công có thể nói là bằng không nên để làm hợp lý giữa kiến trúc và kết cấu cho người ta thi công được cũng là 1 vấn đề khá mất thời gian với bọn tôi.Nghe nói các bác cứ làm mấy ngày là xong được cái nhà thật đáng ngưỡng mộ.
Philipboxy
noithatchangson Không biết xu hướng thiết kế nhà Hải Phòng hiện nay thế nào nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà. Nên chọn phong cách thiết kế hiện đại hay tân cổ điển.
Luckyman
noithatchangson Móng băng và móng cọc không biết giá thành bên nào rẽ hơn bác nhỉ?
noithatchangson
taolaai EM thấy mấy cái trường cao 5 tầng cột toàn 10phi25, thép đai ở chân và cổ cột là phi8a100.Em hỏi có mấy nhà dân cao tầm 4 tầng, cũng móng băng thấy làm có 6phi20 thôi.Chênh nhau quá. -Sàn của tôi cái lớn nhất gần 36m2 thì có dày 10cm có ổn không bác nhỉ?Hay là phải cho lên 15 phân hoặc đi thêm cái dầm phụ?Thép sàn tôi định đi phi8a150 như truyền thống.Không biết có ổn không hả bác?
taolaai
Stevennefs Giả sử mỗi tầng tải 20kPa. Như vậy, 5 tầng 100kPa. Sức chịu tải của đất cho là 10T/m2 = 100 kPa. Như vậy, 100/100 = 1 !!! nếu làm móng băng đủ chịu tải hok nhỉ.
Stevennefs
GeorgeEr Em thấy móng băng họ vẫn làm nhiều mà bác.Sức chịu tải của đất mà bác chọn là 1kg/cm2.Đất là đất yếu đúng không ạ? Làm phương án móng cọc thì an toàn hơn nhiều.Nhưng giờ đã làm móng bẳngooiif.Chuyển phương án móng cọc thì lại mất thêm thời gian.mà hô sơ thì chủ nhà đang giục.Hix
GeorgeEr
Marcunst Ý tôi là cột trục B ở tầng 1 ấy (tầng trệt thì đương nhiên là không có), mấy cái cột giữa này sẽ cấy lên dầm ngang, như thế sẽ giảm nhịp dầm ngang từ tầng 2 trở lên. Hình như cái nhà này bạn cũng làm kiến trúc nhỉ. Cầu thang: Theo tôi bạn làm chưa chuẩn và cũng không tiết kiệm. Lý do: - Bậc rộng 300 là quá lớn nên mất nhiều diện tích, chỉ cần 250 là được rồi. Như thế bạn sẽ không phải làm bậc chéo ở chiếu nghĩ nữa. Tất nhiên bạn còn phải tính đến chiều cao bậc. Quan hệ giữa chiều cao bậc và bề rộng của bậc tính theo công thức Blonde: 2h+b=600-640 là hợp lý. - Về cả khoa học kiến trúc lẫn phong thủy: Chiều cầu thang nên đi ngược chiều kim đồng hồ (như thang ngoài nhà tầng trệt). Lúc đó về công năng thì lợi hơn, vì khi đi xuống dễ vấp ngã nguy hiểm hơn thì có thể vịn tay vào tay vịn thang. Cột: Các cột 2-B và 3 B nên làm hình chữ nhật 22x35 để lẫn vào tường. Bạn cũng có thể thay đổi tiết diện cột 3B khác nhau giữa tầng trệt và các tầng trên nhằm hợp lý hóa kiến trúc. Dầm: Đi chưa đẹp. Nếu đóng trần thì không lo, còn không thì phải chú ý kẻo làm xong thì mới thấy trần xấu vì bọn dầm nó chạy loạn cả lên. Khi làm kết cấu bạn cũng phải chú ý xem nó có ảnh hưởng tôii kiên trúc hay không Nếu chưa quen với thiết kế kiến trúc, bạn nên dành thời gian dựng toàn bộ không gian bên trong nhà, như thế bạn sẽ nắm rõ cấu tạo và hình dung trước được không gian mà tôi sẽ tạo ra.
Marcunst
xac suat
Tôi cũng không hiểu chủ nhà thế nào nữa, nếu đã cần TVTK do nhà có mục đích kinh doanh dịch vụ thì nên cần kiến trúc sư làm. Đưa cho 1 ông ks mới ra trg làm toàn bộ. Không hiểu "cái đẹp", sự tiện lợi về công năng, chắc chắn về mặt kĩ thuật sẽ đi đến đâu. KL: chủ nhà mang tính chất nửa mùa.
xac suat
arthomeviet Nhà ở khu vực nào vậy bạn ? Nếu đất tốt thì làm móng nông ok. Nhưng nhà 5 tầng (lại có dầm nhịp lớn) làm móng nông thì cần người có đầy kinh nghiệm mới được. Bạn thử gửi tôiail riêng nhờ thầy Ngọc hoặc anh Oanh tư vấn cho chắc. Thực sự tôi cũng k giám tk móng nông cho nhà 5 tầng. Khi nào làm xong nhớ post lên cho tôi học hỏi nhe.
arthomeviet
MaroldPl
hì hì, hồi xưa có làm cái nhà 9 t móng bè, không biết bây giờ đã sập chưa?
MaroldPl
tontai Tôi nghĩ móng bè và băng giao thoa chắc có điểm khác nhau. Nhưng không rỏ khác nhau như thế nào.
tontai
williamcuong
Theo tôi thì bác nên tính cẩn thận như đồ án BTCT2 í. Thường nhà 5 tầng là người ta bắt phải có phần tính toán kết cấu đi kèm rồi. Về móng băng thì bác phải tìm tải trọng ở chân cột trước đi . Dúng sap hay etabs đều tính được đấy. Sau đó mới thiết kế móng băng. Nhà 5 tầng thì làm móng băng thường sâu 1,2 m. Bác mua quyển Khung Bê Tông Cốt Thép Toàn Khối có hướng dẫn đầy đủ từ chọn chiều dày sàn, dầm.....
williamcuong
CharlesEn Cảm ơn bác rất nhiều.EM còn non kinh nghiệm quá. - Ý kiến của bác cấy cột từ tầng 1 trở lên hay quá.Lúc đó thì đi dầm 22x30 là được.Lợi được dầm, nhưng thế thì sẽ tốn thêm chi phí cột.BÙ trừ thì tôi nghĩ giá thành 2 cái sẽ gần giống nhau.Mà cách thi công cấy dầm thì lại phức tạp hơn. -Cầu thang tôi nghĩ chiều dài bàn chân đi dày của người bính thường là cũng 28-30 rồi chứ nhỉ?Cầu thang rộng 25 thì đi sẽ bị hổng chân. CHiều đi của cầu thang trong thì là do chủ nhà muốn đặt bên đó ạ.CHiều cao bậc thang thì tôi dùng chiều cao tầng chia cho 25 hoặc 21 bậc theo phong thủy sinh, lão, bệnh, tử. -Cột 2b,3b tầng trệt tôi sẽ để 35x35 cho an toàn.Từ tầng 1 trở lên thì giảm xuống 22x35.Bác thấy thế có được không ạ? - Dầm thì do cầu thang trong đổi từ chữ L sang chữ U để tiết kiệm diện tích phòng từ tầng 1 trở lên.Vì vậy mới có 1 cái dầm D4 gần trục 3 ở tầng 1.Dầm D4 tôi sẽ thiết kế là dầm nổi,phía trên thì xây tường lên làm ngăn phòng.Như vậy phía dứoi nhìn lên sẽ không thấy dầm D4. Mấy cái dầm ở nhà vệ sinh thì để xây vách phòng vệ sinh lên mà bác? Bác Tuan có cái phần mềm miễn phí nào hỗ trợ vẽ Cad cho nhanh không ạ?
CharlesEn
test0032 Em sẽ gia cố cọc tre phía dưới.BỮa trước đề nghị chủ nhà phương án móng cọc.Nhưng ổng không chịu.Khăng khăng đất tốt dùng phương án móng băng.Tư vấn cho ổng rồi mà ông khăng khăng thế thì chịu rồi.Giờ tính tăng lên cho an toàn thôi bác ạ.
test0032
profilmuoisau16 - Thêm cái cột thì đáng mấy đồng. Nó lại làm giảm thép dầm. Thi công cũng không phức tạp gì. Nếu có phức tạp là ở chỗ phải tính toán kết cấu thôi. - Bậc thang: nói lý thuyết mãi rồi bạn vẫn không phục. Thế này nhé: bạn vào thử một nhà dân đo xem bậc thang rộng bao nhiêu? Bậc rộng 300 thường chỉ dùng cho nhà công cộng hoặc tam cấp thôi, chứ nhà dân người ta thường làm 240-270 vì nếu không thì tốn diện tích lắm. - Dầm nhà vệ sinh: Nếu tường 110 thì có thể bỏ qua không làm dầm đỡ tường. Hoặc cẩn thận hơn thì bạn làm cái dầm rộng 110 thôi. - Để vẽ nhanh thì không những vẽ giỏi mà còn phải tính giỏi, tư duy nhanh, có kinh nghiệm và quan trọng là quen tay. Bạn cứ vẽ thật nhiều rồi sẽ nhanh thôi.
profilmuoisau16
hiepsitayto
Diện chụi tải của cột Lớn nhất là cột trục 3b, 26m2, nhà 5 tầng, Tải chân cột trục 3b khoảng : 1.2x5x26x1.0 = 156 tấn! Nếu bạn xài móng băng như trên thì sơ bộ diện tích móng sẽ phụ thuộc vào cường độ đất nền giả định, P=12 T/m2, Suy ra diện tích cần thiết của móng băng: 13m2, Suy ra móng băng của bạn tầm 1m6. Ok!
hiepsitayto
Robertplus -Nhà vệ sinh xây tường 110 thì ngoài việc tăng thép sàn lên thì có cần phải gia cường 2 thép phi 16 dưới tường không bác?Em thấy một số bác trong diễn đàn thường làm như vậy.Nhưng tôi nhớ có tiêu chuẩn là chọn thép sàn là =< H sàn /10 mà nhỉ?Sàn thì tôi chọn dày 10.Vậy là thép sàn chỉ đặt lớn nhất là phi 10. -Ô sàn S1,S6,S17 tôi xây tường 220 trên sàn,lệch ra ngoài so với dầm 0,71m thì có ổn không ạ?Có cần gia cường thép sàn dưới tường không ạ?(các ô sàn này làm việc theo phương, tôi nghĩ gia cường thì cũng không có tác dụng chịu lưc.
Robertplus
thanhthuonghm
Làm móng cọc cho chắc, tối đến ngủ ngon. (thiết kế có chút tiền mà tiền sửa chữa vụ nứt tường hơn cả tiền thiết kế) Không khảo sát địa chất mà thiết kế móng băng ---> hơi bị mệt (giả sử đến 5m mà vẫn là bùn sét thì hơi bị mệt)
thanhthuonghm
RaymondEr Nên gia cường cho chắc cũng được. Thực tế trong thi công mà xây tường lệch dầm 5-7 cm là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra, bạn đừng lăn tăn quá. Tôi đã từng chứng kiến người ta đổ cột tầng 1 lệch cột tầng 2 (cột 220) đến 10 cm nữa là... Khi đi làm thì đừng máy móc quá mà nên để ý kỹ người ta thi công thế nào. Có như thế đến khi đi giám sát mấy ông thợ mới không coi thường tôi được.
RaymondEr
BarbaraEr diện tích móng cần là 13m2: suy ra số 1m6 có phải là bề rộng móng k vậy ? Chưa hiểu lắm, bạn có thể gthich thêm chổ này tí. Lúc trước tôi có tính móng cọc cho móng của nhà ủy ban nhân dân, 4 tầng và một gác lửng ở trên, tại thốt nốt cần thơ. Giải SAP ra tải chân cột max = 78t. Thiết kế cọc vuông 25cm, dài 28m. Mỗi cọc có SCT gần 30t. Dùng 4 cọc cho cột 78t ở trên. Tính độ lún lâu dài tầm tầm 5mm. Nếu là đất ruộng, tôi nghĩ đó có thể là đồng bằng. Như vậy lớp trầm tích ở trên có thể dày hơn 10m. Vả lại giá trị SCT của đất lớp trên mặt lấy 12kPa có cao lắm không. Thường lấy bàn nén nén xuống nền đường ở đồng bằng đôi khi hơn 10kPa nhưng người ta chọn 7kPa cho chắc. Tại CT có 1 nhà 3 tầng làm móng băng trên cừ tràm, được 6 năm thì nghiêng nhìn thấy rỏ. Giờ chủ nhà không dám ở nên cho thuê bán cafe.
BarbaraEr
ao anh xa Cái này phải là 13/6=2.17m chứ bác nhỉ?Đoạn này tôi không hiểu lắm.
ao anh xa
SpencerJalf
Các bác cho tôi hỏi luôn là sao tôi thấy mấy cái cửa euro Window kích thước nó lẽ đến mm thế nhỉ?Chỉ thấy được một số mẫu là chẵn đến đecimet. Có công trình họ yêu cầu thiết kế cửa 0,9x2,4.GIờ yêu cầu chuyển sang cửa Euro Window mà tìm không ra được mẫu kích thước đó.Phải chăng mấy bản vẽ trên mạng bị thiếu?
SpencerJalf
tontai Ông này nhầm tí chút rồi. Với diện tích cần thiết của móng băng dưới chân cột 3B là 13 m2 thì chiều rộng của móng băng là: 13/10.23=1.27m. (10.23 là tổng bề dài của phần móng sẽ chịu lực cột, tính trung bình) Nói chung theo tui nhà này chơi móng băng rộng 1.5 m là chịu được. Thực tế tải chân cột như bạn tính vẫn là hơi cao. Theo tôi tải sơ bộ mỗi tầng nhà dân chỉ lấy độ 0.9kG/m2 sàn vì nhà dân hoạt tải thấp hơn nhà công cộng. Vả lại tải trọng tổng cộng trên mái chỉ độ 0.4-0.5T/m2 thôi mà (mái không sử dụng)
tontai
StephenDAK Nếu kích thước cửa của bạn không điển hình thì đuơng nhiên là không có sẳn cửa Euro Window cho bạn vì người ta thường sản xuất theo modul có sẳn. Nếu số lượng lớn, bạn có thể đặt hàng với nhà sản xuất, cỡ nào cũng chơi được.
StephenDAK
plantandzombi đính chính tí là 0.9T/m2
plantandzombi
hoangthienthu Lâu ngày quá nhỉ, đi lâu chẳng thư từ gì cho anh tôi cả. Vẫn sống ngon chứ giám đốc?
hoangthienthu
trannguyen1602 Hix.EM tìm mấy mẫu trên mạng ra 2 laọi cửa 1 cánh và 2 cánh sao cho chiều cao bằng nhau mà tìm mãi không ra.Có lẽ bản download mẫu cửa của tôi còn thiếu cũng nên.CHiều cao 2,4m nhiều người làm mà không có. Cưa thì phải thiết kế chiều cao bằng nhau mới đẹp.Cửa sổ thì phải chọn tháp hơn cửa cửa đi 0,9 hoắc o,8 m.Tìm mãi trong đống mẫu mà không ra được.
trannguyen1602
53caugiay Năm trước tôi có tham gia một cái nhà dùng toàn cửa Euro Window. Nhà thầu họ phải tự đặt hàng với nhà sản xuất nhưng với số lượng khá lớn.
53caugiay
thanhtruc Một cái nhà phố đặt hàng nó cũng nhận bác ah!>>>
thanhtruc
Enriquecem TẢi trọng này mới chỉ truyền xuống cột giữa thôi mà bác? Nếu tính chiều dài móng băng là 10.23m thì ta phải tinh thêm tải trọng 2 cột biên truyền xuống nữa chứ nhỉ?
Enriquecem
mucangchai Thế tôi chỉ cần thiết kế ô cửa là sau này nhà thầu tự đặt hàng luôn hả bác?Em có cần thiết kế chi tiết cửa ra như cửa bình thường không ạ?
mucangchai
daohiepukb
Cho tôi hỏi các bác chọn kích thước và thép giằng móng (không phải dầm món) của móng băng như thế nào ạ? Theo tôi thấy nhiệm vụ chủ yếu của giằng móng cũng giống các dầm các tầng trên, nghĩa là chịu tải trọng của tường tầng trệt.Nhưng ở đây dứoi giằng móng người ta sẽ thiết kế hệ thống móng gạch trên dầm móng (với móng băng, móng bè) hoặc móng đá trên đất nền (với móng đơn).Với việc độ lớn các móng này thường khá lớn (h cao trên 1m), thì nhiệm vụ của giằng móng tôi nghĩ chỉ còn là nhiệm vụ truyền lực đều từ tường tầng 1 xuống các móng gạch, móng đá. NHiệm vụ thứ 2 của giằng móng là tăng độ cứng khung không gian.Khi tính kết cấu nhiều người không bỏ giằng móng vào vì không biết tác dụng của đất nền lên giằng móng như thế nào. Vì vậy kết quả đưa ra sẽ là các dầm tầng trên và dầm móng đã được thiết kế đủ khả năng chịu các lực tác dụng vào công trình.Trong trường hợp này thì phải chăng không cần giằng móng nữa? Vậy thì giằng móng người ta tính toán như thế nào ạ?Phải chăng là đặt theo cấu tạo?Em thấy kích thước giằng móng người ta đặt thường khác nhau.Nhà 1,2 tâng thì là 220x220.Nhà 3,4 tầng thì 300x220.
daohiepukb
Robertbura Đối với móng băng, nhà dân dụng 5 tầng, giằng móng chỉ xem như giằng tường mà thôi, nó mang thêm 1 tác dụng nữa là chống ẩm cho tương tầng 1 nữa mà thôi, về thiết kế thì như thiết kế giằng tương thôi, với từng gạch thì giằng có chiều cao bằng chiều cao viên gạch là đạt rồi.
Robertbura
tontai
Em thấy các ví dụ móng băng thì chiều cao dầm móng theo phương x hay phương y, dầm móng dưới nhịp lớn hay nhịp nhỏ của cùng 1 công trình thì thường được thiết kế giống nhau.Vậy tôi có thể thiết kế chiều cao dầm móng thấp xuống với nhịp nhỏ hơn hoặc nhịp biên không?(Giông kiểu thiết kê dầm.)Ở dầm thì thường lấy cos sàn làm chuẩn cos mặt trên của hệ dầm,ở móng băng thì lấy cos đáy dầm làm cos chuẩn để nâng hạ chiều cao dầm móng phải không ạ? Cái này tôi thiết kế chôn sâu 1,2m so với cos tự nhiên. nhịp 6m tôi thiết kế dầm móng cao 0,7m.Đi thép dầm móng nhịp 6m là 3phi22+2phi20 ở cà mô men âm và dương (bố trí thép và cắt thép ngược với thép dầm).Thép cấu tạo là 2phi14. Các bác thấy thế nào ạ?
tontai
test1212
các bác thấy thế nào ạ?
test1212
kiwisoda
Em có người bà con đinh xây khách sạn và nhờ tôi thiết kế phần kết cấu,diện tích ô đất là 10x17 m.Có đại ca nào giúp tôi giải quyết vấn đề móng băng dưới cột hay không,phần thần thì tôi dùng etabs giải ngon rồi.còn cái này thì tôi mới thiết kế móng abưng lần đầu.Nếu móng cọc thì tôi dùng safe sực lun rồi..tiền bối đại ca nào giúp tôi với hic hic,nền đất khá tốt,vì nền ở Đà Nẵng mà,toàn cát sỏi,gần biển.... Mong các tiền bối góp ý!>>
kiwisoda
thanhtinh Có cần tôi bốc thuốc cho không, dạo này đang ngồi nghiên cứu y thuật. Còn ko muốn thì bạn phải cung cấp đầy đủ thông tin: kiến trúc, kết cấu, địa chất... thì mới giúp được. Hay bạn đang tìm người cộng tác làm cùng?
thanhtinh
profillinkmuoimot11 tôi chỉ tham khảo cách tính thôi,kiến trúc thì đang làm,trong thời gian này tôi tranh thủ tìm hiểu trước để có là đánh ngay.THực sự tôi chỉ vấp phần móng này,vì trước giờ toàn sài móng cọc.Mấy tiền bối chỉ cách tính là ok rồi.em boc thuốc thì sợ lãng phí,vì làm cho người thân nên phải tính kinh tế nữa chứ anh
profillinkmuoimot11
ArthurGip
Dùng Safe tính được cả móng cọc, mà lại k bik cách ứng dụng để tính móng băng ah bạn...Hơi lạ^^.. Nếu tính sơ bộ được hệ số nền thì mô hình vào Safe, dầm trên nền đàn hồi, 5 là xong... Nếu k tính được hệ số nền, xem như móng cứng, lật ngược cái móng lại, tính theo pp dầm lật ngược... Đó là sơ bộ, còn nếu muốn hiểu rõ lí thuyết tính toán thì nên đọc lại lí thuyết đã, về phần móng băng này thì có rất nhiều lí thuyết trình bày rồi bạn à....
ArthurGip
phuonganh12 cái khó là tôi không biết hệ số nền nên lấy là bao,móng băng có bề rộng là b=1,5m thì tôi gắn bao nhiêu cái lò so K đây?chẳng biết đâu mà lần.Lý thuyết thì có cái cắt 1 m tính như móng đơn,cái thì tính dầm lật ngược với gối đõ và các vị trí cột,cái thì dần trên nền đàn hồi có tải tập trung tại các vị trí cột..... CHọn cái nào đây nhỉ?>
phuonganh12
thietkelogo
Đã dùng SAFE thì sử dụng cái thứ 3: Dầm trên nền đàn hồi. Hệ số nền thì khi không có hồ sơ địa chất...Theo kinh nghiệm thôi, làm nhiều thì sẽ có 1 con số cho riêng tôi (Theo tôi là cảm tính).. Gắn ? cái lò xo, đã dùng Safe thì còn cần quan tâm gì bao nhiêu cái lò xo, bạn khai báo Line spring k(T/m2) = Cz.b. Sau đó gán cho đoạn móng cần tính..... Lí thuyết thì nhiều, nhưng thực hành thì không quá phức tạp...Chúc bạn mau chóng giải quyết vần đề, còn khó quá, liên hệ tôi, giá cả phải chăng, thời gian nhanh chóng ^^ P/s: Tôi cũng ở ĐN mà...
thietkelogo
hoangthienthu duyệt,cứ mãi lo tập trung lý thuyết mà chẻn đọc kỹ trong mục khai báo spring. Cho tôi cái tên cty để sau này làm en dân Đn mà >>>>>
hoangthienthu
trangyu lan
Công ty không quan trọng, nếu bác muốn cộng tác thì cứ pm tôi, số đt 0932599965, rất vui được làm quen, hì hì....
trangyu lan
daohiepukb
Tôi là dân ngoại đạo đang tự thiết kế ngôi nhà cho tôi, muốn nhờ anh chị tôi thiết kế phần móng, có kết cầu thép thì càng tốt cho ngôi nhà 4 tầng, 2 bên giáp nhà 3 tầng và 1 nhà 4 tầng, đằng sau là hàng rào 1 nhà khác, đát nhà tôi là đất thổ cư, 8000x4500 ( mặt tiền 4,5m ). Mong các anh chị tôi giúp đỡ bản vẽ dự tính: http://www.mediafire.com/?u6n3zokp75oqgav
daohiepukb
ngoctrinh Nhà bác 4 tầng giống như nhà bên canh, bác gọi thằng nào làm móng nhà đó qua làm nhà bác luôn, khỏi lăn tăn suy nghĩ, đất nhà bác còn tốt hơn nhà bên cạnh đó:
ngoctrinh
sieunhangiambeo Bác bảo cái hệ số nền là kinh nghiệm và cảm tính á, thế thì không cần địa chất ạ?. Đúng là cái hệ số nền còn nhiều vấn đề, tuy nhiên có phải tự nhiên người ta nghiên cứu ra nó đâu. @soidaubac: Tính toán thì ai cũng muốn tiết kiệm cả. Nhưng muốn tiết kiệm thì phải khoan địa chất (chẳng lẽ tiết kiệm cái này luôn ). Khi có kết quả địa chất rồi thì mới có cơ sở tính toán, lựa chọn phương pháp tính hợp lý mới tiết kiệm được. Đối với móng băng thì có 2 quan niệm: + Móng mềm: móng có khả năng bị uốn đáng kể dưới tác dụng của tải trọng công trình. Biến dạng uốn này có ảnh hưởng nhiều đến sự phân bố lại ứng suất tiếp xúc dưới đáy móng. Nếu là đất "yếu" thì nên áp dụng quan niệm này. Có rất nhiều phương pháp tính, nhưng phổ biến là phương pháp phần tử hữu hạn mô hình trong Sap 2000 với mô hình Winkler. (Nền được thay thế bằng các gối đàn hồi lò xo spring - là các lò xo có độ cứng K = C x diện chịu tải của nút đang xét) + Móng tuyệt đối cứng: (muốn tuyệt đối cứng thì phải tăng chiều cao móng lên) Xem móng là dầm liên tục gối lên các cột. Thích hợp với đất tốt ví dụ như đất cát. Tuy nhiên phương pháp này hơi...tốn kém. Cái móng băng và bè nói chung là còn nhiều vấn đề lắm, trên diễn đàn có rất nhiều topic bác có thể tham khảo thêm. Bác có thể cân nhắc để thiết kế hợp lý
sieunhangiambeo
Renatosymn
các bác ơi giúp tôi, 1 khung nhà 1 nhịp kích thước 4m, có tai chân cột là N1= 785 kN N2 = 851 kN, cho cường độ tính toán đất nền R =1,4kg/cm2. Thiết kế móng . tôi nên thiết kế móng gì với số liệu này ? Cám ơn các huynh đã ghé thăm
Renatosymn
thanhtinh
Các bác cho tôi hỏi công thức tính hệ số K cho móng băng nói riêng và móng móng đơn khi tính lún mà không phải tra bảng để nội suy. Tôi xin chân thành cảm ơn.
thanhtinh
nongdan
dùng sap tính cho nhanh. hệ số nền tính từ sách châu ngọc ẩn hoặc lê anh hoàng cũng được. xong.
nongdan
Robertol
cứ làm đi sập rồi khắc biết mà, chưa gì đã sợ hãi làm gì. nhà dân thì tải đáng bao nhiêu đâu với đất sét hay sét pha R tối thiểu cũng trên 1 rồi. pang đê
Robertol
53caugiay
Có phần mềm tính toán móng băng đó các Bác, sắp tôii được giảm giá còn 3 triệu thôi ( giá bán là 6 triệu đó). Các bác nghiên cứu thử xem.
53caugiay
profil7
Móng băng cho nhà 5 tầng là hợp lý.Trước hết ta hình dung móng băng bị lộn ngược .Có nghĩa bản móng phía trên, dầm móng phía dưới chịu được tải trọng đều,áp lực đất tác dụng lên đáy móng.thiết kế đáy như là dầm con sơn ngắn,nếu 1 phía cho lệch 1 bên (móng cuối nhà ,làm hết đất.Móng đầu nhà và móng tiếp theo dầm móng ở giửa bản theo chiều dọc. Dầm móng mặt cắt hình chữ nhật lắp đặt cốt thép như là dầm nhà (dầm móng lộn ngược) chiều rộng 40 cm ,chiều cao tùy theo,70 hoặc 80 cm ,Tép dọc chịu lực D25,thép đai D10 ,khoảng cách 15 cm đoạn giữa ,2 đều phía chân cột c=10 cm ,đai 4 nhánh. Lưu ý :muốn cho móng làm việc bình thường ,nghĩa là móng không bị uốn nhiều ,vỉ móng không bị uốn<= 2,5 mm, dầm móng uốn <=3 cm Nếu không tính được độ cong ( võng )của móng thì tính bằng phần mềm sap hoăc Etap ,điều chỉnh lượng cốt thép cho đạt yêu cầu dộ võng nói trên. Không nên dùng kinh nghiệm để thiêt kế
profil7
chongthambamien.vn Theo tôi thì nếu bạn thiết kê như vậy không được, tính dầm móng dựa vào phản lực đất nền, mà plực đất nền thì phân bố đều (nếu tk đúng tâm) hình thang (nếu lệch tâm). Như vậy thì toàn bộ dầm phản lực đất nền đâu có thay đổi đâu mà bạn thay đổi kích thước mc ngang.
chongthambamien.vn
taolaai
Em chuan bị làm cái nhà 2 tầng, tính làm móng băng. Nhịp 4.5m Bác nào có file móng băng cho tôi xin với . Tôi cám ơn nhiều.
taolaai
Alvarogime Nhà 5 tầng không phải là nhỏ, bác phán một câu "giả đinh R=12T/m2 thì dùng nó mà làm" thật hết ức nguy hiểm, giả sử một người khác lấy theo kinh nghiệm R=15T/m2 bác củng phán như thế ah?có ngày chắc sập nhà như chơi đấybác? Theo tôi thì không có hồ sơ khảo sát địa chất và công trình này củng không phải là nhỏ thì ta nên dùng móng cọc. Vì khi ép cọc ít nhất ta có thể biết khả năng chịu tải của cọc trong đất nền là bao nhiêu cộng với nội lực giải khung ta sẽ quyết định chiều dài cọc và số lượng cọc cần thiết
Alvarogime
greent
Các anh cho tôi hỏi khi lập mô hình móng băng trong phần mềm SAP 2000, các ví dụ trong sách(và cả trên mạng ) thường chỉ nhập 3 thành phần nội lực là Mx,Qy & N. Còn My,Qx thì không thấy nhắc đến Em băn khoăn không biết có phải vì 2 thành phần nội lực kia không ảnh hưởng đến độ bền & cấu tạo móng, hay là các tác giả đã bỏ bớt đi để cho các ví dụ được đơn giản(& dể hiểu chắc?). Các anh chỉ giúp tôi với,kiến thức đời sinh viên của tôi còn khiêm tốn lắm.Cảm ơn các anh!
greent
nguyentrungata
vẽ lun cai Mong Bang vo Sap, roi gắn hệ số nền (Ko = P / S). chay lấy moment roi tinh như cái Dầm , nhưng bố trí thép thì lật nguoc lai....
nguyentrungata
ArthurGip
Ý tôi mốn hỏi là tôi nhập các thành phần nội lực tại mặt móng như thế nào ấy,chỉ nhập 3(M-Q-N) hay là 5 thành phần nội lực(Mx-My-Qx-Qy-N)?
ArthurGip
thanhthuonghm
Neu nhà móng băng thì bạn thay lớp đất xấu dưới đáy móng bằng lớp cát hạt trung có mô đun lớn là được . sau đó chọn chiều dày lớp cát đệm rồi tính toán và bố trí bình thường thôi
thanhthuonghm
tieu sao
hix. chào mấy anh chị. e dang lam đò án nền móng chổ móng băng ma giờ chổ tính nội lực cho móng băng e không bít xử sao. xuất nội lực ntn.. anh nào biết chỉ e xíu ạ?
tieu sao
AlfomzoMl
bạn dùng safe để thiết kế hoặc cắt dải móng dài 1m và tính toán như móng đơn.Lưu ý khi tính băg safe thì nhớ chia trip để lấy nội lực bố trí thép cho dễ dàng. mà cho hỏi bạn dạng băng dưới cột hay băng dưới tường?
AlfomzoMl
tandc128
kích thước móng băng lớn nhất trục 3 của bạn được tính sơ bộ như sau: tải trọng chân cột C3 N1= 1,2.5.10,246=61.476(T), cột B3= 1,2.5.26=156 (T), cột A3=1,2.5.15,885=95.31 (T) suy ra tổng tải trọng tác dụng lên móng N= N1+N2+N3=312.786(T), giả thiết sức chịu tải của nền đất là R=15Tấn => diện tích móng băng là f=N/R=312,786/15=20m2 chiều dài móng băng= 10,22m => chiều rộng móng B=20/10,22=2m vậy chiều rộng móng trục 3 của bạn là 2m. tôi hay tính nhẩm thế đấy.
tandc128
nongdan Bác cho tôi hỏi, số 5 ở trên là hệ số gì hả bác?
nongdan
Marcunst
móng băng và móng đơn giống và khác nhau như thế nào về quan niệm tính, cách bố trí thép câu hỏi bảo vệ nền móng của tôi bác nào phân tích dùm tôi với
Marcunst
Marcunst Đã đọc tài liệu. bài giảng gì chưa mà lên đây đặt câu hỏi mở vậy?
Marcunst
inetryconydot
Nói thật với các bạn tôi cũng đã học xong đại học, ra trường từ năm 2009. nhưng trong khi học môn nền móng thì cũng không thể thông suốt hết tất cả vấn đề. tôi có ý kiến như sau: -Đầu tiên muốn tính toán bất kể cái gì thì phải lập được sơ đồ tính toán. Móng băng theo tôi thì dầm móng sẽ có sơ đồ tính ngược với dầm mái, nếu không chạy được Sap thì cứ phân đều tải ra dựa vào lực dọc của cột. rất đơn giản. -Thứ 2 là cho ra biểu đồ nội lực, từ đó mới biết chỗ nào căng chỗ nào nén để mà đặt thép, chứ nhiều khi cốt thép móng cái nào cũng giống cái nào là chết. -Trở lại với sơ đồ kc móng của chủ thởt thì tôi thấy nếu chọn R=1.2 thì có rất nhiều vấn đề. Thường đất trên mặt ruộng là sét nhưg sâu hơn 1m thì sao, lúc này bạn phải xét đến độ lún, nhiều khi trên mặt đất tốt nhưng dưới sâu không tốt. - Móng tại biên xung quanh nhà là móng lệch thì dầm móng sẽ chịu xoắn, M xoắn sẽ tạo M uốn cho cột, M này không nhỏ đâu và ta cũng phải tính, nếu làm móng bè thì M xoắn này không đáng kể.
inetryconydot
Danielpr
Các bác cho e hỏi 1 chút! Tôi đang làm công trình, Cái cặp nội lực tính móng của e to quá, Lực dọc chỉ khoảng 700 tấn, Mx khoảng 200 tấn tuy nhiên cái My (theo phương yếu) của e lên tôii hơn 800 tấn. Cặp này là trong trường hợp kể đến ảnh hưởng của động đất. Nền địa chất của e khá tốt. 1, Thưa các bạn, tôi muốn hỏi là nó có quá to không ạ? 2, E đang làm theo giải pháp móng cọc, tiết diện cọc 35x35, dài 30m. Nhưng chưa dám chắc là ngon ăn. Các bác giàu kinh nghiêm xin chỉ cho e với. Nên làm về cọc ép hay nhồi. Rất mong các bác chia sẻ đôi điều, thực sự bây giờ e đang hoảng quá!
Danielpr
thuymo Cái công trình gì mà ghê quá vậy ? N=700 tấn ; Mx=200 tấn; My=800 tấn >> Mô men hình như có đơn vị tấn mét (tm ) thì phải. Có gởi qua mail cho một TL về móng của wind turbin, chịu lưc và momen đổi hướng lớn, xem thêm >
thuymo
hyutars Vâng, cháu cảm ơn ạ! Cái lò nung mà lần trước cháu tính kết cấu thép cho nó đấy bác! Cái lực dọc 700 tấn thì cũng bình thường, khổ lỗi cái mô men My lớn quá ạ, hơn 800Tm 1 chút ạ. Riêng phần vôi không, trọng lượng của nó dè xuống đã là gần 2000 tấn rồi bác ạ. Với lại ở độ cao khoảng 40m có lực cắt theo phương X và Y, mỗi phương vào khoảng 700kN Vì chưa có kinh nghiệm nên cháu không biết nội lực vậy thì như thế nào, cháu up nên mong mấy bác có kinh nghiệm giúp!
hyutars
Renatosymn Bạn nói vậy thì mọi người có lẽ khó hình dung. để biết được nội lực chân cột thì ngoài sơ đồ kết cấu phía trên (khung) thì còn phụ thuộc vào phương án kết cấu móng nữa. nếu tất cả các trường hợp đều coi là liên kết ngàm thì theo tôi cũng không chính xác. đó là ý kiến của tôi, có gì không đúng xin được thông cảm!
Renatosymn
sukem13579 Khung của e: Theo chiều dài có 2 nhịp, mỗi nhịp rộng 8.8m. Theo chiều ngang chỉ có 1 nhịp rộng 9.6m. Khung chỉ có 1 tầng cao 14.7m. Tại cao trình 14,7m có đặt 2 cái lò nung cao 21m. Trọng lượng mỗi lò nung + trọng lượng vật liệu chứa bên trong mỗi lò, đè xuống khoảng hơn 900 tấn. Ở đỉnh lò, tức là độ cao 14,7+21=35,7m tác dụng vào mỗi lò có lực cắt theo phương cạnh dài Vx= 700kN, và theo phương cạnh ngắn Vy=700kN. Gió vùng II, động đất g=0.1293. Ngoài ra còn có trọng lượng các sàn nhỏ gắn vào lò, không tính vì khối lượng nhỏ ạ!
sukem13579
thanhvu
Nhờ các anh xem giúp bản vẻ kết cấu của móng băng sau. Bố tôi làm thầu xây dựng nên dang thắc mắc về vấn đề này Dầm móng băng bố trí phía trên 4 phi 18, còn dưới 3 phi 18, như vậy còn lẻ một cây thì thi công như thế nào ?
thanhvu
hoibmtose005 Cái này thi công bình thường bạn ạ. Chẳng qua là trên bố trí 4 cây, dưới bố trí 3 cấy. Cũng có thể là thiết kế bố trí thiếu. Bạn có thể tính lại theo nội lực. Nếu đủ cứ vậy mà làm.
hoibmtose005
53caugiay Cảm ơn bạn. Nếu như vậy không lẻ dư một cây phía trên thì cột vô đâu ?
53caugiay
plantandzombi
4 cấy phía trên là kéo thẳng, cột vào đai 4 nhánh còn gì nữa.
plantandzombi
sukem13579 Phần bẻ gập xuống của 2 cây trên ở giữa thì sao bạn ?
sukem13579
profilmuoisau16
Kệ nó, gập xuống là đủ rồi, đâu nhất thiết cứ phải buộc đấu đầu với nhau đâu. Dầm móng là dầm lật ngược so với dầm sàn. Bạn cứ cắt 4 cây phía trên thẳng không cần bẻ gập xuống cũng chẳng ai nói sao. Bạn lại máy móc rồi.
profilmuoisau16
hoangthienthu
các anh chị giúp e vài vấn đề với , e cảm ơn trước a. Hiện tại e đang được giao 1 bản vẽ kiến trúc và công việc e là tính toán và vẽ kết cấu . Mà thú thật lâu quá e k làm bây h không biết phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào ạ . Anh chị nào có các công thúc hay áp dụng để tính móng ( kích thước + thép ) . công thức tính cột , dầm sàn ( chọn tiết diện & bố trí thép ) E xin cảm ơn và e đang ở HCM a chị nào giúp e với e mời a chị 1 buổi cafe giao lưu a.
hoangthienthu
thuymo Những cái đó trong sách hết rồi mà bạn, giở lại ra và đọc lại thôi. Nếu xin sách thì trên diễn đàn có nhiều người cho chứ bảo giúp từ đầu thì k ai biết giúp bạn từ đâu
thuymo
MichelPurn e k nhớ nằm trong sách nào a chỉ giúp e với . qtrong là các công thức dùng để tính đó ạ .
MichelPurn
profilmuoinam15
Lâu lắm rồi mới lên lại diễn đàn,móng băng giờ giống như mũi ấy,mấy tôi cứ lên google mà tìm hiểu,chỉ cần nắm được nguyên lý là có thể tự tính được thôi
profilmuoinam15
EduardoMn
có bác nào cho tôi hỏi cái công thức tính sơ bô về dầm móng băng dc không ạ! tôi đang làm 1 cái nhà 5 tầng mà ko nhớ cách tính nữa (chiều cao, rộng của dầm móng)! tài liệu thì để quên ở quê hết rồi!
EduardoMn
profilmuoibon14
Thử lấy Tổng toàn bộ tải trọng chân cột / (Tổng chiều dài móng băng * Cường độ nền đất giả định) xem sao
profilmuoibon14
ArthurGip
Các anh ơi tôi mới đi thiết kế nên có đôi chút thắc mắc, tại sao tôi mô hình móng băng với phản lực lò xo bao nhiêu thì moment dầm móng bằng cũng khoảng 350 - 380 Kn.m, đối với nhà xây chen khi mô hình dầm móng băng tôi chọn tiết diện chứ nhật được không ak. P/s: anh chị nào có time test giúp tôi file etab này với https://drive.google.com/file/d/0B9r...ew?usp=sharing
ArthurGip
phuonganh12
p=12t/m2 theo tôi nếu giả định như vậy là quá lớn rồi đấy , nếu không biết đất nền ở đó chịu tải bao nhiêu thì nên lấy sức chịu tải của đất nền nhỏ nhất để tinh toán đảm bảo an toàn . ở đây là đất ruộng thì add nên làm móng cọc tuy giá thành cao hơn móng băng mottj chút nhưng mà nó tốt hơn rất nhiều.
phuonganh12
thanhtinh
tôi làm công ty nhôm kính CND mẫu kích thước bạn nói có thể đặt kích thước bao nhiêu cũng được bạn à cần tư vấn sdt: 0966570848
thanhtinh
trangyu lan bác cứ làm đúng kích thước phủ bì của cửa là 900x2400 đi. còn lại nó lẻ ở đâu kệ nó . nếu bác cần thì để mail lại e biếu bác 1 thư viện cửa euro Window xịn 100% của hãng này vẽ luôn. E vẫn làm loại này suốt. kích thước khuôn của nó lẻ nên số nó lẻ tùm lum nhưng kích thước phủ bì đúng theo thiết kế của tôi là ok mà
trangyu lan
       Móng máy dây chuyền sản xuất?    (có 8 câu trả lời)
       Giá trị của góc ma sát trong của đất ?    (có 8 câu trả lời)
       Áp lực tiêu chuẩn nền đất?    (có 8 câu trả lời)
       Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?    (có 8 câu trả lời)
       Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng    (có 8 câu trả lời)
       Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc    (có 8 câu trả lời)
       Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm    (có 11 câu trả lời)
       Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?    (có 33 câu trả lời)
       tinh lun co y nghia gi?    (có 14 câu trả lời)
       thắc mắc hệ số nền    (có 15 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top