Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Vấn đề ép cọc? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Vấn đề ép cọc?

     Công trình thi công cọc Ly Tâm UST , lực ép Pmin =400 tấn , Pmax = 500 tấn . Khi thi công , chiều dài cọc có vị trí 42 mét đạt tải , có vị trí 38 mét đạt tải , Địa chất tại vị trí đạt mũi cọc là lớp cát với góc ma sát 24 độ dày 8 mét , Nhưng bên trên có thẩu kính cũng là đất cát mịn chổ thì dày 1 mét , chổ thì dày tới 4 mét , kiến cho chiều dài của cọc khác nhau khoảng 3-5 mét . vì có vị trí không xuyên qua nỗi lớp cát mịn ( của thẩu kín) nhiều lúc các cọc cách nhau 1,5 mét mà chiều dài chênh lệch từ 3-5 , thậm chí ép Pmax mà vẫn không xuống nỗi. Tôi muốn hỏi như vậy có ảnh hưởng gì sau này của cọc hay không . Tôi nghĩ cọc sẽ không lún nhiều vì dười lớp thẩu kính là cát , thuộc lại đất tốt nên độ lún cũng không lớn, và bên trên dưới thẩu kính là lớp cát dày . . Mọi người cho ý kiến thanks
Có 39 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
BarbaraEr Bác xem có nước ngầm mạnh tại khu vực thấu kính cát mịn hay không. Vì có trường hợp tôi đã gặp: cọc đóng, lớp cát mịn lẫn bụi dày tầm 5m không thể đóng qua nổi. Phương án cọc dẫn cũng không được vì lớp bụi này ở dưới sâu 13m, có nước ngầm (báo cáo địa chất không cho biết chế độ thủy văn nước ngầm chính xác). Cọc bị mất hoàn toàn sức kháng mũi, nhổ lên xem trắng trơn, sạch sẽ, thép có gỉ và chỉ thấy bị tòe đầu. Hồi đó ở công ty cũ, tiếc là không có ảnh.
BarbaraEr
opera với sức ép tới 450 -500 tấn dí cọc xuống tới 38 mét , chuyện nhổ lên là không khả thi . tại vị trí này không có dòng chãy . Như vậy liệu đã yên tâm chưa . Dự tính thi công xong hệ Lõi , thống kê số lượng cọc không đạt chiều sâu , sẽ tính toán và bổ xung thêm cọc , biện pháp này khả thi chứ ???
opera
phuonganh12
to Ks Minh: Vấn đề của bạn xảy ra là chuyện bình thường khi ép cọc, miễn sao tải ép đạt được từ Pmin đến Pmax ứng với chiều dài cọc L đã thiết kế là ok rồi, vì Pmin, Pmax = 1.7 đến 2 Ptk. Trường hợp đã ép hết chiều dài cọc L mà chưa đạt đến Pmin thì phải tăng chiều dài cọc. Trường hợp ép chưa đủ L mà đã đạt Pmax thì phải giảm chiều dài cọc. Bạn cần căn cứ vào kết quả thử tĩnh cọc để xem xét lại tải thiết kế, đường kính cọc, chiều dài cọc, độ lún của cọc ở Ptk. Regards.
phuonganh12
thanhvu ở đây chiều dài cọc chưa đạt yêu cầu . Nó cắm vào thẩu kích dày khoảng 4 mét , bên dưới là lớp cắt chặt dày 8-10 met
thanhvu
BarbaraEr
Lớp thấu kính của bác là cát mà còn sợ gì nữa, sức chịu tải cọc chủ yếu là ma sát với lại lớp thấu kính chiều dày thay đổi bất thường làm sao biết chỗ này d.ày 1m chỗ kia dày 4m trên toàn công trình. Với những cọc chiều dài chưa đạt yêu cầu mà tải Pmax đã đạt như bác nói thì có lẽ cọc đó đã xuyên qua lớp thấu kính rồi. Bác có tăng lực ép lên thì chỉ thêm vỡ cọc thôi. Nếu địa chất biến đổi nhiều như vậy thì theo tôi bác nên tính hệ số an toàn cho cọc như tăng thêm số cọc.
BarbaraEr
SpencerJalf Bác nào có biết công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ tại Hải Phòng!? Em sắp xây nhà, cần gấp 1 đơn vị ngon, bổ, rẻ
Luckyman
SpencerJalf
Theo tôi đối với công trình cao tầng không nên sử dụng coc ly tâm, vì cọc ly tâm chịu uốn rất kém so với cọc betong thông thường, tại những vị trí mối nối của cọc ly tâm chỉ là hàn đối đầu, chất lượng mối hàn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của công nhân. Thêm nữa liên kết giữa cọc ly tâm và đài móng cũng là vấn đề cần lưu tâm.
SpencerJalf
Alvarogime chuyện này cũng chỉ là mối quan tâm , nhưng thực ra không phải lo ngại đến mức như thế . Mối nối ở đây là hàn đối đầu dùng oxi , Chất lượng mối nối có thể cứng hơn bản thân cọc , Cọc gãy chủ yếu là vật liệu chịu không nỗi , Thiết kế móng dùng cọc ly tâm được tính toán chịu tải ngang rất tốt , không có gì đáng ngại chuyện uốn hay cắt . Vấn đề này được kiểm nghiệm hàng loạt công trình cao tầng bên PMH , hiện nay công trình P5 29 tầng , H18 32 tầng ( tôi nhớ không rõ ) sử dụng ly tâm , chiều dài cọc 45-60 mét , sức chịu tải lấy 200~250 tấn , thử tĩnh Pgh = 500~670 tấn là phá hoại đất nền , nhưng cọc chẳng thấy rạn nứt gì . Chất lượng sản xuất cọc ly tâm trogn nhà máy cực kỳ quan trọng . Hiện tại tại trugn quốc sử dụng ly tâm rất nhiều với công trình từ 37tầng trở lên . Ưu điểm của móng cọc ép là có thể kiểm tra tải trọng từng cọc , và độ tin cậy cao . Cọc khoan nhồi dù sao cũng không thể kiểm tra hết được tất cả các cọc , hên xui , và số lượng cọc ít , nên nếu chất lượng không đảm bảo thì rất nguy hiểm . Cọc ép thì có hư 1-vài cây cũng an tâm , và có thể bù cọc nếu thiếu . Cọc ly tâm nhược điểm là dễ bị nghiêng và gãy cọc khi thi công hố móng , Vì thế sử lý tốn kém kinh khũng . Nhưng vấn đề này có thể sử lý được và cần cẩn thận hơn trogn thi công . Tất nhiên vấn đề cọc nào có cái ưu và nhược . Nhật bản đã bỏ cọc khoan nhồi khá lâu rồi . nên mới ra đời cọc ly tâm . Lực ép ngày trước máy ép chỉ ép tối đà khoảng 200 tấn , nhưng bây giờ có thể ép robo lên đến 600 hay 800 tấn . Ép cọc cầu cảng thì hình như dùng máy ép lực rất lớn thường bị gãy cọc là do vị trí máy ép đứng không thăng bằng và chỉ cần độ lệch nhỏ thì cọc gãy . Dù là cọc cứng đến mức nào thì cũng gãy nếu sai lệch độ lệch tâm khi ép .
Alvarogime
Amen1402
Em thấy rằng cọc ép hay cọc đóng sẽ có 1 nhược điểm trong việc thi công, đó là khi thi công với chiều dài cọc thiết kế lớn, độ mảnh lớn và phải nối cọc nhiều thì thường là cọc sẽ bị gãy khúc tại chỗ bích nối. Nguyên nhân thì có nhiều, có thể do quá trình thi công, lực đóng hoặc ép bị lệch, có thể do quá trình khai thác, sử dụng có biến động trong lòng đất gây ra... Với cọc khoan nhồi thì vấn đề gãy khúc không xảy ra. Phải chăng đó cũng là sự khác biệt của 2 loại cọc này. Nhật bản có nhiều nghiên cứu về động đất và động lực học nền móng. Có nhiều nghiên cứu kết luận về ưu việt của giải pháp sử dụng cọc cát đầm chặt cho nền móng của các tòa nhà để chống hóa lỏng đất . Có những giải pháp ngăn cách tải trọng ngang của sóng động đất từ móng cọc lên công trình bằng các tấm đệm. Như vậy ứng xử với tải trọng động đất có hai xu hướng là tăng độ cứng của nền móng và công trình và ngăn sóng động đất truyền lên công trình. Điều này khac khác với tải trọng gió, nền móng tương tự như rễ cây , ngàm công trình vào lòng đất. Cùng là bài toán năng lượng, gió truyền từ trên xuống, động đất truyền từ dưới lên công trình.
Amen1402
ClintomEa Có thí nghiệm hay gì đó để chứng minh "Chất lượng mối nối có thể cứng hơn bản thân cọc" chưa ạ ? Như cái thí nghiệp kéo thép khi nối bằng coupler ấy >
ClintomEa
viet toan 12
cái này tôi cugn cấp sau . Cọc ly tâm không phải chổ nào cũng có thể dùng được , tuy vào mặt bằng và địa chất nữa . Quan trọng là địa chất. Và lớp đất chịu lực thường là cát thì hay . Nhưng tại ctrinh này thì có vị trí đất giống PMH .
viet toan 12
GeraldKr Uh ,thường thì người ta vẫn hay làm như thế . Nhưng cũng tùy thuộc xem chiều dài của cọc ntn . Cái này nghịch lý theo TC là phải thỏa mãn đồng cả 2 điều kiện là chiều dài cọc và lực ép .>
GeraldKr
Amen1402 Vấn đề tôi nói lúc trước chỉ là để lưu ý bác thôi. Còn quan điểm cá nhân, tôi thấy nếu nhật ký ép cọc cho thấy đảm bảo điều kiện 6.1 của TCXDVN 286:03 thì có thể yên tâm về tính pháp lý. Có thể bác kỹ tính, cũng tốt khi lo lắng cho công trình như vậy.
Amen1402
StevenKl tất cả những cái bác nói hay thấy chỉ là nhìn và thấy , còn bắt tay vào làm thì mới thấy vấn đề , Đừng nhìn 1 góc mà tôn phùng 1 cái quá cao và xem cái khác là không khả thi . Nếu thế cái 13 tầng bác nói nó sập hoàn toàn do cọc à , Cả nước ngoài đang còn nhức đầu chưa biết nguyên nhân cụ thể và thuyết phục nữa húng chi là nhìn nhận đơn thuần của bác . Và tôi đã nói không phải bất cứ lúc nào cũng dùng được cọc ly tâm và cũng chẳng phải lúc nào cũng có thể làm cọc khoan nhồi là tốt , Công nghệ tiên tiến đến mức nào thì hệ số an toàn cho móng cọc bây giờ vẫn lấy khá cao từ 2-3 mà có giảm chút nào không , còn CKN thì hệ số nhìn mà tối cả mắt . Tôi không phủ nhận ưu và nhược điểm của cọc KN hay tôn phùng ưu ái cọc Ly tâm , Có những công trình cao tầng từ 25 tầng vẫn dùng cọc ép 350x350 chẳng có gì lo ngại húng chi là ly tâm . Tùy vào mặt bằng và địa chất . CÒn vấn đề thi công tường barret bây giờ tại hà nội người ta thay bằng cọc ván UST rẽ tiền rất nhiều so với tường vây . Các bác cứ theo lối mòn nhìn nhận của các cụ ngày xưa thì bọn tây tàu nó bỏ xa .
StevenKl
Arshes Hiện nay ,Cọc ly tâm UST có sử dụng công nghệ hấp hơi để tăng mác bê tông. M800 . Nhưng Cuối cùng vẫn gãy như tăm Đơn giản là nó chỉ sử dụng cáp nên khả năng chịu kéo của bê tông cọc rất kém. PMH sử dụng cọc ép nhiều vì do có SPCC sản xuất cọc đúc sẵn ,Vả lại PMH hạn chế sử dụng thầu bên ngoài cho các công trình của họ >. Riêng cá nhân Tôi vẫn thích cọc nhồi hơn
Arshes
MattieHek
Theo tối nhớ thì công trình ở Trung Quốc sụp là do người ta đào một cái hố gì gần đó thì phải làm mất ổn định nền đất vô tình tạo một áp lực ngang lên cọc làm gãy cọc. Công trình chưa chịu tải trọng gió lớn mà đã gãy cọc rồi thì không phải do cọc quá yếu thì là do cái gì.
MattieHek
profilmuoibay17
To eng-hiep: Vấn đề này cả thế giới đang còn nhức đầu bác không nên kết luận vội.
profilmuoibay17
profillink10 Cọc PHC chịu tải ngang tốt hơn cọc nhồi đó bác ạ. Việc cái nhà đó lăn ra là do biện pháp thi công thôi, không phải vấn đề của cọc PHC. Trong trường hợp đó, cọc nhồi có khi đi còn nhanh hơn ấy chứ chưa biết chừng nc. oanh
profillink10
tontai Cái này tôi tính cho công trình thực tế rồi bác ạ. nc. oanh
tontai
nguyentrungata
Anh có thể cho tôi biết cọc đường kính bao nhiêu và khả năng chịu moment và lực cắt cực hạn là bao nhiêu để mọi người tham khảo được không?
nguyentrungata
Alewohabee cọc PHC D500 loại C thành dày 125 bê tông mác 800 , Mu =332 KN.m cọc tính toán chủ yếu chịu tải đứng , Mômen được đưa về ngẩu lực . và phụ thuộc vào tải gió và động đất
Alewohabee
MichaelKet -------- Đã từng bị một phát như này rồi, thiết kế thừa thiết kế chiều dài cọc 22m, trong khi ép 10m đã đạt Pmax/ Cọc 35x35, Ptt = 110T theo số liệu địa chất được cung cấp Ngoài hiện trường thì luôn phản ánh đúng thực tế, thế mới buồn chứ
MichaelKet
test1212
Em tưởng ép cọc vào lớp cát thì nó chối giả nên P cao mà chưa đạt được chiều sâu thiết kế. Khi đó thì phải khoan dẫn chứ ạ? À như một số bài tôi được đọc trên chính forum này thì ở kích thước tương đối thì cọc ly tâm chịu xô ngang tốt hơn do dùng thép cường độ cao và bố trí thép hợp lý cơ mà?
test1212
dacbiet Cọc chịu uốn thì tôi thấy mô men phần thân trên truyền xuống cọc dưới dạng các ngẫu lực (lực dọc) là chủ yếu, còn mô men thuần túy là khá nhỏ. Cái này tôi có thể chứng minh đối với hệ đài cọc có số lượng cọc từ 3 trở lên. Cọc ly tâm có chiều dài khá lớn, khoảng 15m (theo tôi được biết) nên với địa chất lớp đất tốt sâu khoảng 40m thì không sợ ép bị xiên, hơn nữa công nghệ ép cọc bây giờ khá tốt, cọc được dẫn hướng chuẩn sẻ ít bị xiên hơn (cái này phải tùy thuộc vào khả năng nhà thầu)
dacbiet
ArthurGip
theo tôi lý luận như thế này : Khi đào cái hố sâu như thế , và gặp trời mưa , khối đất của hố đào taluy bị trôi đi , như vậy đài móng và cọc ly tâm lòi ra . lúc này nhà vẫn ok nhưng bị gãy cọc là vì CỌC mất ổn định , lý do đất bị trôi , lúc đó chiều dài tính toán của cọc sẽ tăng lên vì Nếu hố đào tương đương 5 tầng hầm thì L của cọc bị trống khoảng 15 mét , thì Ltt=22 mét , Với Ltt lớn như thế sẽ sinh mômen mất ổn định cũng khá lớn . Trong các cọc , chỉ cần 1-2 cọc mất ổn định thì sẽ kéo theo hàng loạt bị mất ổn định khi trọng tâm của nhà lệch so với nhóm cọc sẽ phát sinh mômen cực lớn . Lúc đó nó sẽ có xu hứng nghiêng về phía hố đào thì kéo theo 1 loạt cọc chịu mômen lệch tâm công thêm cả tòa nhà khi bị nghiêng sẽ sinh ra lực cắt lớn . Ban đầu nó nghiêng cọc chịu mômen nhưng sau đó sẽ chịu cắt và nhổ từ từ . Và những cái cọc đầu tiên mất ổn định sẽ phá hủy do chịu nén quá mức và độ mất ổn dịnh do mômen . Còn cọc khác thì phá hủy do kéo và cắt .... Còn chuyện áp lực đất gây ra thì chỉ phần nhỏ góp phần hình thành cung trượt . Nhưng nó không lật ngữa vì phá hoại ban đầu là mất ổn định do mômen . Nếu kiếu đó thì cọc ly tâm hay cọc khoan nhồi đều tiêu hết . Và theo hình cọc quá ít , Tôi làm trong các cty của china . Cọc nó chỉ tính toán chịu nén , nghĩa là số lượng cọc chỉ chịu cho lực nén của ctrinh , bỏ qua mômen khi xuất reaction tại chân móng . Biết là mômen do gió sinh ra nó phân phối thành ngẩu lực , 1 bên chịu kéo , 1 bên chịu nén , Nhưng tại vị trí mỗi chân cột lượng mômen không tính toán , chỉ tính lực dọc theo tổ hợp bao Nmax thôi . Tất cả các ctrinh PMH nó tính như thế nên số lượng cọc rất ít . Nhưng vì hệ số an toàn lấy 2.5 nên có thể hệ số này giải quyết vấn đề không tính mômen .
ArthurGip
rtgreter vret ẻ
cái công trình bị đổ ở hình trên là nhà 13 tầng ở TQ phải ko các bác? có 1 bài đề cập rồi. móng thì bị tan tành, nhưng khung nhà bên trên thì vẫn cực chuẩn. Nên dù chê thì chê nhưng họ tính toán và thi công cái khung wá hay đi chứ, các bác nhỉ?
rtgreter vret ẻ
BrandonMr
Ở công trình này của TQ, bên hố đào họ ko xây tường chống bảo vệ, còn bên kia thì đắp đất cao, gây nên sự mất cân bằng áp lực ở 2 bên. Từ đó khối công trình (gồm khối bên trên và hệ thống cọc) bị nghiêng dần về phía hố đào, và cuối cùng là đổ ụp. Đặc điểm của cọc này khi đc thiết kế là rất ít lõi thép, khả năng chịu kéo, uốn kém, chỉ chịu đc lực nén. Vì thế khi khối công trình nghiêng, và bị uốn thì cọc dễ dàng bị gẫy.
BrandonMr
plantandzombi
Mấy sư huynh chỉ cho tôi cách tính tải tác dụng lên đầu cọc ep với. tôi không rõ lắm. cam ơn trước nha
plantandzombi
traiyo1 P(x,y) = SN/n + My x/Sxi2 + Mx y/Syi2 Chịu khó tham khảo sách nền móng.
traiyo1
MichaelKl
Tôi đã gặp trường hợp thiết kế coi toàn bộ chân cột là khớp do đó cọc chỉ chịu tải dọc trục (Không có mô men chân cột). Với sơ đồ thiết kế này, số lượng cọc dùng cho công trình it hơn với cách quan niệm chân cột là ngàm tuy nhiên hệ thống kết cấu bên trên cần đủ cứng để hứng hết phần mô men này biến nó thành ngẫu lực dồn vào cột. Theo tôi các công trình dân dụng đều tính cọc với mô hình móng cọc đài thấp nên it quan tâm tới việc cọc chịu tải trọng ngang và mô men. Cái nhà kia đổ kềnh mà bên trên không hề hấn gì tôi nghĩ họ thiết kế theo mô hình như trên. Nếu nền đất ổn định thì chẳng có vấn đề gì ở đây cọc đài thấp biến thành cọc đài cao (Có một phần thân cọc khá dài không tiếp xúc với đất -> cọc phải chịu mô men, lực cắt -> hỏng!! Đối với cái vấn đề Bác KsMinh nêu tôi cho rằng bác kiểm tra lại cái địa chất của khu vực thành cọc vì theo tôi cọc này chủ yếu là ma sát, cái thấu kính cát của bác mà không bị sói do nước ngầm thì chẳng phải lo.
MichaelKl
Williamon
nhà 13 tầng ở TQ thì tôi đã lý luận bên trên . Còn quan niệm khớp chân cột để nói rằng ít cọc bên dưới thì tôi biết CHINA nó vẫn quan niệm là NGÀm . Vì tôi làm cho tụi CHINA ( thượng hải ) một thời gian . Được biết là lượng cọc tụi nó thiết kế chỉ chịu lực dọc và mômen chân cột không xét . Mặc dầu mô hình vẫn là Ngàm(FIX)
Williamon
jinchan
Các bác giải thích hộ tôi thấu kính ở đâu có nghĩa là gì tôi chưa hiểu. Như trên thì là lớp đất nằm trên lớp đất dưới mũi cọc phải không ạ??? Tôi xin cảm ơn.
jinchan

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Ống siêu âm cọc KN bằng nhựa hay bằng thép?    (có 8 câu trả lời)
       Sức chịu tải của cọc?    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng?    (có 25 câu trả lời)
       Tác dụng của thép cấu tạo đài móng?    (có 39 câu trả lời)
       Giải pháp cọc khoan nhồi D350 bằng PP "khoan khô"?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc cho bể nước ngầm?    (có 87 câu trả lời)
       Công thức tính sức chịu tải cọc ma sát?    (có 10 câu trả lời)
       Xử lý cọc có hợp lý ko?    (có 82 câu trả lời)
       cách xác định hệ số tỷ lệ của các lớp đất tương ứng trong phần chiều sâu ảnh hưởng    (có 6 câu trả lời)
       TT cọc chịu tải ngang ???    (có 12 câu trả lời)
       Ko hiểu vì sao cọc ko nên có > 2 mối nối ???    (có 27 câu trả lời)
       Cách xác định điểm hợp lực của cột và vách trong Etabs như thế nào?    (có 7 câu trả lời)
       Cách tính toán sức chịu tải cọc khoan nhồi theo vật liệu !    (có 13 câu trả lời)
       Hệ số nhóm cọc    (có 33 câu trả lời)
       Tư vấn thiết kế móng Top Base!    (có 96 câu trả lời)
       Cách tính toán móng đôi cho cọc khoan nhồi?    (có 8 câu trả lời)
       Cách tính toán toán cọc đa giác    (có 18 câu trả lời)
       Hỏi cách tính chiều dài cọc khoan nhồi?    (có 6 câu trả lời)
       Lực Dọc Thiết Kế Móng?    (có 14 câu trả lời)
       cốt thép cọc nhồi    (có 21 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top