nối cọc - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
nối cọc
thông thường trong móng cọc người ta sử dụng tối đa bao nhiêu đoạn cọc? Và mỗi đoạn cọc tối đa dai bao nhiêu?
Em cần gấp câu trả lời. tiêu chuẩn chỉ nói là số mối nối cọc là tối thiểu không rõ là thế nào
Có 36 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Khoảng cách giữa các cột nhà thường từ 4-4.5m. Nếu mặt tiền nhà rộng trên 5m thì khi thiết kế nhà nên chia thêm cột để tránh phải làm dầm, cột to thêm tốn thêm tiền.
|
|
|
Tôi cam đoan với cậu ở Việt nam ko ai biết tính được mối nối cọc, ko tin cậu lấy hết mấy cuốn sách kiên quan đến cọc ra mà xem.
|
RobbertooWig |
|
|
chắc chắn rồi.
vì tôi đang thắc mắc người ta sẽ nối bao nhiêu đoạn cọc
|
profillink10 |
|
|
tùy vào loặi cọc nữa bạn ơi...
|
hyutars |
|
|
Theo TCVN thì không nên nối quá hai đoạn cọc. Đối với các loại cọc vuông thường, nếu căn cứ theo tiêu chuẩn này thì căn cứ vào kết cầu và điều kiện thi công như khi móc câu cọc, chiều sâu hạ cọc có lẽ không quá 36m. Nhưng đối với cọc dự ứng lực thì chiều sâu cọc >36m mà chỉ nối 2 đoạn cọc thì vô tư...
|
GeorgeEr |
|
|
Nối đến bao giờ cọc ko còn thẳng nữa thì thôi!
Thường thì các đoạn cọc nối bị lệch là do chế tạo+ thi công nối ẩu. Để khống chế việc đó, người thiết kế phải căn cứ theo tình hình địa chất tốt hay xấu mà đưa ra yêu cầu. Hiện tại, đa số các kĩ sư thiết kế đều quy định cọc tổ hợp từ 3 - 4 đoạn cọc. Chiều dài đoạn cọc nên tăng tối đa có thể ( theo máy ép, đóng) để giảm số mối nối xuộng
|
Winmordbet |
|
|
Không biết xu hướng thiết kế nhà Hải Phòng hiện nay thế nào nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà. Nên chọn phong cách thiết kế hiện đại hay tân cổ điển. |
Luckyman
|
|
|
Công thức kinh nghiệm của các Teacher đưa ra là 100d với d là đk cọc! Từ đó chia ra bạn sẽ có số mối nối tối đa cho 1 cọc. Vã lại nó còn ăn thua là bạn liều với cái bằng của bạn ra sao thôi chứ trong QT thì ko nêu rõ ràng.
Nên nhớ 1 điều là "tiền của nhà nước, còn tấm bằng là cuộc đời bạn"!
|
GeorgeEr |
|
|
- Theo TCVN thì không quá 2 mối nối đối với cọc tiết diện nhỏ, còn cọc lớn thì không quy định
- Chiều dài đoạn cọc tối đa thường là 11.7m ứng với chiều dài tối đa thanh thép (thép ƯST thì chiều dài có thể hơn). Nói chung chiều dài đoạn cọc phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Chiều dài thanh thép
+ Khả năng chịu tải bản thân cọc
+ Chiều dài quy định cho xe vận chuyển
|
BarbaraEr |
|
|
Cọc li tâm ứng suất trước thông thường dùng bê tông mác cao từ 600 trở lên và dùng thép cường độ cao. Thép chịu lực thường dùng Þ7 và Þ9, thép đai thường dùng thép cường độ cao Þ4. Có một sự khác biệt giữa căng cáp cọc ống và căng cáp dầm cầu là thép cọc ống căng đồng thời tất cả các thanh thép, dầm cầu thường căng từng sợi cáp.
|
AnthonyGape |
|
|
Bác làm gì ghê gớm thế! Bác ở đâu mà nói thế ? oversea engineer ?
Mấy quyển sách về cọc chẳng ai nói tới vấn đề nối cọc vì đó là việc của ông kết cấu, sức bền vật liệu nên chả ai nói trong quyển cọc là chuyên về nền móng, cơ đất cả . Nắm rõ qui luật nối cọc thì chỉ có nắm vững mô hình làm việc và quá trình ép tải cọc thôi, đó là bài toán SBVL hay kết cấu không liên quan tới bài toán cọc hay cơ đất.
Bác phát biểu thế mấy tôi SV , hay KS mới ra trường nghe hoảng hết à ?
Bài toán nối cọc là bài toán độ mãnh đơn giản, cộng với vận chuyển mà phát biểu vài câu nghe vẻ phức tạp nhỉ , hay chăng ta nên sửa cái thread này cho nó dễ hiểu là : Thực tế nối cọc trong xây dựng hay không biết làm sao mà để tính toán và thiết kế mối nối cọc nghe vẻ hợp lý hơn!!!
|
KennethOt |
|
|
Vậy mọi người ai có kinh nghiệm thực tế !! Nói thêm cho đàn tôi với được ko ạ !!!
Mà các bác dọa sợ thật đấy !! cho tôi hỏi thế công trình xảy ra sự cố thì bác kỹ sư thiết kế bị thu bằng ạ !!Ko được hành nghề tiếp nữa !! thế thì còn j là miếng cơm manh áo
|
KennethOt |
|
|
Nối cọc a`
Theo bạn các cọc được chộn xâu bao nhiêu (m)
Mỗi cọc có chiều dài là 4->8 (m)
chia ra mà tính
nói chung ko ai dùng cọc nối thi công công trình mà cọc dài 40 50 m đâu
|
plantandzombi |
|
|
Nghiên cứu kỷ là SBVL và cơ kết cấu chú ơi. Anh chả nói là gì...
|
thanhvu |
|
|
Cọc là kết cấu cột liên tục nên tất nhiên chẳng ai muốn nối cọc hết vài tất nhiên nối cọc sẽ ảnh hưởng tới tính liên tục của kết cấu. Nhưng do điều kiện vật liệu, vận chuyển, thi công... nên bắt buộc cọc phải tổ hợp từ các đoạn cọc ngắn. Tất nhiên thiết kế mối nối cọc phải tối thiểu đảm bảo đủ cường độ như mặt cắt nguyên của cọc trong các trạng thái chịu lực khác nhau (nén uốn, cắt, lực nhổ...) hay lực rung động trong lức thi công (Vì dù sao mặt cắt tại vị trí mối nối cọc được xem như là 1 mặt cắt giảm yếu...)
Vậy số lượng mối nối cọc là không hạn chế, nó là kết quả bài toán tối ưu về kết cấu và thực tế điều kiện thi công. Vì thế người kỹ sư thiết kế mỗi đoạn cọc không thể quá ngắn (min>6m) và cũng không thể quá dài (Thông thường <12m, vì do chiều dài cuộn thép dọc chủ 11.7m và điều kiện máy đóng cọc...)... Tất nhiên do lý thuyết xác suất cho tính an toàn của kết cấu trong thiết kế mà theo TC Asshto LRFD quy định số lượng mối nối trên một mặt cắt phẳng qua 1 nhóm cọc không được vượt quá 50% tổng số mặt cắt cọc (Đây là quy định cho bất kỳ loại mối nối nào cho kết cấu).
|
Robertvove |
|
|
Bác có thể cho biết thêm một vài thông tin về đường kính cọc, chiều dài cọc cũng như khả năng ứng dụng, đặc biệt là việc ứng dụng tại Việt Nam như thế nào?
Thanks
|
Arthumters |
|
|
Cọc li tâm hiện nay sử dụng khá phổ biến ở miền Nam. Ở phía Bắc thì tôi không biết như thế nào. Miền Nam hiện nay có khoảng 3 đơn vị sản xuất cung cấp cho miền nam và miền Trung. trước đây chỉ sử dụng phổ biến vào các công trình cảng. Hiện nay cọc li tâm cũng đã sử dụng nhiều ở nhà cao tầng (25 tầng trở xuống).
Chiều dài cọc có thể dài đến 20m tùy theo thiết bị thi công. Đối với cọc đóng thường dùng 16-18m, đối với cọc ép thường dùng 14-16m.
Một số ưu điểm của cọc li tâm là chiều dài lớn nên giảm số lượng mối nối, độ cứng lớn nên ít bị nứt trong quá trình cẩu lắp, vận chuyển.
Sau đây là một số hình ành và thi công cọc li tâm.
|
delta deus |
|
|
Tôi nghĩ rằng trong phạm vi đồ án thì cái đó bạn biết sơ qua là được,có chiều sâu chôn cọc rồi từ đó phân ra số đoạn cọc từ 6-8m là được mà
|
mtv_0201 |
|
|
- Cái này còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng như tiêu chuẩn đã nói thì co hai điều kiện rằng buộc:
+ Chiều dài cọc không quá dx100 (d là đường kính hoặc bề rộng cọc)
+ Số lượng mối nối là ít nhất.
- Ngoài ra quyết định chủ yếu là công nghệ thi công. Bạn nên hỏi các nhà thầu thi công và nhờ họ góp ý. ví dụ như là:
+ Nếu dùng cọc đóng, hoặc búa rung, thì chiều dài đọan cọc phụ thuộc vào thanh thép cơ bản (11.7 m). Nếu dùng cọc ly tâm DƯL thì lại phụ thuộc vào ván khuôn và hình như max cũng là 12m. Ở Mẽo (xem một topic tại ketcau.com) cọc DƯL của họ là toàn bộ chiều dài thiết kế luôn (ko nối).
+ Nếu dùng phương pháp ép tĩnh, thì thường các máy ép chỉ có thẻ ép đoặn cọc 8m (max là 9m). Tuy nhiên cũng có một số máy ép đặc biệt có thể ép tới 12m.
|
Alvarogime |
|
|
Các đoạn cọc có nên cùng chiều dài khi chỗ mối nối là chố nguy hiểm nhất khi cọc chịu tải trọng ngang vì khi đó các mối nối cọc sẽ cùng nằm trên một mặt phẳng sẽ giảm khả năng chịu uốn tổng thể.Cũng có thể không cần như thế vì đỗi với những mối nối nằm sâu trong đất thì điểm tắt chuyển vị của cọc (ngàm)thường được chọn 6Dc, nhưng đây chỉ là công thức kinh nghiệm ,thực tế nó còn phụ thuộc vào loại đất ,tải trọng ngang và độ cắm sâu của cọc trong đất
|
Alvarogime |
|
|
Trả lời lung tung quá.
Nối cọc phụ thuộc vào phương pháp thi công hạ cọc, công nghệ sản xuất cọc, độ mảnh của cọc, đặc trưng sức chịu tải của cọc, vật liệu sản xuất cọc, đặc trưng của đất nền, tiết diện cọc,....
Theo TCVN 205 - 1998 : Với cọc BTCT đúc sẵn theo phương pháp đóng không nên quá 2 mối nối, trừ thi công theo phương pháp ép. Khi có nhiều mối nối phải tăng hệ số an toàn.
Hiện nay với cọc BTCT đúc sẵn có thể sản xuất chiều dài 1 đoạn đến 25m -40 m(cả cọc ƯST và cọc thường).Chiều dài cọc không cần phải phụ thuộc vào chiều dài thép nếu sản xuất chuyên nghiệp. Tính toán mối nối cọc thì đơn giản nếu ai đã học qua kết cấu. Lưu ý khi nối cọc chịu tải trọng ngang, chịu nhổ, chịu tải lệch tâm các mối nối của các cọc cạnh nhau không trùng cùng mặt cắt và khoảng cách lệch 2m.
Với cọc thép thì mối nối nhiều hơn miễn không ảnh đến sức chịu tải cọc.
Thực tế thi công cọc BTCT, ít khi nối quá 2 mối nối (3 đoạn cọc). Nếu phương tiện thi công cho phép có thể tổ hợp cọc trước khi hạ cọc. Nói chung khi thi công càng ít mối nối càng tốt, thời gian nối rất lâu và không đảm bảo chất lượng.
Một số thiết bị ở VN có thể hạ cọc 40m 1 đoạn VD tàu Trường Sa, Hoàng Sa của Vietsovpetro.
Cọc ở đây là nói chung tất cả các loại :Cọc BTCT (thường và ƯST), cọc thép,.... Hình dạng cọc : Vuông, tròn, lục giác, cọc ván,...Phương pháp hạ cọc có nhiều phương pháp : Đóng bằng búa Diezel kiểu ống, búa thủy lực, búa rung, búa rung kết hớp xói, ép, ....Đặc trưng chịu tải : Thẳng đứng, nhổ, xô ngang,... Hình thức hạ cọc : Đứng hoặc xiên.
Nói chung lĩnh vực này rất mênh mông.
|
RobbertooWig |
|
|
theo teacher là hơi bị liều. tối đa 3 đoặn thôi. tui đã làm 1 ctrifnh 4ddoajn cọc 1 đoặn 10m vẫn ổn (cọc ép, đất yếu)>
|
profillink10 |
|
|
hihi tôi đã làm 1 ctrinh cọc ép 40m 4 đoặn nối đó bác
|
checkerso1 |
|
|
Nối cọc chỉ là bắt buộc chứ mối nối nhiều quá sẽ làm cọc giảm khả năng chịu lực. Anh hafele_007 nói rất có lý về chủ đề này.>
|
Alegowasea |
|
|
Bác nói rõ hơn chút đc ko: cọc đường kính bao nhiu thì coi là td lớn, nhỏ. Tôi tìm mãi trong sách mà hổng thấy
|
Rolandpr |
|
|
bác xem kỹ lại. theo tôi dùng kiến thức sức bền kết cấu thì dựa vào độ mảnh, mà quyết định đường kính với chiều dài cọc.
Lớn hay nhỏ tôi nghĩ ko quan trọng
|
CharlesEn |
|
|
Tôi cũng nghĩ như vậy Cọc lớn hay nhỏ đâu có ảnh huỏng gì tới việc, nó chỉ ảnh hưởng tới việc tính toán SCT của cọc mấy lại nền thui chớ. Dưng mà tui nghe bác đó bảo có phải kể tới cọc lớn nhỏ khi xem xét việc nối cọc thì tui cũng hơi giật tôi, hỏi lại cho nó chắc. bác nào biết rõ về điều này thì nói thử cho tôi với mọi người nghe coi.
Rửa tai lắm nghe nè !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
|
michaelyork |
|
|
TCXD 189-1996 Móng cọc tiết diện nhỏ-Tiêu chuẩn thiết kê
Cọc có B < 250
|
Roberter |
|
|
Bác ơi, tai phải rửa hàng ngày mà. Còn cái gì biết chưa chắc thì phải tôn sư trọng đạo thì các bậc tiền bối mới hạ cố chỉ vẽ.
Tôi chỉ có kinh nghiệm sơ sơ như sau:
1. Về mối nối thì cọc lớn bé gì đều phải tính toán mới xác định được cách nối.
2. Với cọc ép L<30 m tôi đã thi công thì số mối nối tối đa là 3
3. Khi số mối nối nhiều cọc hạ vào đất như thằng say rượu nên vấn đề đúng tâm, nghiêng cọc, giảm sức chịu tải xảy ra với phần trăm lớn hơn
4. L > 30 thì nên dùng phương án khác.
Mong các bác tham gia thêm
|
mucangchai |
|
|
tôi đã từng chứng kiến khi ép hay đóng cọc, 1-2 đoặn cọc đầu tiên khi đưa xuống thì trọng lượng bản thân cũng đủ kéo cọc đi xuống rồi. theo tôi nên nối 2 mối nối thôi đối với cọc đóng. cọc ép có thể 3 mối. Còn tùy thuộc vào địa chất nữa. kinh nghiệm 4 đoặn cọc ép mỗi đoặn 10m tổng cộng 40 m cũng ổn rồi
|
Robertol |
|
|
Chà,
Về cơ bản việc nối cọc là trường hợp bất khả kháng, sử dụng trong trường hợp không sản xuất được 1 đọan liên tục theo thiết kế do khó khăn về công nghệ và điều kiện vận chuyển. Tuy nhiên, tiêu chuẩn TCVN 205-1998 cho phép nối tối đa 2 đọan cọc.
Về lý thuyết việc nối cọc là không có lợi, nhất là đối với các công trình ngòai lực chịu tải dọc trục (axial load) đòi hỏi thêm sức kháng uốn (bending moment) .
Theo một số định nghĩa, sức chịu tải cho phép thiết kế cho 1 đọan cọc ngắn (short strut) là 1/4 sức chịu tải tối đa (theo lý thuyết) của vật liệu. Định nghĩa short strut căn cứ vào độ mảnh của cọc = l/d<40. Vậy thực tế khi có cọc dài hơn l/d >40 thì người thiết kế nên đưa vào một hệ số hạ tải tức hệ số an tòan nhỏ hơn 4 so với sức chịu tải tối đa của vật liệu, tùy theo chiều dài cọc và nhỏ hơn như thế nào thì theo kinh nghiệm thôi.
Ví dụ, chiều dài tối đa của 1 đọan cọc được khuyến cáo của D300 là 12m, D400 là 16m, và D500 là 20m...
Đối với công nghệ dự ứng lực tại Malaysia có thể đúc tối đa đến D1200 với chiều dài max 48m.
Thực tế, khuyến cáo trên cũng có căn cứ, vì khi sản xuất có l/d>40 thì cọc rất dễ bị nứt khi vận chuyển dưới tác dụng của tự trọng. Ví dụ, đối với các cọc D250 12m và D300 14m sản xuất theo yêu cầu cho nhà dân thực tế khi vận chuyển, cẩu lên xuống phải tuân thủ theo đúng vị trí móc cẩu (được sơn L=0.2L tại 2 đầu cọc, L là chiều dài cọc) nhưng tỷ lệ nứt vẫn khá cao là 20-30%. Còn khi móc bừa bãi không quản lý 100% cọc bị nứt dưới tự trọng của cọc.
|
dutrieu |
|
|
Nhận tiện về mối nối cọc, tôi nhờ mọi người trong diễn đàn ai biết về tiêu chuẩn nào quy định mối nối cọc không? Cọc tôi là 350, thì chiều dầy bản mã là bao nhiêu, chiều cao đường hàn lấy mấy thì ổn. Các bác từng làm thực tế cho tôi vài số liệu về cái này một chút, bọn tôi làm đồ án móng cứ theo một cách chung chung chiêu cao bản mã là 150, chiều dày lấy 10, đường hàn là 8mm mà không hiểu lấy cái đó ở đâu ra?
|
CharlesEn |
|
|
cho tôi xin bản vẽ, cách nối cọc tròn. nối cọc với cọc, cọc với đài. tôi đang làm đồ án, xin các bác giúp tôi với
|
profillinkmuoimot11 |
|