Thép cột trên lớn hơn thép cột dưới? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Thép cột trên lớn hơn thép cột dưới?
các bạn có cách giải quyết nào hữu hiệu không ạ.lớp tôi có phải đến 90% dính tình hình thế này .đau khổ tột độ >.đã tìm hiểu đủ cách nhưng không ăn thua.mong các bạn giúp đỡ.
trong file đính kèm tôi có gửi cả file excel minh làm cho trục A,trục 1,5.làm tôii đây thấy thép nó tăng dần từ tầng 5 nên choáng .không làm nữa
cám ơn nhiều!!!!!!!!
Có 74 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Khoảng cách giữa các cột nhà thường từ 4-4.5m. Nếu mặt tiền nhà rộng trên 5m thì khi thiết kế nhà nên chia thêm cột để tránh phải làm dầm, cột to thêm tốn thêm tiền.
|
|
|
thì nó cũng bình thường với nhà cao tầng. khi trên cao gió sẽ lơn
|
tungch46 |
|
|
dĩ nhiên thế nhưng nguyên tắc thì thép trên phải bé hơn bạn ạ hix
|
ClintomEa |
|
|
theo kinh nghiệm của tôi cho thấy, bạn 7777 nên xem lại tiết diện cột,tôi cũng gặp tình hình giống ban 7777 mà ko biết làm cách nào... hi vong bà con cô chú anh chị tôi cô bác già trẻ trai gái nào đi ngang qua thì ghé vô giúp với........THÉP TẦNG TRÊN LỚN HƠN THÉO TẦNG DƯỚI?...và cách khắc phục?...xin cảm ơn
|
hoang tuan |
|
|
nguyên tắc là cái nào chịu nhiều lực nhiều hơn mômen lớn hơn.nhà cao tầng thì lại càng dễ gặp.cái trường hợp này tôi đã từng gặp và hỏi trên diễn đàn này rồi.
|
Philipboxy |
|
|
gió ở trên mạnh hơn thì mômen ở dưới sẽ lớn hơn---> vì thế thép dưới phải lớn hơn chữ... thép trên lớn hơn là do tôi thay đổi tiết diện cột...bạn TuanK cho ý kiến?
|
hoangphunhan |
|
|
Không biết xu hướng thiết kế nhà Hải Phòng hiện nay thế nào nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà. Nên chọn phong cách thiết kế hiện đại hay tân cổ điển. |
Luckyman
|
|
|
đây là lực phân bố mà.nó phân bố trên các tầng
|
noithatap |
|
|
ý bạn ấy có lẽ là gió càng lớn thì sẽ gây momen ở dưới càng lớn do quan niệm công trình như 1 conslole. nên momen sẽ phải giảm từ dưới lên.
Còn ý bạn nói gió phân bố lên các tầng nhưng tôi gán vào Dầm hoặc Nút thì đâu có gây momen j cho cột đâu tại tầng đó đâu? Mà cho dù có đi nữa (nếu gán gió vào cột) thì nó cũng sẽ làm tăng momen ở các tầng dưới, chứ ko phải chỉ gây momen ở mỗi tầng đó.
|
nongdan |
|
|
bạn có thể cho tôi biết cách khắc phục thép tầng trên lớn hơn tầng dưới được không? trường hợp tôi giảm tiết diện cột theo tầng không đáng kể....vì thầy tôi nói thép tầng trên bé hơn mới đúng...cám ơn bạn..
|
nguoixau |
|
|
càng lên trên thì moment lớn,lực dọc nhỏ nên thép tính ra lớn thui chứ có gì lạ đâu.bình thương.Lúc đó xem lại tiết diện tôi chọn hoặc bố trí thép trong cột bằng thép cột bên trên
|
trytrytr tr453434 |
|
|
vớ vẩn,tiêu chuần nào,tài liệu nào nói thế.chỉ có các bạn tự đề ra cái nguyên tắc đó thôi.mà tôi ko hiểu tại sao vấn đề này đã được bàn trên diễn đàn rất nhiều rồi,mà nhiều người vẫn cứ hỏi đi hỏi lại.chuyện thép cột trên lớn hơn cột dưới là điều hết sức bình thường,chẳng có gì lạ.bạn nên tìm hiều tại sao lại ra như thế,thay vì tìm cách để thép cột trên nhỏ hơn cột dưới .1 việc rất phản khoa học
|
lightzar |
|
|
bạn nói thế thì tôi thua...
|
EduardoMn |
|
|
Bạn nguyenle nói đúng đấy. Chuyện này với các bạn mới gặp thì hỏi tứ tung cứ tưởng nó là chuyện tày trời. Nhưng các bạn tìm trong room sẽ thấy rất nhiều bài nói về nó rồi.
Chẳng có gì mà bàn nhiều: cứ để ý nếu để cột thay đổi tiết diện thì sẽ có chuyện này, còn không đổi tiết diện thì không có. Vách vẫn thế, cột cứ thích làm bé lại trong khi chả tiết kiệm là bao, làm xong lại thắc mắc mà không tìm diễn đàn có chưa
|
Happyspringla2007 |
|
|
cám ơn bạn... tôi sẽ nghiên cứu thêm..!!
|
AlbertgeK |
|
|
đúng là ko có nguyên tắc nào bắt thép tầng trên phải nhỏ hơn tầng dưới cả. Đó là do mọi người quan niệm tầng dưới momen lớn hơn nên cho rằng thép lớn hơn thôi. Đôi khi momen tầng trên có thể lớn hơn tầng dưới cho dù tiết diện cột ko đổi, việc giảm tiết diện cột tầng trên chỉ là 1 trong các nguyên nhân làm tăng momen thôi. Tôi đang làm DATN cũng dính cái này. ko bit không biết làm sao mà đành bố trí thép to hơn thôi, hoặc có thể chọn các tầng dưới lớn hơn để cho bằng với cái tầng to to... ấy...
|
nguoixau |
|
|
uk.. tôi cũng đang tính lấy thép trên lớn hơn bố trí cho bằng thép dưới luôn... chiều này thầy hưỡng dẫn, hi vọng sẽ có cách giải quyết tốt nhất...^^... mà bạn sumiscute nek... cho tôi xin luôn cái đồ án TN của bạn được không, nghiên cứu trước năm sau tôi làm bạn ak..hjhj thank bạn nhìu!!
|
dutrieu |
|
|
Tôi cũng gặp trường hợp như thế này và cũng hỏi trên diễn đàn rùi, nhưng khổ nỗi bà cô nói phải tính tay lại các tầng trên. Tôi đang ngồi tính tay lại >
|
williamcuong |
|
|
ax ... bà cô của bạn còn gê hơn thầy của tôi nữa... mặc dù làm đồ án của thầy tôi hay nằm mơ về thầy, và đó là 1 nỗi sợ hãi đấy^^... tình hinh là chung ta phải chon cột mà giảm tiết diện theo tầng không đáng kể...mà nếu cột tầng trên lớn hơn thì vẫn bố trí bình thường bạn ak...hưỡng dẫn mới của đệ thầy tôi đấy...
|
thanhthanh |
|
|
Chả biết sao nữa, cô nói tính thì cứ tính tay. Cô tôi dạy rất oke, khỏi chê luôn . Gởi bạn file excel của tôi, thép tôi nó còn ác hơn >
|
RobertDum |
|
|
file exell của bạn phải nhập thủ công nội lực vào hay nó tự lọc nội lực từ etabs xuất wa vậy?
|
dacbiet |
|
|
Thủ công thui bạn ạ, tôi có file excel lọc và tính luôn cho Sap thui .
|
Danielpr |
|
|
chào ban !! Nếu bạn mún thép theo như ý mún của bạn thì theo tôi !! theo đề bài của bạn thì thep tăng từ tầng 5 .Bạn cứ chon tiết diện chạy suốt đên tầng thép tăng cao nhất và lấy thép max đó bố trí cho các tầng ở dưới , qua tầng tăng thép max tôi thay đổi tiết diện nhỏ lại thì lúc này thép nhỏ lại ( tôi tăng số tầng thay đổi tiết diện cột )
Mạo mụi góp ý mong các a chị chỉ bảo e thêm !!!
|
casinomkw |
|
|
Các bạn nên hiểu rằng hàm lượng thép trong bê tông là rất quan trọng. nó phản ánh lượng cốt thép có hợp lý hay chưa hợp lý. Trong sách hướng dẫn các thầy đã đề cập vấn đề này.
Theo tôi cứ tính toán bình thường ---> cho ra cốt thép ---> Hàm lượng thép muy% , nếu muy lớn thì tăng tiết diện cột, muy nhỏ thì giảm tiết diện cột
Thực tế việc giảm tiết diện cột ở các tầng không giảm được bao nhiêu giá thành công trình trong khi số lượng thép tăng hoặc bằng bên dưới. Nếu có thể bố trí giảm 1 -2 lần tiết diện có lẽ sẽ tiết kiệm thép hơn nhiều (không bàn đến thẩm mỹ của mấy bác kiến trúc đâu nhé)
|
moaza12vs |
|
|
a cho e hỏi khi thiết kế thường lấy hàm lượng hợp lý là bao nhiu vậy a?
lầy từ 0.9->1.5 dc ko a? mấy đứa bạn e làm DATN, Thầy hướng dẫn bảo hàm lượng min tối thiểu là 0.8%, nghe mà hết hồn, con số này là kinh nghiệm hay theo Ti - Ci - Vi -En ???
thanks!
|
RobbertooWig |
|
|
0.8-1.5% là hàm lượng hợp lý của dầm.
Của cột thì lớn hơn tầm 3-6%
Mấy con số này theo kinh nghiệm thôi.Không thấy trong TCVN
|
AlbertgeK |
|
|
Sao đồ án của tôi hệ số muy lớn hơn 3% mà cô ko chịu > . 3% -6 % tôi nghĩ là cái thép dư hay thiếu thép thôi, cho phép thép dư tối đa 6%
|
trannguyen1602 |
|
|
hàm lượng hợp lý của cột mà lớn dữ vậy hả bạn, lớn hơn cả max lun rồi?
|
Williamon |
|
|
Cô tôi nói là từ 0,05 >>> 3% thì phải .
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Khi cần hạn chế việc sử dụng quá nhiều thép người ta lấy Mmax=3%. Để bảo đảm sự làm việc chung giữa thép và bê tông thường lấy Mmax=6%
Ngoài ra nếu công trình có thiết kế kháng chấn thì theo TCXDVN 375 :2006 để đảm bảo độ dẻo cục bộ của cột kháng chấn chính, hàm lượng ct tối thiểu là 1% (0.01) và tối đa là 4%(0.04) cho toàn bộ tiết diện cột.
|
MaroldPl |
|
|
Theo TCVN 356-2005 giá trị muy min lấy theo độ mảnh lam đa.(cái này tra bảng)
Ngoài ra khi chưa sử dụng quá 50% khả năng chịu lực của cấu kiện thì muymin lấy 0.05%,lúc này không phụ thuộc độ mảnh.
Còn muy max thì như tôi đã nói.Tùy thuộc quan điểm sử dụng vật liệu mà lấy max=3% hoặc 6%.
Nếu có thiết kế kháng chấn thì 1%-4%.
|
Arshes |
|
|
Nguyên tắc nào??
|
sieunhangiambeo |
|
|
Trong nhà cao tầng,Nếu cột tính theo lệch tâm thì càng lên cao lực N giảm, trong khi moment do gió tăng,do đó khi tổ hợp tính thép sẽ lớn hơn mấy tầng dưới,và đc tính theo lệch tâm lớn.còn cột các tầng dưới do N lớn, và môment nhỏ nên đc tính như theo đúng tâm.
Một chú ý nữa là khi các bạn thay đổi tiết diện cột mấy tầng trên cùng ,nếu nhỏ quá sẽ gây ra hiện tượng dầm khỏe cột yếu.(so sánh độ cứng dầm ,cột).
|
AlbertgeK |
|
|
cám ơn bạn...
|
MichaelKet |
|
|
Cái bôi đậm, khi không thể tăng tiết diện cột lên thì mới tăng thép và hàm lượng tối đa là 6%
|
profil7 |
|
|
ngày trước làm đồ án tôi cũng gặp, nhà tôi làm có 5 tầng.hjc... sau đó tôi không thay đổi tiết diện cột nhiều,thép cột tôi lấy của tầng trên làm cho tầng dưới.kiểm tra. đảm bảo. ok. thầy kí. xong.bảo vệ.ok!
|
opera |
|
|
thầy fan thế.chả bik nưa ^^
|
inetryconydot |
|
|
Tôi cũng thiết kế nhiều nhà cao tầng và rất hay gặp thép tầng trên ( gần mái và sân thượng) Mô men khá lớn . Nếu bố trí kéo thép tầng trên xuống các tầng dưới thì hơi bị tốn kém . Vì thế tôi đã tăng thép ở tầng trên đãm bảo chịu lực nhưng đường kính thép giống với các thanh thép còn lại . Không nên bố trí dười là phi 20 trên là phi 25 thì hơi kỳ kỳ . Nhưng có thể bồ trí dười 10 phi 20 trên là 15 phi 18 . Năm 5 này sẽ neo vào đà đ3 40 D là được .
|
thanhthanh |
|
|
Có thể lấy thép lớn nhất của cột đi bố trí cho các tầng, và bạn nên làm tiết diện cột không đổi từ dưới lên trên.
|
opera |
|
|
khi đi thẩm tra . Bạn sẽ bị nó nói là thép cột quá dư . . Bây giời CDT họ rất biết nhiều thứ , không như ngày xưa đâu>
|
muadem116 |
|
|
càng lên cao, gió càng lớn, lực dọc càng nhỏ ->nén lệch tâm lớn -> thép lớn!!!hehe
|
Renatosymn |
|
|
nói như anh thì thép cột lớn dần từ dưới lên trên ??
|
casinomkw |
|
|
thường thép lớn cục bộ trên mái( chổ kết thúc cột) và là cột biên hay gặp . Không phải càng lên cao càng lớn .
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Còn tùy thuộc vào lực ngang, tôi nghĩ vấn đề này không có gì lạ cả.
|
muadem116 |
|
|
đúng rồi . Tôi chỉ thường thấy như thế trong thiết kế thôi . Nhiều cái cột trên cùng mô men lớn ghê gớm trong khi lực dọc bé tí => Thép lớn . Không lẽ đang chạy thép phi 16 lên trên ngọn chơi phi 32 thì kỳ cụ lắm HIHIH
|
terrydoa |
|
|
Thế nên khi thiết kế tôi cần phải tính thép cho cả cái cột rồi sau đó cân đối bố trí thép cho cả cột hợp lí. Cái này trong thiết kế gặp nhiều mà.
|
taolaai |
|
|
cân thế nào ??? Vì ở trên thép nhiều kéo tụt luôn các cột dưới thì CDT nó đập tôi chết
|
Robertplus |
|
|
Cân là để thế nào độ lệch thép bố trí trên cùng 1 mặt cắt thỏa mãn theo lời cân nhắc trong TCVN-356 bạn ah
|
MichaelKl |
|
|
bạn nói khó hiểu quá . Theo 356 thì có các quy cách tính thép cột , có hàm lượng max , min . Nội lực không thay đổi . Tính ra bao nhiêu thì chịu bấy nhiêu . Và chỉ có thể bố trí dư hay đủ . Không nên nói chung chung thế . Nếu nãy giờ tôi là thẩm tra thì bạn ôm hồ sơ về gặm nhấm từ từ mà sửa lại rồi đấy .
lời khuyên : Bạn nên Chắc cú và có tính lý luận sắc bén khoa học trong thiết kế . Đừng chung chung và lơ tơ mơ như thế .
|
Danielpr |
|
|
chính xác!!!,mấy thèn nào cứ bảo thủ cái quy tắc thép cột trên nhỏ hơn thép cột dưới là đầu trâu
|
dolkihote |
|
|
không nên nói như thế . Vì đa số người ta nghĩ lên cao thì tải nhỏ lại rồi thì làm sao thép lớn thế . Ra ngoài công trường thì nhiều người không rõ sẽ nói thiết kế yếu . Khổ là khổ chổ đó bạn ợ !
|
Robertvove |
|
|
Để tôi giải thích chỗ này,thứ nhất tổ hợp tính thép của bạn là thế này:TT=HT+gió.Bạn vẽ biểu đồ mô men cho nút biên tầng trên cùng cho từng trường hợp sau đó cộng 3 biểu đồ lại là có đáp án cho chính tôi
|
mtv_0201 |
|
|
Đính chinh là TT+HT+gió nhé! tôi chẳng thèm cãi với chúng nó làm gì,ngu thì tự tìm hiểu lấy,tôi chỉ giải thích cho CDT thôi he he
|
nongdan |
|
|
Theo TC 356 có khuyến cáo là thép không nên nối 2 thanh thép lệch nhau quá 5mm. Ngày trước đi học thầy nhắc suốt mà.
|
Robertbura |
|
|
CDT cũng giống tụi nó hihihihi. Cái bạn nói thì đã rõ vì thường trên cùng tải dọc trục nhỏ , mô men do gió gây ra lớn vì cột trên cùng gần như làm việc kiểu console . Hay mô men tại đĩnh cột phân phối tại nút khung tăng lên vì số thanh quy tụ vào nút ít hơn tầng điển hình . => Cột chịu mô men khá lớn .=> thép to là phải rồi .
|
Vimcentcow |
|
|
Hơ !!! cái này tôi nghĩ là không có gì đặc biệt mà bàn mãi chưa xong nhỉ???
|
arthomeviet |
|
|
Nói cho mấy đứa tôi nó hiểu,không thì sau này cứ gân cổ mà cãi.
|
hiepsitayto |
|
|
giao luu trao đổi kiến thức mà sao thấy chửi nhau ghê zậy.theo tôi nghĩ thì khi tính toán cốt thép cột trên lên hơn thép cột dưới chỉ xảy ra đối với cột trên cùng,và thường là cột biên.vì mômen cột trên cùng lớn hơn cột dưới nó bơi do tại đầu cột trên cùng momen của nó ko dc cân bằng,còn những cột phía dưới momen dc cân bằng bởi cột trên và cột dưới.
Còn về cách kéo thép nếu như thép cột trên cùng lớn hơn thì theo tôi nghĩ bằng cách là cấy thép,
hihi,có 1 vài ý kiến như vậy thôi.
|
muaxanh |
|
|
Em có cái nhà dân 3,5 tầng. Sau khi tính thép trên etab, tôi có kiểm tra lại qua bảng tính excel và tính lại bằng tay theo 356 thì thấy kết quả thép (đặc biệt là ở các tầng trên) theo 356 lớn gần gấp 2 so với kết quả trên etab.
Em nghĩ là theo 356 do độ lệch tâm lớn mà lực dọc nhỏ nên làm cho kết quả thép ra lớn.
Mong các bác xem xét góp ý giúp tôi, nên bố trí thép theo etab hay theo 356 là hợp lý.
|
kiwisoda |
|
|
Theo tôi nghĩ bạn nên kiểm tra lại công thức tính thép. Bạn xem lại cột lệch tâm lớn, hay bé. Nếu lệch tâm lớn mà áp dụng công thức tính As của lệch tâm bé thì sai số rất lớn.
|
cameralenguyen |
|
|
các cột biên sẽ có kết quả như vậy,nên tăng ít tiết diện để điều chỉnh thép,hoặc xem lại kết quả nhập tải.
|
StephenDAK |
|
|
Lệch tâm lớn hay bé thì sẽ do M và N quyết định, từ đó có công thức tương ứng mà.
Chủ yếu các cột phía tầng phía trên chịu lực N nhỏ + M nên gây ra lệch tâm lớn, nhưng các công thức tôi áp dụng cũng là lệch tâm lớn mà.
Tài liệu tôi tham khảo là cuốn "Tính toán tiết diện cột bê tông cốt thép" - GS Nguyễn Đình Cống.
@soidaubac: không chỉ ở cột biên mà ở tất cả các cột, ở tầng trên thép ra lớn quá, mặc dù có xét hay không xét tải gió.
|
jinchan |
|
|
Trích:
không chỉ ở cột biên mà ở tất cả các cột, ở tầng trên thép ra lớn quá, mặc dù có xét hay không xét tải gió.
|
Cái này tôi không đồng ý,các cột giữa nếu không xét tải trọng gió thì mômen thưừong sẽ dược cân bằng--->độ lệch tâm sẽ nhỏ--->thiết kế theo trường hợp lệch tâm bé.Do đó thép cột trên vẫn nhỏ hơn thép cột dưới,nếu bạn xét tải gió thì mới có khả năng thép trên > thép dưới ở cột giữa thôi.Trường hợp có động đất thì cũng là tải ngang,nhưng nội lực thường cũng nhỏ hơn trường hợp gió (động và tĩnh) thôi.
Bạn xem lại cách nhập tải và khai báo số liệu xem sao.
|
jinchan |
|
|
Đọc xong nhức hết cả đầu,tôi xin có ý kiến sau,với các cột tầng dưới do N >> M nên gần như đứng tâm còn các tầng trên(đặc biệt cột biên) thì N có thể < hoặc > M nên xảy ra trường hợp nén lớn,điều quan trọng là ko phải cứ bắt buộc thép tầng dưới phải lớn hơn tầng trên. VD: cho 2 cặp nội lực (N=20T,M=5Tm) - ( N=10T,M=5Tm) tính cho cột tiết diện 450x450 thì ai dám nói cặp lực đầu tiên cho thép lớn hơn cặp thứ 2.
- Bạn có thể kiềm tra bằng cách vẽ biều đồ tương tác thì sẽ thấy rỏ hiện tượng này nền chuyện thép tầng trên lớn hơn tầng dưới là bt
|
Robertbura |
|
|
thôi mệt quá,có cái thép trên dưới mà cũng tôii lui,tui xin kiếu ko ý kiến gì nữa,ai nào thích làm gì thì làm
|
inetryconydot |
|
|
Một trong những nguyên nhân gây ra việc momen cột tầng mái lớn là do hiện tượng co ngắn cột trong sơ đồ chất tải 1 lần của Etabs. Nhất là các nút cột-dầm có chênh chuyển vị (cột gần vách, lõi cứng). Hiện tượng chênh chuyển vị này khắc phục bằng sơ đồ chất tải tuần tự trong Etabs khi tính toán dầm. Nhưng còn với cột thì thế nào?
|
RobbertooWig |
|
|
E có làm đồ án vài công trình, và hầu hết đều bị hiện tượng thép cột trên lớn hơn cột dưới, thầy có hỏi nhưng e cũng chẳng biết trả lời sao.
E chỉ biết 1 phần nguyên nhân cũng là do thay đổi tiết diện cột ko hợp lý.
|
BrandonMr |
|
|
Nguyên tắc la thép cột dưới bao giờ cũng lớn nhất
- thứ nhất la momen lớn nhất
- thứ hai là tải trọng truyền xuống cột bên dưới
vì cả hai lý do trên không có lý gì vừa momen lớn vùa tải trọng truyền xuống lớn nhất nên không có chuyện thép bên trên nhiều và lớn hơn ban ah
trừ khi bạn chon tiết diện cột không phù hợp dẫn đến việc đó thôi
|
profillink10 |
|
|
Bạn nhầm rồi. Bây giờ bạn thử chạy mô hình nhà có tầng hầm, trong đó đương nhiên cột phải đi từ mặt móng lên và liền với tường tầng hầm. Khi đó bạn sẽ thấy lực dọc và moment, lực cắt cột tầng trên tầng hầm (thường là tầng 1) sẽ lớn hơn ở tầng hầm. Lý do là do có độ cứng lớn và toàn khối với cột nên tường tầng hầm sẽ tiếp thu phần lớn tải trọng đứng và tải trọng ngang nên nội lực cột giảm, nói cách khác tải trọng khi xuống đến tầng hầm bị "phân tán" vào phần tường gần cột. Cứ thử đi là biết ngay mà...
|
dutrieu |
|
|
coi lai tiết diện cột, nếu bố trí thep lớn hơn khoảng vài % la chuyện bình thường
|
Vincentpype |
|
|
Bạn nên cọn tiết diện cột dưới lớn thêm tý nữa hoặc cột trên bé đi tý nữa. Phân bố lại moment mà bạn.
|
tungch46 |
|
|
Trường hợp cột tầng mái thì M tại vị trí giao với dầm mái thường lớn hơn thì có lẽ cũng cho kết quả là cốt thép lớn, bạn nghĩ sao?
|
Arthumters |
|