Hỏi đáp / Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, gạch, đá
Dầm bê tông cốt thép thường nhịp 14m - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Dầm bê tông cốt thép thường nhịp 14m

     Tôi vừa tính một công trình nhà thi đấu có quả dầm vượt nhịp 14,4m; bước cột 3,6m. Tiết diện dầm: giữa nhịp 450x900, đầu dầm 1200x450; cột TD 800x450; sàn dày 100 (kích thước ô sàn 3,6x3,6). Tôi tính toán đặt thép D28,thép đai D10,kiểm tra nứt, võng theo dầm đơn giản thấy đảm bảo nhưng cảm thấy không yên tâm lắm, xin mọi người cho ý kiến về: 1.công trình của tôi. 2.cấu tạo, tính toán đối với cấu kiện BTCT nhịp lớn!!!! Xin cảm ơn nhiều.
Có 63 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Cần tìm hiểu rõ nhu cầu chỉ để ở hay vừa ở vừa kinh doanh của chủ nhà để thiết kế nhà 2 mặt tiền hợp lý. Top 6 mẫu nhà 2 mặt tiền đẹp được rất nhiều gia chủ yêu thích
bachtuu Với nhịp 14m sao Bác lại thay đổi tiết diện dầm làm gì?Bác làm theo kiểu thép nhà tiến chế đầu to đít tóp hả?Chưa hiểu ý bác.........
bachtuu
trytrytr tr453434 Kết cấu nhịp lớn như thế này cần lưu ý độ võng và nứt, thép nhiều không chống nứt được, bạn nên cẩn thận khi chọn chiều cao h (theo tôi thì h hơi nhỏ), tốt nhất nên chọn dầm ứng suất trước để tính
trytrytr tr453434
deptrainhatnha
1.Thứ nhất công trình của tôi là công trình 5 tầng, do yêu cầu của bên CĐT thì làm dầm BTCT chứ không làm dầm thép. 2.Là dầm BTCT không ƯLT nên mới hỏi mọi người. 3.Chiều cao dầm không được lớn quá là do yêu cầu của kiến trúc.
deptrainhatnha
240315
cửa nhà đá đã mở chờ đón cho những ai tính liều, còn không tính mà làm liếu thì cũng vào nốt.
240315
MichaelKl
Năm ngoái, tôi vừa làm một quả 2 cái dầm chéo nhau, một cái 12mL, một cái 13mL (bước cột 6-7m), bớt đi một cột. Nách 850mm, bụng 750mm, b=400mm. Hoạt tải sàn 500kg. Hai tấm liên tiếp như vậy, nay đã đưa vào sử dụng, thấy chẳng sao cả. Rất nhiều năm về trước, tôi cũng đúc 64 cái dầm chữ T bằng BTCT thường, dài 12m, cao 1.2m, rộng chỉ 300mm, cánh T = 1.5m. Cái này dùng cho một cầu cảng, hiện đã 7 năm rồi, chưa thấy sao. Cũng lưu ý nên để các dầm phụ trở thành dầm gánh thì đỡ tải cho dầm chính 14m.
MichaelKl
suanhadthouse Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx.
Luckyman
suanhadthouse Nếu có ý tốt thì giúp đỡ nhau, đừng có "trù ẻo" nhau như thế chứ.> Ai mà chả muốn an toàn cho tôi. Ghét bọn CĐT thế.
suanhadthouse
mucangchai Cám ơn bác đã cho ý kiến. Xin nói rõ hơn với mọi người là bước cột 3,6m hệ dầm phụ vuông góc với cái dầm "to vật" kia TD 250x450, dài 36m gối hoàn toàn lên dầm 14,4m chỉ gối lên cột ở 2 biên và lưới dầm theo hai phương chia sàn thành những ô kích thước 3.6x3.6m, hoạt tải sàn là 400kg. Công trình của bác Xuanthuy thì vai trò của 2 dầm gần như nhau rồi thì cũng hỗ trợ được cho nhau về mặt chịu lực, nhưng bác kiểm tra nứt, võng của nó như thế nào?!
mucangchai
Arshes
không có mọi người ai có ý kiến gì nữa sao????
Arshes
hyutars Tui thấy bạn tính toán kết cấu này đủ chịu lực mà. Tui cũng đã tính 01 đà có nhịp 16 m (4m+16m+4m), cột 40x60cm nhưng là đà đỡ mái ngói, 02 nhịp liền kề là 10m. Chuyển vị 2.5 cm (giữa nhịp). Momen gối & nhịp khoảng 65 Tm. Đà có kích thước 30x100cm. Thép tính thế nào, bố trí như vậy, bây giờ đã thi công xong. Đà sàn tui cũng tính cho nhịp 12m, tính thế nào bố trí như vậy. Cần lưu ý độ vồng thi công. Vài dòng trao đổi cùng bạn.
hyutars
AlbertgeK
bác pmxd cho tôi hỏi độ vồng thi công bác lấy thế nào. bác lấy bằng độ võng ko.em đã làm 1 cái vượt nhịp 14m rồi.thẩm định vẫn ok.em chuẩn bị làm cái vượt nhịp 18m,nó chỉ đỡ sàn mái btct ko sử dụng.bác có thể chia sẻ kinh nghiệm về dầm vượt nhịp lớn ko.
AlbertgeK
ngoctrinh
Thật ra thì nhịp 14m cũng chưa phải quá lớn , thép chịu lực thì cứ tính cho đủ thì thôi , có thể tăng mác BT va mác thép để giảm chiều cao tiết diện. Tôi muốn lưu ý với bạn một ý , theo tôi là khá quan trọng , đó là cấu tạo nút khung , cần tính cẩn thận độ lệch tâm của nút khung từ đó đưa ra biện pháp cấu tạo phù hợp , nhiều khả năng là phải làm nách khung , không nên thay đổi tiết diện dầm vì cần cố gắng đảm bảo sơ đồ ngàm 2 đầu của dầm. Tôi đã từng làm một số dầm nhịp lớn như vậy rồi , rút ra kinh nghiệm là cấu tạo nhiều khi quan trọng hơn tính toắn đấy , cần đặc biệt quan tâm đến dầm ở tầng mái , đây mới là dầm nguy hiểm nhất , cần kéo thép cột thành thép chịu mô men âm của dầm,làm nách khung để tránh ứng suất tập trung. Đây chỉ là kinh nghiệm của tôi , nếu giúp gì cho bạn được thì tốt Chúc bạn thành công
ngoctrinh
profillinkmuoimot11 rất hay; tôi có ý kiến chút đĩnh về vấn đề này; với dầm vượt nhịp ; không nên thay đổi tiết diện; cho dù mô men trên từng tiết diện của dầm khác nhau; ta quan tâm cho thép bụng và thép nách; độ võng và nứt tại vị trí bụng của dầm; còn nách thì quan tâm nó nứt do mô mem gối và lực cắt; rất quan trọng cho việc mở rộng nách khung; với mục đích tăng cường nách khung để làm cho tiết diện tại nách khung lớn lên kèm theo lượng thép ở đó; để nó biến thành 1 nút cứng ; và tạo nách sẽ làm giảm nhịp tính toán; tốt hơn hết lượng thép trong nách cần được tính toán ; không nên chỉ đặt theo cấu tạo; tức có nghĩa chúng ta có thể tínhh toán nút khung ra con số cụ thể; và kết hợp yêu cầu cấu tạo tại nút khung ; thì yên tâm mà thiết kế; chúc bạn thành công
profillinkmuoimot11
moaza12vs Tôi xin góp ý với bạn thê này : Mục đích làm nách khung không phải để tăng tiết diện dầm và biến nó thành nút cứng đâu , càng không phải là để làm giảm nhịp tính toắn của dầm. Đó chỉ là cách để gia cường cục bộ cho nút khung thôi , không liên quan gì đến tính toắn độ bền tổng thể của dầm
moaza12vs
test0032 Có lẽ bạn pmxd bạn hỏi đang bận, tui trả lời thay: Độ vồng thi công thông thường nhỏ hơn chuyển vị (độ võng lý thuyết) mục đích nhằm tạo thuận lợi cho công tác hoàn thiện (tui chỉ nói cho công trình dân dụng). Độ võng 1/400 cho các đà nhịp lớn, mắt thường không thấy được. Vd: đà 16m tui tính có cvị 2.5 cm, trong giai đoạn thi công hoàn thiện có 80% tải trọng--cvị 2.0cm, nếu ở giữa bạn tô đáy đà dày 1cm, tại gối bạn phải tô 3cm---Thêm tải trọng, khó thi công hơn, dể nứt lớp tô... Tui thường tính độ vồng thi công = cvị của tĩnh tải cho các đà nhịp lớn. Vài dòng trao đổi cùng bạn.
test0032
profil7 hè hè; cài này chắc phải cho bác 1 tài liệu để hiểu nó hơn nhé
profil7
profil7
Thông thường phải mở rộng nách đà do: 1. M gối & nhịp tương đương nhau, tiết điện không đủ chịu Q. 2. M gối lớn, M nhịp nhỏ. 3. M gối lớn, M nhịp nhỏ và tiết điện không đủ chịu Q. Bài toán của bạn minhon có cột tương đối lớn nên có M gối sẽ lớn hơn nhiều so với M nhịp (tui nghĩ trong trường hợp này Mgối > 1.5Mnhịp) Nên nếu tính cho Mnhịp thì gối không đủ, tính Mgối bố trí chạy suốt vừa lãng phí vừa thêm tải trọng. Trong trường hợp này, tui thấy cách chọn của bạn Minhon là hợp lý. Phần đà mở rộng nách tính toán theo 01 trong 02 trường hợp: - M nguy hiểm hơn Q, tính toán bình thường. - Q nguy hiểm hơn M, tính toán & cấu tạo như đà công sơn ngắn. Vài dòng trao đổi cùng các bạn.
profil7
ngoduong89
cảm ơn bác pmdc đã chia sẻ nhé.sory bác tôi viết nhầm pmdc-->pmxd.
ngoduong89
Donaldsor Xin được trao đổi cùng bạn : Mục đích của việc làm nách đà không phải như bạn nói đâu , tôi xin trích dẫn sách BTCT 2cuar thầy NGÔ THẾ PHONG : " KHi mô men lớn , đặc biệt vói trường hợp eo/h>0.5 , ở góc khung cần cấu tạo nách để giảm ƯS nén tập trung , nách khung còn có tác dụng tăng cường khả năng chịu mô men của dầm... Nếu vì lý do kiến trúc mà không cấu tạo được nách khung thì cần phải có giải pháp đặt cốt thép thích hợp để chịu các ƯS tập trung xung quanh góc vuông phía trong " Tôi xin nói lại : nách khung chủ yếu là để giảm ƯS tập trung của nút do độ lệch tâm gây ra
Donaldsor
hoangphunhan Ý kiến của bạn cũng hay, tôi cũng trao đổi thêm: 1. Đây là công trình thực, tính toán & lý luận phải theo QP. Bạn Minhon làm xong hồ sơ, thẩm tra hoặc chủ đầu tư hỏi lí do mở rộng nách?----để giảm us tập trung----cơ sở nào? Chẳng lẽ nói sách của thầy tui có viết như vậy??? 2. Nếu có 01 đà Mgối lớn, Mnhịp nhỏ , nhưng lệch tâm trên cột Eo/h<0.5 muốn giảm tiết diện như bạn Minhon có được không?. 3. Độ lệch tâm lớn như bạn nói trong nhà dân dụng (thông thường) chỉ có tại các nhịp biên tầng trên cùng. 4. Ngay cả cột có độ lệch tâm như bạn nói theo QP vẫn tính được mà. Rất vui được trao đổi cùng bạn.
hoangphunhan
RobertDum Cám ơn bạn đã trao đỏi cùng tôi , tôi có một số ý kiến như sau : 1.Việc tính toắn một công trình thực cũng phải dựa vào cơ sở lý thuyết , không phải vấn đề nào qui phạm cũng đề cập đến , nhưng nhiệm vụ của người thiết kế là đảm bảo cho công trình an toằn đến mức tối đa , mà chủ đầu tư hay thẩm tra thì cũng là người trong nghề cả những sách tôi và bạn đã học thì họ cũng từng học , những người thầy của tôi và bạn thì cũng là những người thầy của họ , nếu vấn đề bạn đưa ra có cơ sở và hợp lý thì đảm bảo sẽ không ai phản bác cả , họ không máy móc như bạn nghĩ đâu , an toằn của công trình cũng là tính mạng của họ nữa mà. 2.Độ lẹch tâm eo/h chưa chắc là chỉ có ở các nhịp biên trên cùng đâu bạn ạ. 3.Tất nhiên là theo qui phạm thì tính toắn được rồi , cái tôi muốn bàn ở đây không phải là việc tính toắn độ bền tổng thể ( tính chịu M,Q ) mà là các yêu cầu cấu tạo cần chú ý , lý do tại sao lại phải cấu tạo như vậy
RobertDum
ArthurGip
1.Xin cảm ơn rất nhiều ý kiến đóng góp của các bác cho công trình của tôi. Vì thực ra tôi cũng ra trường cũng chưa phải là lâu lắm(mà chủ nhiệm, chủ trì bên tôi hơi quan liêu), mọi kiến thức vẫn còn vô bờ nên được sự góp ý của các bác đã có kinh nghiệm thực tế nhiều là rất có ý nghĩa. 2.Công trình của tôi cũng chưa thấy sự phản hồi của bên thẩm tra, cũng có thể sau này bên đó và bên CĐT sẽ hỏi tôi một số vấn đề về tính toán cũng như cấu tạo. Nhưng quan trọng vẫn là nhận thức, kiến thức của tôi và độ an toàn của công trình. 3.Thực ra cái tôi sợ vẫn là biến dạng của cấu kiện. Nhà móng cọc, 4 tầng địa chất mà không chuẩn lún không đều tí là "bồ tèo" ngay. Mà dạo này nhiều công trình xây dựng đổ quá, tôi nghĩ chắc nguyên nhân ở móng nhiều. Có mấy điều chia sẻ cùng các bác. Hi vọng có thể học hỏi thêm nhiều ý kiến của các vị tiền bối. Thanks các bác nhiều!
ArthurGip
RaymondEr Tôi đồng ý với ý kiến của bác pmdc, và kết quả tính của tôi cũng gần như bác nói.
RaymondEr
phuonganh12
các bác cho tôi hỏi ! với những dầm nhịp lớn ! sau khi hoàn thành xảy ra hiện tượng võng nứt ! thì cách khắc phục như thế nào.... MOng các bác chỉ giáo
phuonganh12
profil7
Cách Tính Toán Cho Cái Dầm Này Theo Tôi Thì Tính Như Sau; Chia Dầm Thành Hai Vùng D Và Vùng B; Xem Hình Vẽ; Và Vùng D Thiết Kế Theo Dàn ảo; Vùng B Thiết Kế Thoe Dầm Bình Thường; Kiểm Tra độ Vỗng Và Nứt Cho Vùng B; Thì Yên Tâm Mà Ngủ ; Không Cần Phải Thức Vài đêm; Ai Có ý Kiến Gì Thì Góp ý Nhé
profil7
hoibmtose005
các bác ơi giúp tôi với !!!!!!!! em đang thiết kế một công trình dầm phía trước có nhịp 16,8m do nằm trước mặt công trình nên dầm ko được cao quá - bên thẩm định họ bảo dùng thép hình bọc bê tông liệu phương án ấy có dược không? nếu dùng phương án áy thì chú ý những điểm nào các bác cho tôi y kiến với em cảm ơn nhiều?
hoibmtose005
thanhtruc
các bác ơi giúp tôi với !!!!!!!! em đang thiết kế một công trình dầm phía trước có nhịp 16,8m do nằm trước mặt công trình nên dầm ko được cao quá - bên thẩm định họ bảo dùng thép hình bọc bê tông liệu phương án ấy có dược không? nếu dùng phương án áy thì chú ý những điểm nào các bác cho tôi ý kiến với em cảm ơn nhiều
thanhtruc
inetryconydot VỚI KIỂU THIẾT KẾ DẦM NHƯ THẾ NÀY HƠI BI ÁC CHIẾN ĐÓ; VÌ CÓ LẼ ÍT AI DÙNG PHƯƠNG PHÁP DẦM TỔ HỢP THÉP HÌNH; TÔI CÓ TÀI LIỆU VỀ BÊ TÔNG CỐT CỨNG; MÀ HÌNH NHƯ CHỦ YẾU LÀ CỘT TỔ HỢP ; CHỨ CÒN DẦM THÌ HÌNH NHƯ KHÔNG CÓ; VÌ THEO TÔI NẾU DÙNG DẦM TỔ HỢP THÌ KHÁC NÀO LÀ DẦM THÉP VƯỢT NHỊP ; CÒN BÊ TÔNG CHỈ CÓ Ý NGHĨA LỚP VÕ BÊN NGOÀI CHỐNG RĨ; CHỨ CHẲNG CÓ TÁC DỤNG GÌ; THEO TÔI TỐT NHẤT THIẾT KẾ KIỂU ỨNG SUẤT TRƯỚC LÀ HỢP LÝ CHO CẢ KIẾN TRÚC LẪN KẾT CẤU; LÝ THUYẾT DẦM ỨNG XUẤT TRƯỚC NGOÀI THỊ TRƯỜNG CÓ BÁ RỒI ĐÓ. VÀI Ý KIẾN MOI NGƯỜI GÓP Ý
inetryconydot
duancuacuon
em có một công trình muon dưa lên nhờ các bác bác cho ý kiến mà lam mãi không dược bác nào hướng dẫn cho chú tôi này với
duancuacuon
xac suat Theo e được biết, việc tạo vút như trong sách nói là dựa trên cơ sở của thực nghiệm chứ ko fải tính toán vì sự phân bố ứng suất tại nút rất phức tạp, ko dễ để tính đc. Ở đây, cái mà ta quan tâm là cấu tạo chứ ko fải là tính toán vì cấu kiện có tiết diện thế nào thì ta đều có thể tính được hết. Việc giảm tiết diện thì e hoàn toàn đồng ý với các a, rõ ràng làm thế thì sẽ tiết kiệm hơn nhiều.
xac suat
sieunhangiambeo Anh Minh ơi, tài liệu của anh hay lắm, nhưng e vẫn chưa hiểu là cái vai cột thì có liên quan j đến vấn đề tôi đang nói ở đây Anh giải thích cho mọi ng hiểu đc ko?
sieunhangiambeo
Roberter TỪ KHI HỌC TẠI MÁI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ; 100% SINH VIÊN CHỈ BIẾT 2 TỪ: CẤU TẠO VÀ TÍNH TOÁN; NHƯNG CHƯA KHI NÀO GIÁM NÓI 1 CÂU : CÁI NÀO CÓ THỂ TÍNH TOÁN ĐƯỢC MẶC DẦU NGƯỜI TA GỌI LÀ CẤU TẠO ; VÍ DỤ NHƯ TẠI NÚT KHUNG ; CHỈ CẤU TẠO ; CHẲNG TÍNH RA ĐƯỢC ; NHƯNG CON NGƯỜI NGÀY CÀNG THÔNG MINH VÀ HIỆN ĐẠI ; NGƯỜI TA KHÔNG NGỪNG NGUYÊN CỨU; LÝ THUYẾT ĐỂ TÍNH CHO VAI CỘT ĐÓ CÓ THỂ ÁP DỤNG TÍNH TOÁN CHO NÁCH KHUNG ; TỨC CÓ NGHĨA LÀ DÙNG LÝ THUYẾT DÀN ẢO ĐỂ TÍNH CHO VAI CỘT THÌ CÓ THỂ DÙNG LÝ THUYẾT ĐÓ TÍNH CHO NÁCH KHUNG VỚI DẦM VƯỢT NHỊP NHƯ THẾ; LÝ THUYẾT DÀN ẢO TOÀN TÍNH TOÁN DỰA VÀ VẾT NỨT CÓ THỂ SẢY RA ; NHƯ VẬY THÌ CÁI DẦM BÊ TÔNG ĐÓ DÀI NHƯ THẾ KHÔNG ĐƠN THUẦN TÍNH NHƯ CÁI DẦM BÌNH THƯỜNG NỮA MÀ PHẢI TÍNH THEO DÀN ẢO THI RẤT TUYỆT VÀ YÊN TÂM ; BẠN CỨ NGHĨ MÀ XEM ; VỚI NHÀ VƯỢT NHỊP LỚN ; NGÀY XƯA NGƯỜI TA KO NGHĨ RA LÝ THUYẾT DÀN ẢO THÌ NGƯỜI TA LẠI NGHĨ RA LÝ THUYẾT DÀN THÉP ; VÀ CHỈ CÓ THỂ DÙNG DÀN THÉP MÀ TÍNH VỚI NHỊP CÓ THỂ TỚI 30M-90M THÌ BÂY GI7Ờ CÓ DÀN ẢO GIÚP BẠN CÓ THỂ TÍNH TOÁN DẦM VƯỢT NHỊP THEO VẾT NỨT CÓ THỂ SẢY RA. VÀI KIẾN THỨC NHỎ GÓP Ý; HI VONG BẠN SẼ HIỂU NHIỀU VỀ NÓ
Roberter
RaymondEr Tôi không muốn tranh luận với bạn về lý thuyết dàn ảo mà bạn đưa ra , Tôi chỉ muốn nói với bạn rằng , các vấn đề mà người ta gọi là cấu tạo không phải người ta không tính toắn được đâu , chỉ là việc tính toắn đó dẫn đến hiệu quả thiết kế không cao , nói cách khác là không cần thiết. Bạn nên biết rằng để đưa ra được một lời chỉ dẫn cấu tạo các bậc tiền bối đã phải tốn không ít công sức nghiên cứu lý thuyết và cả làm thí nghiệm nữa đó , tôi nói ví dụ cấu tạo cái nách khung đó , hồi đi học , các bậc tiền bối đã làm thực nghiệm và đã vẽ được cả biểu đồ ƯS của nó rồi đâu cần phải có cái lý thuyết dàn ảo của bạn. Một lời khuyên rất chân thành của tôi nhé : Không phải cái gì tôi cung biết hết đâu , tôi không dám đánh giá trình độ của bạn nhưng tôi thấy bạn thiếu một đức tính của người thông minh hiểu rộng đó là : KHIÊM TỐN Rất xin lỗi nếu làm bạn phật lòng Thân ái và quyết thắng
RaymondEr
Stephenon rất cảm ơn anh đã nói thẳng; thực ra cái gì cũng có nguyên nhân thôi ; tôi cũng chẳng muốn biết chút đĩnh mà tỏ ra "ta đây" ; nhưng vì những cái sai rõ ràng và chưa kịp lắng nghe ý kiến cho ra trò thì đã phan những lời khó nghe; thật ra trên diễn đàn chưa biết ai giỏi hơn ai ; vấn đề là có nhiều ý kiến; và ý kiến nào đúng thì cái đó cần bàn luận ; nói thật chưa bao giời thấy 1 thành viên nào có thể trao đổi ý kiến 1 cách đàng hoàng để cuối cùng rút ra được vấn đề này cuối cùng giải quyết ra sao??? và nói thật nếu mà khiêm tốn quá mức sẽ chẳng có ai nói ra những gì mà họ biết" DẤU NGHỀ" còn cái dàn ảo thì cũng suy ra từ lý thuyết cơ bản mà anh đã nói; người ta có thể tính được và cho ra 1 lý thuyết cụ thể ; thì sao không áp dụng??? ý của tôi là mọi người có thể nên áp dụng cái đó ; vì lý thuyết này cũng có phần phản ánh những gì mà thí nghiệm đã có thân
Stephenon
RobertDum
Gửi ksminh: Anh Minh ơi, theo e cái giàn ảo đó áp dụng để tính cái nách khung này thì ko ổn. Vì cái vai cột của anh nó là cái công xôn ngắn chịu cắt là chủ yếu nên mới có thể áp dụng giàn ảo để tính còn nách khung là nơi mà Mômen chiếm ưu thế, làm sao áp dụng cách tính như vậy đc.
RobertDum
Arthumters Cám ơn bạn , nhưng tôi nghĩ chẳng phải ai cũng như vậy đâu , tôi nghĩ là diễn đàn này là nơi chúng ta cùng trao đổi và học hỏi , mà nếu GIẤU NGHỀ thì có cần thiết không , chắc gì những cái ta định giấu người khác đã không biết , vậy thì giấu làm gì. Rất mong anh tôi trao đổi với nhau thẳng thắn nhưng cũng cần TÔN TRỌNG nhau , tôn trộng người khác cũng là tôn trọng tôi mà. Xin lỗi vì đã lạc đề
Arthumters
profilmuoibon14 à ! cái vai cột chỉ là ứng dụng 1 phần rất nhỏ của lý thuyết dàn ảo; bạn cần học lý thuyết của nó thì bản sẽ hiểu ý của tôi chúc bạn thành công
profilmuoibon14
quyetthang122 Lý thuyết này e đã đọc trong ACI318-02 rồi nhưng vẫn chưa biết không biết làm sao mà để tính toán cấu kiện chịu Mômen do lực phân bố gây ra. E thấy cách này hình như chỉ dùng để tính cấu kiện chịu lực tập trung hay có thể quy về tập trung thôi, a có thấy thế ko?
quyetthang122
JacimtoCogy cái này tôi cũng đã nói với các bạn; rằng ở giữa nhịp thì xem la vùng B; còn ở nách là vung D ; và bạn sẽ tính được vùng D đó ở lý thuyết dàn ảo vì nách khung không nứt giống như ở bụng của dầm; chúng ta học tính thép cho cấu kiện chịu uốn của bê tông là lý thuyết ứng xuất được phân tích cụ thể ; còn cái nách khung thì nó nứt tùm lum ; ứng xuất phức tạp ; nên người ta tính toán nó theo vùng D; mà việc thiết kế cho vùng D bạn phải thiết kế theo dàn ảo bạn nên đọc kỷ hơn nhé; dàn ảo cũng đã được issue rồi đó; ra tiệm sách mà mua 1 cái
JacimtoCogy
hoahuongduong
à quên ; chuyện tính theo lí thuyết dàn ảo mà bạn muốn tính cho lực phân bố thì nó lại là 1 vấn đề quan trọng ; vì thực ra người ta quy về các lực tập trung; và tạo thành 1 cái dàn ảo rất nhiều thanh ; thông thường tại nách khung lực phân bố từ mép cột tới nách khung không quan tâm đến lực phân bố nữa ; vì nút này người ta coi là stiffness nên bạn có thể lấy mô men tại mép cách mép nách 1 đoạn bằng chiều cao của dầm ; sau đó dựng lên mô hình dàn ảo với điều kiện có thanh kéo và thanh nén; thanh kéo chịu lực kéo ; thanh nén chịu lực nén ; hai lực này được tính ra từ mômen tại vùng D chia cho cánh tay đòn ngẩu lực ; tức là bằng chiều cao của dầm trừ cho lớp bảo vệ trên và bảo vệ dưới; tôi tin với trình độ của bác sẽ hiểu những gì tôi nói thân
hoahuongduong
con voi con
bài tập này minh hoạ 1 phần cho những gì tôi nói với bạn
con voi con
Amen1402 Đúng đấy bác ạ, làm thế này có thể tính đc thép cho nách khung. Nhưng còn 1 vấn đề nữa, đó là theo cấu tạo nút tiêu chuẩn, cốt chịu Mômen âm của dầm phải uốn cong 15r, e nghĩ là để theo đường đi của ứng suất kéo chính, nhưng nếu làm theo cách này vẫn ko tính đc đoạn uốn cong ấy, chắc chỗ ấy fải theo cấu tạo thôi.
Amen1402
ClintomEa có lẽ thế; nhưng khi kéo 15d thì người ta gọi là cấu tạo; còn ở lý thuyết này thì gọi là thanh chống đứng để chịu cắt; tất nhiên cái gì cũng phải có cấu tạo chứ ; bạn biết đến trình độ này thì tôi thấi là hơi bi siêu về bê tông rồi đó; cái này yên tâm cho việc tính toán nhịp lên đến 25 mét; còn dài quá thì tui phải dùng ứng suât trước thiết kế theo dàn ảo tiết kiệm rất nhiều. thân
ClintomEa
Robertol Hic, bác đùng có nói quá thế e ngượng lắm, e vẫn là sv đã biết j đâu còn fải học hỏi các bác nhiều
Robertol
Renatosymn
Lâu không vào diễn đàn ketcau, hôm nay tiện thể thông báo với mọi người quả dầm 14m của tôi đã qua thẩm định rồi, họ có yêu cầu chỉnh sửa đôi chút. Làm thì đã làm rồi bây giờ còn chờ thi công và sử dụng nữa thôi. Nếu có vấn đề gì thì sẽ update cho anh tôi cùng rút kinh nghiệm Cám ơn mọi người đã cho ý kiến đóng góp thời gian qua. Mặc dù vậy vẫn hi vọng tiếp tục nhận được nhiều lời đóng góp hơn nữa của mọi người về vấn đề này để cùng nhau tiến bộ.
Renatosymn
Donaldsor
Bác có thể cho xem hinh ảnh cái quả dầm 14m thực tế thi công xong và bản vẽ cấu thành nên nó được khổng?
Donaldsor
thietkelogo Ah, quả dầm của tôi mới qua thẩm thôi chưa vào thi công nên chưa có hình ảnh thực tế. Còn bản vẽ hẹn bạn sau hiện tôi không có.
thietkelogo
ngoduong89
Xin góp một thông tin tham khảo: Đối với các dầm cầu thì lọai dầm BTCT thường dài đến 21 m đã là thiết kế định hình áp dụng rộng rãi từ năm 1970. Nhiều cầu ở Việt nam đã làm như vậy rồi,cá biệt có dầm BTCT thường dài đến 24 m rồi. Nếu bạn nào cần tham khảo bản vẽ và bản tính EXCEL cho kêt cấu dầm nhà xưởng thì cho biết, tôi sẽ gỉư file tham khảo.
ngoduong89
tungch46 chào thầy, tôi rất quan tâm đến bản vẽ và bản tình Excel mà thầy nói, thầy có thể gửi cho tôi theo địa chỉ thaidung6* được không! Xin cám ơn!
tungch46
GeraldKr Hay quá, Thày gửi cho tôi một bản với. tphuongxddopt@yahoo.com.vn Hoặc: ptphuongxd6* Em xin cảm ơn Thày!!!
GeraldKr
thanhthuonghm -Thầy cho tôi xin một bản nhé? Cám ơn thầy.
thanhthuonghm
suanhadthouse
bạn thử kiểm tra lại hàm lượng cốt thép của các tiết diện từ trong khoẳng 0.5-3.5%. dầm này thì hàm lượng thép gần bằng 3.5%
suanhadthouse
Renatosymn
Chào cả nhà 1- Trong Thư viện phần mềm ngành Càu đường, tôi đã gửi file EXCEL tính dầm BTCT thường theo Tiêu chuẩn 22TCN 272-05 ( là TC dựa theo AASHTO LRFD 1998 của Hoa-ky). Xin các bạn tìm ở đó cho nhanh. 2- Tuy nhiên, cái TC mới của Bộ XD-2006 thì lại có vẻ dựa theo TC Liên xô cũ chư không dựa theo EuroCode, như vậy có nhiều điểm giống với Tiêu chuẩn cũ của Bộ GTVT la 22TCN 18-79. Để phục vụ các bạn cần tính theo TC Bộ XD-2006 tôi xin gửi bản tính một cầu BTCT thường theo Tiêu chuẩn 22TCN 18-79 cũ của Bộ GTVT. Xin các bạn chỉ coi đây là tài liệu tham khảo. rồi các bạn sẽ viết lại theo ý riêng nhé. 3- Tôi cũng xin gửi 1 bộ bản vẽ CAD của dầm cầu 15 m để tham khảo.
Renatosymn
rtgreter vret ẻ Dúng là vùng nách là vùng D (Discontinuity) thì tính theo mô hình giàn ảo là hợp lý.Em cũng đang tìm hiểu về vấn đề này.Bác minh có thể đưa lên mô hình dàn ảo bác lập cho nút khung nối cột và dầm ở tầng mái cho anh tôi tham khảo ko.
rtgreter vret ẻ
michaelyork Cám ơn thầy Trung!!!!
michaelyork
test0032 Tôi không biết bên nào họ thẩm định cho bạn, nhưng mà theo kinh nghiệm bản thân thì cái chuyện dùng bêtông bọc thép hình là ko ổn rồi. Nứt là cái chắc! Cẩn thận ko sau này bê tông nó rụng ra, rơi vỡ đầu người ta đấy
test0032
Bernardmt
Ah, dùng thép hình bọc bê tông phải không? nhìn nhầm...! Nhưng mà dùng dầm bằng thép hình thì cần gì bê tông nữa nhỉ..? Nếu cần phải làm dầm bằng bê tông để liên kết với bản hoặc cột thì cái thép hình kia nó liên kết vào đâu?? Chưa hình dung ra cái kết cấu của bạn, nhưng mà nếu bạn làm dầm đỡ bằng thép hình thì tốt nhất là nên để 2 đầu đều là gối tựa tự do (không nên tạo liên kết cố định hoặc ngàm) vì thép hình giãn nở nhiệt rất nhiều so với bê tông.
Bernardmt
Donaldsor
Mặt khác tôi chưa thấy trong quy phạm của vn có nhắc đến ( chắc là ít đọc ) nhưng tôi cũng đã tk 1 cái dầm 15m, phía trên là phòng họp, dầm h1200, b400, táng thép )28, AIII mà vẫn cứ lo lo. Nhưng trên thực té ở tam đảo có cái dầm đỡ mái bằng btct thường dài tới.......18m > cũng là 1 kỳ quan cho chúng ta tham khảo.[/QUOTE] Các bác xây dân dụng ít được tiếp cận với các dầm có nhịp lớn. Các kỹ sư ngành khác vẫn thiết kế dầm nhịp lớn như cơm bữa: - Kỹ sư ngành cầu: dầm nhịp 15m, 19, 21, 24m là chuyện thường (rất nhiều cầu trên đường quốc lộ 1) - Kỹ sư ngành cảng: thiết kế các đà tàu có nhịp 12 m, bxh=2,5x3,5 chịu tải trọng của con tàu trên đó (đà tàu 50.000 DWT nhà máy đóng tàu Nam Triệu) - Kỹ sư ngành thủy điện: các cấu kiện vừa dài vừa to Ngay trong nhà dân dụng cũng sử dụng dầm nhịp lớn đấy chớ, nhà ở sân gôn Đồng Mô có nhịp 18 m, các bác cứ chịu khó cầy cuốc lấy tiền vào đó mà xem (70$/vé vào cửa)
Donaldsor
chongthambamien.vn Các bác xây dân dụng ít được tiếp cận với các dầm có nhịp lớn. Các kỹ sư ngành khác vẫn thiết kế dầm nhịp lớn như cơm bữa: - Kỹ sư ngành cầu: dầm nhịp 15m, 19, 21, 24m là chuyện thường (rất nhiều cầu trên đường quốc lộ 1) - Kỹ sư ngành cảng: thiết kế các đà tàu có nhịp 12 m, bxh=2,5x3,5 chịu tải trọng của con tàu trên đó (đà tàu 50.000 DWT nhà máy đóng tàu Nam Triệu) - Kỹ sư ngành thủy điện: các cấu kiện vừa dài vừa to Ngay trong nhà dân dụng cũng sử dụng dầm nhịp lớn đấy chớ, nhà ở sân gôn Đồng Mô có nhịp 18 m, các bác cứ chịu khó cầy cuốc lấy tiền vào đó mà xem (70$/vé vào cửa) [/QUOTE] oh! đúng như vậy; nhưng chúgn ta là kỷ sư Việt Nam; không có cập nhật nhiều kết cấu vĩ đại của nước ngoài;và chẳng có tiền để làm những kết cấu đồ sộ như thế; nhưng trong những năm gần đây ; bắt đầu có su hướng thiết kế mấy công trình vượt nhịp cho kết cấu NHÀ; lý thuyết mà ta học chỉ áp dụng cho nhà có nhịp vừa phải ; với nhà nhịp khoảng trên 11 mét là thấy ngán lắm rồi ; giải pháp của kết cấu này không có được học mà tài liệu thì hiếm; hiện nay nếu thiết kế vượt nhịp mà dùng lý thuyết tính toán bình thường thì cũng ngán thật; nên tôi có vài đề nghị ; các bạn có thể dùng những PP sau để design nó nhé: +khi dầm vượt nhịp; thiết kế có thể chuyển sang dàn thép ; thường dùng cho nhà thép + phương pháp dàn ảo + phương pháp UST
chongthambamien.vn
dutrieu Đồng chí Minh nên làm theo lời khuyên cua bạn Ninh47xd đi nhé. Theo tôi, thì thà bạn biết chắc một thứ còn hơn cái gì bạn cũng động vào nhưng không có cái gì đúng cả. Không biết thì học chứ diễn đàn không phải chỗ cho bạn nói lung tung ,cá nhân tôi đọc thấy phản cảm quá. Trả lời bạn mấy điểm sau về dàn ảo vì tôi thấy bạn có vẻ thích thú món này quá : Dàn ảo dùng để tính ở trạng thái giới hạn cuối cùng chứ không dùng để tính nứt. Nó cũng không có liên quan gì đến phương pháp UST vì trong kết cấu dầm cầu có dùng UST, người ta vẫn dùng dàn ảo để phân tích. Còn chuyện tại sao nó lại được sử dụng ngày càng phổ biến là bởi vì nó khiến người kĩ sư có thể cảm nhận trực quan sự phân phối ứng suất trong kết cấu ( nhất là vùng D ) và có thể tính toán kết cấu tương đối phức tạp bằng tay mà không cần dùng chương trình máy tính với độ chính xác chấp nhận được Còn kiến thức về dao động của bạn cũng vậy, nên đọc lại các kiến thức cơ bản.
dutrieu
duancuacuon
@Thầy Trung: Cảm ơn thầy! @ all: Tôi đag tham gia dự án có dầm btct thường vượt nhịp 15m. Đọc topic học hỏi đc nhiều điều nhưng thực sự e vẫn camerun ạ. Mong các thầy cô và các anh chị cho tôi những lời khuyên! Chân thành cảm ơn!
duancuacuon

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Mọi người làm ơn cho hỏi Nội lực dầm khung....    (có 7 câu trả lời)
       bảng tra bản sàn hai phương chịu tải tam giác    (có 6 câu trả lời)
       Nhờ các pro chỉ em về Dự toán    (có 46 câu trả lời)
       Giúp mình......Một vài câu hỏi về chuyên đề nhà cao tầng    (có 27 câu trả lời)
       Cách tính toán dầm cong?    (có 5 câu trả lời)
       cho em hỏi các bác về kích thước dầm    (có 24 câu trả lời)
       Tư vấn giúp e!    (có 21 câu trả lời)
       Cấu tạo thép mũ?    (có 5 câu trả lời)
       Bố trí dầm cho ô sàn 9mx8 m !    (có 22 câu trả lời)
       Sơ đồ tính sàn ngàm 3 cạnh    (có 5 câu trả lời)
       Từ thi công sang thiết kế?    (có 7 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ mọi người giúp đỡ về kết cấu mái hiên(có hình)    (có 10 câu trả lời)
       Dầm bancong?    (có 24 câu trả lời)
       Sàn nấm?    (có 10 câu trả lời)
       Đồ án btct số 2?    (có 16 câu trả lời)
       Sàn kê lên dầm ảo !    (có 19 câu trả lời)
       Bố trí thép dài hơn 11,7m ?    (có 17 câu trả lời)
       Kích thước cột 110x200?    (có 22 câu trả lời)
       Bố trí thép dầm?    (có 5 câu trả lời)
       Kích thước dầm 800x600?    (có 17 câu trả lời)
       bố trí lõi cứng cho khánh sạn cao tầng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi dầm cao    (có 8 câu trả lời)
       Khả năng chịu tải của tường    (có 8 câu trả lời)
       Tài liệu và ý kiến tính hồ nước mái?    (có 29 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo về phương pháp khung tương đương !    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi kinh nghiệm về thiết kế tường gạch 110, cao 3,6m    (có 6 câu trả lời)
       Nhà 10 tầng làm mái tôn    (có 14 câu trả lời)
       Khi chay nội lực Etabs báo là unable to complete operation.....    (có 14 câu trả lời)
       Cách tính toán toán bản thành bể nước mái?    (có 7 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ hỏi về cách tính cột bê tông cốt thép?    (có 27 câu trả lời)
       Cách tính toán toán cột bê tông cốt thép ?    (có 24 câu trả lời)
       Cấy Cột Lên Sàn !!!    (có 17 câu trả lời)
       Thép cột trên lớn hơn thép cột dưới?    (có 74 câu trả lời)
       Cốt đai cho thép gia cường của dầm?    (có 25 câu trả lời)
       móng cho tháp nước    (có 5 câu trả lời)
       Cách tính toán vách theo UBC 97 zone 2    (có 9 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi khung chịu lực ?    (có 9 câu trả lời)
       Ứng suất tiếp max dầm chữ T?    (có 12 câu trả lời)
       Nhờ mọi người chọn sơ bộ cấu kiện nhà dân!    (có 13 câu trả lời)
       Tài liệu về thiết kế thi công 3D panel!    (có 17 câu trả lời)
       Có được trộn bê tông khác Mác với nhau không?    (có 12 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ giúp đỡ cách chọn tiết diện cột bằng thép hộp.    (có 13 câu trả lời)
       Giúp em về bản vẽ thi công...    (có 13 câu trả lời)
       Hệ số khí động nhà thép có cửa trời    (có 8 câu trả lời)
       Nhà thép CN 1 tầng, 3 nhịp ?    (có 9 câu trả lời)
       giúp em ký hiệu bản vẽ thép móng    (có 16 câu trả lời)
       Quan điểm tính toán nhà thép    (có 35 câu trả lời)
       Kết cấu thép nhịp lớn có khoét lỗ rỗng?    (có 22 câu trả lời)
       Vật liệu cho kêt cấu thép nhà cao tầng    (có 9 câu trả lời)
       So sánh tiết diện nào tốt hơn cho thanh dầm    (có 22 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top