Ko hiểu vì sao cọc ko nên có > 2 mối nối ??? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Ko hiểu vì sao cọc ko nên có > 2 mối nối ???
Đọc các tiêu chuẩn Tây, tiêu chuẩn Ta thì thấy chúng nó bẩu là không nên dùng quá 2 mối nối cho một cọc.
1. Tại sao lại thế nhỉ ? Lý do vì sao ???
2. Tại sao chúng nó không bẩu là không nên quá 1 mối nối hoặc 3 mối nối hoặc hơn nữa mối nối mà lại bẩu chỉ với con số 2 mối nối. Mà lại còn dùng chữ không nên mới ác.
3. Vậy thì cứ làm nhiều hơn 2 mối nối thì phải chú ý cái gì hay là chỉ cần chú ý bằng mỗi một câu như lãnh tụ là phải đảm bảo chất lượng tốt hoặc là chỉ cần thí nghiệm kiểm tra mối nối có đảm bảo chất lượng chịu uốn thôi là đủ ?
Chém đi cho nó đỡ buồn.
Có 27 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Bẩm cụ: Con mà biết vì sao nó lại thế thì giờ này con đã đang ngồi đánh cờ tướng với Ngô Bảo Châu ở Đảo Tuần Châu từ lâu rồi
Cháu hiểu vì sao chú Buồn rồi, vừa bị vợ đánh vì đi ngủ muộn chứ gì ạ. Chắc là vợ chú hát bài "Chúc bé ngủ ngon" mãi mà chú không chịu ngủ, bị vợ đánh cho, chú buồn lên ketcau.com chém gió. NHƯNG MÀ:
Rút dao chém gió, gió càng thổi mạnh
Không chém không sầu, lại càng sầu thêm
|
noithatchangson |
|
|
Thông tin này sai nè.
1. Tầm cỡ Ngô Bảo Châu thì chưa đủ để biết cái chuyện này. Chỉ có bọn XD mới đủ tầm vóc để biết cái chuyện này. Dễ mà. Chịu khó nghĩ một tí là sẽ có đáp án ngay. Còn đáp án có đúng hay không thì chưa biết.
2. Ngô Bảo Châu Không biết đánh cờ tướng. Vì thế nếu đánh với hắn thì dân XD chắc chắn sẽ thắng nên hắn sợ và sẽ không đánh.
|
taolaai |
|
|
>
Con thì không biết có đúng không...nhưng khi thiết kế bất kỳ cấu kiên j đi chăn nữa thì nên hạn chế các vị trí mói nối. Giống như nối thép gối, thép bụng tại vị trí nào, hay đổ sàn thì mạch ngừng nên dừng ở vị trí nào...những vị trí đó hầu hư nội lực nhỏ nhất ( moment ). Nên cái cọc nầy con nghĩ cũng thế, chiều dài chụi tải trọng ngang của cọc có có chuyển vị và sức kháng ngang cực hạn như hình trên ý.
Hình 3 có 2 vị trí M = 0, nên con nghĩ bố trí 2 mối nối tại 2 vị trí gần đó có thể được là o kơ...
Con quên ( sức kháng ngang cực hạn của cọc phụ thuộc vào M ) hyhyhyhy......thầy chỉ giáo thêm.
|
RobbertooWig |
|
|
Cái này chưa chắc đâu nhé, cọc mà dài nữa thì nó còn ưỡn ẹo nhiều nữa nhé chưa không phải ưỡn ẹo 2 chỗ như bạn đâu.
|
rtgreter vret ẻ |
|
|
UHm! mà ưỡn ẹo như zậy đúng hong...
>
|
daohiepukb |
|
|
|
Cái này có uốn éo nhiều là do liên kết đuôi cọc là cản trở chuyển vị xoay hay không thôi.
Nói chung là người ta thường tính đến độ tin cậy khi thi công mối nối ở điều kiện thi công công trường nên phải hạn chế mối nối. Nếu hệ số tin cậy một mối nối công trường là 0,8 thì cọc 3 mối nối có độ tin cậy tính tay: 0,512 quá nhỏ.
Trường hợp này tôi đã gặp qua: thi công cọc ép, trời mưa lâm thâm thôi, cái thằng thợ hàn nó bị điện giật mấy lần nên chỉ hàn chấm vài phát, tóm lại sau đó phải ép lại hơn 20 tim cọc, vừa chậm tiến độ, vừa mỏi miệng cãi nhau, vừa tốn kém.
|
terrydoa |
|
|
Theo tôi rất có thể là xuất phát từ điều kiện thực tế: Cọc ép, đóng, khoan nhồi sử dụng trong XD dân dụng theo địa chất nước ta theo phạm vi hiểu biết của tôi có lẽ chỉ khoảng 50-60m là đủ tải. Như vậy nếu xét cả về điều kiện thi công, vận chuyển cọc thì cũng chỉ cần 3 đoạn là đủ. Vậy thì cũng chỉ cần không quá 2 mối nối thôi, vì nhiều mối nối đầu tiên là kém kinh tế, sau là kém chịu lực. Điều này tôi mới chỉ phát hiện ra mấy hôm trước khi xem khối lượng thành tiền của các công việc liên quan nối cọc (sản xuất thi công mặt bích đầu cọc, bản táp nối,hàn...) thì thấy khá lớn (Khoảng hơn 1 tỷ)
He he, tôi suy nghĩ kiểu Hai Lúa vậy không biết có đúng không...
|
nguyentrungata |
|
|
Theo tôi rất có thể là xuất phát từ điều kiện thực tế: Cọc ép, đóng, khoan nhồi sử dụng trong XD dân dụng theo địa chất nước ta theo phạm vi hiểu biết của tôi có lẽ chỉ khoảng 50-60m là đủ tải. Như vậy nếu xét cả về điều kiện thi công, vận chuyển cọc thì cũng chỉ cần 3 đoạn là đủ. Vậy thì cũng chỉ cần không quá 2 mối nối thôi, vì nhiều mối nối đầu tiên là kém kinh tế, sau là kém chịu lực. Điều này tôi mới chỉ phát hiện ra mấy hôm trước khi xem khối lượng thành tiền của các công việc liên quan nối cọc (sản xuất thi công mặt bích đầu cọc, bản táp nối,hàn...) thì thấy khá lớn (Khoảng hơn 1 tỷ)
He he, tôi suy nghĩ kiểu Hai Lúa vậy không biết có đúng không...
|
SpencerJalf |
|
|
1-Theo cháu thì cái gì cứ chắp nối nhiều cũng đều không tốt ạ nối nhiều nhìn nó khù khoằm ghê lắm cơ và khó kiểm soát nhất là nó lại nằm trong âm ti địa ngục hì hì và cũng tốn tiền cho mấy cái mối nối này lắm.
2-Không nên quá 2 theo cháu hiểu vẫn có thể nối 3 hay 4 mối nối nhưng cũng lại như ý trên; cho nên thiết kế chỉ nên 2 thôi thì nó kinh tế chăng, nhưng cũng tùy cung đường vận chuyển cọc và bãi đổ mà nên khống chế nó về 2 nếu có thể còn không được thì vẫn phải >2.
3- Nếu phải >2 MN thì phải chú ý cấu tạo cho mối nối nó đảm bảo khi hạ cọc ạ vì cháu thấy 1 số ct sau khi ép kết thúc đoạn cọc chờ nối thì mặt bích đầu cọc nó muốn rời khỏi đầu cọc lung lay như cái răng ông cụ ạ vậy mà họ vẫn hàn và cố nhấn nó xuống. Và khi đổ cọc mặt bích đầu cọc thì không bằng mà lại xiên xéo ... và cộng thêm ép mà không thẳng nữa thì mối nối đó ôi thôi ... cháu không biết nói thế nào nữa ạ
|
greent |
|
|
Xin phép chém bằng kiến thức nông cạn của bản thân
1. Có lẽ nhiều mối nối thì hay xảy ra sự cố hơn ít mối nối nên người ta mới khuyên như vậy. Lý do thì là việc truyền tải trọng qua mối nối, momen tại mối nối ...
2. Cái này thì chắc là do từ 3 trở lên, số sự cố xảy ra là đáng kể, còn 1,2 mối nối thì xác suất xảy ra sự cố không khác nhau mấy nên người ta khuyên là 2 cho nó ... thoải mái 1 chút
3. Làm nhiều hơn 2 mối nối thì phải chú ý là có tiền và thời gian để khắc phục sự cố hay không? Và chuẩn bị thêm vài lít nước uống cho đỡ khan cổ khi đi xin lỗi chủ đầu tư ...
|
Robertplus |
|
|
Hay là kể đến biến dạng xiên cộng dồn như hình vẽ hả thầy????
|
EfrainKl |
|
|
2 mối nối cho 1 cọc là sao hả thầy ? ví dụ cọc cần xuống đến chiều độ sâu 35m mới đủ tải (nếu không thể tăng số lượng và tiết diện) thì tôi phải nối vì mỗi đoạn cọc hình như dài 11.8m.
|
MichaelKet |
|
|
Tồng chí này giỏi. Phát huy tiếp đi. Trả lời hết các vấn đề đã nêu đi.
Thiếu gì mũ mà sao phải đội vỏ bưởi.
|
MichaelKet |
|
|
Người ta bẩu không nên chứ người ta không cấm.
|
Stephenon |
|
|
hí hí.
câu 1: coi như tôi trả lời đc rồi nhé
Câu 2: có lẽ tại 1 mối nối thì ít quá. 2 mối nối thì cái ảnh hưởng nó còn chấp nhận đc.
Câu 3: Từ câu 1 suy ra, nếu phải làm nhiều hơn 2 mối nối thì ngoài việc kiểm tra chất lượng mối nối có đảm bảo hay không, còn cần phải kiểm tra biến dạng của mối nối khi bị nén uốn nữa.
Câu tô đậm cuối cùng, cái ni thì bó tay thầy ạ. Tại tôi hết tiền không đủ tiền mua mũ nữa. Đành chấp nhận đội vỏ bưởi cho nó khỏi nắng
|
muadem116 |
|
|
theo tôi thì cọc làm việc dựa vào sức kháng mũi cọc và ma sát với đất nền xung quanh thân cọc.khi chịu nén đúng tâm điều kiện để cọc chịu lực được ngoài điều kiện về sức kháng của bản thân cọc còn phải có điều kiện là "độ mảnh" .cọc dài mà mối nối nhiều thì độ mảnh của nó cao và không ổn định.
|
Alegowasea |
|
|
Cái khuyến cáo không nên có nhiều hơn 2 mối nối lại được lấy từ tiêu chuẩn nước ngoài. Mà cái bọn nước ngoài khi đưa ra những cái nằm trong phần kỹ thuật thì hiếm khi xét đến kinh tế.
Có những trường hợp giá tiền mối nối là không đáng kể và cọc dài 17 m mà chỉ có khoảng 30 mối nối. Vậy mà cọc vẫn OK khi không thèm quan tâm đến chất lượng mối hàn nối cọc. Chắc là người ta phải chú ý đến cái gì khác cái chất lượng hàn mối nối để có thể có được cây cọc đảm bảo chịu lực. Cái cọc very nhiều mối nối này đã được áp dụng ở rất nhiều công trình, ví dụ như:
- Khách sạn La thành, Liễu giai, Hà nội
- Chợ Đồng xuân, Hà nội
- Tổng XD Hà nội, 51 Quang trung, Hà nội
- Trung tâm điện tử QG, 80 Quán thánh, Hà nội
......
|
daohiepukb |
|
|
cháu thấy là cái cọc ép nó ko đủ dài nên phải làm mối nối để nối 2 cái cọc lại ạ
còn nếu thiết kế cọc quá dài thì đã chuyển sang cọc khoan nhồi rồi ạ
|
SpencerJalf |
|
|
TCXD 205-1998 chỉ khuyến cáo như vậy với cọc đóng thôi. Không biết có phải do ảnh hưởng của ứng suất kéo khi đóng cọc ko?
Ở Việt Nam nhiều khi cứ ông sau bắt chước ông trước mà quy định vậy chứ chẳng thèm hiểu tại sao. Như cái quy định khi tính SCT cọc nhồi theo vật liệu, ko được lấy cường độ bê tông > 60kg/cm2.
|
inetryconydot |
|
|
Em nghĩ là1 thì hơi khó tại còn đảm bảo đủ chiều dài cọc nữa . Từ 2 hoặc hơn 2 thì nên kiểm tra mối nối để đảm bảo cọc luôn thẳng vì nhiều mối nối thì càng có độ sai theo phương thẳng đứng nhiệu . Nếu nối nhiều thì có thể kiểm tra từng mối nối bằng rọi hoăc kiểm tra lại cả cọc bằng Kooden
|
MaroldPl |
|
|
Có mấy thứ cần chú ý là chữ "không nên", số "2", chữ "cọc" !
Không nên có nghĩa là ko bắt buộc, có khi xài vẫn đc nhưng sẽ là tiềm ẩn rủi ro trong đó. Nếu xài, tụi nó khuyến cáo là ko quá 2 mối nối vì nếu lớn hơn rủi ro sẽ tăng cao, còn chữ "cọc" đây là chưa rõ cọc gì vì giờ đầy loại cọc nối với các kiểu vật liệu hình dáng chiều dài khác nhau, đi kèm mỗi loại sẽ là sức chịu tải khác nhau.
Tạm thế đã, a e tiếp tục nào...
|
Philipboxy |
|
|
lót gạch chờ thầy Ngọc trả lời
|
53caugiay |
|
|
Cháu xin ý kiến về câu 2:con số trong các tiêu chuẩn của bọn Tây nói chung hầu hết là lấy từ thực nghiệm,thống kê,thực tế.Chữ "NÊN" cháu thấy cũng xuất hiện theo là vì lý do đó.
|
xac suat |
|
|
Cám ơn bạn đã nhắc. Quên béng đi mất.
Ngày xửa ngày xưa, lúc ban đầu khi đóng cọc, nối cọc thì người ta cũng chẳng quan nhiều lắm đến các mối nối. Ngày đó người ta chỉ quan tâm đến các cấu tạo của mối nối và đã đẻ ra các kiểu mối nối cọc như liên kết cứng, liên kết khớp và liên kết lủng lẳng. Với các sơ đồ tính được vẽ trên giấy với trục của các đoạn cọc là thẳng đứ đừ với nhau thì người ta rút ra được các kết quả nghiên cứu này nọ rằng ... bao nhiêu mối nối cũng đảm bảo cả. Thế rồi, phấn khởi hồ hởi đem ra áp dụng thì toi nhiều quá. Thống kê lại thì thấy những cọc có trên 2 mối nối thì toi nhiều hơn rất nhiều. Sau nhiều quan sát và nghiên văn cứu thì họ thấy rằng thực tế nó khác với cái mô hình tính trên giấy quá nhiều. Đa số các cọc có hơn 2 mối nối bị gẫy thì cái trục của các đoạn cọc nó lại không nằm trên đoạn thẳng mà lại lệch nhau quá nhiều. Đặc biệt là trong những cọc mà độ lệch của các trục cọc tích lũy tăng lên theo số lượng đoạn cọc giống như cái hình trên bài số 12 trong tọp pịc này của bạn trungql.
Một lý do khác nữa là các mối nối thường gây ra ứng suất kéo trong quá trình đóng. Với nhiều mối nối thì cái anh ứng suất kéo này nó lại càng dễ mãnh liệt hơn. Mà cái anh ứng suất kéo này thì anh bê tông rất hãi, đặc biệt là cái anh bê tông gần mối nối, nơi mà thường có chất lượng kém hơn những nơi khác trong cọc.
Tuy nhiên, không phải cọc nào có nhiều hơn 2 mối nối đều toi. Người ta nhận thấy rằng, nếu bằng cách nào đó khử đi được các nguyên nhân gây hư hỏng cọc nói trên thì vẫn cứ vô tư. Vì vậy người ta đã không dám cấm sử dụng các cọc có số mối nối lớn hơn 2.
Vì người ta không cấm mà chỉ nói không nên thì cái chuyện sử dụng cọc có hơn 2 mối nối là vẫn có thể được khi cần phải làm. Lúc này, cần làm như sau:
- Cố gắng làm cho trục của các đoạn cọc nằm trên đường thẳng. Để làm được điều nàu thì việc khống chế độ thẳng đứng của đoạn cọc đầu tiên là vô cùng quan trọng. Không nên vì tiến độ cho nhanh mà ấn vèo 1 phát cả đoạn thứ nhất mà cần dừng lại nhiều lần khi đóng đoạn 1 để chỉnh độ thẳng dứng của đoạn cọc. Nếu chẳng may đoạn thứ nhất sau khi đóng xuống mà bị xiên mất rồi thì đừng có cho đoạn thứ 2 thẳng đứng mà nên cho đoạn thứ 2 cũng xiên theo đoạn thứ nhất. Nghĩa là đừng có lót thép khi hàn nối mà nên để cho hai mặt bích áp sát vào nhau.
- Để giảm ứng suất kéo phát sinh khi đóng thì nên dùng các loại búa có trọng lượng phần động lơn hơn. Càng lớn thì càng tốt.
Thế thôi con gà lôi. Đơn giản như con gián.
|
StevenKl |
|
|
Cho 2 lúa như tôi đàm với ạ. Tôi nghĩ chọn cọc thì phụ thuộc:
Chịu lực, giá thành, khả thi,....
Chịu lực thì tôi nghĩ một cái que có hơn 3 khúc thì dễ bị bẻ gãy hơn, trong khi cọc cả thường chịu uốn? Còn phải lo khoản chống ăn mòn cho mối nối, ....
Giá thành thì hẳn càng ít mối nối thì càng giảm được giá thành.
Nói chung là họ khuyên không nên thì cũng không nên lo lắm. Vô danh tiểu tốt góp ý có gì các bác bỏ quá.
|
thanhthuonghm |
|
|
càng ít mối nối thì sự truyền tải của cọc càng liên tục
|
fordthudo1 |
|