Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
|
|
|
tính toán móng theo trạng thái giới hạn 1 - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
tính toán móng theo trạng thái giới hạn 1
các ae cho tôi hỏi vì sao khi tính toán móng theo thgh1 ta dùng tải trọng tính toán của tổ hợp bổ sung, nhưng k xét đến ảnh hưởng của vật liệu làm móng và đất đắp trên móng...
Có 10 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Chào bạn.
Với câu hỏi này thì theo tôi như sau :
Khi tính móng theo TTGH1, tính theo tải trọng tính toán là vì TTGH1 là tính theo sự phá hoại lật, trược nên điều quan tọng là trị số tải trọng chứ không phải thời gian tác dụng tải trọng.
Thứ 2 : về việc không xét ảnh hưởng vật liệu làm móng và đất đắp trên móng thì lí do chính là người ta đang xét đến trạng thái làm việc nguy hiểm nhất có thể gây ra.
Nguy hiểm nhất ở đây là : sau khi thi công móng bạn sẽ phải lấp đất lại. Nhưng vì 1 vài lí do như mưa, sói mòn ....phần đất phía trên bị cuốn đi phía lệch tâm chẳng hạn. sẽ làm tăng giá trị độ lệch tâm e.
Lúc này ứng suất đất nền phát sinh sẽ lớn hơn so với trường hợp tính thêm vật liệu và lớp đất đắp.
e = ( Mtt + Qtt*h)/Ntt ( không kể đến G của đất đắp trên nên e sẽ lớn hơn )
Thân !
|
MaroldPl |
|
|
ứng suất đáy móng do phản lực nền gây ra, vậy nếu k có đất thì us đáy móng nhỏ đi chứ,
còn Zich ma = (Nott/F)*(1+ 6e/a) khác khi tính theo điều kiện áp lực tiêu chuẩn đất nền zich ma =( Notc+G)/F*(1+ 6e/a)
|
RaymondEr |
|
|
tôi sẽ nhắc lại câu hỏi, tôi học bách khoa đà nẵng,khi tính chiều dày móng theo trạng thái gh1 sách thầy Lê Xuân Mai có ghi: khi tính toán móng theo thgh1 ta dùng tải trọng tính toán của tổ hợp bổ sung, nhưng k xét đến ảnh hưởng của vật liệu làm móng và đất đắp trên móng... cái ý tôi hỏi ở chỗ vì sao k xét đến vl làm móng và đất đắp trên móng.
khi tính kích thước đáy móng theo điều kiện áp lực tiêu chuẩn của đất nền thì e = (Motc+Qotc.h)/(Notc+G) và zichma max= [(Notc+G)/F]*(1+6e/a)
còn khi tính móng theo gh1 thì e = (Mott+Qott.h)/Nott và zichma max= (Nott/F)*(1+6e/a)
các bạn sẽ thấy có G và k G trong các công thức. vì sao thế.
|
AlbertDOB |
|
|
Tôi đính chính lại, là 2 công thức trên dùng 1 cái N duy nhất và tôi đã giải thích ở bài viết trên rồi.
Nhớ hỏi kỹ ông thầy, khi ông ấy lại bảo Nott=Not/c + G
Ai mà suy luận được công thức trong sách của tác giả, bởi tác giả viết sách chính là người dịch sách mà thôi. Mà các sách ở Việt Nam cũng nhiều lỗi lắm .
Muốn sửa sai thì phải tìm về sách gốc, sách nước ngoài.
Công thức màu đỏ vẫn ...sai .
|
AlbertgeK |
|
|
Xem kỹ hình và công thức, cái công thức của chủ thơt ở trên chỉ có G nhưng không giải thích G ở đây bao gồm cái gì, pII chính là cái (Notc+G)/F, trong tính toán thì có 2 trường hợp đúng tâm và lệch tâm, ở đây chỉ bàn về 2 công thức chính của chủ thớt thôi:
>
>
>
Với ghi chú Nii=Noii+ Gfii+Ggii ( cái này người ta không viết công thức mà ghi bằng chữ ).
Các tác giả VN khi dịch sách đã tự ý thay đổi ký hiệu và công thức nhằm biến cái của người khác thành của tôi, đông thời lại còn sáng tạo ra để cho người đọc lú lẫn ( hay người đọc sách mà không hiểu nội dung ???? ) .
P/s: Nếu coi Nott=Not/c + G ( bao gồm tải trọg của móng và đất đắp) thì công thức của ông LXM giống với công thức dịch từ gốc . Nhưng phải hỏi kỹ xem là có đúng thế không ?
Cái công thức trong topic mà cậu Tinhutech nêu thì nó lại khác :
Topic bên kia:
Và topic bên này:
Trích:
e = (Motc+Qotc.h)/(Notc+G)
|
Vì công thức là khác nhau nên 2 topic chả liên quan gì tới nhau cả . Cứ để cả 2 topic đó .
Hãy tuân thủ đúng công thức từ gốc và dùng 1 loại N thôi, nếu có thể thì đọc thêm các tài liệu, cách thành lập công thức...
Thông thường người VN có 1 niềm tin tuyệt đối vào thầy, vào lãnh đạo; điều này là hoàn toàn không tốt chút nào cả, nhất là đối với người làm khoa học !
|
ArthurGip |
|
|
|
tôi đã đọc topic bên kia
Trích:
tinhutech198,Mà topic này đã có người hỏi rồi, không chịu tìm mà lại đi lập topic mới, bạn đã vi phạm nội quy diễn đàn.Trước tiên là nhắc nhở, sau đó sẽ xóa bớt những bài có nội dung trùng nhau.
|
tôi đọc rồi mà chưa thấy có trả lời rõ ràng mà, vì thế muốn hỏi lại để có ai trả lời giúp...
khi tính chiều dày móng theo trạng thái gh1 sách thầy Lê Xuân Mai có ghi: khi tính toán móng theo thgh1 ta dùng tải trọng tính toán của tổ hợp bổ sung, nhưng k xét đến ảnh hưởng của vật liệu làm móng và đất đắp trên móng... cái ý tôi hỏi ở chỗ vì sao k xét đến vl làm móng và đất đắp trên móng. đây là cái tôi muốn hỏi mà vẫn chưa ai giải thích kĩ càng, chẳng lẽ mấy bạn học trường khác lại có lí thuyết khác sao, thế thì những ng viết sách ai đúng ai sai... còn các công thức tôi trích dẫn ở trên là để minh họa cho cái ý tôi muốn ns, khi tính kích thước đáy móng theo điều kiện áp lực tiêu chuẩn của đất nền thì e = (Motc+Qotc.h)/(Notc+G) và zichma max= [(Notc+G)/F]*(1+6e/a)
còn khi tính móng theo gh1 thì e = (Mott+Qott.h)/Nott và zichma max= (Nott/F)*(1+6e/a)
vì sao 1 bên có G và 1 bên k có G, G là trọng lượng móng và đất đắp trên móng..(G=Gm+Gd)
công thức k có sai chỗ nào hết, còn về phần Notc là tải trọng tiêu chuẩn tại đỉnh móng, còn Nott là tải trọng tính toán, tải trọng tiêu chuẩn là tải trọng lớn nhất nhưng k làm hư hỏng và không ảnh hưởng đến các điều kiện làm việc bình thường của công trình khi thi công và sử dụng. Tải trọng tính toán là tải trọng có xét đến sự sai khác giữa trị số tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng thực tế, nhưng thiên về bất lợi cho công trình...tải trọng tính toán bằng tải trọng tiêu chuẩn nhân hệ số vượt tải..(Nott=Notc*n)...các định nghĩa nêu rõ từ sách thầy đó.
|
DonaldMi |
|
|
Nguyên tắc xác định kích thước móng: Dù móng lệch tâm hay đúng tâm thì đều quy về móng đúng tâm để tính kích thước sơ bộ.
Nguyên tắc kiểm tra kích thước móng thỏa mãn điều kiện về chịu tải ( trang thái giới hạn 1 ):
Nếu móng chịu tải đúng tâm thì không cần kiểm tra, nếu chịu tải lệch tâm thì phải kiểm tra . Nếu không thỏa mãn thì phải tăng kích thước móng lên để kiểm tra lại điều kiện này.
Đấy là lý do vì sao mà có công thức xác định kích thước móng, sau đó lại phải kiểm tra lại .
Này nhé, bạn chỉ đọc 1 sách của trường bạn, sau đây cũng là: giáo trình nền và móng của trường đại học bách khoa Đà Nẵng nhé:
Tính toán kích thước móng:
>
Kiểm tra lại điều kiện:
>
Hãy nhìn kỹ công thức của bạn ( tôi có sửa lại cho đúng )và công thức tôi cop từ giáo trình trường bạn ra.
Hãy nhớ là cuốn sách mà bạn đang đọc và cái mà tôi cop ra là cùng 1 nhóm tác giả. Hai công thức tính: xác định kích thước móng và kiểm tra lại điều kiện ( trạng thái giới hạn 1), sau khi chọn được kích thước thì không vứt G đi đâu cả ( theo giáo trình nền vào móng của trường BK Đà Nẵng )...
Điều thứ 2 : khi xác định kích thước móng sơ bộ ban đầu thì coi là móng chịu tải đúng tâm nên không có độ lệch tâm. Đọ lệch tâm chỉ xuất hiện khi móng chịu tải lệch tâm, và xuất hiện trong công thức điều kiện kiểm tra lại mà thôi
Vậy ý của chủ thớt và ý trong sách muốn đưa ra là cái gì đây ???? Khi đẻ ra 1 cái e để so sánh.
Nếu phân tích đến cái e nữa thì lại đau đầu, thôi chả thèm viết nữa.
Nghe nói mấy ông nghiên cứu, chép sách và viết sách/ dịch sách cơ đất, nền, móng đầu óc đều không bình thường. Chắc mỗi sách viết 1 kiểu, cho dù đó là cùng 1 tác giả . Mà có khi còn chả biết tôi đang viết cái gì .
Có sự không ăn khớp, không nhất quán giữa các công thức trong sách cơ đất, nền, móng hiện nay ở Việt Nam gây hoang mang, điên loạn cho người đọc. Nếu càng đọc nhiều thì càng dễ bị điên. Thể hiện trình độ non kém, sao chép 1 cách vô ý thức của người viết sách.
Các thứ trong mấy cuốn sách của trường bạn biên soạn hầu hết dịch từ sách Nga ra ( phần móng cọc thì có thêm 1 vài công thức của hệ tiếng anh...), thay đổi ký hiệu. Tôi có thể chỉ rõ tên tác giả và năm xuất bản cuốn sách đó ( 1969) .
P/s: điều đặc biệt là 2 topic về khoản này, tôi đều tham gia, năm ngoái bận không kiểm tra hết được. Lần này cố gắng giải đáp. Thấy nhiều sách cơ đất, nền, móng ở nhà mà lại khác nhau quá > . Mà lại không có tiêu chuẩn về móng nông .
|
EfrainKl |
|
|
CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:
|
Cùng trao đổi móng trên nền đàn hồi
(có 44 câu trả lời)
|
Cách tính toán môđun tổng biến dạng E0
(có 10 câu trả lời)
|
móng lệch tâm
(có 40 câu trả lời)
|
File excel tính móng đơn
(có 10 câu trả lời)
|
Mọi người làm ơn cho hỏi cách tính móng băng trên nền đất yếu
(có 10 câu trả lời)
|
thiết kế móng trong Robot
(có 9 câu trả lời)
|
Cần giúp đỡ về Đồ án Nền & móng
(có 4 câu trả lời)
|
Mấy pro giúp file sap
(có 8 câu trả lời)
|
Giúp em xử lý nền với :(
(có 6 câu trả lời)
|
gia cố đệm cát hay gia cố cọc cát nén chặt
(có 11 câu trả lời)
|
Thép cấu tạo cho móng
(có 5 câu trả lời)
|
chọn biện pháp móng
(có 16 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK móng nhà trên triền dốc - Help !
(có 9 câu trả lời)
|
cho em hỏi móng bè làm ở nhà dân
(có 5 câu trả lời)
|
móng nông chịu tải ngang ở đáy móng
(có 21 câu trả lời)
|
móng biển quảng cáo
(có 16 câu trả lời)
|
vài ý kiến về tính dầm móng băng-mong các sư huynh chỉ giáo!
(có 12 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ các cao thủ giải đáp giúp bài toán móng bè
(có 9 câu trả lời)
|
help me!Giải pháp sử lí móng!giúp em với
(có 15 câu trả lời)
|
móng cột điện
(có 9 câu trả lời)
|
Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?
(có 42 câu trả lời)
|
Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s
(có 24 câu trả lời)
|
Thí nghiệm sức chịu tải của nền?
(có 16 câu trả lời)
|
Móng băng hay móng bè?
(có 46 câu trả lời)
|
Móng đá hộc?
(có 14 câu trả lời)
|
Móng gạch cho nhà dân?
(có 52 câu trả lời)
|
Bản vẽ móng băng nhà phố?
(có 67 câu trả lời)
|
Cách tính toán toán móng bè?
(có 102 câu trả lời)
|
Nội suy trên đường cong e - p?
(có 18 câu trả lời)
|
tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch
(có 13 câu trả lời)
|
Bố trí thép cho móng?
(có 15 câu trả lời)
|
Thi công khoan cấy thép.
(có 15 câu trả lời)
|
Phương pháp giảm lún cho móng nông ?
(có 68 câu trả lời)
|
ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát
(có 15 câu trả lời)
|
Bố trí thép móng băng
(có 33 câu trả lời)
|
Cách tính toán móng bè cho cột điện?
(có 27 câu trả lời)
|
Cách tính toán toán móng băng?
(có 95 câu trả lời)
|
Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn?
(có 52 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK móng đơn?
(có 98 câu trả lời)
|
Móng nhà trên nền cát
(có 11 câu trả lời)
|
Móng máy dây chuyền sản xuất?
(có 8 câu trả lời)
|
Giá trị của góc ma sát trong của đất ?
(có 8 câu trả lời)
|
Áp lực tiêu chuẩn nền đất?
(có 8 câu trả lời)
|
Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?
(có 8 câu trả lời)
|
Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng
(có 8 câu trả lời)
|
Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc
(có 8 câu trả lời)
|
Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm
(có 11 câu trả lời)
|
Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?
(có 33 câu trả lời)
|
tinh lun co y nghia gi?
(có 14 câu trả lời)
|
thắc mắc hệ số nền
(có 15 câu trả lời)
|
... Xem thêm
|