Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?

     *Tôi tính hệ số nền k theo công thức Bowles ( sách SAP 2000): ks = As + Bs*Z*n Trong đó: As : Hằng số phụ thuộc chiều sâu móng Bs : Hệ số phụ thuộc độ sâu Z : Độ sâu đang khảo sát N : Hệ số hiệu chỉnh để k có giá trị gần với đường cong thực nghiệm, trường hợp không có kết quả thí nghiệm lấy n =1. As và Bs tính như sau: As = C(c*Nc*Sc + 0,5 g*B*Ng*Sg ) Bs = C(g* Nq) Với : C : Hệ số chuyển đổi đơn vị C = 40 (với SI) c : Lực dính (kN/m2) g :Trọng lượng riêng của đất kN/m3 B : Bề rộng của móng (m) hd: Chiều cao dầm (m) Sc = Sg = 1 (Hệ số-không đơn vị) Nc ; Nq ; Ng ( tra từ góc ma sát của đất-không đơn vị) Tôi thấy tính toán như trên khá đơn giản, không biết có sách nào nói kỹ hơn về công thức trên hay không,hay quy định tiêu chuẩn nao cho phép sử dụng công thức trên??? Bác nào biết cho tôi ý kiến với Với lại hệ số chuyển đổi đơn vị C=40 có ý nghĩa gì nhi????
Có 42 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Hoàn toàn có thể sở hữu mẫu nhà 2 tầng nông thôn 500 triệu được. Nếu bạn biết cách lựa chọn mẫu thiết kế và phân giai đoạn thi công xây dựng
profiltam
Bác xem cái này thì rõ hơn "Foundation Analysis and Design", Bowles, 5th edition, Mc Grawhill. Trước đây tôi cũng dùng công thức này để tính móng cọc khi dùng Sap 90, thấy nó cũng vui vui thôi chứ để có kết quả tin cậy cứ phải test test and test .
profiltam
xac suat
Toi khong co cuon "Foundation Analysis and Design". Bac nao co gui cho toi theo dia chi lt1703opt@yahoo.com.
xac suat
MattieHek
Qui trinh thiết kế cầu 22TCN 272-01 yêu cầu khi tính hệ móng cọc phải xem xét tương tác giữa đât và kết cấu (cọc). Hiện nay các kỹ sư thường dùng mô hình hệ số nền tuyến tính (như công thức tính ở trên); hệ số nền ks tính theo các đặc trưng cơ lý đất và các hệ số kinh nghiệm. Một số chương trình nước ngoài xét tương tác cọc-đất theo kiểu phi tuyến (lý thuyết đường p-y, t-z, T-theta).... Nhờ các Bác chỉ giáo mấy vấn đề sau: 1. Phương pháp tính hệ số nền để mô phỏng tương tác cọc-đất nào là được chấp nhận ở Việt Nam; đã đưa vào qui trình nào? 2. Phương pháp thí nghiệm để đo đạc hệ số nền để mô phỏng tương tác cọc-đất? 3. Ở Việt Nam đã có tiền bối nào nghiên cứu thực nghiệm về tương tác cọc-đất? mô hình tương tác phi tuyến cọc-đất; chương trình máy tính giải quyết bài toán này? Xin cám ơn.
MattieHek
tandc128
Các đại ca xin chỉ giáo: Khi ta tính toán áp lực do móng bè truyền lên mặt đất dưới đáy móng theo phương pháp nền Winkler. Thì ta mô tả các lò xo dưới móng bè và độ cứng của nó phụ thuộc vào hề số nền. Hiện nay đển tính toán hệ số nền này thì ta dựa theo công thức tính toán nào ( được Bộ xây dựng chấp nhận ) để xác định hệ số nền và công tác khảo sát địa chất phải đưa ra những thông số nào để phục vụ cho phương pháp tính nạy Xin cảm ơn nhiều.
tandc128
anhtuannguyen0904
Theo tôi học thì hsn = (Ứng suất gây lún / tổng độ lún) Cũng có thể tra bảng để tìm hsn dựa vào loại đất
anhtuannguyen0904
RaymondEr Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà
Luckyman
RaymondEr
Tôi đang tính 1 móng bè, tôi định dùng các tính như sau các bác cho ý kiến với nhé : Tính lún cho tấm với kích thước 1x1m có ứng suất gây lún đáy móng thay đổi theo từng cấp, với ứng suất pi sẽ có độ lún tương ứng Si. Vẽ biểu đồ quan hệ pi, Si tìm đoạn tuyến tính trên biểu đồ rồi xác định Pgh để đất dưới móng có quan hệ giữa độ lún và ứng suất là tuyến tính. Rồi tính Ks = p/S. Mong các bác cho ý kiến.
RaymondEr
opera
Em là sv mới vào những môn chuyên ngành. Cho tôi hỏi các anh, chú là Module đàn hồi E và module biến dạng E khác nhau như thế nào. Có công thức nào để tìm ra Module đàn hồi E từ chỉ số SPT hay ko? Xin các anh hãy chỉ rõ giúp đàn tôi này.
opera
sieunhangiambeo
Nếu bạn đi vào học các môn chuyên ngành thì sẽ hiểu được 2 khái niệm đó: +Mô đun đàn hồi: hiểu chung là tỉ số giữa US và biến dạng chỉ đối với 1 vật liệu đồng nhất hoặc cũng gần như vậy (giả thiết để tính toán). Còn mô dun biến dạng là đặc trưng cho 1 hỗn hợp vật liệu. Ví dụ như các lớp mặt đường riêng rẻ thì tỉ số xichma/epxilon=mô đun đàn hồi, tập hợp tất cả các lớp mặt đường thực hiện thí nghiệm nén lún thì tỉ số đó là mô đun biến dạng. Đất nền cũng tương tự như vậy. Về quan hệ tính mô đun đàn hồi thông qua chỉ số SPT thì bạn có thể chuyển đổi từ công thức tính lún theo giá trị SPT và công thức tính lún có giá trị mô đun đàn hồi.Hy vọng là sẽ được. Tham khảo công thức tính theo SPT này trong sách CHD-R.Whitlow(T2) trong phần thí nghiệm SPT. Tôi chưa biến đổi lúc nào, không biết liệu có được ko. Các bác cùng tham gia cho ý kiến nhé! Sang năm mới chúc cả nhà vui vẻ, mạnh khoẻ, tiền vào "dào dạt".
sieunhangiambeo
Winmordbet
Mô đun đàn hồi (elastic modulus): E = sigma/epsilon (đơn vị là lực trên bình phương chiều dài). Trong đó: sigma là ứng suất, epsilon là biến dạng = độ lún chia cho chiều dày lớp lún. Mô đun biến dạng (modulus of subgrade reaction): k = sigma/deflection (đơn vị là lực trên lập phương chiều dài). Trong đó sigma là ứng suất, d là độ lún. E và k có mối quan hệ với nhau thông qua Possisons ratio và kích thước vùng chịu lực. Mô đun biến dạng được dùng nhiều trong thiết kế đường (pavement design) vì tính thực tế của nó (cho biết ứng suất và k, tính được ngay độ lún d). Trong khi nếu dùng E thì phải biết được chiều dày lớp lún mới tính ra được độ lún. Trong lý thuyết thuần túy (cụ thể là lý thuyết đàn hồi) thì k chẳng có ý nghĩa gì cả.
Winmordbet
quyetthang122
Hồi trước mới học cái này cũng không biết lúc nào là mô đun đàn hồi và mô dun biến dang (thấy toàn E), sau này mới hiểu sơ sơ như vậy, thì ra mô dun biến dạng K chính là mô đun biến dạng thể tích. Nhưng mà tôi thấy cũng lạ, bên thí nghiệm họ tính thí nghiệm mô đun biến dạng nhưng đơn vị cũng là lực/chiều dài bỉnh fương. Bây giờ, bác nói ra tôi mới hiểu cái gốc của 2 mô đun này. Em nghe bác nói giữa Kvà E có quan hệ với nhau, thế bác cho tôi hỏi:hiện nay việc TN để đơn giản và rẻ tiền người ta thường TN lấy mô đun K. Tuy nhiên, các phần mềm máy tính hiện nay thường áp dụng PP FEM để tính toán và lấy mô đun đàn hồi làm gốc. Vậy thì có thể biến đổi từ mô đun biến dạng sang mo đun đàn hồi tính toán được ko? Bác cho tôi ý kiến với nhé! Sang năm mới chúc bác mạnh khỏe và thường xuyên lên KC góp nhiều bài hay cho mọi người.
quyetthang122
moaza12vs
Ơ ko phải thế đâu. Mô đun biến dạng thể tích (K lớn) là khác chứ. Mô đun biến dạng thể tích tính bằng ứng suất trung bình (mean stress) chia cho biến dạng thể tích (epsilon v). Biến dạng thể tích là tổng biến dạng của 3 trục x,y,z. Đơn vị của cái mô đun thể tích vì vậy cũng vẫn là lực chia cho chiều dài bình phương. Cái modulus of subgrade reaction (k nhỏ) nó bằng ứng suất (lực trên chiều dài bình phương) đem chia cho deflection (chuyển vị) có đơn vị là chiều dài thành thử mới bằng lực chia chiều dài lập phương đóa. Quên mất, quan hệ giữa K (mô đun thể tích), G (mô đun cắt) và E (Youngs modulus) thì trong sách lý thuyết đàn hồi nào cũng có hết.
moaza12vs
SpencerJalf
Đúng là lằng nhằng mô đun quá bác nhỉ. Tôi thấy trong cuốn CHD-R.Whitlow có cả 1 loạt định nghĩa mô đun nhưng khi nào dùng thì mới xem kỹ, còn chưa thì liếc qua. May mà bác nhắc nhở chứ không tiêu tôi rồi.
SpencerJalf
Happyspringla2007 Em tính toán cho cống đặt trực tiếp trên nền đất sét yếu, xin hỏi bác tính lún qua quan hệ S-P thu được từ thí nghiệm bàn nén hiện trường (dường kính d=60cm) có được không, tức là ứng với áp lực đáy móng P liệu có thể suy ra độ lún nền được kô. và độ lún đó có phải độ lún tức thời hay kô. còn tính toán độ lún cố kết qua S-P như thế nào
Happyspringla2007
RobbertooWig Vấn đề này hiện nay trên diễn đàn các bài viết của Thày nguyenviettrung nói rất kỹ, bạn chiu khó tìm sẽ có kết quả. Tuy nhiên hiện nay hệ số nền là vấn đề khó và chưa được đưa và Tiêu chuẩn xây dựng nên chỉ hầu như chỉ mang tính tham khảo thôi.
RobbertooWig
thuymo Mong các bác đi trước có kinh nghiệm về vấn đề này chỉ giáo giùm Em xin chân thành cảm ơn
thuymo
test1212 Xin nhắc lại với các bạn về khái niệm mô đun biến dạng của đất trong Giáo trình Cơ học đất của GS Vũ Công Ngữ: Để xác định trạng thái ứng suất - biến dạng của nền đất, hiện nay người ta áp dụng rộng rãi giả thiết xem đất là một vật thể biến dạng tuyến tính (nghĩa là đối với đất, giữa ứng suất và biến dạng có quan hệ bậc nhất với nhau). Nếu cường độ tải trọng tác dụng lên nền đất nhỏ hơn một giới hạn nhất định (gọi là áp lực tiêu chuẩn của nền đất) thì giả thiết này có thể chấp nhận được. Trên cơ sở của giả thiết như vậy người ta áp dụng những kết quả của lý thuyết đàn hồi (sử dụng lời giải các bàn toán về ứng suất - biến dạng của một nửa không gian đàn hồi hoặc một nửa mặt phẳng đàn hồi) cho nền đất. Đối với đất, hệ số tỷ lệ giữa ứng suất - biến dạng gọi là mô đung biến dạng (mà không gọi là mô đun đàn hồi như các vật liệu đàn hồi)... Mô đun biến dạng của đất thường được xác định bằng thí nghiệm nén đất ở hiện trường. Theo kết quả thí nghiệm, trị số E được tính theo công thức: E = (1-Muy^2).P/(S.d) trong đó: . P - tổng tải trọng tác dụng lên bàn nén. . S - tổng độ lún của bàn nén ứng với tải trọng P. . d - đường kính bàn nén. . Muy - hệ số poát-xông.
test1212
thanhtinh Thí nghiệm sức chịu tải của nền đất bằng bàn nén theo ASTM D1194 cho phép xây dựng được quan hệ giữa P-S như bạn Geotech đã nêu. Sách Cơ học đất của GS. Vũ Công ngữ có nêu: K.Terzaghi và Peck có xây dựng công thức thực nghiệm để dự báo độ lún của móng công trình khi từ quan hệ P-S từ thí nghiệm trên, nhưng chỉ áp dụng cho nền cát . Bạn cũng có thể tham khảo công thức dự báo lún từ thí nghiệm này như sau: >
thanhtinh
Freddievaw
lằng nhằng quá dzị E bd và Edh là sao Còn Eode, E nhập trong plaxis là E nào vậy các bạn ?
Freddievaw
profillink10
Chương 3 mục xác định các thông số độ cứng của đất của quyển hướng dẫn sử dụng Plaxis 3D foundation và một số bài toán ứng dụng trong thực tế có hướng dẫn Eoed; Eref đấy
profillink10
Rolandpr
hiện giờ tôi đang tính hệ số đất nền giữa cọc và đất mà có rất nhiều tài liệu tham khảo tính rất nhau không biết phương pháp nào là chính xác.Không biết tôi có thề dựa vào sức chịu tải cọc tính ra được hệ số đất nền không?mong các su phụ chì giáo dùm?
Rolandpr
dolkihote
làm siêng đọc cuốn sách móng của Bowles để hiểu thêm http://www.4shared.com/file/19565592...nd_Design.html
dolkihote
phuonganh12
các bác cho hỏi có công thức nào tính k từ E không nhỉ ?
phuonganh12
DanielEi
cac bac oi! modun bien dang la E ma. don vi luc/binh phuong chieu dai.con modun bien dang thi co don vi la luc/ lap phuong chieu dai
DanielEi
trannguyen1602
> Trang 504 sách nền móng của Bowles... Nhìn vô vẫn không biết áp dụng thế nào... nhiều thông số quá. Có ai giúp tôi không?
trannguyen1602
PrikoliSsSSdda
chào mấy anh ! tôi thấy các anh đều tính móng bè và khai báo k hệ số nền theo winelk ! vậy móng cọc chịu tải ngang theo độ sâu thì tính như thế nào ạ ! anh nào biét chỉ tôi với !!
PrikoliSsSSdda
nguoixau sách : Foundation Analysis and Design(Trang 504)
nguoixau
thuymo Sc = Sg = 1 (Hệ số-không đơn vị), đối với móng băng , công thức của Brinch Hansen mà? cón đối với Bowler tính sao vậy anh? cuốn sách tiếng anh ko, doc ko hieu
thuymo
viet toan 12 Nc (c ~ cohesion, hệ số đại diện cho cohesion) Ng (g ~ gamma, hệ số đại diện cho trọng lượng của đất) Nq (q ~ surcharge, hệ số đại diện cho tải trọng bên ngoài) Nói chung: đất càng dính thì Nc càng cao càng sâu thì Nq càng cao (tải trọng lên nền càng cao) Nq là phức tạp nhất, phụ thuộc vào nhiều yếu tố Mấy công thức này được đưa ra từ lý thuyết plastic equilibrium + principles of superposition
viet toan 12
sieunhangiambeo
Trong sách tác giả có nói "In these equations the Tezaghi or Hansen bearing-capacity factors can be used"; theo tôi hiểu là trong công thức tính Ks của Bowles thì co cỏ thể sử dụng các hệ số Nq,c,g của Tezaghi hoặc Hansen.
sieunhangiambeo
RaymondEr
Link đây ah, full http://www.segemar.gov.ar/biblioteca...sandDesign.pdf
RaymondEr
Vimcentcow
Các thánh cho tôi hỏi đơn vị trong phép tính hệ số nền trong công thức của Bowles là gì ạ? Bình thường đơn vị là KN/m3, nhưng áp dụng công thức của Bowles tôi lại ra KN/m2. Mong được giải đáp. (^_^)
Vimcentcow
dacbiet
*Tài Liệu của GSTS nguyễn Viết Trung , mời các bạn tham khảo
dacbiet
nguoixau
Cho Cháu/Em xin phép được "đào mộ" cái Topic này. Số là nhà Cháu có tính cái Hệ số nền để tính móng Băng/Bè cho 1 công trình. Địa chất cụ thể nó như sau Lớp 2: Lớp đât set (Lớp đặt móng) có các chỉ tiêu nhu sau  C (KG/cm2)=0.37; Gãc Ma satt trong = 7do39’; a1-2 ( cm2 / KG )=0.050; N30 = 10; Ro ( KG/cm 2) = 1.7; Eo ( KG/cm2 )= 48 và chiều dày lớp 2.8m Lớp 3: Lớp đât set pha có các chỉ tiêu nhu sau  C (KG/cm2)=0.37; Gãc Ma satt trong = 9do41’; a1-2 ( cm2 / KG )=0.043; N30 = 13; Ro ( KG/cm 2) = 1.9; Eo ( KG/cm2 )= 57 và chiều dày lớp 4.3m Lớp 4: Lớp đât set pha lẫn đá cục hòn  C (KG/cm2)=0.55; Gãc Ma satt trong = 27do30’; a1-2 ( cm2 / KG )=0.023; N30 = 78; Ro ( KG/cm 2) = 5; Eo ( KG/cm2 )= 292 và chiều dày lớp 8.9m => Nhà Cháu tính theo các công thức trong Sách J.Bowes. Tính 3 cách theo tài liệu bên dưới (Các công thức nhà CHáu đã bôi vàng cho dễ nhìn) ra được 3 con số và chọn 1 tính toán. Nhưng khi đi thẩm tra một đơn vị có tiếng trên Hà Nội Anh thẩm tra bảo không đúng và Anh ấy bảo phải lấy độ lún Cố kết để tính và giá trị Anh ấy đưa ra bằng đúng 10% giá trị nhà Cháu tính. Cả nhà vào chém cho vui http://www.mediafire.com/download/2w...+Design%29.pdf
nguoixau
ClintomEa Bạn tính thế này thì sai là đúng rồi. Cái hệ số nền đó là một con số rất thô, và ko đại diện cho địa tầng từ trên xuống dưới được. Đúng ra là phải tính toán lún cho công trình, rồi từ cái lún đó mới đi xác định cái hệ số nền. Sai lệch những 10 lần thì kinh quá bạn ơi,
ClintomEa
nguoixau Hihi Cái hệ số nền Tôi dùng để tính toán thép móng chứ không dùng để tính lún. Tính lún xong rồi thì còn gì là nền đàn hồi và hệ số nền nữa?
nguoixau
trannguyen1602 Thép móng mà dùng hệ số nền sai thì cũng sai. Đặc biệt là với móng bè.
trannguyen1602
BarbaraEr Tất nhiên là hệ số nền đối với móng Băng/Bè nó sẽ ảnh hưởng đến nội lực cũng như thép bản và dầm. Nhưng vấn đê ở đây là tính theo độ lún cố kết thì có đúng không?
BarbaraEr
fordthudo1 Vậy độ lún là cái gì? bao gồm những cái gì vậy ? Cần xem lại kiến thức cơ đất gấp nha.
fordthudo1
puma12 43 Thế Bác tính hệ số nền bằng độ lún cố kết ah? Mà sáng nay Tôi hỏi thẩm tra bảng tính lún. Anh thẩm tra bảo là không có và tính theo kiểu lấy độ lún giới hạn để tính. Theo Bác có đúng không?
puma12 43

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Cách tính toán toán móng bè?    (có 102 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng đơn?    (có 98 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng băng?    (có 95 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng băng?    (có 95 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng đơn?    (có 98 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng bè?    (có 102 câu trả lời)
       Móng máy dây chuyền sản xuất?    (có 8 câu trả lời)
       Giá trị của góc ma sát trong của đất ?    (có 8 câu trả lời)
       Áp lực tiêu chuẩn nền đất?    (có 8 câu trả lời)
       Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?    (có 8 câu trả lời)
       Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng    (có 8 câu trả lời)
       Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc    (có 8 câu trả lời)
       Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm    (có 11 câu trả lời)
       Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?    (có 33 câu trả lời)
       tinh lun co y nghia gi?    (có 14 câu trả lời)
       thắc mắc hệ số nền    (có 15 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top