Làm ơn cho tớ hỏi về cách tính cột bê tông cốt thép? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Làm ơn cho tớ hỏi về cách tính cột bê tông cốt thép?
Hiện nay trong các thuyết minh tính toán, tôi thấy có những phương pháp tính như sau:
1. Tính toán cột lệch tâm 2 phương, bố trí thép theo 2 phương (tức là 2 trường hợp lệch tâm phẳng).
2. Quan niệm tính toán cột khi 2 moment 2 phương đồng thời tác dụng và quy thành 1 moment lệch tâm xiên. Cách tính thì áp dụng theo phương pháp của thầy CỐNG ở ĐHXD.
Xin hỏi các bạn: Khi thiết kế một công trình cụ thể thì áp dụng cách tính nào cho đúng. Vì tôi thấy có nhiều phần thuyết minh tính theo cách 1, còn nếu tính theo cách 2 thi ra nhiều thép lắm. Tôi đang băn khoăn ko biết lựa chọn cách tính nào? Xin chân thành cảm ơn!
Có 27 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Mẹo để tính chi phí xây nhà đơn giản và nhanh chóng nhất là: lấy báo giá xây nhà trọn gói tăng thêm 5-7% rồi nhân với diện tích xây dựng
|
|
|
[QUOTE=thanhphong2001;76570]Hiện nay trong các thuyết minh tính toán, tôi thấy có những phương pháp tính như sau:
Khi thiết kế một công trình cụ thể thì áp dụng cách tính nào cho đúng. Vì tôi thấy có nhiều phần thuyết minh tính theo cách 1, còn nếu tính theo cách 2 thi ra nhiều thép lắm.???????
Cách nào cũng đúng, nhưng cách 1 sẽ ra nhiều thép hơn! Tính toán đơn giản hơn nhiều. Thực tế đều thấy tính theo cách 1. Có cuốn bê tông mới của GS NĐCống, có tính theo biểu đồ tương tác, trong đó có những lưu ý về cặp M,N...rất hay.
Cách thứ 2 thì có lẽ Bạn rành rồi, chỉ lưu ý cần xem xét sự xuất hiện đồng thời của các cặp nội lực (Tổ hợp tải trọng)???
|
truongtiengka |
|
|
Thực tế có một số quan điểm cho rằng nếu tính theo cách 1 là ko chính xác. Thật tính tôi cũng ko biết quan điểm nào đúng nhất.
|
Alvarogime |
|
|
dĩ nhiên tính theo khả năng chịu lực (dùng biểu đồ tương tác) là đúng. Cái cọn lại chỉ là tính lụi thôi.
|
Donaldsor |
|
|
Nhân tiện chủ đề cái cột, tôi xin có mấy dòng suy nghĩ
Hiện công ty tôi vẫn tính theo phương pháp tính cột lệch tâm phăng , phương nào bố trí thép cho phương ấy .Lúc đầu tôi rất lăn tăn , tự hỏi như thế sai lè lè , đắn đo suy nghĩ tôi ngồi so kết quả của 2 cách tính 1 và 2 với nhau thì nhận thấy 1 điểm khá hay , thép thằng 1 nếu tính ở cùng 1 tổ hợp ( P.M2) ( P .M3) rồi bố trí thì không thể nhiều hơn thằng tính lệch tâm xiên của thầy Cống được nhưng trên thực tế bên tôi vẫn đang tính cho tất cả các tổ hợp để tìm ra ( P M2 ) có thép max nhất và ( P m3 ) có thép max nhất rồi mới đặt thép cho tầng đó , nên kiểm lại thì thấy thép theo cách tính 1 lớn hơn thép cách tính 2 nhiều
Cũng nhân tiện câu hỏi của bạn lập chủ đề này là dùng cách nào hợp lý trong trong từng trường hợp cụ thể thì tôi thấy với công trình nằm ở vùng gió to ( III IV...) hoặc công trình không có vách thì tính theo cách 1 thép vô đối , nhiều khi khóc thét mà chả đặt nổi trong khi áp dụng cách 2 thì khá là ok
.... 1 ý nữa tôi mong được trao đổi với anh tôi , trong giáo trình BTCT trường đại học xây dựng chủ biên ( cuốn bê tông mới ) có đưa ra cách tính x ( chiều cao vùng nén ) , cách tính gần đúng tính ra x1=N/Rb.b sau đó kiểm tra so sánh với 2a và ho nếu rơi vào trường hợp LTB thì tính lại x 1 lần nữa ( theo sách viết là x*) , cách tính này khá là tiện lợi cho quá trình lập bảng tính nhưng tôi bị rơi vào 1 thế rất quái chiêu , khi mà P lớn M bé li ri ( tầm 0.01 0.03 t.m ) gì đó thì x* ra rất quái , kéo theo diện tích thép ra to vật , trong khi hiểu đơn giản nén lệch tâm bé nghĩa là bê tông vùng nén sẽ nhiều , nên thép sẽ ít thôi ...... tôi không giải thích nổi .Rất mong anh tôi nào cùng cảnh ngộ hoặc sư huynh nào cao tay giải được chiêu này rồi thì chỉ cho anh tôi ............ đa tạ các huynh đài
|
con voi con |
|
|
Sao lại lụi? Đó là Phương pháp cộng tác dụng bình thường mà? Chỉ có điều cách 1 lãng phí vì không xét đến sự làm việc của cốt thép phương còn lại.
Trong miền đàn hồi, bê tông chưa xuất hiện vết nứt thì Cách 1 an toàn.
Còn 1 cách nữa đó Bạn, lệch tâm xiên quy về phẳng, tính như phẳng.
Thật ra nếu bắt đầu xd bảng tính thì theo tôi nên làm Biểu đồ tương tác.
Còn tôi thì thôi: "gà què ăn quẩn cối xay vậy" Cách 1 cứ thế mà làm, vì thực tế thi công kinh dị lắm, chả có trong sách đâu. Thủ thế tí, tính sát sàn sạt dễ tiêu lắm. Tăng hệ số Ngu cho nó yên tâm.
|
controlledpills |
|
|
|
chuẩn , tôi đồng ý với bác , cứ dư tí , đi thẩm tra nó bảo " ơ , mày thiếu tải rồi " tăng tải lên cột vẫn sống nhăn , ra thi công bê tông rỗ tí hay " đa hội " tí cũng vẫn tươi ...........
|
profilmuoinam15 |
|
|
Bác tính theo cách 1 thì sai bét, vì có 1 phần bê tông được tính lặp lại 2 lần, nên cốt thép tính ra sẽ ko đủ , ở đây ko cộng tác dụng đc.
|
lightzar |
|
|
Cuối cùng thì tôi cũng chưa rõ lắm. Thường thì cách 2 ra thép nhiều hơn, dĩ nhiên các cặp nội lực đưa vào tính toán phải cùng một tổ hợp. Tôi lọc ra các cặp Nmax, Mtu và Mmax, Nu. Nhưng chỉ có điều hơi băn khoăn trong việc lựa chọn cách tính.
|
checkerso1 |
|
|
Sai nhưng không bét đâu.
Xin sửa lại: Giống như cộng tác dụng thôi, cộng tác dụng không áp dụng trong BTCT được.>
Phần BT bị lặp đó bé thôi, không đáng bn cả. Vẫn an toàn, vì thường M,Q 2 phương đâu= nhau. Thép phương kia nữa.
Từ đầu Tôi cũng nói Cách 1 là dở ẹt rồi mà.... Nên dùng cách khác.
Bên Ngành Tôi lực kéo lớn, nên Fa được xác định từ chịu kéo. Nên không quan tâm đến phần bt lặp đó.
Anh có thể cho 1 vidụ công trình cụ thể mà cách 2 Fe > cách 1???. Cám ơn. Hay A chỉ suy luận thôi?
|
MichaelKl |
|
|
Tôi thì từ trước giờ vẫn tính theo cách 2
Nhưng tôi có thắc mắc thế này các bác ạ
Khi tính toán thép cột, tôi lấy ví dụ tôi đang tính cái nhà 12 tầng thì thép cột ra lớn nhất lại nằm ở tầng 5 chứ không phải ở tầng 1. Tức là thép tăng dần từ tầng 1 đến tầng 5, sau đó lại giảm dần
Tôi tự lý giải đó là do khi tính toán kể đến tải trọng động đất (nhà này thấp nên không tính gió động). Khi công trình dao động thì ở dạng dao động 2 và 3, ở giữa công trình (ở đây là tầng 5) chuyển vị ngang rất lớn dẫn đến mô men lớn làm cho thép to (mặc dù lực dọc giảm đáng kể)
Các bác có gặp trường hợp như vậy không?
Khi thép tầng trên lớn hơn tầng dưới, các bác bố trí thế nào? Đặt thép tầng dưới theo tầng trên, hay là đặt thép tầng dưới bé, tầng trên to
|
thuymo |
|
|
các bác góp ý thêm cho e vấn đề này với, vì tôi thấy đặt thép cột trên to dưới bé nó cứ kỳ kỳ thế nào ấy
|
con voi con |
|
|
tính toán sai => lực động đất đưa vào tại vị trí tầng 5 rất lớn vì : tại tầng 5 xem lại lý do tại sao chuyển vị lớn như thế . Mà chuyển vị tại tầng này lớn thì các tầng khác phải lớn theo , nhưng cục bộ tầng 5 lớn nghĩa là môhinh dựng sai hay bị lỗi ---- nói chung là không có mô hình nào mà cho ra nội lực giữa tầng quá lớn như thế . Mômen cục bộ sinh ra tại tầng 5 cũng là sự lệch tâm nào đó quá mức , khối lượng của tòa nhà bị lệch và nội lực trong cột tại tầng này sinh ra chủ yếu mômen quá mức -> xem lại môhinh và tính toán động đất>
|
hoangphunhan |
|
|
Tính theo cách 1, không phải băn khoăn gì hết!
|
duancuacuon |
|
|
Sao ý kiến mọi người khác nhau quá. Ko biết nên theo ai?
|
plantandzombi |
|
|
Tôi cũng gặp TH này
Có tính Bác ạ, Bên này toàn lệch tâm lớn (Công trình cao, mảnh, tải ngang lớn). Trong bảng tính gần như Tôi bỏ qua khả năng làm việc của phần Bê tông chịu nén...(giống như CT cho CK chịu uốn trong sách của Cố GS. TKĐạm Fa=M/Ra.h)
Nhưng cũng cám ơn Bác nhắc đến vấn đề này. Các Bạn KS TRẺ nên lưu ý đến khi tính theo cách 1. Nếu LTNhỏ thì có vấn đề đấy.
|
RaymondEr |
|
|
Tôi cũng gặp tình trạng này. Có lẽ vì mối tương quan giữa M/N và tiết diện. Nếu M/N lớn thì có thể rơi vào trường hợp vùng bê tông chịu nén rất nhỏ -> do đó thép tính ra lớn. Tuy nhiên nếu vẫn giữ nguyên M mà tăng N lên (ví dụ: từ tầng 5 xuống tầng 3 có M xấp xỉ nhau thì tầng 3 sẽ có N lớn hơn), thì thép sẽ ít lại vì lúc này vùng bê tông chịu nén tăng lên và tham gia chịu nén nhiều lên.
Đó là ý kiến cá nhân tôi, anh tôi góp ý xem sao ? Cám ơn !
|
thanhvu |
|
|
Tôi cũng gặp tình trạng này. Có lẽ vì mối tương quan giữa M/N và tiết diện. Nếu M/N lớn thì có thể rơi vào trường hợp vùng bê tông chịu nén rất nhỏ -> do đó thép tính ra lớn. Tuy nhiên nếu vẫn giữ nguyên M mà tăng N lên (ví dụ: từ tầng 5 xuống tầng 3 có M xấp xỉ nhau thì tầng 3 sẽ có N lớn hơn), thì thép sẽ ít lại vì lúc này vùng bê tông chịu nén tăng lên và tham gia chịu nén nhiều lên.
Đó là ý kiến cá nhân tôi, anh tôi góp ý xem sao ? Cám ơn !
|
Robertplus |
|
|
Tôi dựa vào cách tính quy đổi về lệch tâm phẳng trong cuốn "Tính toán tiết diện cột BTCT - 2006". Điều kiện cột có 0.5 < Cx/Cy < 2 mới được áp dụng.
Giáo trình mới nhất của thầy Cống có phải là cuốn "Tính toán thực hành cấu kiện BTCT tập 2 - 2008" ko? Cuốn này ko có quy định điều kiện Cx/Cy khi quy đổi lệch tâm xiên về lệch tâm phẳng.
|
Donaldsor |
|
|
Đúng rồi đấy,kiếm cuốn tính cột mới nhất của thầy mà xem,tôi có đọc qua cuốn mới là không còn điều kiện Cx/Cy nữa thì không cần quan tâm tôii nó nữa,vậy thôi.>>>>>
|
thietkelogo |
|