Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Cùng trao đổi về độ chối e - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Cùng trao đổi về độ chối e

     Tình hình như thế này: Tôi đang đóng cọc thử một công trình cầu. (Cọc ma sát) Độ chối tính toán là 1.76mm. Nhưng khi đóng cọc thử cán bộ giám sát và đơn vị thi công khẳng định như đinh đóng cột là độ chối được lấy theo giai đoạn 1. Ý kiến của tôi là giai đoạn 2 mới là độ chối tính toán cuối cùng. Tôi giải thích như sau: 1. Do tính theo cọc ma sát nên khi đóng cọc giai đoạn 1 chủ yếu là do sức kháng của mũi cọc, vì lực ma sát bên rất nhỏ khi đóng ở giai đoạn 1. Do đó nếu độ chối xác định ở giai đoạn 1 chủ yếu là sức kháng mũi, ko có lực ma sát (hoặc ma sát rất nhỏ) trong khi tôi lại thiết kế cọc ma sát 2. Sau 7 ngày vỗ lại (giai đoạn 2 với đất sét) lúc này sức chịu tải của cọc bao gồm ma sát và mũi. Đó mới là độ chối cuối cùng 3. Dộ chối lần 1 có thể là độ chối giả nên ko thể lấy kết quả đó. 4. Giả sử tính cọc ma sát mà lớp đất yếu quá dày thì không lẽ các anh cứ đóng mãi sao? (trong khi lực ma sát giai đoạn 1 rất nhỏ, giai đoạn 2 sức chịu tải của ma sát mới là thực) kết quả là 2 anh đó cứ cãi hoài. Tôi thì còn non trẻ nên ..... không thống nhất quan điểm Vậy xin hỏi các anh độ chối quyết định làm cơ sở tính toán là giai đoạn 1 hay giai đoạn 2? và có văn bản nào nói về vấn đề này ko? Xin cảm ơn đã xem va thảo luận!
Có 40 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Cần tìm hiểu rõ nhu cầu chỉ để ở hay vừa ở vừa kinh doanh của chủ nhà để thiết kế nhà 2 mặt tiền hợp lý. Top 6 mẫu nhà 2 mặt tiền đẹp được rất nhiều gia chủ yêu thích
fordthudo1 Bạn hiểu chưa đúng về độ chối giả. Tìm hiểu lại trong diễn đàn hoặc Tiêu chuẩn 189. Theo tôi hiểu thì bạn muốn thế này: sau 7 ngày quay lại đóng để xem nó chối bao nhiêu, lúc đó mới nghiệm thu. Tôi có vài ý kiến cho bạn: - Thực tế không thể làm nổi như thế này. - Chưa ở đâu làm thế này. - Chưa ở đâu quy định thế này. Có lẽ bạn là CDT, thế thì nên dùng quyền của CDT - đúng chỗ, không nên cãi ngang như vậy ban bệ họ cười cho. Về học thuật: cũng sai nốt. Lúc đang đóng thì cọc không những chịu lực bằng mũi, nó chịu lực bằng cả thành bên
fordthudo1
con voi con
Khi đóng cọc trong tầng đất sét. Lúc đang đóng chưa có lực ma sát bên anh ah. hoặc ma sát bên rất nhỏ. Giả sử theo ý của anh có ma sát bên thì độ chối giữa giai đoạn 1 và giai đoạn 2 là ngang nhau. Nhưng thực tế thì độ chối giai đoạn 1 và giai đoạn 2 khác nhau rất nhiều. (chứng tỏ giai đoạn 2 ma sát bên lớn lơn giai đoạn 1 rất nhiều) Nếu gặp phải ma sát âm thì bán nhà để mua cọc đóng hoài để đạt độ chối giai đoạn 1 sao?
con voi con
ao anh xa
Em đã xem tiêu chuẩn 189 của anh cmengenie góp ý. Nhưng tôi đọc ở mục đầu tiên "quy định chung" nói là: "tiêu chuẩn này quy định cho các loại cọc có chiều rộng tiết diện nhỏ hơn 250mmm...." Nhưng tiết diện cọc của tôi là 35x35cm anh ah. Công trình tôi nói là Cầu tải trọng lớn (H30) Anh có xem hết những quy định chung của tiêu chuân 189 của anh nói chưa?
ao anh xa
hoangphunhan
Tôi góp ý trên tinh thần kỹ thuật với nhau mà. Nếu ai giải thích thuyết phục thì đó là phương pháp đúng mà anh. Thảo luận và tranh luận để thống nhất vấn đề thôi. Chứ anh phán là không đúng mà ko giải thích vì sao thì làm sao thuyết phục?
hoangphunhan
hoang tuan Uhm, vậy thì kỹ thuật. Bạn giải thích trước cho suy nghĩ của bạn nhé: Tại sao bạn cho rằng "giai đoạn 1" (cách nói của bạn) - khi đang đóng cọc thì cọc không có sức kháng bên?
hoang tuan
JacimtoCogy Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx.
Luckyman
JacimtoCogy
Theo tiêu chuẩn 205-98. Mục hệ số an toàn 3.13. Hệ số an toàn từ 1.2-3. Giả sử tính sức chịu tải trên 1 cọc là 100 tấn, tôi nhân hệ số an toàn là 3. thì sức chịu tải của cọc theo thiết kế là 300 tấn. Nếu lấy sức chịu tải của đất nền ứng với tải trọng 300 tấn đó để tính độ chối. mà lấy độ chối quyết định ở giai đoạn 1 thì tôi thấy sức chịu tải đó lớn hơn 300 tấn rất nhiều. Nhiệm vụ của người tính toán là tìm ra giải pháp hợp lý nhất, đừng quá lãng phí tiền của dân.
JacimtoCogy
fordthudo1 Tư vấn thiết kế đúng không? Ừ, phải tiết kiệm. Thôi bạn vào chủ đề của bạn đi.
fordthudo1
controlledpills
sức kháng bên giai đoạn 1 là rất nhỏ anh ah. Nếu như anh nói giai đoạn 1 có sức kháng bên thì kết quả là độ chối giai đoạn 1 và giai đoạn 2 phải ngang nhau chứ. đúng ko anh? Nhưng thực tế thì giai đoạn 2 độ chối nhỏ hơn giai đoạn 1 rất nhiều khi cọc nằm trong vùng đất sét mà ta tính cọc theo cọc ma sát. chứng tỏ: Giai đoạn 2 ma sát bên lớn hơn nhiều so với giai đoạn 1 ^_^
controlledpills
GeorgeEr Thực ra tôi chưa thấy ai nói giai đoạn theo cách của bạn. Giai đoạn 2 (theo ý bạn là sau 7 ngày) chối nhỏ hơn giai đoạn 1 (theo ý bạn là đang đóng). Bạn giải thích xem là tại sao ấy chứ? Vòng vo vậy tôi và mọi người cũng chưa hiểu tại sao bạn cho rằng nhà thầu phải vỗ lại.
GeorgeEr
hyutars
Dóng vỗ lại để kiểm tra độ chối thực của cọc. Còn vấn đề giai đoạn 1 hay giai đoạn 2 và 7 ngày gì đó anh xem lại tiêu chuẩn 286-203. Theo tiêu chuẩn đối với đất sét tối thiểu là 6 ngày, nhưng tôi thích số 7 nên tôi chọn 7 ngày ^_^ Anh xem lại mục 5.10 nhe. Đóng kiểm tra tôi gọi là giai đoạn 2
hyutars
JacimtoCogy Ai bảo bạn làm cái màu đỏ ấy? Hay bạn tự nghĩ ra? Thực ra tôi có câu trả lời cho bạn từ hôm qua về thắc mắc của bạn, nhưng muốn xem bạn hiểu đến đâu về cả lý thuyết lẫn thực tế họ đóng cọc ngoài thực tế. Tất nhiên tôi cũng không hẳn biết hết được.
JacimtoCogy
fordthudo1
^_^ trước hết cho tôi xin nói, càng thảo luận tôi thấy càng gần nhau hơn, cảm thấy thích anh hơn. hjhj Dóng vỗ lại để kiểm tra độ chối thực của cọc vì độ chối ở giai đoạn 1 có thể là độ chối giả. Đúng ko anh? Nếu độ chối 1 là độ chối thật 100% thì ko ai lại vỗ lại kiểm tra bao giờ. và tiêu chuẩn 286-2003 cũng ko có mục 5.10 như tôi đã nói ^_^
fordthudo1
GeorgeEr
hjhj. Cảm ơn anh có câu trả lời khá hay. Nhưng mà thế này. 1. Tôi chỉ cho đóng thử có 1 cọc thôi chứ ko phải đại trà. Cầu 3 nhịp gồ có 2 mố và 2 trụ. Tôi lập đề cương đóng cọc thử 1 mố và 1 trụ để làm cơ sở tính toán. 2. Chiều dài cọc tôi thiết kế là 27m, khi đóng hết 27m thấy độ chối còn lớn, tôi cho đóng thêm 2m nữa (đã theo mục 5.9 rồi nhe) nhưng độ chối vẫn còn lớn (có thể gặp phải độ chối giả). nên tôi cho ngưng 7 ngày sao vỗ lại xác định độ chối thực. Công trình này của ông anh ổng làm, nhưng lần trước đóng thử 1 cọc rồi. ổng ko biết xử lý gặp thằng thi công nữa nên cứ đóng mãi, đóng đến 38.5m (dài hơn thiết kế 11.5m) mà độ chối 2.5cm (khi thiết kế 0.5mm (ko biết ổng tính kiểu gì mà quá nhỏ). Khi vỗ lại giai đoạn 2 (em đi) thì độ chối vỗ lại là 0.2mm (gần như không xuống luôn. Vậy giai đoạn 1 và 2 độ chối chênh nhâu ghê chưa? Cái anh hiểu nhầm là tôi đóng với số lượng nhiều. Thực tế tôi lập đề cương đóng có 2 cọc ah. Thân! Tôi đi ra ngân hàng tí, khi về có gì tôi trả lời ý kiến anh sau nhe. Có cơ hội mời anh cafe ^_^
GeorgeEr
hoibmtose005 Thiết kế không có trách nhiệm (chưa biết sai đến đâu). Thiết kế đã không tốt, bạn xử lý còn lằng nhằng sai hơn.
hoibmtose005
truongtiengka Hjjjjjj! Bác mạnh tay với Tôi nó quá. E cũng làm công tác thử cọc đóng cho mấy công trình rồi, cũng toàn lấy kết quả độ chối e của đóng lượt về để tính toán kiểm tra sức chịu tải của cọc. Vì sao Tôi lấy kết quả e của lượt về để tính toán là vì sau khi nghỉ 7 ngày thì khả năng làm việc giữa cọc và đất là gần với thực tế làm việc hơn. P/S: Việc sử dụng từ "chối giả" với Newbie cũng hay gây ra hiểu nhầm. Không biết vai của đồng chí này là vai CĐT hay là Tư vấn Thiết kế nhỉ? Nếu là TVTK thì nói với mấy thằng thi công và TVGS là: Chiều dài cọc đại trà được quyết định bởi ai? TVTK tính toán và quyết định chiều dài cọc đại trà, nhà thầu thi công cứ thế mà phang, TVGS thì giám sát đúng trình tự, biện pháp, kiểm soát chất lượng. Mà thằng TVGS là gì mà tranh luận là lấy e lượt đi hay e lượt về thế không biết?
truongtiengka
hoangphunhan hjhj, cuối cùng thì cũng tìm được người chung quan điểm. Có vấn đề gì thì thảo luận thêm nhe! Anh cmengenie có ý kiến gì ko? Em cũng đã lập đề cương thiết kế đóng cọc cho 3 công trình của Bộ Nông Nghiệp rồi, Cán bộ giám sát cũng của Bộ luôn. ai cũng lấy kết quả lượt về để kiểm tra ko ah. Có thấy ai có ý kiến gì đâu.
hoangphunhan
Robertol
Mời xem thảo luận về độ chối của tôi ở đây: http://plaza.ufl.edu/ngthai/2%20hien...dong%20coc.doc (tôi k0 upload file qua ketcau.com được, k0 rõ tại sao) Ngoài ra, ở http://plaza.ufl.edu/ngthai/ có 1 file powerpoint, có ai biết cách mở mách cho tôi với. File này được guard bởi MS OfficeOwner.
Robertol
muaxanh
Tui xin gởi file quy trình đóng cọc bê tông cốt thép, mời anh tôi tham khảo (tui mới mua mất 15.000đ từ trang tailieu.vn ^_^) http://www.mediafire.com/view/?vqe7wyqn2gpvb1r Anh cmengenie xem lại cách xác định độ chối tính toán nhe (đầu trang số 7)
muaxanh
Philipboxy
Tôi thì làm dự án ODA, bên tôi là Tư Vấn. Tôi đóng cọc thử cả 40-50 cái cầu rồi. Thường thì nó sẽ như vầy: - Nhà thầu trình bản vẽ cọc thử và đề cương đóng cọc thử lên cho tư vấn duyệt. Thường chiều dài cọc thử dài hơn chiều dài cọc dự kiến trong hstke khoảng 2-3m. Đóng cọc thử đến chiều sâu cọc dự kiến thiết kế (trong tình huống đóng được). Xong, chờ 6 ngày (286-2003 yêu cầu 6 ngày chứ ko phải 7 ngày). Vổ lại, nếu đạt độ chối thì quyết luôn chiều dài cọc đại trà. Thường ở miền Tây là đạt. Vì đất miền Tây hầu hết cọc làm việc theo ma sát. - Đóng chưa đến chiều sâu tke mà độ chối đạt rồi thì dừng lại. Chờ 6 ngày sau, vổ lại. Vỗ lại mà đạt tiếp thì quyết chiều dài cọc thực tế ngắn hơn chiều dài cọc tkế luôn. - Bên tôi có 1 tình huống là 6 ngày rồi mà ko đạt chối: thì lúc này phải mời TVTK Tedi xuống. Tedi quyết đóng 1 cọc thử khác (+ với kiếm tra lý lịch búa, tải trọng búa đến khổ luôn...) nối thêm 1 đoạn 10m, đóng tiếp => Cuối cùng vẫn ko đạt. Sau đó khoan lại địa chất (sợ hstk địa chất lụi). Cuối cùng chuyển sang cọc khoan nhồi. Nói chung là như thế đó bạn.!
Philipboxy
profillinkmuoimot11
Tôi nói như thế để bạn xem, cách bạn làm có giống như thế ko (đóng, chờ vổ lại, quyết ...). Vì nó là cách làm của các tư vấn lớn (tvtk, tvgs), chủ đầu tư lớn của Việt Nam và Nhật Bản hiện giờ. Nếu bạn gặp các tình huống cdt và tư vấn nhỏ chưa hiểu thì bạn lấy TCXDVN 286-2003 ra giải thích cho họ để họ hiểu thêm. Kỹ thuật thì Trẻ hay già ko quan trọng, quan trọng là ai đang làm đúng quy trình.
profillinkmuoimot11
Alegowasea
Tôi đồng ý với cách thực hiện của bạn. Nhưng có mấy vấn đề cần thảo luận thêm như sau: 1. Theo 286-2003 yêu cầu tối thiểu là 6 ngày, tôi lấy 7 ngày là ko có vấn đề gì phải ko? 2. TCXDVN 286-2003 mục 5.9. Cọc thử dài hơn cọc thiết kế 2-3m như bạn nói là hợp lý. Vì mục này có đề cấp nếu độ chối đóng đến cao trình thiết kế mà độ chối lớn hơn độ chối thiết kế thì phải đóng bù 1 đoạn theo quy định. Không biết quy định này là bao nhiêu. Có ai biết ko? 3. TCXDVN 286-2003 không nói độ chối kiểm tra lần 2 là độ chối quyết định nên mới có tình trạng mấy ông lớn tuổi cải ngang. Cảm ơn bạn đã thảo luận
Alegowasea
Winmordbet
-Bạn có muốn không đồng ý cũng không được vì quy trình nó phải như thế. - Với cát thì nghỉ tối thiểu là 3 ngày, với sét thì nghỉ tối thiểu là 7 ngày. Nếu nhiều ngày hơn cái tối thiểu thì càng tốt. - Thường cọc thử hay dài hơn cọc Dự kiến thiết kế là 2m. Nếu đóng tới cao độ thiết kế mà e vẫn lớn hơn thì đóng tiếp xuống thêm khoảng 1m nữa, nếu chưa đạt thì nên nghỉ (Thường cọc thử hay chọn lân cận vị trí lỗ khoan địa chất thì rất ít gặp trường hợp này). Sau khi nghỉ thì vỗ lại. Không có quy định về đóng bù là bao nhiêu, cái này tùy kinh nghiệm của Chủ nhiệm thiết kế. - Có kiến thức chuyên môn và suy luận logic thì biết thế nào mới là đúng, chẳng nhẽ đến cái này cũng phải quy định nữa sao?
Winmordbet
MichaelKl Cọc thử dài hơn cọc thiết kế 2m, đóng chưa đạt độ chối thì đóng thêm 1m nữa, vậy còn dư 1m để làm gì ta? ^_^
MichaelKl
noithatchangson Còn 1m nữa thì đóng lượt về chứ sao.
noithatchangson
Vincentpype
hjhj, ví dụ cọc thử bằng chiều dài cọc thiết kế thì khi đóng ta cũng phải chừa lại khoảng 0.3-0.5m đóng lượt về (không tính đoạn đập đầu cọc). Nếu đóng lượt về với 30 nhát (theo 286 -2003 mỗi hồi búa 10 nhát. Đóng 3 hồi búa để kiểm tra độ chối giai đoạn 2) mà cọc xuống hơn 0.3-0.5m (e=10mm÷16.67mm)thì koi như không đạt rồi (đối với cọc chịu tải trọng trung bình và lớn). - Nếu độ chối đạt thì ko cần 1m này - Nếu ko đạt thì 1m này cũng khó giải quyết được chuyện Nên cuối cùng còn dư lại 1m ^_^
Vincentpype
MichelPurn Tình huống này thì ko dc. Bạn chắc chưa quyết nhiều chiều dài cọc đại trà như tôi rồi. - Về mặt kỹ thuật: Chỉ được đóng đến cao độ tk dự kiến rồi chờ. Chắc bạn chưa hiểu hết đặc điểm vùng miền. vd ở miền Tây, khi đóng đến độ sâu tk dự kiến, độ chối 1-2cm. Nhưng chỉ cần để qua đêm (ko cần đến 6 ngày như quy trình), sáng mai ra vổ lại có khi chỉ còn 1-2 mm. Nó hít đến mức độ như thế đó. Như thế bạn ko trả lời được câu hỏi, ko biết đến cd tk là được hay phải sâu thêm 1m nữa là được? Tôi biết có những trường hợp khi đóng đến cao độ dự kiến tk, cọc vẫn xuống ào ào, bạn nối thêm 1 đoạn 10m nữa đóng vẫn xuống hết. Nhưng bạn quyết dừng lại ở cdtk dự kiến, chờ 6 ngày. 6 ngày sau vổ lại, cọc hít cứng ngắt. Vì đặc điểm miền Tây chỉ là cọc ma sát, ko có chống mũi, nên khi đóng thì đất bị phá vỡ liền, 1m sâu hơn hay 10m sâu hơn, cọc vẫn xuống ào ào. Suy nghĩ như bạn, Nhà thầu họ sẽ mừng lắm đó. - Về mặt thanh toán: bạn dám ký hs thanh toán phát sinh cọc cho nhà thầu hay ko? Chủ đầu tư hỏi bạn, tvtk hỏi bạn bạn sẽ giải trình thế nào cho chuyện này. Liệu có thông đồng, kéo dài cọc ra để kiếm tiền ko? Bạn trả lời ra sao cho việc bạn yêu cầu nhà thầu đóng sâu thêm 1m nữa? - Về mặt kiểm toán: 2-3 năm sau, kiểm toán nhà nước vào, bạn giải thích ra sao với họ? Cọc mố, trụ 1 vị trí 20-30 tim, chứ cọc Sàn giảm tải hay tường chắn hàng trăm cọc mà giải quyết như thế, phát sinh chiều dài cọc, sau này họ dùng quy trình ra nói, bạn giải trình thế nào.
MichelPurn
Charlesquew - Theo tiêu chuẩn Thiết kế, thường đoạn mũi cọc đóng tới cao độ thiết kế dự kiến cũng ngập sâu vào lớp đất tốt tối thiểu 3-5m rồi, nên khi đóng tới cao độ thiết kế dự kiến mà độ chối đạt 1-2cm như bạn nói ở miền Tây thì là quá ngon, dừng lại là đương nhiên. Vậy hỏi nếu độ chối khi đó là 5-6cm thì Bạn có dừng không? Làm gì có chuyện qua 1 đêm mà từ 1-2cm mà còn 1-2mm. Mấy công trình tôi làm ở miền Tây chưa công trình nào số lượng cọc thử ít hơn 6 cọc mỗi công trình. - Vì thành phần ma sát thành bên có tính vào tham gia chịu lực của cọc nhưng sức kháng mũi cũng chiếm 40-60%. Không có chuyện không có chống mũi như Bạn nói. Chác cọc của Bạn đặt ở lớp bùn hay sao mà không có chống mũi. - Tư vấn thiết kế giám sát công tác đóng cọc thử rồi quyết định chiều dài cọc đại trà. Vậy cho hỏi còn đồng chí nào khác quyết định chiều dài cọc đại trà đây?. - Về mặt thanh toán: Khi phát sinh khối lượng thử cọc vì phải đóng sâu tiếp 1m nữa, tôi sẵn sàng ký ngay. Tôi là Tư vấn tôi chịu trách nhiệm về kỹ thuật. Tiêu chuẩn chỉ là mức tối thiểu và Tiêu chuẩn không phải là bắt buộc áp dụng. Bạn xem lại Luật áp dụng Quy chuẩn và Tiêu chuẩn. Cũng không hù được Tôi khi đưa ra lý lẽ là "Liệu có thông đồng với nhà thầu không". Hãy chứng minh bằng kỹ thuật là tôi thông đống đi?. - Kiểm toán NN tôi gặp không ít. Lấy kỹ thuật ra chứng minh tôi làm không đúng thử xem lúc đó có ông nào giám quyết là sẽ tiến hành thử 1 cọc lúc tiến hành làm kiểm toán không?. Là dân kỹ thuật thì chẳng ngại mấy mớ lý luận xuông đâu Bác ah!.
Charlesquew
puma12 43 Có cách tải từ trang tailieu.vn mà không tốn phí đó bác. thank bác.
puma12 43
240315 Theo đồng chí Hoanui tôi tán thành cách cọc thử dài hơn cọc thiết kế 1-2m. Khi đóng đến cao độ thiết kề mà độ chối khoảng 4-5cm thì ta đóng thêm 1 đoạn bù để kiểm tra như khoảng 5.9 TCXDVN 286-2003 có đề cặp. Nhưng đây không phải là cách hay nhất. Theo tiêu chuẩn mong cọc 205-98 Hệ số an toàn cho phép lấy từ 1,2÷3,0. Ví dụ: Nếu lấy hệ số an toàn là 2,5 cọc là 25m Nếu lấy hệ số an toàn là 3,0 thì cọc là 27m Vậy ta thiết kế cứ lấy hệ số an toàn là 3 đi, khi tính độ chối thì ta cứ tính theo hệ số 2,5 thôi, vậy là đường nào cũng thỏa. không cần phải bàn cải ^_^ - Độ chối thực hệ số an toàn 3 - Độ chối kiểm tra hệ số an toàn là 2,5 Nếu tài liệu địa chất là chính xác thì độ chối kiểm tra nhỏ hơn thiết kế. Quá tốt ^_^
240315
MaroldPl
Ô hay! Thế Bạn thiết kế cọc thử có chiều dài đúng bằng chiều dài cọc dự kiến thiết kế trong hồ sơ TKBVTC hả? Thảo nào thấy cứ loanh quanh chuyện bị dư 1m với thêm 1m. Bạn có muốn tán thành hay không tán thành thì nhiều công trình trước đó tôi biết qua các sư phụ đã làm cũng như từ thực tế các công trình tôi đã làm và tôi vẫn sẽ làm như thế.
MaroldPl
AlbertgeK hjhj, thường tui làm theo cách trình bài ở trên. Nhưng thấy anh dùng cọc thử dài hơn 1-2m, tôi thấy đúng theo mục 5.9 TCXDVN 286-2003 nên tôi cũng tán thành. Nhưng tôi làm theo cách tôi trình bài thì những ai ko nhớ hết tiêu chuẩn cũng ko thắt mắt chuyện vì sao cọc thử dài hơn cọc thiết kế 1-2m ^_^
AlbertgeK
Stephenon
Trời! Cọc thử nó khác với cọc đại trà là ở chỗ đó (tất nhiên ngoài nhiệm vụ chính là thử cọc để xác định lại sức chịu tải cọc theo đất nền và quyết định chiều dài cọc). Nếu chưa biết thì phải đọc sách. Vậy cho hỏi là tại sao lại gọi là cọc thử? Không thì cứ thế mà phang.
Stephenon
cameralenguyen Bởi vậy mới nói. Nếu người ta ko nhớ tiêu chuẩn thì sẻ hỏi tại sao. Tôi thấy anh làm hơn 1-2m đúng theo khoảng 5.9 của TCXDVN 286 có đề cập nên tôi mới nói là chấp nhận cách làm của anh. Những ai ko nhớ tiêu chuẩn thì hỏi tại sao? tại sao và tại sao? ^_^
cameralenguyen
Robertbura - Độ chối là e=1m thì bạn cũng phải dừng. Đó là chiều dài cọc dự kiến của tk, bước đầu tiên là bạn phải tôn trọng tk. Sau đó 6 ngày vỗ lại, nếu ko đạt chối bạn mới được phép đóng tiếp. Ko có chuyện trong quá trình đóng bạn thấy chưa chối, bạn cho phép nhà thầu đóng tiếp thêm 1-2m. Vậy nếu chủ đầu tư hỏi lý do nào bạn cho phép đóng tiếp 1-2m khi độ chối lúc đang đóng là 5-6cm.? Bạn khi đó trả lời thế nào? Lý do gì bạn khẳng định độ chối 5-6cm sau 6 ngày vổ lại ko đạt độ chối thiết kế mà bạn cho phép đóng sâu hơn ngay trong quá trình đóng thử?. (Nếu gặp tình huống đó, sau khi đóng xong, bạn báo cáo lại chủ đầu tư, để họ gửi công văn cho tvtk là đóng đến chiều dài tk dự kiến rồi mà vẩn chưa chối, e còn quá lớn. để họ mời 6 ngày sau 4 bên cdt, tvtk, tvgs, nhà thầu có mặt để chứng kiến vỗ lại rồi quyết định.) - Chắc bạn chưa làm dự án nước ngoài, bước đóng cọc thử, chiều dài cọc đại trà thì TVGS quyết chứ ko phải TVTK. Nếu có sự cố gì thì mới mời tvtk. Dự án trong nước thì đa số là trách nhiệm tvtk. Còn dự án nước ngoài, đó là trách nhiệm của TVGS.
Robertbura
tungch46
@ Bạn Hoanui: Điều 5.9 TCXDVN 286-2003 có ghi: "Cọc ko đạt độ chối thiết kế thì cần phải đóng bù để kiểm tra sau khi được "nghỉ" theo quy định. Trong trường hợp độ chối khi đóng kiểm tra vẩn lớn hơn độ chối tk thì Tư vấn và Tke cho thử tĩnh cọc..." Điều đó có nghĩa là bạn chỉ được đóng bù thêm 1-2m sau thời gian "nghỉ" của cọc (6 ngày) mà độ chối vổ lại ko đạt. Ngay sau khi đóng bù thêm 1-2m nữa mà vẫn ko đạt chối thì phải ngừng đóng lại, tiến hành thử tĩnh, hiệu chỉnh lại cọc .... Bạn đã rõ rồi chứ.! Vậy bạn đang làm đúng hay sai Quy trình khi bạn cho phép đang trong quá trình đóng cọc (chưa vỗ lại) mà đóng sâu hơn chiều dài dự kiến của tke đưa ra? @bạn HVL30: Đó chính là tác dụng chính của việc tke cọc thử dài hơn cọc dự kiến 2-3m.
tungch46
sukem13579
@ Bạn civilbd: Với cọc thử khi đóng lượt đi, nếu tới cao độ dự kiến thiết kế rồi mà độ chối là khá lớn so với độ chối yêu cầu thì Tư vấn Thiết kế giám sát khi đó có quyền yêu đóng tiếp thêm 1 m nữa (Dự án vốn ngân sách). Đây là vấn đề kỹ thuật yêu cầu cần xử lý ngay ở thực tế ngoài hiện trường. Chắc Bạn chưa bao giờ phải xử lý tình huống này ngoài hiện trường nhỉ? Mà nếu có gặp thì Bạn lại sợ cái "Quy trình" nên cứ khư khư ôm cái Quy trình đó nhỉ? Không giám làm hết tôi vì sợ trách nhiệm cho dù TVGS được quyền quyết với Dự án ODA. Bạn nên xem lại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn chỉ khuyến khích áp dụng, không bắt phải sử dụng. - Lý do tại sao Tôi lại yêu cầu đóng thêm 1m khi đó ư? Vì độ chối là khá lớn, địa chất mô tả liệu chiều sâu liệu đã chính xác 100%, tính chất cơ lý của lớp đất liệu đã chính xác 100%. Cái này là trách nhiệm, kỹ năng của người làm kỹ thuật, nó chẳng thể và không thể là cái quy trình, quy định cứng nhắc và nó cũng không phải là áp đặt. - Quy trình là do con người đề ra để kiểm soát công việc. Nó cũng không thể quy định hết các tình huống kỹ thuật cần phải xử lý ngay ngoài hiện trường đòi hỏi độ nhậy, khả năng phân tích của KS. Vấn đề là biết vận dụng cái Quy trình đó như nào thôi. Bạn sợ thì cứ ôm lấy cái quy trình đó cho nó an toàn. - "Bạn đã rõ rồi chư.!": Hjjjjj Đừng căng thẳng thế Bạn civilbd vì Tôi thì không nghĩ nó cứng nhắc đến mức là phải thế này hay phải thế kia đâu. - Không đạt thì thử tĩnh ử: Lý thuyết nói là thế, chi phí thực tế nó không thế nên nhất thiết không cần dùng cách đó, vẫn có cách khác đơn giản mà cho kết quả dùng được.
sukem13579
truongtiengka
Lại gặp vấn đề này lại rồi bác Hoanui nhỉ. Bửa hôm trước bị bác Ngọc choảng quá trời mà không ai tranh luận giúp. Bây giờ mới thấy bác Hoanui cũng có suy nghỉ có vẽ giống tui mấy bữa. Có lần tui có nghe thầy Kế giảng là đóng một số cọc thử để kiểm soát công nghệ. Sau khi thí nghiệm, và căn cứ vào độ chối (khi đóng hạ L1) của các cọc đóng thử để quyết định độ sâu, độ chối cho dừng cọc.
truongtiengka

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Bảng tính excel SCT của cọc đóng bê tông cốt thép theo TC 22TCN272-05!    (có 24 câu trả lời)
       Áp lực gây lún tại móng khối quy ước    (có 16 câu trả lời)
       các loại cọc cho nhà cao tầng ở Việt Nam    (có 14 câu trả lời)
       Đài móng gồm 1 cọc khoan nhồi    (có 9 câu trả lời)
       Quy trình thiết kế móng cọc    (có 19 câu trả lời)
       các chỉ tiêu cơ lý của đất    (có 22 câu trả lời)
       [Help] Cách tính toán chọc thủng cho bè cọc    (có 27 câu trả lời)
       tính trọng lượng cọc    (có 6 câu trả lời)
       Đồ án Nền & Móng!    (có 12 câu trả lời)
       Ma sát bên cọc -Sét cứng    (có 14 câu trả lời)
       Giằng mong nối từ đài cột sang đang đài vách    (có 8 câu trả lời)
       Nối thép cho cọc bê tông cốt thép    (có 5 câu trả lời)
       PIT: làm mềm kết quả thí nghiệm    (có 7 câu trả lời)
       Cốt đai cọc bê tông cốt thép?    (có 5 câu trả lời)
       Cọc vuông - Cọc tròn    (có 25 câu trả lời)
       Chọn Q búa đóng cọc?    (có 80 câu trả lời)
       Nhờ các bạn tư vấn về ép cọc bê tông khu vực xã Kim Chung - Hoài Đức    (có 7 câu trả lời)
       Hệ số làm việc nhóm khi bố trí cọc theo dạng tam giác ??    (có 17 câu trả lời)
       Bàn về cọc ép sau cho nhà dân !    (có 6 câu trả lời)
       Khoảng cách cọc    (có 13 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top