Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
Phương pháp giảm lún cho móng nông ? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Phương pháp giảm lún cho móng nông ?

     Trong quá trình phiêu bạt giang hồ, tôi có gặp được một cây cổ thụ trong làng Cơ học đất và được truyền thụ một giải pháp nhằm làm giảm lún cho công trình. Giải pháp này đã được viết trong một số giáo trình giảng dạy nhưng ít được phổ biến chắc bởi đó là bí kíp. Tiếc là khi áp dụng thì lại không thành công và đã được cây cổ thụ lý giải là bọn thi công đã thi công sai. Xin chia sẻ giải pháp đó để mọi người "học tập": Trường học 5 tầng đặt trên vùng đất bùn sét yếu (chắc loại đất này yêu nhiều nên bị yếu). Tính toán thấy nó lún quá nhiều khi làm các loại móng nông. Vì là trường học nên không đủ kinh phí đóng cọc nên phải làm móng nông. Để giảm lún thì người ta đã tôn nền cát thêm khoảng 6 m và cho đặt móng đơn lên trên nền cát. Nhờ vậy nên ứng suất phân bố lên đất sẽ chỉ có trong lớp cát và đã "tắt" khi đến lớp sét yếu => ít lún. Một lưu ý quý báu mà cây cổ thụ đó còn rỉ tai nói nhỏ là không được làm móng bè vì ứng suất sẽ phân bố sâu hơn xuống dưới lớp đất yếu bởi bề rộng móng lớn dẫn đến lún nhiều. Sơ đồ mô tả cái sự tắt lún được nêu trong hình dưới đây. Tôi thì hơi bị thiếu i ốt nên quả thật vẫn chưa hiểu được cái hay của phương pháp này. Ai đó giúp giải thích cái này cái.
Có 68 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
RobbertooWig
Con phán thế này chú Ngọc coi được k nhé: 1. Lấp 6m lớp đất cát vào thi công ngay chẳng những k làm giảm lún mà con gia thêm tải vào cái nền đã yếu lại càng yếu hơn--->tẩu hỏa nhập ma. 2. Lấp xong chờ thời gian cho đất cấu kết nữa thì chắc chưa luyện xong võ công thì quân địch chết hết rồi Còn chuyện "không được làm móng bè vì ứng suất sẽ phân bố sâu hơn bởi bề rộng móng quá lớn dẫn đến lún nhiều" võ công con yếu quá nên nhìn chưa ra chiêu gì trong "huỳnh hoa bảo điện"
RobbertooWig
MichelPurn
Em thì hiểu nôm na là như thế nầy, móng càng to thì vùng ảnh hưởng càng lớn. Mà nếu lớn thì xuống vùng đất yếu nên dễ lún hơn...hyhyhy. Lúc trước học có 1 lần thầy nói về cái nầy nhưng không có cái hình của bác nên bị ngu hơn bây gời 1 tý.
MichelPurn
puma12 43 ... Muốn giảm lún theo tôi thì kiếm cái gì cản đừng cho nước thoát ra hoặc cho nước nó thoát nhanh để nó hết xí quách thì coi như bỏ đi không cần xét nữa. Cái hình này kết hợp 2 sơ đồ. Theo tôi thì xét lớp đất đăp riêng rồi xét thêm tải công trình Em có thấy 2 quan điểm: (1) cản nước thoát (2) cho nươc thoát và tôn nền trừ hao. Quan điểm số (2) sau này bị bế tắc vì không diễn biến không như lý thuyết.
puma12 43
KennethOt
Lúc tôi học thì chủ yếu là cho nước thoát mau bằng trụ cát, giếng cát, vải đia... Còn việc không cho nước thoát thì làm cách nào anh Tuan nhi?
KennethOt
JacimtoCogy Cái phương pháp trình bày ở đây đơn giản chỉ có vậy, không có thêm chuyện cho nước thoát và không cho nước thoát ra. Còn cái chuyện cấm nước thoát ra của nền đất nó như thế nào thì dễ ợt. Bắt cái nền đất ở đấy lấy vợ. Nó mà lấy vợ xong thì nước có mà thoát được đằng trời. Kiểu gì thì vợ nó cũng sẽ giữ chặt hết tất cả mọi thứ chứ chẳng riêng gì cái chuyện nước.
JacimtoCogy
Bernardmt Bác nào có biết công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ tại Hải Phòng!? Em sắp xây nhà, cần gấp 1 đơn vị ngon, bổ, rẻ
Luckyman
Bernardmt Nghĩa la dùng vợ nó bảo vệ tất cả cái j của nó. không cho nó có thể thở phải không bác. hyhy
Bernardmt
test1212
E thiết nghĩ, mìng cho nó lấy vợ... có mặt tốt nhưng mà nó giữ chặt quá.. đôi khi tức nước lại vỡ bờ thì khổ thưa Thấy
test1212
tungch46
Cháu nghĩ đắp thêm lớp cát này giống như gia tải trước cho nó lún, sau 1 khoảng thời gian nào đó ... thì mới tiến hành xây dựng sẽ lún ít. Áp dụng không thành và do thi công làm sai có thể do yêu cầu về tiến độ gì đấy cho nên sau khi đắp cát tiến hành xd ngay cho nên nó lún nhiều (lún của tải là lớp cát + tải của công trình).
tungch46
Happyspringla2007
Vẽ thêm sơ đồ gây lún của lớp cát rồi cộng với sơ đồ gây lún của ctrình ở trên. So sánh với kquả plaxis cho chắc. Chỉ xét riêng cường độ, móng đơn chắc là k thỏa diện tích đáy móng vì tải gần 100kPa (nhà 5 tầng). @Ngăn nước thoát: dùng lớp đất đắp có hệ số thấm nhỏ hơn lớp sét bên dưới.
Happyspringla2007
Vimcentcow Giải pháp đưa ra không có nói đến thời gian một tẹo nào bởi vốn đã cho rằng là không có lún cho nên không thèm quan tâm đến lún.
Vimcentcow
RaymondEr
theo tôi nghỉ thì phuơng pháp đó rất hay!dùng cát vừa để giảm ảnh hưởng ứng suất công trình xuống lớp đất yếu vừa để nước ở lớp đất yếu thoát ra. và tôi thiết nghỉ dùng móng bè vẫn được vì nếu dùng móng bè thì áp lực đáy móng sẽ nhỏ cũng giảm độ lún song nước lại ko thoat ra được nên đất lâu cố kết làm công trình mất ổn định
RaymondEr
dutrieu
cách này hay ông này đã biết vận dụng thuyết tương đối vào công việc. Nếu chỉ xét lún trong khoảng không gian hệ quy chiếu chỉ có móng nhà với nền đất cát sẽ thấy lún rất ít. Nếu bác Ngọc chưa tin, ông ấy sẽ làm thí nghiệm bàn nén cho bác thấy, thuyết phục luôn Phương án này sẽ càng tuyệt nếu mọi người đều cùng cái nhìn trong hệ quy chiếu của ông ấy .
dutrieu
BrandonMr Tôi xin đc nhận xét thế này. -Khi sử dụng 6m cát thì ứng suất do công trình chuyền xuống lớp đất sét là không đáng kể nhưng ứng suất do 6m cát thì lại rất đáng kể.Đây có thể xem như 1 pp gia tải trước. -sử dụng móng bè là quá tốt ấy chứ.vì đơn giản ứng suất thì =p/A.diện tích đáy móng càng lớn.ứng suất truyền xuống càng bé với cùng điều kiện tải trọng.
BrandonMr
duancuacuon
Càng ngày càng thấy bác Ngọc đưa ra những bài toán "qoái chiêu" thiệt! Càng suy nghĩ càng thấy phức tạp >>> Nhóc thì chưa có học qua món này, nên suy nghĩ đơn giản thôi, biết đâu hên lại trúng thì sao Việc tôn lên 6m cát là tăng tải trọng rất lớn, ở đây bác không nói rõ là cát gì, nhỡ cát có lẫn vàng vào trong có khi 6m đấy tương đương tải hàng chục tấn trên m2 cũng nên chứ Do đó, trong trường hợp này có khi nào ít lún hơn nên hiểu là nếu có lún thì cũng ở trong phạm vi 6m tôn nền lên rồi không nhỉ Việc tôn nền lên 6m, thì chắc chắn nó sẽ lún đúng không bác? Nhưng khi có 6m đấy (xem như gia tải trước), sau đó cho tải công trình lên trên, sử dụng móng nhà nghèo thì áp lực tăng thêm ở đáy lớp cát nó sẽ nhỏ lại... đại loại là vậy, không biết đúng hay sai. Tôii đây thì bác Ngọc cũng phán ngay được Nhóc dúng 1% hay là 0% rồi bác nhỉ, nếu được 1% của đáp án bác là Nhóc vỗ ngực được rồi, kakaka
duancuacuon
Arshes Tài thật, sao đoán giỏi thế. Đúng là ở công trình này (Ở Nam Hà) người ta đã đo lún và thấy lún rất ít. Cho đến khi nó bị nứt toác hết cả ra thì người ta mới xem đến kết quả đo lún. Khi thấy lún rất ít thì người ta đã không nghĩ là do lún mà lại nghi cho "rút ruột" công trình mặc dù các vết nứt nó có quy luật giống với do lún gây ra. Có một thằng dở hơi không tin ngay kết quả đo lún nên đã phát hiện ra là mốc chuẩn để đo lún được đặt ngay trên bề mặt của lớp cát đắp. Có khi tên Wasabi đã đo lún ở công trình này nên mới biết tài như vậy.
Arshes
greent Dear bác Ngọc, theo ý kiến bác Mù tạt thì cái này do mất ổn định tổng thể. Nhưng nền sét yếu đồng nhất, khi đắp cát với bề dày 6m trên toàn mặt bằng thì rõ ràng cả nền đắp sẽ lún như nhau (nền đắp đủ rộng). Giả sử cái nền này có lún 1m đi chăng nữa nhưng vì độ lún của nhà trên nền cát rất bé, vậy thì khi đó cái nhà nó chỉ thấp xuống 1m chứ có lún lệch chỗ nào đâu mà nứt được nhỉ, tôi chưa thấy bất ổn của giải pháp này ở chỗ nào >
greent
MichaelKet Ừ. Đúng như vậy. Nếu trong tính toán và trong suy lô gíc que chạy loằng ngoằng ở trong đầu của chúng ta thì sẽ thấy là cái nền này sẽ lún đều và cái nhà nó cũng sẽ gần như lún đều theo. Dưng mà, cái thằng nền đất nó rất hư nó lại không chịu lún theo như tính toán và như ta nghĩ. . Chúng nó cứ thích lún chỗ nhiều chỗ ít => lún lệch => nứt. Cái lý do nó lún chỗ nhiều chỗ ít là bởi các tính chất cơ lý của nền đất và hàng loạt các tính chất khác của nó chẳng chịu đều như cái số liệu mà ta đã chọn để tính toán. Không tin thì cứ dở bất kỳ báo cáo khảo sát địa chất công trình nào đó ra mà xem. Biết ngay ấy mà.
MichaelKet
nguyentrungata tiếc là tôi ko đo, chứ được đo cũng ngon, tôi sẽ vẫn sẽ đo nghiêm chỉnh và kết luận "kết quả đo chỉ đúng với vị trí đo đạc và mốc do tư vấn chỉ định" vụ này có thể kết hợp với một ông khảo sát địa chất ka ba nhá" (loại này rất sẵn>), đưa ông ấy vào khoan sau khi đã đắp cát, rồi lờ đi nguồn gốc lớp cát đắp. Đảm bảo hồ sơ sẽ "hoàn hảo đủ để hóa giải phương án của cái ông cổ thụ, và khi đó phát hiện của "lão dở hơi" cũng khó phản biện được gì chắc lão ấy phải đi tìm hồ sơ chứng minh lớp cát được đắp đùa vậy, đó là cách làm trí trá hiện được nhiều người chấp nhận>) mà cuối cùng vụ này thế nào hả bác? cây cổ thụ có bớt bóng tỏa xum xuê không?
nguyentrungata
CharlesEn điều này chỉ đúng trong mơ, khi lớp cát cứng tuyệt đối và khi lớp sét yếu đồng nhất một cách cũng tuyệt đối, kiểu như nước cất.
CharlesEn
dudung
Cách này chỉ áp dụng khi phải múc 6m bùn đi và thay bằng 6m cát thì may ra giảm được lún theo nguyên lý compensate (tức là móc 6x5=30Kpa ra và thay bằng 6x10=60kpa). Nếu muốn giảm hơn nữa thì phải móc sâu hơn. Trong đó 5 và 10 lần lượt là gamma’ của nền đất bùn và cát. Đúng là thử bàn nén nhưng người ta quên đo độ lún của cái nền cát so với mốc được xem là cố định (mốc được xem là cố định được định nghĩa khá rõ đến rõ trong TCVN về khảo sát quan trắc, tôi không nhớ rõ số). Việc này có thể xảy ran ngay với cả công trình dùng móng cọc (chiều dài không cắm đến tầng đất tốt hơn, trong khi độ lún dư cho phép khá lớn từ 60-80cm), việc này gây ra bởi tư vấn thiết kế và kể cả tư vấn quản lý dự án (có giám sát) năng lực hơi yếu, công với nhà thầu kinh nghiệm hơi cao (vì sau đó nhà thầu lấy được thêm tiền do cọc phải nối dài thêm). Việc áp dụng nguyên lý mà vị cổ thụ kia làm chỉ đúng khi lớp sét đã đắp được tầm 100 năm (theo tính toán của tôi) thì lúc đó sẽ được coi là giảm lún khi sau 100 năm người ta xây dựng công trình lên đó.
dudung
thietkelogo
Chủ đề này hay,ở trường họ chỉ dạy kiến thức chứ không dạy ta kinh nghiệm uống rượu thế nào
thietkelogo
muadem116
Vậy kô biết các tiền bối có cách nào để công trình lún đều mà kô bị lún lệch kô ạ? Nếu chỉ thiết kế để chống uốn cho công trình thì công trình vẫn có khả năng bị lệch. Trong khi tiêu chuẩn cho phếp lún lệch ở VN tôi là 0.2%, quá nhỏ. Mong các bác chỉ giáo.
muadem116
Williamon 0,2% là không nhỏ đâu. Bạn thử thí nghiệm một cái nào đó nho nhỏ mà độ dốc 0,2% ở dưới móng xem nó nghiêng như thế nào mà bảo là nhỏ>
Williamon
PrikoliSsSSdda Cho tôi góp tý nha! - So sánh về mặt kinh tế giữa giải pháp móng cọc và móng đơn(đệm 6m cát) thì chưa khẳng định phương pháp nào kinh tế hơn; - Về kỹ thuật thi công thì thi công 6m đệm cát cũng chưa hẳn là đơn giản hơn thi công ép cọc; - Để thỏa điều kiện cường độ và biến dạng thì cả 2 phương án móng đều có khả năng đáp ứng; - Bàn về giải pháp đệm cát thì theo tôi sẽ hợp lý hơn với chiều sâu của lớp đất yếu nhỏ; cường độ của lớp đất yếu nơi tiếp giáp với đáy đệm cát phải thỏa điều kiện chống phá hoại của đất nền do "ứng suất" gây ra, điều này cần tính toán kiêm tra cụ thể. Mong các anh chỉ bảo thêm!
PrikoliSsSSdda
DonaldMi Van de la cai viec dang ban ghe o day khong lien quan den viec chon giai phap mong. Ma neu dung co no tot the thi tai sao nguoi ta khong dung coc cho tat ca cac du an nhi, dac biet la bai container chieu day dap cat den 10m ay chu
DonaldMi
profillinkmuoimot11 Chẳng xi nhê gì hết. Tầm cỡ cổ thụ + có quyền lực thì muốn đổ tội cho ai mà chẳng được, nhất là khi đổ tội cho mấy ông thi công. Kiểu gì thì các ông ấy cũng có làm ẩu và bớt xén vật liệu một ít và lại không biết cãi nhau như thế nào. Tuy nhiên, khi có thằng dở hơi nhảy vào cãi không công thì cuối cùng cho rằng đây là vấn đề không lớn, không phải là hiện tượng phổ biến đặc trưng cho xã hội tươi đẹp nên bỏ qua và định vá víu kệ cứ sử dụng. Bây giờ thì nó được đập đi rồi và đã xây mới cái khác. Còn cái cây cổ thụ thì sau đó vẫn thăng tiến con đường quan chức với lý do là càng nhiều sai lầm thì càng có kinh nghiệm để quản lý.
profillinkmuoimot11
AnthonyGape theo tôi thì pp này củ chuối quá! nếu đắp thêm 6m cát để mở rộng diện tích chịu tải của móng thì phần cát bên trên làm tăng tải trọng cũng bằng hòa.mà tiền đắp thêm cát đâu phải rẻ? còn phải mở rộng nữa chứ! sao ko đào hố lấp cát xuống nhỉ?
AnthonyGape
Alewohabee
Theo tôi nghĩ: ko cần phải đắp lên 6m, chỉ cần làm móng đơn đệm cát. Em biết ít nên chém vào cho gọi là có.
Alewohabee
Renatosymn sorry, trước h tôi toàn làm nhà thấp tầng nên mới phán thế Nếu cao tầng thì đúng là khác thật
Renatosymn
Stevennefs Đấy đấy. Đây chính là lấy vợ cho cái nền đất đó đấy. Đến thấm còn nhỏ hơn sét thì còn cái gì mà thoát đi được. Đến nước còn không thoát thì lương và nhiều thứ khác cứ yên tâm đi sẽ không thoát được.
Stevennefs
profilmuoibay17 ok men , ok volka Theo tôi nghĩ , bài toán này rất đúng lý thuyết , sẽ tắt lún trong phạm vi của lớp đất cát được tôn . Còn Lún do nền đất yếu phía dưới thì..... tôi không chắc
profilmuoibay17
noithatap Quả thật tôi cũng ưu tiên giải pháp móng đơn có xử lý nền bằng đệm cát đối với nền đất yếu. Nhưng theo tôi nghỉ việc chọn phương án móng còn tùy thuộc rất nhiều yếu tố. Mục đích cuối cùng là đảm bảo các điều kiện cường độ, biến dạng, và kinh phí là tối ưu. Theo nhận định của tôi, đệm 6m cát+chiều sâu đặt móng cũng tầm hơn 2m=tổng cộng thì khoản hơn >8m hố đào=> đầy là vấn đề không đơn giản cho công tác thi công hố móng, nếu mặt bằng trường học này eo hẹp thì cần có biện pháp gia cố mái hố đào=> kinh phí gia cố mái hố đào không nhỏ. Thường với đất bùn sét yếu thường đi kèm mới mực nước ngầm khá nông chưa nói đến là nước có áp=> Biện pháp thi công đệm cát gặp rất nhiều khó khăn và khó kiểm soát chất lượng. Với việc chọn phương án móng đệm cát 6m như vậy=> Thi công hố đào không phải là từng hố độc lập mà là đào toàn bộ=> khối lượng đất cần vận chuyển đi đổ là rất lớn+Khối lượng cát làm đệm cũng rất lớn + Thời gian thi công thì...hihi, còn về kinh phí thì có tính mới biết. Do vậy, việc lựa chọn phương án nào cũng cần có khái toán, báo cáo phương án cụ thể=> phương án ưu tiên của tư vấn thiết kế=> kết luận của hội đồng. Em xin góp thêm như vậy, hihi
noithatap
nongdan Cũng may ông thi công có ông bạn dở hơi không thì toi bác nhỉ Phương án nền móng lần này thế nào hả bác?
nongdan
BarbaraEr Lần này thì tôi ra phương án vẫn giống lần trước. Nghĩa là vẫn làm móng nông trên cái đệm cát đó. Nhiều người đã phản đối kịch liệt và họ ngạc nhiên là tai sao tôi lại làm giống hệt cái móng lần trước khi mà chính tôi trước đây đã phản đối nó. Có khi họ sẽ đề nghị công an hoặc bác sĩ tâm thần điều tra tôi.
BarbaraEr
hiepsitayto Thi no lun xong roi cu vo tu lam thi OK thoi
hiepsitayto
SpencerJalf Hi, theo bác Oanh thì cái nền đắp đó phải 100 năm mới đủ cố kết. Vậy nên cái đệm cát lần này chắc không giống hệt lần trước mà replace lớp bùn bằng cát, cọc cát, hoặc giếng cát bác nhỉ.
SpencerJalf
EduardoMn Chua den 100 nam nhung do lun con lai no khong gay ra noi luc phu do lun lech du lon de gay nut thi cu pha pha thoi
EduardoMn
JacimtoCogy Chẳng thay đổi bổ sung gì hết. Dùng đúng cái anh móng cũ mà xây lại thôi. Chỉ đập phần bên trên. Đúng là theo tính toán thì nó mất khoảng 70 năm sẽ hết lún cố kết. Nhưng 20 năm đầu thì nó đã cố kết được khoảng 70% rồi. Sau này, tốc độ lún sẽ giảm. Vì vậy sẽ OK.
JacimtoCogy
dutrieu
Móng cũ đã xây được lâu chưa thầy ? Dùng lại pa móng cũ tôi thấy vẫn "chưa chắc ăn" vì như bạn nào đó nói ở trên, tôi phải đào xuống một đoạn để đảm bảo chiều sâu chôn móng, vậy cái đường cong ở trên nó tụt xuống lớp sét rồi !???
dutrieu
Robertol Tất nhiên là ngày xưa người ta có chôn móng rồi. Ai lại để cái móng tơ hơ ra trên mặt đất, coi sao được, ngượng chết mất. Móng miếc là phải che dấu đi chứ.
Robertol
daohiepukb
cái vấn đề này tôi cũng có nghiên cứu, theo tôi thi nếu sử lý nền như bác Ngọc nêu ra thì hóa ra là làm ngược àh. Tôi cũng hay xây công trình trên nền đất yếu thì " cũng theo bác Ngọc" làm móng băng tăng độ cứng của móng là okie. Cho nó lún vớ vẩn lại đỡ phải làm tầng hầm. :-D. Gia cường móng nhiều phương pháp nhưng trong tình hình thóc cao gạo khó thế này thì cứ ngon bổ rẻ mà làm. Không chủ đầu tư nó kêu điếc tai
daohiepukb
Danielpr Thì đấy, phải biết là nó sẽ lún nhiều để mà có biện pháp phòng chống cho lún ít gây ra nứt. Một trong các cách là cái tăng cường EJ của móng đó. Nếu không, cứ tưởng là nó sẽ không lún rồi thì là làm bình thường thi nó nứt toác hết ra. Đấy mới là cái hay của nền móng. Nếu cứ lào phào lọp phọp, học không hết bài thì sẽ tăng xương.
Danielpr
hoibmtose005
hê hê trêu bác tý dạo này tôi bận quá, vừa ở SG ra
hoibmtose005
ngoctrinh Tăng EI của móng hay của nền dưới móng bác ? Chắc là nền rồi?!! Ví dụ, móng đơn lún, bác hòa nước XM rồi bơm xuống dưới và xung quanh móng chẳng hạn, EI chắc nền chắc có tăng tí ti !
ngoctrinh
profiltam Thưa thầy! Tôi thấy phương pháp này cũng khá hợp lý. Nếu tính lún theo phương pháp tổng phân tố thì S phụ thuộc vào sicma z (do P) và sicma bản thân của đất tại độ sâu z. Khi tôn thêm lớp cát thì làm sicma bản thân tăng, nhưng nếu sicma bản thân tăng mà ko đáng kể so với thằng sicma z giảm thì nó cũng hạn chế lún tốt. Giả sử đây là móng băng thì thằng Sicma z phụ thuộc vào độ sâu z và bề rộng móng b, nếu z/b = 3 thì ứng suất tại z chỉ là 0.21P. Như vậy ở độ sâu 6m cát và bề rộng móng băng 2m thì ứng suất do tải công trình giảm di rất đáng kể, phần lớn tải trọng sẽ do lớp cát chịu mà lớp cát thì lún ít hơn lớp sét. Bù trừ qua lại thì có lẽ độ lún nó nhỏ hơn thật. ^^" Theo tôi nghĩ là như vậy, nhưng mà tôi vẫn chưa hiểu vì sao móng bè lại ko ổn bằng móng băng nhỉ?
profiltam
Robertvove Tôi sợ là bạn phải đọc lại phần lý thuyết tính lún đấy. Cái tô đỏ sẽ chỉ được coi là xima bản thân sau 70 năm kể từ ngày đắp xong cơ. Ngay sau khi đắp mà đã coi là bản thân thì hơi sớm mà phải coi nó là tải trọng tác dụng. Móng bè không ổn là vì vùng ảnh hưởng của nó sâu hơn móng băng. Nhưng ở trường hợp ở đây thì bè hay băng cũng như nhau thôi bởi lún chủ yếu của nền lại gây ra bới lớp cát lấp rất dầy (5 m).
Robertvove
lightzar Công trình này kô biết tuổi thọ của nó là bao nhiêu năm? Tuy đã lún 70% nhưng vẫn còn 30% mà bác. Cứ cho như bác nói 70 năm là lún hết cố kết (cho là 1m), 20 năm đầu lún 70%(70cm) 20 năm kế lún thêm 10%(10cm) nhưng qui định lún cho phép là 8cm. Vậy 20 năm sau mới phát hiện tòa nhà lún quá qui định, mới phát hiện là cách làm của bác hơi ... ẩu và khi đó bác đã giải nghệ nên kô quan tâm Liệu làm thiếu trách nhiệm như vậy có cắn rức lương tâm kô bác?
lightzar
chongthambamien.vn
Trường học 5 tầng làm móng đơn tôi thấy sao sao ấy (qua nay suy nghĩ hoài về cái đề tài này). Tôi thấy ít nhất cũng là móng băng để tăng độ cứng khung và tránh lún lệch.
chongthambamien.vn
controlledpills
Cái phát kiến rằng ứng suất gây lún của móng băng sẽ tắt trong lớp cát san lấp và công trình vì thế ít lún hình như là của cụ Q thì phải. Triển khai phát kiến của cụ thì có nhiều người vì đại thụ như cụ vốn nhiều học trò.
controlledpills
ewrewrwewe
Vậy, có 1 yếu tố cần xét là tuổi thọ công trình. Như nhà CN đa số tính là 10 năm!
ewrewrwewe
Donaldsor Cái quy định độ lún cho phép là 8 cm là đang phải xem lại. Thì đấy, nền đất Hà nội và TP HCM đang lún trung bình 3 - 5 cm/ năm nhưng có chết ai đâu. Sự nứt nẻ của công trình thì ngoài độ lún còn phụ thuộc lớn đến tốc độ lún. Khi tốc độ lún lừ đừ thì cái nhà nó cũng đủ thời gian để thích ứng. Nếu 20 năm mà nó mới nứt thì cứ đổ cho là tại cái nhà đó cũ quá rồi.
Donaldsor
thanhtinh Tất nhiên. Vì thế người ta có biện phápgia cố cái móng đơn cũ của nó bằng các giằng nối giữa các móng đơn. Các giằng này có kích thước to như móng. Thậm chí có một số chỗ nó còn to hơn. Cái này giống chuyện nấu cháo bằng rừu ấy. Đầu tiên chỉ nói là giữ nguyên móng cũ cho chủ đầu tư thích. Chỉ cần bổ sung thêm giằng nối giữa các móng và thôi. Và thế là các giằng nó cứ to ra nhưng nó vẫn được gọi là giằng.
thanhtinh
240315 Hì hì. Cái chú này biết nhiều quá. Cái công trình đấy cách đây gần 30 năm rồi và của chính chủ đấy. Hồi đó chưa được sang tên. Vì vẫn tưởng là nó đúng do giỏi né tránh không chịu nhận trách nhiệm về các sự cố nên giáo phái đó vẫn được truyền bá.
240315
cameralenguyen hihi cái này hay thật, nhà 20 năm bị lún đỗ là chuyện tất nhiên, sao tôi ngu thế nhỉ? có vậy mà cũng kô nghĩ ra. Thank bác Ngọc nhiều lắm, quả là người có nhiều kinh nghiệm có khác "gừng càng già càng cay" >
cameralenguyen
RaymondEr ha ha ha.> Ngồi ngẫm 1 hồi mới nhận ra. Thì ra là món ăn "mầm đá" ! Em lâu nay bị lý thuyết hóa rồi !
RaymondEr
Donaldsor Tôi trình bày ra đầy đủ các khía cạnh của vấn đề. Có cả phần chuyên môn trong đó có cả những thứ dựa trên các công trình nghiên cứu nghiêm túc của nhiều người không chỉ ở VN mà còn ở nước khác. Ngoài ra cũng có trình bày thêm các phần trang trí hoa hòe hoa sói rác rưởi trong bài viết của tôi. Và tôi thấy hơi băn khoăn là tại sao bạn chỉ nhặt cái phần trang trí đó để ngắm nghía nhỉ và lại còn cảm nhận sai cái màu, kích thước hình dạng của các phần trang trí đó
Donaldsor
ClintomEa Đây không phải là món mầm đá mà là món nấu cháo bằng rừu. Bạn không nên cái gì cũng lột truồng nó ra như thế. Nên xóa đi nhé. Cũng nên để chút riêng tư cho mọi người vì đó là văn hóa.
ClintomEa
Amen1402 ấy chết bác đừng hiểu lầm mà tội tôi. Phần chuyên môn thì chắc là tôi cũng nắm được chút ít và đồng ý với bác mà. Còn mấy cái phần trang trí thì tôi còn thiếu nên thấy tâm đắc thôi. Bác đừng nghĩ tôi toàn thọc gậy chứ, có thank chứng tỏ là có cảm nhận được cái gì mà. À, tiện đây cho tôi hỏi luôn lún 8cm là phải xem lại vậy thì bác có ý kiến là lún bao nhiêu cm là ổn kô ạ? hay lún đều thì là ổn ạ ^-^  Ví dụ ở Nhật nó có qui định hẳn hoi là với nhà bê tông cốt thép trên nền đất sét dễ lún thì móng đơn là đến tận 15cm, móng băng móng bè thì được lún đến 20cm, lún lệch được phép đến 0.6% (nhưng khuyến khích là chỉ đến 0.3% thôi). Ở Vn tôi thì có vẻ nghiêm ngặt hơn nhiều quá bác nhỉ?
Amen1402
sukem13579 Không phải ở Việt nam tôi nghiêm ngặt hơn mà là tôi lạc hậu hơn thôi. Người ta đã nghiên cứu và thay đổi rồi nhưng tôi vẫn cứ sợ nên vẫn cứ giữ nguyên như cũ. Người hay sợ thường là người ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Để giảm bớt cái ngơ ngác thì phải học tập và nghiên cứu. Gần đây, đã bắt đầu có những nghiên cứu về vấn đề này. Một số kết quả cho thấy cái anh tốc độ lún có thể được dùng thay thế cho cái độ lún tuyệt đối của công trình khi lấy làm điều kiện cho phép khống chế lún. Nếu cứ lấy đơn thuần cái anh lún cho phép tuyệt đối thì tại những nơi như HN và TP Hồ chí minh có lún nền toàn vùng trung bình là 3 cm/năm, 10 năm là 30 cm thì sẽ chẳng ai dám làm móng nông ngay cả cho những công trình có nửa tầng. Đây chính là điều vô lý cần xem xét.
sukem13579
MattieHek
Trùi, nếu mà được theo tốc độ lún thì hay quá, nhưng liệu có khả thi kô bác? hơn nữa tốc độ lún từng giai đoạn là khác nhau, việc kiểm chứng tốc độ lún cũng khó khăn. Em thấy VN tôi qui định, tiêu chuẩn cái gì cũng khá đầy đủ nhưng việc quản lý, thực thi các qui định đó quá ư là bát nháo, nếu có ra thêm chuẩn mới chính xác hơn thì cũng chắc gì đã cải thiện được tình hình xây dựng hiện tại ạ. Nhưng mà dù sao cũng cám ơn bác cái ý tưởng về tốc độ lún ^-^
MattieHek
Williamon Cái tốc độ lún được dùng để khống chế điều kiện chuyển vị công trình thì không phải là của tôi. Cái này cũng chẳng có gì mới cả. Cái này đã được áp dụng hơi bị nhiều ở VN cho một số công trình từ cách đây 10 năm rồi. Xin liệt kê ra đây: - Điện 1 và Điện 2 Cà mau : 10 cm/10 năm - Đạm Cà mau:................. 15 cm/10 năm - Nhơn Trạch 1 và 2: .........20 cm/10 năm - LFS và GDC Ô Môn :..........2 cm/ 1 năm - LPG Thị vải: ...................20 cm/10 năm ..... và nhiều công trình khác.
Williamon
53caugiay Bác cho tôi hỏi là mấy chỉ số này là tốc độ lún trung bình hay là tốc độ lún trong trong x năm đầu sau khi xây dựng công trình ạ?
53caugiay
noithatap Nó đúng như nó đã ghi.
noithatap
tandc128 Làm rõ thêm cho bạn đây là độ lún dư còn lại cho phép (allowable residual settlement) trong một khoảng thời gian, thường được hiểu là thời gian đầu sau khi công trình đưa vào sử dụng vì có mức độ an toàn cao hơn (do tốc độ lún ngày càng giảm). Bảng trị số ví dụ trên chủ yếu là độ lún cố kết còn lại, tuy nhiên một số dự án thì giả thiết thêm vào cả độ lún tức thời nữa vào độ lún cho phép này.
tandc128
Freddievaw
Xin được góp một số ý kiến sau: 1. biểu đồ ứng suất của nền khi đắp thêm 6m cát sẽ bằng tổng ứng suất do tải công trình gây ra+tải do 6m cát đắp thêm.http://farm3.anhso.net/upload/201201...56_ketcau1.jpg -đường màu vàng : ứng suất gây lún do tải công trình = Ko.Pgl -đường màu đỏ : ứng suất của cát đắp thêm -đường màu tím : ứng suất tổng ( ứng suất thực tế mà nền phải chịu thêm) 2. Không cho nước thoát không phải là giải pháp giảm lún mà bản chất là kéo dài thời gian lún của công trình, vì khi áp lực từ trên đè xuống nước sẽ thoát xuống dưới rồi sang ngang và lại thoát lên bên cạnh công trình, làm như thế sẽ làm công trình có thời gian lún cố kết lâu, càng nguy hiểm, chỉ đạt được mục đích ban đầu đó là nghiệm thu sẽ thấy lún ít.
Freddievaw
test1212
Có nhiều giải pháp giảm lún nhưng tùy từng công trình cụ thể mà ta có biện pháp phù hợp nhất, xin đề cập một số giải pháp mà tôi biết: 1. Gia tải kết hợp thoát nước: đó là đắp lên nền đất yếu đó một lớp đất cát rồi sau đó giỡ lớp đất cát đã đắp lên để thi công công trình, trong đó có thể kết hợp thêm một số biện pháp thoát nước để nền nhanh cố kết, sẽ không bị lún nhiều vì đã lún rồi. cái này phù hợp với công trình có thể kéo dài thời gian thi công, vd: công trình đường, khu công nghiệp. 2. Dùng vải địa kỹ thuật: nó có loại 1 chiều và 2 chiều ( công trình dạng trải dài như đường thì chỉ cần một chiều, còn công trình cục bộ thì nên dùng 2 chiều), loại này sẽ phân bố lại ứng suất cho nền nên làm giảm lún và tăng sức chịu tải của nền. 3.Xử dụng cọc cát, giếng cát: loại này mục đích chính là tăng sức chịu tải của nền nhưng bên cạnh đó nó cũng làm cho nền giảm lún. cái này nên dùng cho nền có lớp đất yếu dày từ 3-7m 4.Dùng đệm cát : bóc bỏ hoàn toàn hay một phần lớp đất yếu ( chiều sâu bóc bao nhiêu hoàn toàn có thể tính được), nhưng cái này thi công cần kiểm soát chặt để đạt được nền theo thiết kế, vì mấy ông thi công không lu, đầm kỹ, cát lại xấu thì sau này nó sẽ lún rất nhiều ( lún do lớp đệm cát quá rỗng ), có công trình đắp cát khoảng 3m nhưng bị lún tôii 1m, theo đánh giá của tôi thì lún do nền chỉ khoảng 20cm còn lún do thi công không đạt ( theo yêu cầu) là 80cm. PP này nên dùng cho nền có lớp đất yếu mỏng <3m. 5. Tăng kích thước móng,xử dụng móng băng, móng bè, khi đó ứng suất gây lún sẽ giảm. 6. Xử dụng móng cọc, cái này chỉ nên dùng khi công trình có tải trọng lớn, nó sẽ, kết hợp làm tăng sức chiu tải nền lên. 7. Bơm phụt vữa xi măng vào nền đất: cái này chỉ dùng được cho lớp đất cát rỗng, hay đất lấp. cái này rất phức tạp về tính toán mới chỉ có lý thuyết chứ chưa có tính toán cụ thể nào nhưng tôi nghĩ cái này cũng khá hay đây.
test1212
Robertgomo
Bác Ngọc_IBST cho cháu hỏi nếu như bác thiết kế móng từ đầu cho công trình 5 tầng như trên vẫn giải pháp dùng móng nong ko dùng cọc vì lí do kinh tế thì bác sẽ dùng phương pháp nào để gia cố cái nền đất yếu kia và chồng cái nhà 5 tầng lên đấy. Bác có thể chia sẻ phương pháp áp dụng để cho cháu cũng như các anh tôi ks trẻ còn ít kinh nghiệm học hỏi thêm khi tk kết cấu móng cho những công trình tại những nơi có địa chất yếu như ở thái bình, nam định .... không ạ !!!
Robertgomo

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Thí nghiệm sức chịu tải của nền?    (có 16 câu trả lời)
       Móng đá hộc?    (có 14 câu trả lời)
       Bố trí thép móng băng    (có 33 câu trả lời)
       tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch    (có 13 câu trả lời)
       ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát    (có 15 câu trả lời)
       Nội suy trên đường cong e - p?    (có 18 câu trả lời)
       Bố trí thép cho móng?    (có 15 câu trả lời)
       Thi công khoan cấy thép.    (có 15 câu trả lời)
       Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s    (có 24 câu trả lời)
       Bản vẽ móng băng nhà phố?    (có 67 câu trả lời)
       Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?    (có 42 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng bè?    (có 102 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng đơn?    (có 98 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng băng?    (có 95 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng băng?    (có 95 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng đơn?    (có 98 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng bè?    (có 102 câu trả lời)
       Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?    (có 42 câu trả lời)
       Bản vẽ móng băng nhà phố?    (có 67 câu trả lời)
       Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s    (có 24 câu trả lời)
       Thi công khoan cấy thép.    (có 15 câu trả lời)
       Bố trí thép cho móng?    (có 15 câu trả lời)
       Nội suy trên đường cong e - p?    (có 18 câu trả lời)
       ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát    (có 15 câu trả lời)
       tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch    (có 13 câu trả lời)
       Bố trí thép móng băng    (có 33 câu trả lời)
       Móng đá hộc?    (có 14 câu trả lời)
       Thí nghiệm sức chịu tải của nền?    (có 16 câu trả lời)
       Móng máy dây chuyền sản xuất?    (có 8 câu trả lời)
       Giá trị của góc ma sát trong của đất ?    (có 8 câu trả lời)
       Áp lực tiêu chuẩn nền đất?    (có 8 câu trả lời)
       Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?    (có 8 câu trả lời)
       Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng    (có 8 câu trả lời)
       Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc    (có 8 câu trả lời)
       Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm    (có 11 câu trả lời)
       Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?    (có 33 câu trả lời)
       tinh lun co y nghia gi?    (có 14 câu trả lời)
       thắc mắc hệ số nền    (có 15 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top