Móng chân vịt? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Móng chân vịt?
Chào các bác, tôi có vấn đề sau mong các bác giúp đỡ. Tôi có tham khảo một số tài liệu về nền móng công trình, đem so sánh với thực tế thì thấy khác nhau. Cụ thể, theo các tài liệu : móng chân vịt (một dạng móng lệch tâm) được thiết kế dạng chữ nhật, với cạnh dài nằm theo phương chịu lực chính. Nhưng theo thực tế, ví dụ : 1 ngôi nhà có kích thước 5m x 16m, chịu lực chính theo phương cạnh ngắn 5m, giả sử móng đơn chân vịt có kích thước là 1.2m x 1.6m thì sẽ được bố trí cạnh ngắn 1.2m theo phương cạnh ngắn ngôi nhà 5m, còn cạnh dài 1.6m thì lại theo phương 16m.
Vậy theo các bác thì điều nào đúng? Khi đó giằng móng sẽ được bố trí ngay trên mặt móng hay là ngay dưới chân tường (cao trình -0.05m)? Xin các bác chỉ giáo. Chân thành cảm ơn.
Có 49 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Việc cạnh dài hợac cạnh ngắn móng xoay theo phương nào Bác tự tìm hiểu lấy nhưng có 1 tác giả ví von rằng móng nhà đặt theo kiểu chân vịt hay kiểu chân người. Và kết luận rằng theo kiểu chân vịt là đúng.
Về móng chân vịt có những quan niệm vui sau: Từ khi học ở nhà trường thì vẽ và tình toắn móng chân vịt như móng lệch tâm và ra thực tế ở khu vực Miền Trung mọi người đều làm như vậy cho các công trình lớn, thế là Vào Nam làm việc thiết kế và vẽ đúng như vậy thì bị Bác vì thiếu cái CỘT CHỐNG LẬTcho móng (Chỉ là cột dừng dưới đáy đà kiềng) và sau khi tìm hiểu thì hầu hết các hồ sơ trong Nam đều có cái cột này.Nếu ngồi nghĩ kỹ lại cũng có cái hợp lý cũng có cái vô lý.Nhưng sau này quen thành ra chuyển sang hẳn có cái cột chống lật để cho đỡ rắc rối , thế là phải vẽ thêm chi tiết cái cổ cột đó và 1 cài đà giằng móng nữa................ (Xem hình vẽ)
Thế Bác nào có ý kiến quan niệm về cái cột chống lật này khổng?
|
bachtuu |
|
|
Hình như trong SG đa số thiết kế giằng móng ( đà kiềng???) nằm sát với cốt 0.00??!!! Với móng chân vịt, nếu để giằng móng lên trên thì cột chưa chắc chịu nổi cái mômen lệch tâm do cột gây ra tại nút cột-giằng móng. Do đó, sinh ra cột chống lật như hình vẽ (nếu giằng nằm dưới thì chả cần). Tính móng chân vịt cần chú ý mômen này tính cho giằng chịu cái cột đó chỉ là phụ nếu giằng yếu quá thì vẫn died!!, cách tính thì tùy mọi người miễn sao tính theo cách cho kết quả tin cậy là được.
|
noithatap |
|
|
Vậy nhờ co1972nguyen gửi dùm cho file bản vẽ để tôi nghiên cứu. Cảm ơn bác nhiều. Cột chống lật bố trí giữa móng chứ không phải ở cánh móng sao? Thép móng theo phương cạnh ngắn vẫn là thép chịu lực phải không (đặt dưới) các bác?
|
Alegowasea |
|
|
Đúng vậy, Cột chống lật bố trí ở cánh móng còn cái bản vẽ này là cho trường hợp cụ thể (tôi lấy các CT cũ ra ráp vào minh họa có thể không khớp?) còn cấu tạo và đặt thép như móng bình thường. Thật sự trong 1CT dạng móng này xuất hiện rất ít chì vài cấu kiện (giáp ranh nhà xung quanh) để tôi tìm lại có bản vẽ đấy đủ MB, CT móng gửi cho Bác.
Thế Bác có bị bắt làm cái cột chống lật này không? Theo tôi cái cột chống lật và đà móng này chỉ là cấu tạo nếu tính toắn đấy đủ theo sách vở thì thép rất to nhìn thấy rất vô lý............
|
WeksizzySl |
|
|
Bac ơi, tôi thấy nếy công trình của bác chịu Mômen lớn thì người ta sẽ phải bố trí 2 giằng móng, một cái ở cùng cao trình với dài móng và một cái ở bên trên mặt đất, giữa 2 cái này là tường gạch xây chen
Dầm móng phía dưới thường là lớn hơn,
Dầm móng phía trên nhỏ hơn, thường kết hợp làm lớp cắt thấm cho tường (vì thế nó phải cao hơn mặt đất), vừa là dầm để dỡ tường.
2 dầm móng như vậy sẽ có mô men kháng uốn cao hơn 1 dầm có S tiết diện bằng tổng 2 tiết diện kia.
Nếu công trình có tải nhỏ thì chỉ cần1 giằng là đủ
Còn về mặt kết cấu thì bố trí cạnh dài míng theo phương ngắn của nhà là có lợi nhất nhưng cũng phải tùy thuộc cả vào kết cấu bể nước ,bể phốt phía dưới nữa
|
williamcuong |
|
|
|
Việc có cột chống lật hay không còn tùy thuộc vào cách bố trí thép, Nếu neo thép móng vào sàn và dầm thì không cần đến giằng móng và cột chống lật. Xem sơ đồ
|
DanielEi |
|
|
Theo tôi nghĩ nếu gọi đúng tên thì đây là cột chống uốn. Hay còn gọi là cột chống mô men kháng đài móng, có phải không các bác
|
deptrainhatnha |
|
|
Van đề của các bác nói tôi đã hỏi thầy Lê Anh Hoàng roi.Nó đúng là vấn đề tôi cũng đang rất quan tâm và chỉ làm trên SAP thôi chứ trên thực tế cũng ko biet nó làm việc ra sao nhưng các công trình tôi và sếp tôi thiết kế (dĩ nhiên là nhà dân dụng thôi) đều ko có sự cố gì.Và thầy Hoàng nói nó ko có sự cố ko có nghĩa là tôi đúng mà là do tôi tính an toàn quá nên chưa có sự cố đó thôi.Và phương án đề xuất của thầy là dùng giằng móng(liên kết móng chân vịt với móng kế bên phía trong gần nó).Còn phương pháp dùng cột chống lệch tâm thì do tôi ko biết giá trị lực cắt tại vị trí giao nhau giữa cột và đà kiềng là bao nhiêu nên thầy bảo đó là điểm bất hợp lý.Anh tôi nào muốn hiểu rõ vấn đề hơn thì mua quyển NỀN Móng của thầy LÊ ANH HOàng trong đó có nhiều cái hay lắm nhất là hệ số nền dùng nó tôi nhập vào SAP tính móng luôn. >
|
EfrainKl |
|
|
Dùng cột để chống lật cũng là 1 phương pháp tốt Nhưng phải lập sơ đồ tính toán để tìm nội lực tại nút giao của dầm móng với cột chống lật. Thực tế thì mặt dù tính toán theo các điều kiện kiểm tra không thoả nhưng cho tôii nay vẫn chưa thấy xảy ra sự cố gì.
|
kiwisoda |
|
|
Chào Các Bác ,tôi là thành viên mới bàn về móng chân vịt cũng có 1 số thắc mắc sau có su huynh giải thích dùm nhé:
Móng chân vịt có sử dụng đà giằng thì tại vị trí mép đà giằng với mép móng giải ra chỉ xuất hiện momnet âm mà o thấy moment dương,vậy thép chịu lực là thép bên trên hay bên dưới vậy,vì nếu cắt riêng móng đó tính ngàm tại chân côt thì lại là moment dương.Có ai giải thích dùm tôi nhé.
|
nongdan |
|
|
theo tôi thì cái cột này có tác dụng làm lực phân bố dưới đáy móng đều hơn---tăng ổn định nền. Còn chống làm gẫy cổ cột. Còn cốt thép các bác tự suy luận
|
nguyentrungata |
|
|
Tôi nghĩ móng chân vịt Có cái cột chống lật truyền lên dầm móng tại cốt +0.00 chẳng qua là giải pháp kết cấu chống lật tiện thi công hơn so với dầm chống lật đặt ở đáy móng. Sắt bố trí trong đó dự trên cơ sở tính toán nội lực để tính ( để kỹ hơn ta dùng pp dầm trên nền đàn hồi để phân tích lực). Tuy nhiên, tôi thấy một số "chân vịt" của các công trình do các đại gia Kc thiết kế không có dầm chống lật gì cả mà vẫn không sao. Liệu có cái gì ẩn bên trong vấn đề này mà chúng ta chưa tìm thấy????
|
opera |
|
|
Theo tôi học thì móng chân vịt chịu lực tốt hơn móng chân người. nhưng nếu đối với nhà lô phố thì dùng móng chân người sẽ hợp lý cho việc bố trí bể tự hoại, giếng rút trong nhà.
Ngoài phương án xử lý cột chống uốn tôi còn có thể xử lý bằng cách bố trí cấu tạo thêm 02 thanh (hay 03 thanh tùy theo nội lực tửng móng) từ cánh móng nghiêng 01 góc 45 độ vào cổ móng. Mục đích để tăng độ cứng của đế móng và thỏa điều kiện chống lật của móng.
Xin chào và hẹn gặp lại bang.
|
inetryconydot |
|
|
tôi dang thiết kế 1 nhà công nghiệp nhịp 36 m, 2 bên là ranh đất, đất tốt -> ko biê`t làm móng đơn kiều gì là hợp lý, tôi thấy sử dụng cột chống lên đà kiềng là ko được (sai!) ai có giải pháp nào hay tư vấn giúp
|
tontai |
|
|
Sao không làm móng băng nhỉ.Nếu lệch tâm lớn,mômen lớn thì làm móng băng đi.
|
jinchan |
|
|
Đây cũng là vấn đề tôi đang thắc mắc đây; Mặc dù đã thiết kế một vài công trình kiểu này (đến nay vân... chưa sập !) nhưng thấy hơi hồi hộp và... xấu hổ;
Một số vấn đề tôi còn thắc mắc, nhờ các bác giúp đỡ:
- Xác định biểu đồ ứng suất của đất dưới đáy móng, liên quan đến khả năng chịu tải của nền; Nếu tính theo mô hình "móng mềm" thì xác định độ cứng của móng như thế nào? (có kể đến độ cứng của cổ móng); Theo tôi biết, ứng suất dưới đáy móng không đổi dấu vì tính chất "dẽo" của đất, nếu nền là đá thì không có hiện tượng này;
- Ảnh hưởng của mô-men lệch tâm lên cột (hoặc cổ móng nếu giằng móng đủ cứng) do phản lực lệch tâm của móng gây ra;
Nếu dùng các biện pháp để ứng suất dưới đáy móng phân bố tương đối đều thì vấn đề nó trở nên tương đối đơn giản nhưng hơi tiếc hầu bao (nếu là nhà của tôi !)
Vì tinh thần của của diễn đàn, nếu có điều kiện các bác có am hiểu rộng, sâu vấn đề này có thể giúp anh tôi tôi với, cám ơn nhiều lắm ! Mục đích là giúp anh tôi trên diễn đàn hiểu sâu một tí về "lý thuyết cơ học nền móng và kết cấu công trình";
|
Rolandpr |
|
|
@ vinhhoa74:
"- Xác định biểu đồ ứng suất của đất dưới đáy móng, liên quan đến khả năng chịu tải của nền; Nếu tính theo mô hình "móng mềm" thì xác định độ cứng của móng như thế nào? (có kể đến độ cứng của cổ móng); Theo tôi biết, ứng suất dưới đáy móng không đổi dấu vì tính chất "dẽo" của đất, nếu nền là đá thì không có hiện tượng này;
- Ảnh hưởng của mô-men lệch tâm lên cột (hoặc cổ móng nếu giằng móng đủ cứng) do phản lực lệch tâm của móng gây ra;"
Vấn đề xác định độ cứng của móng thì bạn tính theo EJ với E là môđun đàn hồi bê tông, J là moment quán tính của móng (tính thêm sườn nếu có ). Còn moment lệch tâm lên cột thì bạn ko cần lo, vì ở sơ đồ tính bạn cho liên kết chân cột là ngàm, sau đó lấy moment, lực dọc tại vị trí ngàm này để đi tính móng, như vậy tại cột bạn thiết kế đủ thép để chịu moment này rồi!
|
MichaelKet |
|
|
Cám ơn bạn, tôi có thể trao đối với bạn 1 tí với bạn nhé !
-Việc xác định độ cứng của móng của bạn tôi chưa hiểu lắm; Bởi lẽ, mục tiêu của việc xác định độ cứng của móng khi tính "móng mềm" là xác định biến dạng của móng, Rõ ràng sự biến dạng của móng trong trường hợp này có liên quan đến cổ móng (bạn có đồng ý không?), xét ra thì lại đáng kể vì EJ của cột << EJ của móng (chỉ xét độ cứng chống uốn);
-Khi quan niệm ngàm ở chân cột thì mô-men sinh ra tại chân cột thường nhỏ hơn nhiều mô-men lệch tâm do phản lực nền lên móng chân vịt; Ví dụ: nhà phố 2-3tầng (N~25T) thì B~1.4m (nền trung bình) thì mô-men lệc tâm do phản lực nền gây nên ~ N.e = N*(B-bc)/2 = 14.35t.m, nhưng nếu quan niệm ngàm chân cột cột thì mô-men chân cột bạn có thể đạt ~2t.m mà thôi;
Đó là ý riêng của tôi, các bác góp ý thêm;
|
noithatchangson |
|
|
- Xin lỗi! có thể minh đã hiểu nhầm ý bạn khi bạn nhắc đến từ "móng mềm" làm tôi tưởng bạn dang tính móng băng hoặc móng bè gì đó. Còn đối với móng chân vịt thì đúng là moment phản lực của nền có ảnh hưởng đến chân cột thật nhưng thực sự thì cái móng chân vịt đó vẫn coi là thuyệt đối cứng chứ ko phải là "móng mềm" gì đó như bạn nói.
- Còn về việc tính toán lúc này bạn phải lập sơ đồ tính vơí sơ đồ khung và dầm móng nếu có để tính ảnh hưởng của moment với cột, cái này 1 lần tôi đã đọc sách của thầy Ẩn có trình bày về tính móng chân vịt. Vài ý kiến góp ý, mong đựơc trao đổi thêm với bạn !>
|
profilmuoinam15 |
|
|
Bạn đã không hiểu nhầm về từ "móng mềm" mà tôi đã sử dụng, tức tính toắn móng và phản lực nền đất theo sự biến dạng của móng;
Nếu quan niệm "móng cứng tuyệt đối" thì phản lực nền lên đáy móng sẽ xác định như thế nào? có phải ƯS dưới đáy móng sẽ đổi dấu? và như vậy chỉ có một phần diện tích đáy móng (khoảng 50%) tham gia chịu phản lực đất nền? Móng và cột cần cấu tạo như thế nào sẽ được xem là cứng tuyệt đối?
Bạn có thể giúp tôi một số thắc mắc trên được không? Cám ơn nhé !
|
RobbertooWig |
|
|
Bạn ở Tp hcm hay hà nội. Nếu như ở Tp hcm, Bạn ra nhà sách mua giáo trình Nền móng của thầy Trương Ngọc Ẩn trường DHBK có phần tính móng chân vịt đấy.
Còn về Quy phương pháp tính, đầu tiên bạn tính biểu đồ phản lực nền p theo moment và lực dọc vì bạn xem móng là tuyệt đồi cứng nên biểu đồ phản lực nền có dạng hình thang hoặc tam giác, sau đó bạn thiết lập phương trình chuyển vị đề tính cùng với độ cứng cột ở trên. Từ phương trình chuyển vị đó bạn tính dc nội lực. Cách tính là vậy, tôi chỉ nhớ sơ sơ, có gì bạn cứ đọc sách cùa thầy Ẩn là rõ.>
|
Marcunst |
|
|
Cám ơn bạn nhiều lắm, rất vui khi gặp bạn; Tôi ở tỉnh chỉ cách tphcm 200km thôi;
|
profil7 |
|
|
chào các bạn
tôi đọc qua mục này cũng xin góp ý kiến về vấn đề móng lệch tâm lớn.
khi thiết kế nhà xây chen chẳng hạn ; cột của nhà nằm sát ranh giới của nhà bên cạnh ; vì thế móng cho cái cột biên này phải lệch qua 1 bên để không xâm phạm đến nhà của người ta ; vì thế gọi móng này là móng chân vịt hay chân người gì đó.
việc hiểu và quan niệm tính toán móng lệch tâm còn rất nhiều người bở ngỡ và lo lắng.
theo tôi hiểu thế này : Khi lực dọc của cột nhà cộng thêm mômen tại chân cột truyền hết cho móng ; lúc này nó sẽ tạo ra 1 mômen lệch tâm sinh ra với cánh tay đòn từ vị trí tim cột đến tim móng. Nghĩa là dời lực dọc về tâm móng thì phải có mô men. Như vậy lúc này bạn tính toán móng chân vịt như 1 móng đơn bình thường với cặp nội lực là N; M ; trogn đó N là lực dọc của công trình ; và M là mô men tổng hợp của sự lệch tâm và của chân cột sinh ra khi giải khung trogn sap.
nhưng khi thiết kế như thế thường M rất lớn ; móng rất to và nhiều lúc M lớn quá sinh ra áp lực đất nền đổ dấu ; nghĩa là vừa âm vừa dương.
và biện pháp thông thường người ta hay làm là dùng cột chống lật ; và cấy cái cột này vào thì sẽ khử hoàn toàn mô men lệch tâm ; lúc đó cái cột chống lật này chịu 1 lực dọc tạm tính là N*=M/a với a là khoảng cách hai cột ; như vậy thì cái cột chống lật này lại tự lên đà kiềng ; vô tình đà kiềng lại chịu 1 lực tập trung hướng lên
vậy lúc này với đà kiềng thì thép rất to là đương nhiên chẳng có gì là vô lý cả
còn cái móng chân vịt lúc này phải đạt thép bên trên là chủ yếu vì lúc này có thể tính thép cho đài móng như 1 cái dầm kê lên 2 gối với 2 gôi là hai cái cột và dầm là đài móng ; với lực tác dụng lên dầm lúc này là phản lực đất nền phân bố đều ; nghĩa là đã khử mô men hoàn toàn thì chỉ có lực dọc đè xuống móng ; như vậy lúc này N/F với N là lực dọc của cột ; F là diện tích móng ; còn mô men thì đã khử rồi ; lúc này us=N/F phân bố đều trên diện tích móng.
như vậy cái cột chống lật đó giúp cho móng không bị lệch tâm và tác dụng đều lên nền đất.
như vậy us =N/F <[R] với R là cường độ đất nền cho phép.
vậy cột chống lật tham gia thì gần như là cái mógn chân vịt biết thành móng đơn và phải đạt thép bên trên chứ không phải bên dưới đài móng khác hoàn toàn việc đạt thép cho móng chân vịt không có cột chống lật.
và khi có cột thì cái đà kiềng biến thành cấu kiện chị lực tập trung rất lớn do mô men lệch tâm sinh ra
vì thế cuối cùgn thì được cái này thì mất cái kia
vì thế giải pháp của tôi là đưa đà giằng sát với đài móng thì có vẽ an toàn và gọn gàng cái móng hơn. và khi đưa đà gằng xuống thì hầu như là cái móng biến thành móng băng có sườn ====> làm mógn băng cho rồi ; có thể băng qua từ mógn lệch tâm đến móng bên
vài dòng xin các bạn góp ý
|
test1212 |
|
|
Móng chân vịt và móng chân người trong nhà phố,thực ra có nhiều tranh cãi..lúc mới đi làm tôi vẫn nghĩ là dặt theo kiểu chân vịt là đúng..vì nhìn trong bản vẽ mặt bằng thì theo phương cạnh ngắn(l ngắn)thì diện tích tải sàn truyền vào nhiều hơn..nhưng thực ra,móng đặt theo phương nào là tuỳ thuộc vào tải truyền vào phương ấy có lớn hay kô??Khi đó móng sẽ đặt theo chân vịt hay chân người..còn quan điểm tính toán móng thì xem móng chỉ chịu nén,bố trí thép như đúng tâm,bỏ qua mômen hoặc xem mômen rat nhỏ..nhà phố thì tải ngang và mômen kô đủ để lật 1 cái nhà đâu!!!
|
Renatosymn |
|
|
Móng chân người thì độ lệch tâm của lực dọc lớn, đương nhiên là cái mômen uốn phát sinh lớn hơn chân vịt, nên bất lợi hơn trong mọi trường hợp. Còn giải pháp của ksminh rất hay khi làm thành băng mới móng lân cận (tất nhiên là khoảng cách không quá xa), khi đó có thể thiết kế hình dạng móng băng sao cho hợp lực đặt gần sát trọng tâm móng, để đạt hiệu quả chịu lực cao nhất (có thể tham khảo thêm sách của thầy Lê Anh Hoàng). Bên trên vẫn có thể đặt đà kiềng theo cấu tạo để đỡ tường.
|
EduardoMn |
|
|
Tôi đồng ý với ý kiến của KSMinh, nhưng theo tôi cũng không cần làm cột chống lật, hồi làm ở SG tôi cũng được các đàn anh hướng dẫn làm vậy, vì khi tính toán có diện tích móng thì cạnh ngắn bố trí kiểu như bạn là hợp lí rồi. Khi nào diện tích móng không thể mở rộng được nữa thì mới cần cột chống lật. Chọn xong kích thước móng thì kiểm tra thỏa là OK!
|
StevenKl |
|
|
Liên quan đến vấn đề này, tôi có dịch một chút từ một tài liệu tiếng pháp, gửi mọi người tham khảo.
Một vài nhận xét của tôi như sau:
- vấn đề chính là tìm giải pháp cân bằng cho đài móng do lực lệch tâm này gây ra
- giải pháp mọi người đưa ra về cái cột chịu lật, theo tôi thì không có ý nghĩa vì nếu cắt riêng phần kết cấu gồm đài, 2 cột (phần tầng dưới cùng), dầm ngang nối 2 cột, nếu quan niệm phản lực đất là đều thì phần kết cấu này không cân bằng (lấy mô men tại vị trí tâm đài). Giải pháp này có chăng ý nghĩa nếu kéo dài dầm ngang sang bên cột khác và dùng cột khác cân bằng lại.
Rất mong mọi người phản biện.
|
profilmuoisau16 |
|
|
Thưa các kỹ sư
trong vấn đề móng chân vịt này nếu lệch tâm lớn thi tôi thấy thày Lê anh Hoàng dạy làm đà giằng móng, thày Dương Hồng Thẩm thì dạy làm cột phụ để chống lệch tâm, vậy thì theo các kỹ sư thì nên làm theo cách nào, vì tôi còn đang học chưa làm thực tế nên chưa biết ưu khuyết điểm của từng cách hay các bác còn cách nào hay hơn nữa giúp với.
xin cảm ơn
|
Stevennefs |
|
|
Làm cột chống thì phải chống lên đà kiềng, khi đó đà kiềng to chả kém cái dầm móng, được cái nó nổi lên trên dễ làm hơn thôi.
Tốt nhất là làm dầm móng, sơ đồ truyền lực kết cấu đơn giản, tin cậy.
|
EfrainKl |
|
|
Bữa nay bên công ty tôi đang chuẩn bị thi công 1 nhà dân 3 tầng ở tp HCM, nhà xây chen nên bên thiết kế làm móng lệch tâm có cột chống lật, mà thiết kế theo kiểu móng chân người chứ ko phải chân vịt. Cột chống lật chống lên giằng móng, giằng móng chỉ có 20x35cm. Sếp tôi bảo phải tính lại giằng móng, và phương pháp thì giống của anh ksminh. Kích thước móng 1,8 x 1,2 m, cột nhà(30x30) và cột chống lật (20x20) ở 2 đầu mép móng theo phương dài, lực tác dụng xuống móng là 37T, như vậy lực dọc của cột chống lật 33T. Giằng móng dài 6m, Momen do cột chống lật gây ra là 47T. Nếu như vậy thì kích thước giằng móng phải là 40x80. Như vậy thì vô lí quá với cái nhà chỉ có 3 tầng. Tôi làm nhiệm vụ kiểm định lại mà cũng chẳng biết làm thế nào đây, kết luận người ta làm sai cũng đâu có dễ. Ý kiến mọi người thế nào giúp tôi.
|
Stephenon |
|
|
Lực tác dụng vào nền : 37 theo hướng trọng lực
Lực tác dụng vào đà : 33 ngược hướng
Nếu cắt qua 2 cột này rồi cân bằng lực theo phương đứng: lực tác dụng vào nền : 5 tấn
|
DanielEi |
|
|
Sao chỉ thấy các bác bình luận, mà chẳng thấy bác nào đưa ra được kết luận hay là phương án gì cụ thể vậy? bó tay!!!!!!!!!!!
|
MichelPurn |
|
|
Cho tôi xin tài liệu thiết kế móng chân vịt đi các bạn?
Xin cám ơn .
|
tungch46 |
|
|
<>
Lúc đó cái N* > 50%N hả bạn, vậy là lực còn lại tại chân cột chính = (N-N*) < 50%N hả bạn.
|
ao anh xa |
|
|
Các bác trong Nam khoái làm kiểu đà kiềng này nhỉ. Tôi thấy cách làm này có 1 tác dụng duy nhất là giảm chiều cao tính toán của cột tầng 1 (nếu cột to rùi thì cái này vô nghĩa lý).
cách làm có cột phụ này mục đích là chuyển cái moment từ cánh móng thành lực tập trung lên cái đà kiềng chứ gì, mà nếu không có cái này thì chân cột có chịu dc moment này không????
Vậy tại sao không đưa cái đà kiềng kia xuống cùng cốt với đáy móng cho đơn giản???
|
MichaelKl |
|
|
Bạn có hiểu thế nào là nội lực và ngoại lực không????
|
duong tang |
|
|
Với bác FLAME.
Với file : Mong let tam doc. Mà bạn đưa lên. Tôi ko hiểu cay thép gia cường nằm trên móng dưới chân cột nó chịu cái gì ? Khi đã có giằng móng vào cột trong?
|
muadem116 |
|
|
ông ko biết thì ngồi nghe, ông bó tay cái gì, cứ có vấn đề đưa ra là phải có lời giải ngay cho ông à, ông nghĩ nền móng nó dễ làm lắm à, hồi tôi còn học ĐHXD hà nội các thầy còn mỗi người 1 ý ko thống nhất, huống chi anh tôi đi làm là học trò các thầy
|
kukuca |
|
|
Ông này nói đúng nè, tôi cũng học ĐHXDHN, nhớ 1 kỉ niệm buồn cười đến mãi không quên, hồi đó, ông anh tôi bảo vệ đồ án, tôi đi xem, 1 thầy GS (thuộc "hàng cây đa, cây đề" của Xây dựng ở VN) hỏi 1 câu (cho phép tôi dấu!), sau đó ông anh tôi trả lời , sau đó ông thầy GS quay sang hỏi ông thầy ThS khác (là học trò trước đây của thầy GS ý) là "nó trả lời có đúng ko?", thì ông thầy ThS kia bảo là còn thiếu, rùi bắt đầu bổ sung >, ai ngờ, vừa bổ sung xong bị thầy GS "mắng" cho té tát , hỳ hỳ , nói là "nó đang trả lời đúng, ông thêm vào làm cho nó thừa lung tung cả", cả phòng cười ầm lên, thực ra thầy nói thế là nói vui thui cho không khí bớt căng thẳng! Nhưng đúng là giữa các thầy cũng có những cái nhìn khác nhau, đôi khi không thống nhất, vì quan điểm, kinh nghiệm, trình độ khác nhau mà! Trong kĩ thuật, những cái "tranh luận tích cực" là hoàn toàn bình thường để giúp cho nhau hiểu hơn!
Thân!
|
suanhadthouse |
|
|
em tính thử móng chân vịt theo 2 cách nhưng không biết cách nào đúng nữa. chọn kích thước móng hoài không thỏa.ở đây do tải trọng nhỏ và qui mô công trình nhỏ nên không cần giằng móng gì hết đâu. thanks trước.
|
muadem116 |
|
|
diện tích móng không thỏa đâu bạn ơi, bạn tính đúng rồi đó, tăng diện tích móng lên đi. F của bạn tính chỉ là giả thiêt thôi.
về móng nông sách của thầy Nguyễn Văn Quãng chỉ rỏ lắm đó.
|
thanhthanh |
|
|
2 cách đều đúng hả bạn?
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
trước khi lên diễn đàn chắc người ta cũng đã tìm hiểu nhưng chưa rõ. Bác có biết thì trả lời, ko biết thì bảo ko biết, chứ bảo người ta tự tìm hiểu thì đứa trẻ con cũng trả lới được cần chi đến bác.
|
AlfomzoMl |
|
|
[QUOTE=co1972nguyen;39797]Đúng vậy, Cột chống lật bố trí ở cánh móng còn cái bản vẽ này là cho trường hợp cụ thể (tôi lấy các CT cũ ra ráp vào minh họa có thể không khớp?) còn cấu tạo và đặt thép như móng bình thường. Thật sự trong 1CT dạng móng này xuất hiện rất ít chì vài cấu kiện (giáp ranh nhà xung quanh) để tôi tìm lại có bản vẽ đấy đủ MB, CT móng gửi cho Bác.
Anh ơi có bài thuyết minh không cho tôi xin với. tại tôi đang lầy cái đồ án chân vịt này mà tin tài liệu không thấy. Cảm ơn anh!!
|
kiwisoda |
|
|
các a ơi cho e hỏi tí, theo 1 tìm hiểu thì momem lệch tâm sẽ 1 phần truyền vào giằng móng, 1 phần truyền vào móng, ma quan hệ đó phải xét đến tương quan độ cứng (ko phải dộ cứng bằng diện tích) mà thầy e bảo bỏ vào plasxic mới tính chính xác, e thì chưa học, mà đang định tính bằng tay thì phải làm sao đây mấy a, ai giúp e với
|
Stevennefs |
|