Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Tác dụng của thép cấu tạo đài móng? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Tác dụng của thép cấu tạo đài móng?

     các bác cho tôi hỏi tác dụng của thép cấu tạo đài móng cộc là j với ự... ko có liệu có được ko???khi nào thì ko cần, và khi nào thì cần ??? vì theo lý thuyết thì chỉ tính cái thép chịu lực phía dưới. vậy mà tôi toàn thấy người ta làm như cái ***g chim ấy...lạ thật cảm ơn các bác...
Có 39 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
ao anh xa Thép cấu tạo nói chung thì có 3 tác dụng, hình như BTC1 có nói. Bạn chịu khó tìm tòi xem. Còn với thép cấu tạo đài móng thì hình như còn có tác dụng khác ngoài 3 cái td trên, cái này trong Nền Móng có nói thì phải, bạn chịu khó tiếp vậy
ao anh xa
tungch46 tôi nhớ ko nhầm thì cái quyển giáo trình cũng như, đồ án nền và móng ko có nói đến cái thằng cha này bác ạ...các bác vô chém nhiệt tình giúp tôi với ạ
tungch46
ClintomEa À há, chắc anh nhớ nhầm, cái này có lẽ thầy dạy anh chỉ thêm cho học trò, vậy là trong vở anh có ghi rồi nhưng mà cuốn vở ấy đâu mất toi rồi ấy. Anh tôi nào biết thì vô chém nha!!
ClintomEa
lightzar người ta phải đặt thép cấu tạo để chống nứt nữa.nếu tính tay theo kiểu thông thường thì ko có thép lớp trên,nhưng nếu quan niệm đài là bản nằm trên cọc là các gối tựa lò xo thì thép lớp trên vẫn có đấy.
lightzar
truongtiengka chắc chỉ để chống co ngót, giảm "phình" trong lúc đỗ bê tông thui.
truongtiengka
arthomeviet Top 100 mẫu thiết kế nhà Hải Phòng đẹp được hội kiến trúc sư bình chọn trong năm nay!!
Luckyman
arthomeviet
Tác dụng thép cấu tạo đài móng thì như bài 5 và 6.....Còn tính toán như thế nào thì chưa thấy ông nào tính,bố trí mỗi ông mỗi kiểu..TC ghi bê tông khối lớn cần bố trí thép cấu tạo vậy thôi.>>>
arthomeviet
ngoduong89
à tôi vừa chợt nghĩ liệu nó có liên quan đến cái giằng móng ko nhỉ???
ngoduong89
kiwisoda
Chỉ với bê tông "khối lớn" mới làm thế thôi: - Chống co ngót gây nứt do bê tông thủy hóa sinh nhiệt làm rạn nứt kết cấu, co ngót không đồng đều. Đây là nguyên nhân chính. - Để cấu tạo. Làm cái ***g như thế thì thép khác như thép cột dễ bấu víu vào. - Và để đề phòng các trường hợp chịu lực chưa tính được hết.
kiwisoda
Philipboxy Chả liên quan gì đâu e ah.>
Philipboxy
DonaldMi thì tùy quan điểm tính,nếu tính tay thông thường thì giằng móng có hay ko cũng thế,nhưng tính theo kiểu mô hình đài,sàn hầm,giằng móng làm việc chung thì tất nhiên là có ảnh hưởng.gửi bạn mô hình safe v12 tính đài + giằng móng + sàn hầm
DonaldMi
duong tang Có giằng vào thì nó ảnh hưởng như thế nào đến thép cấu tạo vậy bạn?
duong tang
profilmuoibon14 nếu tính theo kiểu tôi nói thì thép lớp trên của đài ko phải cấu tạo đâu bác,có khi nó lớn tổ chảng.và nhiều trường hợp mực nước ngầm nông,sàn hầm sâu thì ảnh hưởng của đẩy nổi cũng nên được xét đến.khi đó thì thép lớp trên của đài cũng nên tính cẩn thận.
profilmuoibon14
Edwandhext Chán,ai nói thép lớp trên của đài là cấu tạo vậy?Đọc kỹ bài số 9 đi bạn.Nếu nói như bạn thì tính cái cấu tạo này quá dễ,tính theo mi min là ra thép cấu tạo thôi.
Edwandhext
AlbertDOB hihi tôi nghĩ chắc là nó có vì các giằng móng nó liên kết các đài với nhau mà mấy cái thằng đó nó lún ko đều nên nó goặt nghẹo lung tung sinh ra momen này momen lọ chắc nó cũng có tác dụng chự ạ
AlbertDOB
moaza12vs ủa vậy hả bác?? nhưng tôi có thấy trong cái quyển nến móng nó tính thép lớp trên đâu nhỉ ??? vậy mà tôi cứ nhầm lãn rằng thép lớp trên với cái ***g đó chỉ là cấu tạo thôi hic hic chết thật >>>
moaza12vs
AlfomzoMl Vậy e hỏi thép cấu tạo nào vậy?Thép lớp trên và lớp dưới của đài móng ah?Nếu vậy thì nguyenle đã giải thích rồi đấy. Em thử cái móng bố trí cột lệch sẽ thấy thép lớp trên lớn và lớp dưới cấu tạo đấy.Em dùng từ cấu tạo làm mọi người hiểu là thép cấu tạo chống nứt.>>>
AlfomzoMl
Arshes ý tôi là ngoại trừ cái thép tính toán ở phía dưới, còn lại tôi cho là cấu tạo hết ạ.... nghe anh nói cái thép ở phía trên phải tính toán tôi giật tôi vì chưa tính nó bao h
Arshes
rtgreter vret ẻ
còn nếu bác nói đến thép chống nứt bao bên hông của đài thì trong cuốn Reinforced Concrete Designers Handbook 10th edition by Reynolds Steedman có quy định tối thiểu là phi12a300,ko biết việt nam tôi có tài liệu này quy định cái này ko nhỉ?
rtgreter vret ẻ
ao anh xa ồ tôi hiểu trường hợp đó rùi, đó là cái cột bố trí trên cái đài như cái dầm coson phải ko anh??? ý tôi đang hỏi là cái đài bt cột đặt ở giữa đài ấy ạ hihi
ao anh xa
StephenDAK Đấy là bài toán khi ta học ở trường để hiểu cách tính phản lực,moment...E thử tính bài toán móng lõi thang máy xem có thép trên không.Còn nếu bài toán trong sách nền móng sẽ không có thép trên khi đó ta tính theo mi min là ra thép trên.
StephenDAK
taolaai
hihi làm phiền các bác quá...cảm ơn các bác nhiều....hic tôi tự thấy tôi ngu quá...hazzi biển học mênh mông ,quay đầu là bờ
taolaai
JacimtoCogy
Tôi nhớ khi học về bê tông cốt thép thì một trong những bài đầu tiên là nói về tác dụng của cốt thép. Nếu không biết người ta đặt thép làm gì thì cứ tra sách, gạch đầu dòng các tác dụng của thép, so sánh với đài móng xem thử có bỏ được điều gì không, lần mò một hồi chắc cũng nghĩ được khối thứ, có khi gặp các trường hợp khác như móng khối, móng máy là bụp luôn, khỏi phải hỏi ai nữa.
JacimtoCogy
duancuacuon Chào bác. Mới gặp bác hôm trước vụ vách cứng, giờ bác lại nhảy xuống móng nhanh thế. Em có một số ý kiến thắc mắc về mô hình móng của bác, mong bác tận tình giải thích. ko biết nhà này bác làm đã thi công chưa, thẩm tra có ý kiến gì ko ạ? 1. Bác mô hình sàn+đài móng trùng nhau,kết quả là vùng đài móng có độ cứng lớn, mômen nhỏ hơn so với mô hình riêng rẽ. 2. Bác có kể đến độ cứng theo phương đứng của cọc, còn độ cứng theo phương ngang đâu ạ? Theo tôi thì cái độ cứng phương ngang cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết cấu giằng đài đâu ạ 3. Đồng ý với bác cái vụ coi vách cứng là dầm khi chuyển qua safe 4. Bác gán đài giằng có trọng lượng trong safe, vậy trong etabs bác có vẽ nó không? vì cái này ảnh hưởng đến tải trọng cũng khá đáng kể. (hậu bối đi sau tiền bối, bác đừng coi bài trả lời này là chất vấn bác bác nhé. Tôi chỉ thấy khác khác so với những gì tôi tìm hiểu.hihi)
duancuacuon
levantrai VN tôi có quy định cái a300 là tối thiểu thôi. Vụ d12 thì không có nhắc.
levantrai
PrikoliSsSSdda 1.Cái này không đúng với thực tế. 2.Bạn tính độ cứng phương ngang như thế nào?Nếu có đưa vào thì KQ cũng giống như không đưa vào.> 4.Nếu đưa qua safe thì cần gì vẽ đài bên etabs,nếu vẽ đài và cọc bên etabs xem cái chuyển vị đỉnh lúc nào cũng lớn hơn là để liên kết ngàm và phản lực cọc sẽ nhỏ hơn. >>>
PrikoliSsSSdda
hoangthienthu Tôi thấy có công trình thiết kế đài cọc không có lớp thép phía trên như CELADON CITY ở TPHCM ( xem file đính kèm), hình như Malaysia thiết kế thì phải.
hoangthienthu
hoibmtose005 2. Độ cứng theo phương ngang cọc ảnh hưởng đến kết quả thép đài giằng. Bác cứ làm ở trong Etabs tất cả để kiểm chứng 2 trường hợp sẽ biết. 4. Đồng ý với bác là trong Etabs không để cọc, nhưng ko đồng ý là ko cần vẽ gì cả, vì nếu không vẽ thì qua safe ko có gì cả, chỉ có cái hệ lưới thôi.
hoibmtose005
dolkihote Sao lại ko có thép phía trên??? THép phía trên chính là thép sàn tầng hầm. Những đài cọc cần nhiều thép hơn thì họ bố trí tăng cường thêm một hàng ở phía dưới sàn.
dolkihote
williamcuong Thực sự thì có một số đài mà phía trên không có sàn mà chỉ có giằng móng như 3PS/500, 2PS/400... Tôi có đính kèm thêm bản vẽ ( tất nhiên đây chỉ là ví dụ thực tế với lại bản vẽ này cũng chán lắm, ko có gì hay cả). Quan điểm của tôi nếu chỉ để chống nứt thì thì không cần lớp thép cấu tạo phía trên.
williamcuong
MichelPurn 2.Làm thử bài toán bên safe có gán độ cứng phương ngang và không có phương ngang xem có khác gì nhau k? 4.Không vẽ móng bên etabs nhưng ngàm dưới chân cột thì đưa qua nó có điểm lực đấy e. Cái gì cũng nên làm bài toán thử mới biết chính xác.
MichelPurn
GeorgeEr Ok. Nhưng có điểm lực, bác vẽ thêm móng trong safe thế nào??? mò từng điểm hả? lập cái mô hình mất cả mấy ngày trời rồi còn gì.
GeorgeEr
ngoduong89 Chán,có lực dọc rồi tính sơ bộ bố trí cọc xem phản lực,nếu không thỏa thì bố trí lại.Thời gian để vẽ bên etabs đưa thành thời gian vẽ bên safe.Được chưa e?>>>
ngoduong89
ngoctrinh Tùy bác thôi, mỗi người có một kiểu làm. Nhưng về cá nhân e thấy vẽ trong Etabs nhanh hơn nhiều. Thôi bác nhé
ngoctrinh
williamcuong
Cái mô hình safe v12 tính đài + giằng móng + sàn hầm của bác nguyenle chạy trên safe 12.3.1 hiện đại quá, safe tôi chỉ mới 12.2 nên chưa load dc > Nhân tiện mấy bác xem dùm tôi cái phần safe mô hình móng này với http://www.box.com/s/71xde9xnox4hnj7a7q6m
williamcuong
Vincentpype xem sơ wa thì có vẻ ổn đó nhưng khi xuất từ etabs sang bạn chọn chế độ thứ 3 export floor load plus... thì cẩn thận nhé vì trong readme của safe 12 có câu thế này For SAFE v12 it is not necessary to export distortions from ETABS to account for lateral loads. The loads can be exported directly and the columns and walls modeled in SAFE will account for the correct distribution of moments to the slabs. Back-calculation of the loads from the distortions is sensitive to the differences in stiffness modeled in SAFE and ETABS and is no longer needed.
Vincentpype
plantandzombi tham khảo nhé thường đài cọc có chều cao >500mm, thép cấu tạo ở đây thường là thép hàng trên của đài co tác dụng chống co ngot,có thể đứng lên trên để đổ bê tông, cứ chiều cao đài cao trên 500 thì bố trí 1 lớp thép cấu tạo. hi nói chung là nhiều có gì liên hệ qua hahunght6* hữa sẽ giúp đỡ.
plantandzombi

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Giải pháp cọc khoan nhồi D350 bằng PP "khoan khô"?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc cho bể nước ngầm?    (có 87 câu trả lời)
       Công thức tính sức chịu tải cọc ma sát?    (có 10 câu trả lời)
       Xử lý cọc có hợp lý ko?    (có 82 câu trả lời)
       cách xác định hệ số tỷ lệ của các lớp đất tương ứng trong phần chiều sâu ảnh hưởng    (có 6 câu trả lời)
       TT cọc chịu tải ngang ???    (có 12 câu trả lời)
       Ko hiểu vì sao cọc ko nên có > 2 mối nối ???    (có 27 câu trả lời)
       Cách xác định điểm hợp lực của cột và vách trong Etabs như thế nào?    (có 7 câu trả lời)
       Cách tính toán sức chịu tải cọc khoan nhồi theo vật liệu !    (có 13 câu trả lời)
       Hệ số nhóm cọc    (có 33 câu trả lời)
       Tư vấn thiết kế móng Top Base!    (có 96 câu trả lời)
       Cách tính toán móng đôi cho cọc khoan nhồi?    (có 8 câu trả lời)
       Cách tính toán toán cọc đa giác    (có 18 câu trả lời)
       Hỏi cách tính chiều dài cọc khoan nhồi?    (có 6 câu trả lời)
       Lực Dọc Thiết Kế Móng?    (có 14 câu trả lời)
       cốt thép cọc nhồi    (có 21 câu trả lời)
       Cọc ULT D600 chịu tải 600t?    (có 5 câu trả lời)
       Giáo trình Móng bè cọc.    (có 9 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ đồ án thi công ép cọc + phần ngầm    (có 5 câu trả lời)
       2 (trong nhiều) hiện tượng xảy ra khi đóng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top