Móng cọc cho bể nước ngầm? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Móng cọc cho bể nước ngầm?
e đang tính toán một bể nước ngầm kích thước 18x8x7, thiết kế phương án móng cọc, theo 1 số anh trong công ty thiết kế thì bể nước đặt trực tiếp lên nền cọc, sàn đáy bể nước xem như đài cọc,e thấy như vậy không ổn lắm, sàn dễ bị chọc thủng,sàn chỉ khoảng 200
Theo bố trí sơ bộ của các anh đó thì dung khoảng 24 cọc tiết diện 25x25 dài 30m phân bố trên diện tích 18x8,phản lực đầu cọc khaỏang 50T
Theo các anh chị và các thầy thì e nên chọn phương án nào cho hợp lý ạ
e chân thành cám ơn.
Có 87 câu trả lời!!
|
|
|
Mọi người xem giúp e với,đang bí quá,chưa có hướng giải quyết.>>>
|
Roberter |
|
|
Bể nước vu vơ, giúp chổ nào, hỏi đó đấy à ?
|
mucangchai |
|
|
ý của e muốn biết ý kiến của các anh chị và các thầy là nền chọn giải pháp thiết kế móng như thế nào
e đã nều kích thước bể và tải trọng rồi ạ
|
RobbertooWig |
|
|
cách giải quyết của tôi là cần tăng tiết diện bản đáy tại các vị trí có cọc(giống như mũ cột của sàn ko dầm). cách mô hình trong sáp là xem cọc như 1 lò xo có độ cứng K.Tôi cũng đã làm các bể nước tương tự vậy ở ctrình hóa dầu Long Giang ở tỉnh Long An.
|
thanhthuonghm |
|
|
tôi để bản đáy đặt trực tiếp lên đầu cọc luôn sao anh? tôi không cần phải đổ thêm đài cọc à? vậy cọc sẽ ngàm vào bản đáy có ổn ko a?
|
hyutars |
|
|
Không biết xu hướng thiết kế nhà Hải Phòng hiện nay thế nào nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà. Nên chọn phong cách thiết kế hiện đại hay tân cổ điển. |
Luckyman
|
|
|
Bấm đốt tay nhé. 1 cọc chịu diện tích 7m² * 7m nước = 49m³ + tải bản thân > 50T chưa tính lực cắt ngang sàn tại đầu cọc đã thấy không xong rồi còn nói gì đến chịu tải ngang của cọc.>>
|
hoangphunhan |
|
|
Hì hì. Cái này chưa chắc đã cần đến cọc. Đất dưới đáy bể như thế nào ??? C, phi, Cu của đất dưới đáy bể ?
Bể ngầm chôn sâu ra sao ??? Nếu bể chôn sâu đủ để đẩy nổi thì vô tư đi, không cần phải có cọc kể cả dưới đáy móng là đất bùn yếu.
|
arthomeviet |
|
|
Bản đáy vẫn đặt trực tiếp lên cọc. tôi xem hình vẽ sơ bộ nha.
[IMG]d/coc[/IMG]
|
nguoixau |
|
|
em xem hinh nha, cho dễ hiểu.
|
Roberter |
|
|
Phỏng sinh : Mua cái ghế đẩu, tháo bỏ mặt ghế, để cái nồi nước lên thế nào thì bắt chước làm theo cho chắc ăn. Nếu đẫ thấy cái giá thau nước rửa mặt thì cùng nguyên tắc, nghĩa là đầu cọc phải có giằng liên kết, còn sàn hầm có liên kết cứng với cọc hoặc hệ đở hay không tùy vào phép tính.
|
sukem13579 |
|
|
Bác TamNguyen ơi, hình như cái này người ta không gọi là Phỏng sinh mà chắc phải gọi là Phỏng vật
|
dolkihote |
|
|
em cho địa chỉ mail đi, anh gửi công trình tương tự để tham khảo
|
Charlesquew |
|
|
Bể ngầm: nước + trọng lượng bể < trọng lượng đất đào đi thì làm cọc làm gì ==> Chôn tiền sao bạn
|
hoibmtose005 |
|
|
Mấy cái ụ sửa chửa ghe thuyền ở miền Tây đâu có cây cọc nào.
|
mtv_0201 |
|
|
e đang tính bể ngầm với địa chất khu vực cần thơ, bể cao 7m,chôn cách mặt đất tự nhiên 4m
chết cái là không có số liêu địa chất ở khu vực xây bể ạ
|
lightzar |
|
|
ở các vùng đất yếu như q.7 TP.HCM, một số tỉnh miền Tây ... thường thường thì đất Rtc<0.8kg/cm2 thì cần làm cọc bạn ạh.
|
opera |
|
|
a úp lại hình dùm e ạ, nó mất tiêu rồi>>>
|
EduardoMn |
|
|
Khà khà ! Thầy NGỌC ui mọi loại hình đồ vật được chế tạo ra cũng từ chổ bắt chước các hoạt động của tự nhiên, nếu gọi là phỏng vật thì là hàng nhái, hàng giả còn gì.
|
Danielpr |
|
|
em cho địa chỉ mail đi, anh gửi cho file cad
|
test1212 |
|
|
Em cũng đang làm cái bể nước ngầm, tựa trên nền cọc, các bác cho e hỏi với kích thước đáy 9,5x12m có thể tính lún cho móng như bè cọc được không
|
ArthurGip |
|
|
|
Cái bể ngầm trên nền cọc của bạn sẽ tính toán giống với cái công trình này:
>
|
dudung |
|
|
Anh Quỷ Hôi trả nhời câu hỏi ở trên giúp tôi dới.thanks
|
noithatchangson |
|
|
OK, tính theo phần mềm Đốt ngón tay nhé.
Giả thiết bên dưới là đất bùn yếu của Cần thơ có G = 1,5 T/m3, Cu = 4 T/m2.
Bạn đào đi 4 m thì đã dỡ tải khoảng 6 T/m2.
Tải của bể khoảng 8 T/m2.
Bài toán cường độ:
qu = 5,14 X Cu + G.H = 5,14 x 4 + 1,5 x 4 = 26 T/m2
Lấy Fs = 2,5 ta có [R] = qu/Fs = 10 T/m2 > 8 T
Thông thường trong các trường hợp này chỉ lấy Fs = 2 nhưng ở đây lấy 2,5 cho nó máu.
Kết luận: Đảm bảo điều kiện cường độ.
Lưu ý, cách tính này không áp dụng cho diện chịu tải có kích thước cạnh ngắn lớn hơn hoặc bằng 10 m. Ở đây B = 8 m nên OK.
Bài toán lún:
Lún lâu dài của bể chỉ bởi tác dụng của tải có là 8 - 6 = 2 T/m2 mà thôi. Với tải trọng này thì bể sẽ lún khoảng 20 cm với nền đất bùn yếu
Kiến nghị: Nếu chôn sâu thêm 1 m nữa đến độ sâu 5 m và giữ nguyên kích thước của bể thì sẽ có lún ít hơn chỉ còn khoảng 5 cm.
Chú ý làm đáy bể có cả thép âm.
|
hoangthienthu |
|
|
Phần mềm này kén người dùng lắm chú ạ: Chỉ những người có trình độ vượt trội về kỹ năng ngón tay mềm mới sử dụng được thôi ạ
P/S: Phần mềm này chỉ dành cho những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường cách đây 40 năm thôi chú ạ, hì hì
|
tontai |
|
|
Theo ngu ý của tại hạ thì : sau khi đóng cọc đạt đến độ sâu thiết kế, tức là đóng nữa đóng mãi mà cọc không xuống được nữa. Sau đó lại còn chất tải thí nghiệm lên cọc mà cọc vẫn không xuống được nữa.
Lúc ấy mới đổ đáy bể lên trên nền cọc, sau đó lại chất tải thử trước khi đưa vào sử dụng.
|
thanhtruc |
|
|
Vậy không cần cọc luôn sao thầy?
|
casinomkw |
|
|
như vậy thì thi công bao giờ mới xong, chờ cho nó ko lún nữa có khi cả chục năm, ở đây e chỉ quan tâm sử dụng phương pháp tính lún cho bè cọc có phù hợp không thoai
Bể này chôn sâu 12m nếu chất tải như bác nói thì rất khó, hơn nữa địa chất yếu, qua mùa mưa này chắc không thấy hố đâu nữa
|
MattieHek |
|
|
Thì có thấy thằng cha nói đến cọc ở chỗ nào đâu thì nghĩa là không cần cọc.
Lấy cái tiền cọc đó, chia đôi rồi chuyển về tài khoản của thằng cha đó nhé.
|
arthomeviet |
|
|
Không cần cọc thì sẽ tính theo kiểu ni, mần dư lày:
- Sơ đồ tải trọng:
>
- Sơ đồ tính:
>
|
Renatosymn |
|
|
E hiểu rồi
Dạ thầy cho e hỏi thêm, nếu ta gặp trường hợp sức chịu tải đất nền không thỏa,buộc phải sử dụng cọc thì nên thiết kế thế nào ạ?
p/s hơi tham lam
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Với bể chìm thì trước khi sử dụng cọc thì ta còn nhiều cách khác rẻ hơn nhiều. Tùy điều kiện cụ thể sẽ có phương án thích hợp.
Chẳng thấy chuyển tiền mà toàn thấy hỏi.
|
ngoduong89 |
|
|
|
vâng!cảm ơn bạn.
|
53caugiay |
|
|
hihi,nào ra bắc e mời thầy cốc bia(nhưng ko biết nào di nữa)
ý của e là nếu sử dụng cọc bê tông thì tôi sẽ xử lý sàn đáy và đài cọc thế nào ạ
Tôi phải đổ thêm đài cọc hay làm sàn đáy dày lên hay phải thiết kế như móng bè luôn ạ?
|
test1212 |
|
|
e vẫn chưa nhận được email của anh.>
|
inetryconydot |
|
|
anh gửi rồi. để anh gửi lại lần nữa,anh cũng gửi cho donchihotte rồi
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
2 bạn kiểm tra mail nhá!
|
checkerso1 |
|
|
e nhận được rồi cám ơn a
Trong bản vẽ hình như tôi đổ 2 lớp đăm le luôn phải ko a?
|
DonaldMi |
|
|
ko. chỉ 1 lớp bê tông lót dày 100 thôi
|
nguoixau |
|
|
e thấy 1 lớp dưới đầu cọc và 1 lớp dưới bản đáy bể phải ko a?
|
Danielpr |
|
|
Em thấy khi tôi gia cố trừ tràm thì cũng chỉ được khoảng 8T/m2 vậy với đất bùn tự nhiên ở cần thơ có đỡ được bể ở trên không.
Theo như thầy Ngọc tính e thấy rất hợp lý nhưng vẫn ngại, vì trên nắp bể có thêm mấy cái bơm nước nữa, cỡ 1T 1 cái chứ ko ít nên e đang phân vân
Mọi người góp ý thêm với ạ
|
DanielEi |
|
|
hihi, vẫn chưa có kết quả ah ? gửi tiền vào STK của Bác NGỌC_IBST thôi
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Do e không có số liệu địa chất trong tay nên mới phân vân,nếu vậy e sẽ xem như bể đặt 4m dưới mực nước ngầm để đề phòng cái thằng đẩy nổi này
Cái e đang lo là sức chịu tải thầy tính ra với đất bùn ở cần thơ là 10T/m2, lớn hơn cả gia cố cừ tràm 25 cây/m2
Mặt khác trên nắp bể có thêm 6 máy bơm nước nữa,mỗi cái khoảng 1T,vì vậy e sợ đất nền ở dưới kham không nổi
Nếu ko cần cọc thì dĩ nhiên tốt quá rồi, nhưng vấn đề cho thằng sếp nó hiểu,hix>>>
|
DanielEi |
|
|
em làm bên thiết kế,vừa ra trường nên cũng còn nhiều thiếu sót lắm.e được giao tính cái bể này nhưng...giao luôn phương án thiết kế móng cọc,thiết kế móng cọc là phương án mà các a trong công ty chọn,vì e chưa hài lòng nên muốn thiết kế khác.
ngựa non háu đá nên có gì các anh chị và thầy bỏ qua
điều e phân vân hiện giờ chính là sức chịu tải của đất nền theo như thầy Ngọc tính đấy ạ,đất ở ĐBSCL rất yếu.
|
AnthonyGape |
|
|
Học lại cái sức chịu tải của nền dưới móng đi.
|
Danielpr |
|
|
Em cám ơn thầy,e đã hiểu ra vấn đề>>>
|
Enriquecem |
|
|
Vấn đề này sao lại giao cho con gái làm ? Vất vả lắm.
|
hoangphunhan |
|
|
hả?sao??????????????????????????????sao thầy nghĩ e là con gái vậy?
|
arthomeviet |
|
|
Khả năng chịu tải của nền sau khi gia cố cừ tràm cũng tầm 8-12T/m2, nếu không có địa chất thì bạn cứ giả định 8T/m2 rồi kiểm tra lại bằng thử tĩnh nhóm cọc hiện trường trước khi tiến hành đóng cọc đại trà. Với bể chứa móng bể là tương đối lớn, tôi nghĩ con bể của bạn tính cũng tầm 7T/m2 là cùng. Mấy cái bơm trên bể như vậy có đáng là gì so với cái diện tích đáy bể lớn như thế, một số Bể chứa người ta còn thiết kế thêm 1 lớp cát trên mặt bể dày từ 0.6-1.2m để chống đẩy nổi nữa đấy.
bể chứa mà thiết kế cọc BTCT dài 30m tôi thấy nó không hợp lý, bạn thấy vậy nên đã xem xét lại là đúng rồi. Nếu thiết kế cọc BTCT thì theo tôi nên sử dụng cọc bê tông tiết diện nhỏ 120x120; 150x150 L=4-7m nhằm tăng mật độ đầu cọc lên và giảm chiều dài lại.
chúc bạn sớm hoàn thành được nó.
|
profil7 |
|
|
Vậy nếu e thiết kế theo phương án cọc thì có phải tôi làm các đài riêng lẻ cho từng cọc hay đổ sàn đáy bể như 1 đài bao trùm toàn bộ cọc,như móng bè ấy.
|
mtv_0201 |
|
|
Nếu làm móng cọc thì làm cọc td nhỏ như tôi nói đó. để khỏi phải làm đài. chứ chả thấy ai làm đài cọc cho bể chứa cả, cái pa đó ko hợp lý rồi mà.
|
Stephenon |
|
|
Theo anh thì phương án gia cố cừ tràm có ổn không?e vẫn nghiêng về phương án đó để tiết kiệm.
|
AlfomzoMl |
|
|
Tôi cũng nghĩ gia cố cừ tràm là pa tối ưu nhất.
|
thietkelogo |
|
|
Bạn có thể kiểm tra lại chọc thủng của cọc lên đáy bể nước. Tôi thấy thiết kế gì mà thừa nhiều thê? Tải của bạn chỉ khoảng 7T/m2 thôi. bạn có thể thiết kế như móng bè và kiểm tra thêm điều kiện đẩy trồi bể,
|
plantandzombi |
|
|
Do e không có sơ đồ địa chất trong tay nên cũng không biết mực nước ngầm ở mức nào
Vậy tôi nên xử lý đề phòng đẩy nổi thế nào hả a?
|
hoahuongduong |
|
|
Không có hồ sơ địa chất mà bạn khuyên bỏ cọc dài, xài cọc ngắn là không có cơ sở. Ở đây có hai bài toán cần giải quyết:
1) Móng cọc: thì phải cắm đủ 30m (hoặc ngắn hơn một chút tùy kết quả ép cọc). Với cách này thì kết cấu đáy bể phải đủ cứng để chịu áp lực nước trong bể, tĩnh tải BTCT, để tiết kiệm, nên bố trí bản sườn dầm. Thành bể phải đủ cứng để chịu áp lực đất và nước theo phương ngang, cũng nên theo phương án sườn dầm.
2) Móng có đáy móng lót bằng tôn phế. Tức là làm một cái bể nổi trong lòng đất. Bạn sẽ có một chiều sâu chôn bể mà dung trọng trung bình của bể (bê tông+nước) bằng với dung trọng của khối đất mà bể chiếm chỗ (hoặc tải trọng dư chỉ còn 1-2t/m2, như bác Ngọc giải thích). Khi đó bể coi không còn có thể lún nữa, nó chỉ "trôi" cùng với đất yếu thôi. Nếu chỉ là bể chứa nước thì bể có trôi hay lún thì cũng không ảnh hưởng đến công năng sử dụng. Với cách này thì lợi về cọc, nhưng kết cấu bể phải là khung sườn đủ cứng để không bị bẻ gãy (giống cái thuyền vậy) (phần thân bể tốn tiền hơn).
|
Marcunst |
|
|
Ko có địa chất thì tôi cứ coi như MNN nằm ngay mặt đất tự nhiên để tính toán và kiểm tra đẩy nổi.
|
AlfomzoMl |
|
|
Anh nói làm đôi khi người ta lót 1 lớp đệm cát dày 0.6-1.2m,tôi có cần phải lót dưới đáy móng ko ạ?
|
JacimtoCogy |
|
|
Bạn không hiểu vấn đề rồi, Người ta lót lớp đệm cát để gia cố nền đất yếu đảm bảo nền không bị phá hoại, Chiều dày bao nhiêu thì bạn phải tự tính thôi?
|
nguoixau |
|
|
Trước hết bạn xem mực nước ngầm ntn ? nếu mực nước ngầm tương đối thì bạn gia cường bằng cọc tre, làm đáy móng rộng ra 1 chút nhằm tránh hiện tượng đẩy nổi, chú ý khi thi công
- Nếu mực nước ngầm sâu thì bạn có thể có nhiều phương án khác thay bằng ép nhiều cọc như vậy, ví dụ như bạn vẫn làm cái bể như bác Ngọc nó, không an tâm thì làm thêm một cái vùng không gian giảm áp xuống đáy bể xem ok không , chứ ép cọc thì tốn kém nhỉ ?
Còn nếu muốn ép thì đơn giản bạn gia cường các dầm móng ( xem như đây là các dải băng cho nhóm cọc thì đáy bể sẽ không bị đâm thủng nữa
Xem 3 phương án ấy thì chọn cái nào cho nó ngon bổ rẻ và sau này còn có người mời đi tư vấn thiết kế, kiếm tiền mà uống bia...chơi....
|
puma12 43 |
|
|
Nếu ko có địa chất mà thiết kế cọc 30m thì cũng ko có cơ sở mà anh và cái đáy bể phải cứng cáp như Anh nói, như vậy tốn kém.
ý của tôi sd cọc BT tiết diện nhỏ và ngắn như vậy với khả năng chịu tải của nhóm cọc từ 8-12 T/m2 để tính cho con bể kia. Vì là tôi hiểu thì bạn í muốn phải gia cố nền cho yên tâm
|
muadem116 |
|
|
Cọc 30m là do "mấy anh" nói, tức là chiều dài cọc thông thường ở ĐBSCL (sau khi ép sẽ có chiều dài đúng), ứng với phương án móng cọc.
Còn nếu chú đóng cọc nhỏ và ngắn thì cọc chưa xuyên vào lớp đất tốt, vậy phỏng có ích gì.
Móng cọc thì tốn cọc và tốn tiền làm cho cái đáy bể nó đủ cứng. Đó chẳng qua là những lưu ý cho chú ấy để kiểm tra phép tính thôi, chứ đã tính đúng đủ thì tự ắt sẽ có kết quả hiển nhiên là đáy bể cứng rùi.
|
WeksizzySl |
|
|
Em thì ko biết ở Cần Thơ khu vực đó địa chất nó thế nào chứ ở ĐBSCL mà như Long Xuyên-Châu Đốc mà bốc thế thì chưa đủ ở đây phải từ 36-45m mới tới lớp đất tốt
|
test0032 |
|
|
Các bác ý kiến nhiều quá. Cái bài toàn này nó giản đơn thôi làm chi cho phức tạp. Trường hợp tôi bàn tới là phương án có cọc nhé, còn cái phương án trôi nổi gì kia tôi chưa bàn.
Thứ nhất về chiều dài cọc: Bác Xuân Thuy chả nói rồi thây, cứ mang đi thử tĩnh là ra chiều dài cọc, hơi đâu đoán mò làm gì.
Thứ 2 là số lượng cọc: Các bác cứ đem tổng tải đè xuống mà chia cho sức chịu tải của cọc ý, ra ngay số lượng còn gì. Về sức chịu tải của cọc 25x25 thì các bác cứ lấy 35T cho em, không chết đâu mà lo, còn bác nào run tay thì lấy 30. Chắc chả thằng chủ đầu tư nào hỏi đâu vì nó có cung cấp địa chất cho đâu mà chả đoán mò sức chịu tải.
Thứ 3 là về đài cọc: Cái này mấy chỗ đầu cọc các bác ko cho nó dày ít nhất 500 thì tôi đảm bảo nó thủng lỗ chỗ đấy(bản đáy dày 300 thôi nhé, chỉ đài cọc mới dày 500).
Thứ 4 là tôi nói chuyên riêng với bác Xuân Thuy: Bác có ở SG ko hôm nào bác hú tôi cafe với bác phát, vì tôi chúa ghét cái phương án dầm sàn sườn gì kia của bác, đơn gian là làm phương án của bác nó tốn hơn phương án của tôi ít nhất là 1,5 lần đấy bác à. Tôi thử rồi chứ ko phải chém gió đâu.
Thanks
|
KennethOt |
|
|
theo bố trí sơ bộ là dùng 24 cọc, sức chịu tải mỗi cọc khoảng 43T vậy có ổn ko anh?
thép trong cọc e dùng 4phi16,bê tông mác 250 có được ko?
|
levantrai |
|
|
Chú cho email đi, thử xem cùng một cái bể có điều kiện chịu tải như nhau, thử xem, tui tính theo phương án sườn dầm giằng, còn chú phương án bản, xem tính ra bao nhiêu tấn thép nhé.
|
240315 |
|
|
Tôi không bảo dùng cọc tre chống đẩy nổi, mà chỉ bảo gia cường bằng cọc tre, còn chống đẩy nổi thi mở rộng đáy móng đó bác
|
RobertDum |
|
|
24 cọc mà phản lực đầu cọc tới tận 43 thì có mà tiêu à. Trong khi sức chịu tải đầu cọc chọn lớn nhất mới có 35T. Tăng số lượng lên đê nhé.
|
arthomeviet |
|
|
Bác alo trực tiếp cho tôi đi chứ mail miêc làm gì. 0985844896
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
a chọn SCT của cọc là 35T theo chỉ tiêu nào vậy a?
|
controlledpills |
|
|
ơ hay cái chú này. chú nói không có địa chất thì tôi phải đoán mò thôi chứ sao giờ. CÒn chú muốn chĩnhacs thì yêu câu CĐT cung cấp địa chất đi. Cái SCT kia là tôi đoán mò theo kinh nghiệm.
|
dutrieu |
|
|
Em tính áp lực đất lên thành bể theo lực phần bố tam giác đó anh
|
hyutars |
|
|
Em thấy câu này hay, không biết ý anh như thế nào?
Theo tôi thì lấy áp lực đất chủ động khi bể ko có nước.
khi bể đầy nước thì tôi nghĩ là áp lực bị động nhưng trong trường phải trừ cho áp lực nước nên tính toán xem cái nào lớn hơn.
Em cũng chưa tính cái bể nào hết nhưng suy luận thì như vậy.
anh chia sẽ thêm về phần này để tụi tôi hiểu hơn.
chúc vui.
EM, Ái.
|
thanhthanh |
|
|
Theo tôi thì nhập từng trường hợp. Chất đầy, có nước, không nước... ròi tổ hợp lại. sap sẽ bao lại cho là ok.
- Khi bể không nước áp lực nước chủ động ảnh hưởng lớn.( chú ý đẩy nổi)
- Khi bể có nước khi có trường hợp dào đất xung wanh hồ làm việc j đó...(cũng là 1 trường hợp nguy hiểm cục bộ).
- Còn chất đầy thì tìm lức dọc ... tính móng chẳng hạn.
|
mtv_0201 |
|
|
Có hai phương án:
1. Kết hợp đáy bể là đài cọc luôn.(phải tính toán đến trường hợp chọc thủng đài)
2. Hệ đài cọc kết hợp giằng làm khung đỡ.
Đặc biệt phai có khảo sát địa chất.
Mếu ko có thì bốc thuốc a?
|
muaxanh |
|
|
Các bác đúng là dân kỹ thuật thứ thiệt toàn ngồi một chỗ chém gió như đúng rồi ý. Tôi là tôi đi thẳng vấn đề bạn M10 cần hỏi chứ tôi ko lòng vòng như các bác. Nếu theo đung như bạn M10 hỏi thì rõ ràng là chưa đủ cọc, còn bác nào nói tôi chọn sức chịu tải là 35T cho cọc 25x25 là sai hay ko có cơ sở tôi chịu, vì có địa chất đâu mà tôi chả phải đoán mò à.
Vấn đề tiếp theo là tính thành vách. Với thể loại bể nửa nổi nửa chìm này mà các bác cho áp lực đất vào thì không sai khi chiều cao đất >7m thì còn đc chứ <4m trong trường hợp này thì các bác cứ mạnh dạn bỏ cái đó đi cho em, công trình càng thêm an toàn cá bác ạ.
@Bác Thủy hôm nào rảnh cãi nhau với tôi vụ sàn sườn nhé.
Thanks
|
chongthambamien.vn |
|
|
Áp lực đất tính như bình thường trong CƠ HỌC ĐẤT đã dậy thôi.
Chỉ có cái khác là tại một số điểm tính áp lực đất đặc biệt thì lưu ý như là: Ở vị trí mực nước ngầm thì biểu đồ áp lực đất có bước nhảy, tại đây có hai giá trị áp lực đất. Trọng lượng riêng vật liệu tính áp lực đất dưới mực nước ngầm tính với trọng lượng riêng đẩy nổi, còn phía trên mực nước ngầm thì giá trị của áp lực đất tính với trọng lượng riêng vật liệu...............
Ngoài ra lưu ý: Tại một số điểm đặc biệt còn có áp lực đất = 0
|
StephenDAK |
|
|
Bao giờ mỗi bàn tay phải có 20 đốt thay vì 14 đốt thì mới bấm được thầy ạ
|
Amen1402 |
|
|
Với bể D*R*C=37,2*24,2*3m, vách dày 200, đáy 200, hàm lượng thép 75 kg/m3, bể 16,4*16,4*6m, vách 200, đáy 250, hàm lượng thép 145kg/m3. Mấy cái bể này sử dụng cho 4 công trình, qua 4 đơn vị thẩm tra khác nhau. Phương án bản của chú có được thế không. Cũng có một ông thẩm, phải giải thích lắm mới hiểu ra chỗ khác biệt.
|
quyetthang122 |
|
|
Thú thật với bác là hàm lượng thép của tôi chưa có cái nào vượt quá 125kg/m3 cả, nhưng 75kg/m3 thì cũng hơi nhỏ. Của tôi dao động từ 90 - 115kg/m3 thôi bác à.
Thanks
|
dacbiet |
|
|
em cũng đang thiết kê 1 bể nước ngầm ở hậu giang.em cũng chỉ mới làm nên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm.em đọc thấy ý kiến ép cọc ngắn nhưng tăng số lượng thấy cũng không hợp lý lắm.vì hầu hết đất nền rất yếu.chủ yếu là đất nhão,phải đến 30m mới có đất vừa vừa.vì vậy nếu ép ko đủ dễ bị trôi.em cũng chưa thiết kế bể lần nào nên cũng còn thắc mắc.có gì mọi người giải thích hộ tôi nhé.anh chị nào có file tính toán bể có thể cho tôi được ko.
|
profilmuoibon14 |
|
|
Có 2 PA mà Tôi thấy cũng được đó là
PA1: Làm đài cọc> SL cọc ít nhưng mà chiều dài cọc phải tới được lớp đất tốt
PÀ: làm cọc như Bạn nói, tăng số lượng cọc (Lúc này cọc rải đều trên bề mặt móng bể, có thể tăng độ dày đáy bể cho cọc ngàm vào>)
Cả 2 PA này thì đều có cái ưu, nhược riêng. Nếu bể không lớn quá (<=1000m3) thì Tôi nghĩ là PA2 cũng ổn, Nhưng mà vẫn phải tính toán thôi>
|
Charlesquew |
|
|
Không phải cọc làm gì cho tốn. Tải trọng bể nước có lớn hơn trọng lượng bản thân đất đào đi là bao. Vấn đề của cái bể nước này không phải là cường độ đất dưới đáy bể, mà là LÚN và ĐẨY NỔI. giảm LÚN thì bạn hãy chôn bể sâu xuống. Chống ĐẨY NỔI thì hãy mở rộng bản đáy bể ra.
|
fordthudo1 |
|
|
nếu mở rộng bản đáy thì sẽ tăng áp lực đẩy nổi khi trong lúc thi công mik chưa lấp đất? vậy giải quyết ntn tôt nhât đây! hix
A nào có file cad hồ nước ngầm cho e vs! e mới làm mà jo tính cái bể 6x15x3.5
nguyenvanhoi1796*
|
muadem116 |
|
|
được thì cho e cái thuyết mik lun nhá ^,^
|
cameralenguyen |
|