Cốt đai cho thép gia cường của dầm? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cốt đai cho thép gia cường của dầm?
>
Tình hình là cây số 11 có 2 cách bố trí tại nhịp dầm:
Cách 1: Phi25a500
Cách 2: Phi8a200
Không biết cách nào là chuẩn? Và tại sao lại bố trí như cách 1?
Mong được giúp đỡ...
Có 25 câu trả lời!!
|
|
|
để buộc thanh thép ở giữa nó bị treo lơ lửng
|
Arshes |
|
|
tôi nghĩ thép đó chỉ là thép cấu tạo để đảm bảo đúng vị trí của thép chịu lực ở trên nên chỉ cần dùng d8 là đc.k liên quan đến chịu lực của dầm.chắc bác đi tk gặp bản vẽ thế này k biết phải không biết làm sao mà ah
|
Robertvove |
|
|
Ui... Uhm đúng. Tại sao không xài cách 2? mà xài cách 1
|
profillink10 |
|
|
cái này thì tôi nghĩ phải hỏi ông thiết kế cái này mới đúng, chắc ông ấy nghĩ thép của công trình nhiều đoạn thép d25 vụn nên dùng d25 cho tiết kiệm hết.
|
Edwandhext |
|
|
Cách 1 tôi đã thấy 1 bác tiến sĩ học ở Anh Quốc về vẽ,còn lại thì toàn dùng cách 2,không hiểu lý do tại sao,chắc Châu âu bọn nó vẽ khác.Còn cách 2 không biết ra thực tế có bẻ được 2 đầu móc như vậy không?hay chỉ bẻ được 1 đầu còn đầu kia chỉ uốn cong 1 góc mấy độ thôi?
|
MichelPurn |
|
|
Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà |
Luckyman
|
|
|
Xem sách cấu tạo bê tông cốt thép xem, hình như có đấy
|
sieunhangiambeo |
|
|
Theo tôi thì cách nào cũng đúng cả vì chỉ cố định các thanh thép ko phải chịu lực chính, cách 1 thì thấy ít dùng nhưng tiện còn cách 2 thì bẻ 2 móc lâu và khó nên làm biếng...........
|
lightzar |
|
|
nhưng theo cách một thì cốt thép quá dầy, sẽ không đảm bảo sự cộng tác làm việc của betong và côt thép.
|
dolkihote |
|
|
bây giờ mới để ý, chơi fi25a500 thì dùng cách 2 fi8a200 sẽ tiết kiện hơn
|
MattieHek |
|
|
Cách 1 an toàn hơn vì khoảng cách giữa 2 thanh thép trên và dưới bảo đảm 25mm cho dù điều kiện thi công thế nào đi nữa. 25mm đủ để cốt liệu đá lọt qua được. Nhưng cách 1 cũng khó thi công hơn cách 2 nhiều vì cắt sắt 25mm không phải là chuyện đơn giản.
|
noithatchangson |
|
|
Cách 1, 2 đề cập đến thép gá thêm để tăng độ cứng cốt đai và đặt buột được thép chủ (Cây lơ lửng ở giữa). Cái này là theo cấu tạo BTCT chứ tính toán thì không có. (Không biết bậc cao hơn KS thì có chuyên đề nào tính không)
Theo tôi thì thép số 11: D8 a(theo cốt đai) và không cần uốn móc.
|
Rolandpr |
|
|
Phải có lý do thì ngta mới bố trí như cách 1 chứ. Ai mà không biết D8a200 là đủ rồi... Vẫn chưa có cao nhân nào giải thích rỏ ràng được vấn đề này nhỉ ...
|
53caugiay |
|
|
Người ta sẽ bố trí theo từng cách nếu người ta đã tính toán theo từng cách. Xin giải thích như sau:
- Cách 1: mục đích rất rõ ràng của thanh D25 không phải là chịu lực mà tạo khoảng cách thông thủy giữa các thanh thớ dưới phân làm 2 lớp. 25mm đủ để cốt liệu lọt vào.
* Câu hỏi: Lưu ý quan trọng: lúc này các thanh thép thớ dưới sẽ làm việc độc lập Tại sao nhỉ? Ai giải thích dùm câu này cái coi.
- Cách 2: mục đích của người thiết kế lúc này lại khác hoàn toàn. Ông ấy muốn để hai thanh của thớ dưới làm việc cùng nhau.
Vậy lúc này, ai trả lời được câu hỏi * thì sẽ có câu hỏi thứ 2:
** Câu hỏi: Khi 2 thanh mà làm việc sát sít nhau như kiểu này o.o thì sẽ tính toán thế nào? Tôi có câu trả lời, nhưng muốn các bạn trả lời trước.
|
mucangchai |
|
|
Anh tôi cho tôi hỏi cắt thép cho dầm công xon như thế nào? và bố trí đai gia cường cho đoạn đầu dầm công xon chiều dài là bao nhiêu? Thanks cả nhà
|
Philipboxy |
|
|
Bạn xem bản vé thiết kế nó cắt bao nhiu thì thi công cắt bấy nhiu
Còn thiết kế muốn cắt bao nhiu thì xem cái mô tôi tính toán, moment cắt ở đau thì cắt thép ở đó ( thường thì consol <2m thi kéo thép tăng cường chay hết luôn)
|
muaxanh |
|
|
hoàn toàn là thép biện pháp để đảm bảo vị trí thép chủ.Nếu dùng D25 thì vấp phải:
-những viên đá lớn(nói là đá 1x2 nhưng nhiều viên to tổ bố,>25mm) không lọt vào giữa hai khe được.
-để @25 bán sắt vụn nhiều tiền hơn(tính tiết diện và khoảng cách thì biết)
.............
|
Amen1402 |
|
|
Đây là câu hỏi hay! Nhiều bản vẽ thực tế đã đề cập vấn đề này. Hai cách bố trí đó là hoàn toàn khác nhau. Cần xem mục đích và phương pháp tính của của mỗi cách.
|
ao anh xa |
|
|
Vấn đề không phải vậy! Cách 1 thì hai thanh thép chồng sát nhau cai như 1 thanh, còn cách 2 thì các thanh kia làm việc độc lâp
|
thuymo |
|
|
Cái này tôi đã từng gặp. tk fi8a300 mà đội thi công bướn 1 2 cắt fi 25 28 bỏ vô đó để khỏi phải cân chỉnh thép. kết quả là xong sàn đó đuổi thẳng cổ ko còn 1 e. tiền nào chịu cho nổi. sắt vụn bán cũng 8 9tr/tấn.
Lý thuyết nêu rõ là cây số 11 chỉ là cấu tạo định vị cho thép lớp trên mà. làm gì có chuyện xem lớp trên & dưới như 1. vậy hỏi anh chứ lớp dưới & fi25 & lớp trên liên kết với nhau = l.kết gì???
|
opera |
|
|
theo BTCT 1 thì khoảng hở giưa 2 lớp thép bên dưới , tôi tạm gọi là Td phải thỏa mãn điều kiện Td>=25mm (phi max). vì vậy họ chọn cây thép phi 25 để cố định hàng thép chịu lực lớp trên và đặt nằm chồng lên lớp thép dưới luôn cho tiện thi công mà vẫn đảm bảo yêu cầu cấu tạo về khe hở của các lớp thép thôi bạn ah
|
Robertol |
|
|
Theo tôi thì cả 2 cách đều ok, k có vấn đề j, cách 1 nếu là những công trình lớn và lượng thép vụn nhiều thì là 1 cách rất hay để tiêu thụ lượng thép thừa đó mà k phải bán sắt vụn . Việc cắt 1 thanh pi 25 với việc uốn 1 thanh pi 8 cũng khó khăn như nhau thôi .
|
Haroldser |
|
|
Em thấy cách 1 thi công rất nhanh và đảm bảo dk khoảng cách giữa 2 lớp thép, bởi cách thi công thứ 2 rất mất tg ạ.
|
thatgia |
|
|
thêm 1 câu hỏi nữa ạ !
không bố trí thép 11 đó có được không ???
|
profiltam |
|
|
Tôi nghỉ chỉ đơn giản là làm cho thép lớp trên và lớp dưới đủ khoảng hở thôi..khi thi công bê tông sẽ được rót từ trên xuống dầm dùi nữa.
Dùng fi8 rất có thể thép lớp trên sẽ dễ bị đẩy xuống, không đảm bảo về khoảng hở giữa 2 lớp thép.
|
cameralenguyen |
|