Tư vấn thiết kế móng Top Base! - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Tư vấn thiết kế móng Top Base!
Gia đình tôi có một miếng đất nằm trên trục đường Lê Văn Lương, Nhà Bè, chúng tôi dự định xây một khách sạn khoảng 8 - 10 tầng. Và có nhờ 2 đơn vị tư vấn thiết kế, nhưng họ đưa tới 2 giải pháp hoàn toàn khác nhau, giá thành khác nhau. Khiên chúng tôi hơi phân vân.
Một đơn vị họ tư vấn với giải pháp là móng cọc nhồi, một đơn vị tư vấn sử dụng móng Top Base.
Bên Cty tư vấn sử dụng Top Base họ cho thấy chi phí giảm hơn hẳn so với bên cọc nhồi, khoảng 30-40%, thời gian thi công cũng ngắn hơn. Mặc dù thích nhưng chúng tôi hơi lo lắng, không biết có đảm bảo chất lượng, an toàn hay không?
Rất mong các kỹ sư tư vấn giúp chúng tôi:
Móng Top Base là gì?
Sử dụng móng Top Base có đảm bảo chất lượng - an toàn không?
Chi phí xây dựng có thực sự giảm hay không (hay họ cắt giảm khoản nào đó)?
So với móng cọc nhồi thì như thế nào?
p/s: tôi không biết có post bài đúng chỗ không, nếu không đúng, ban quan trị chuyển giúp tôi nhé. Cám ơn nhiều
Có 96 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Chào anh. Tôi cũng có biết chút chút về móng topbase(cty cũ). Nếu mà so sánh chi phí móng nông(móng đơn, băng bè...) với móng sâu (móng cọc...) thì có lẽ phần lớn là móng nông sẽ có giá thành giảm hơn anh ạ. móng topbase cũng là một dạng móng nông. Tuy đến giờ này một số chuyên gia ở Việt Nam không chấp nhận nó nhưng thực tế thì ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình sử dụng móng loại này,và đến giờ vẫn ngon lành. Anh có thể tham khảo công ty TBS(Hà Nội) hoặc TADITS Phương Nam.
http://vitec.net.vn
Thêm một số địa chỉ của các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc
http://www.topbasemethod.com
|
BarbaraEr |
|
|
Dùng Top Base mai mốt nhà bên cạnh mà đào là nhà của bác tiêu
|
xac suat |
|
|
Trời... Không lẽ rủi ro cao vậy ư, thế thì tài sao họ vẫn tư vấn cho tôi được nhỉ. Mà nguyên nhân do đâu vậy?
|
ngoduong89 |
|
|
Tư vấn phải nên ra ưu và khuyết điểm nữa chứ , toàn show những cái tốt ra thì pó tay . Bác thử hỏi bên đó xem họ trả lời ra sao
|
ClintomEa |
|
|
Nhà 8-10 tầng nên làm móng cọc cho chắc anh ơi. Anh xem các hồ sơ địa chất các nhà xây trước gần đó coi có hiện diện lớp sét nào trong tầng đất hok. Nếu có sét thì sẽ có lún dần theo thời gian, móng cọc (móng sâu) là chống lún tốt nhất rồi đó. Móng nông cho dù có thỏa về mặt chịu lực, nhưng về lún lâu dài khó mà biết chuyện gì xảy ra. Và lại chi phí móng cọc thường tầm 30% tổng giá công trình. Top base hoặc ngay cả móng bè cọc thì người ta vẫn chưa nghiên cứu nhiều.
Muốn đưa ra được giá thành của móng, thì công việc trước tiên của người thiết kế là phải biết lớp đất ở đó như thế nào.
|
plantandzombi |
|
|
Xây nhà trọn gói đang là xu hướng xây dựng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời cho gia chủ. Đặc biệt bạn được miễn phí thiết kế nhà Hải Phòng khi Xây trọn gói. Và được tặng tủ bếp (free Thiết kế và thi công nội thất) |
Luckyman
|
|
|
Sáng nay tôi có điện cho họ, thì họ tư vấn cụ thể như sau:
Do khu vực nhà tôi là nền đất yếu, nên phương pháp hay sử dụng trong khu vực là móng cọc.
Họ tư vấn sử dụng Top Base để gia có nền đất yếu này, đồng thời kết hợp cọc (số lượng ít hơn) nên giá thành giảm nhiều và phương pháp thi công đơn giản hơn.
Tôi có hỏi vấn đề khi nhà khác đào giống như bác nói bên trên có ảnh hưởng gì không, thì họ cam đoan là không vấn đề gì, họ còn khẳng định công nghệ Top Base này có thể áp dụng cho những công trình lên tới 30 tầng..vì thế với khoảng 10 như của gia đình tôi không vấn đề gì.
|
moaza12vs |
|
|
Xin nói thêm để bác hiểu thêm về Top Base để bác có thể tự tin hơn khi áp dụng nó cho công trình của bác:
Top - Base là gì?
Top Base (móng phễu) - phương pháp gia cố nền đất yếu: là phương pháp đặt các khối bê tông hình phễu trong nền đá dăm lên nền đất yếu. Làm tăng khả năng tiếp nhận tải trọng của đất nền để giảm độ lún của đất nền và thời gian kết cố của đất
Ưu điểm của móng Top Base là gì? (mấy ưu điểm này, chắc dân kỹ thuật nắm rõ hơn bác)
- Các khối bê tông hình phiễu đặt trên nền đất yếu xung quanh chèn một lớp đá dăm làm cho độ lún cố kết giảm tối thiểu từ 1/10 – 1/2, đồng thời làm tăng khả năng chịu tải của nền từ 50% -200%
- Ngăn cản chuyển vị ngang của lớp đất yếu và làm giảm khả năng giãn nở dẫn đến giảm độ lún móng của công trình , và phân phối ứng suất bên dưới đáy móng đều hơn dẫn đến tăng khả năng chịu lực của nền.
- Rút ngắn thời gian thi công móng công trình xuống ½ thời gian
- Giảm từ 30% - 60% giá thành
- Thi công đơn giản, thuận tiện, không cần thiết bị, máy móc đặc biệt
- Có thể thi công ở nơi chật hẹp, không ảnh hưởng tới công trình liền kề,
- Thân thiện với môi trường
- Giúp công trình ít hư hại hơn hẳn khi có động đất ( báo cáo khảo sát về thiệt hại sau trận động đất năm 1995 tại KoBe-Nhật Bản)
Áp dụng Top Base ở Việt Nam?
Hiện nay, ở Việt Nam áp dụng công nghệ đã được cải tiến từ Hà Quốc( Top Base sẽ được đổ bê tông trực tiếp tại công trình thông qua các phễu nhựa)
Đã có trên 30 công trình ứng dụng Top Base như: Khu du lịch đảo Hòn Dấu – Đồ Sơn – Hải Phòng, Nhà ga du thuyền – Tuần Châu – Quảng Ninh, Trường quốc tế Thăng Long, tòa nhà South Building – TP.HCM, trường Cao Đẳng Nghề Công Nghệ Licogi, và một số công trình, dự án trọng điểm khác…
Ở TP.HCM, công nghệ Top Base tốt nhất cho các công trình trên dải đất yếu như quận 2, 4, 6, 7, 8, 9, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ…
Hiện tại, ở Việt Nam chỉ có 2 công ty áp dụng công nghệ này vào tư vấn thiết kế. Đó là Tadis và Licogi 16.8. Tadis là đơn vị đưa công nghệ này vào VN, còn Licogi 16.8 là công ty được chuyển giao công nghệ.
Vì bác ở trong nam này, nên có thể bên tư vấn thiết kế cho bác là LICOGI 16.8
|
trannguyen1602 |
|
|
Bạn có thể đưa hồ sơ khảo sát địa chất, hồ sơ mặt bằng hiện trạng, hồ sơ thiết kế của nhà bạn lên đây được không?
Đừng ngại, những mẫu thiết kế này có vô vàn trên Internet, chúng tôi là những nhà thiết kế không thiếu gì, bạn nên share đi thì mới nhận lại được lời khuyên tốt.
|
opera |
|
|
Căn cứ vào đâu mà bác nói là các chuyên gia ở VN không chấp nhận nó, tui thấy bàn tán cũng khá nhiều Top Base đó chứ
|
thanhtinh |
|
|
Vì là can thiệp quá sâu vào lớp mặt tiếp xúc của đáy móng với nền (gần như là thay thế hết) nên nhiều người cũng lúng túng khi dùng nó. Nhiều người trên room bàn ra có, tán vào có. Bạn đọc và biết rồi mà.
P/S: Bạn nên dùng 1 nick thôi.
|
hyutars |
|
|
Chúng tôi nên liên hệ ai để có hồ sơ khảo sát địa chất? Và có phải mất chi phí gì không?
|
hiepsitayto |
|
|
Không hiểu ý bác!
|
terrydoa |
|
|
Bạn đúng là chủ nhà chứ?
Nếu đúng là người bỏ tiền ra mà không biết đã bỏ ra để làm cái gì thì hơi lạ.
Bạn xem lại các HD bạn đã thuê người làm những cái gì. Nên nhớ bạn là chủ.
|
noithatap |
|
|
hè hè, kHông tin bác đọc lại các topic có bàn luận về topbase đi, Hỏi thêm một số thầy ở Đại Học Xây Dựng nữa
|
test0032 |
|
|
Đơn vị tư vấn thiết kế thì mỗi người có một cách làm, và phương án khác nhau. Với nhà 10 tầng như của bác tốt nhất là nên làm theo phương án truyền thống là sử dụng móng cọc.
|
Freddievaw |
|
|
Cái gì cũng có phạm vi sử dụng hết bác à . Đại loại là cái Top Base này cũng kiểu như dạng gia cố nền đất yếu mà thôi , và nó cũng thuộc dạng móng nông -> công trình kế bên bác sau này giả sử có đào hầm móng này nọ thì ko phải cái móng nhà bác bị toi à ! Bên đó trả lời thế thì cũng chịu , vì tiền mà bất chấp mọi thứ .
|
profil7 |
|
|
Tôi hơi ngạc nhiên điều bác nói! Có thể bác chưa nắm bắt hết được nội dung họ trả lời cho bác.
Vấn đề nhà kế bên đào không ảnh hưởng gì thì bất kỳ đơn vị tư vấn nào cam đoan chưa hẳn là đúng. Bất cứ móng nào cũng ảnh hưởng khi kế bên đào. Chỉ ko ảnh hưởng khi trước khi đào họ sử dụng cọc vây lại. Mà ông nào đào hầm cũng phải làm thế.
Thực ra, với vị trí công trình như bác sử dụng Top Base được, giảm chi phí (nền đất, khối lượng..).
|
profillink10 |
|
|
Tôi thấy Top base được sử dụng nhiều ở Nhật Bản, Hàn Quốc một thời gian dài và chất lượng đấy chứ. Vậy tại sao các KS VN lại không chấp nhận nhỉ, phải chăng ngại thay đổi?
|
Vincentpype |
|
|
Thực tế mà nói thì bác không tận mắt thấy, mà tôi cũng không tận mắt thấy ở Nhật và Hàn Quốc áp dụng topbase nhiều như thế nào. Ưu điểm thấy rõ nhất của topbase đó là chống động đất và chịu tải trọng động rất tốt. Có lẽ vì Nhật và Hàn hay có động đất hơn Việt Nam. Nguyên lý của topbase cũng giống như bánh xích xe tăng. Chống lún tức thời rất tốt, nhưng mà lún dài hạn thì... Cái này còn phải nghiên cứu nhiều.
|
GeraldKr |
|
|
Tôi chẳng hiểu bác như thế nào, tôi không là chủ nhà thì lên đây nhờ các bác tư vấn làm gì. Nếu tôi là chủ đầu tư thì đã có đội ngũ làm dự án lo rồi, đâu phải lọ mọ thế này.
Tôi không có tý kiến thức nào về xây dựng nên mới nhờ các bác tư vấn, cần làm những gì và không biết làm sao mà, mong rằng không biết nhiều thì ít đủ để biết rằng cty tư vấn nó không bùa tôi chứ.
Rồi đến "hồ sơ khảo sát địa chất" gì đó, tôi đang tham khảo để tìm hiểu và không biết làm sao mà mà, mong các bác giúp
|
test0032 |
|
|
bác thuê một công ty tư vấn chuyên khảo sát địa chất.
họ sẽ xuống công trình và khoan một vài lỗ khoan.
rồi họ lấy mẫu đất về làm thí nghiệm---> ra những thông số cần thiết để thiết kế nền móng cho công trình.
KHi thiết kế bắt buộc phải có hồ sơ này .
|
trangyu lan |
|
|
Top-Base là một giải pháp xử lý nền đất yếu, làm tăng khả năng tiếp nhận tải trọng của đất nền, làm giảm độ lún của nền và thời gian cố kết của đất.
Kỹ thuật móng Top-Base đã được ứng dụng ở Nhật và Hàn Quốc cho hàng nghìn công trình, nhiều chung cư cao 17- 20 tầng, thậm chí cao đến 30 tầng đã được xây dựng trên nền móng Top-Base mà không cần dùng cọc.
Khi xảy ra động đất, các công trình trên nền Top-Base ít bị hư hại, trong khi các công trình bên cạnh đó bị hư hại nhiều hơn (trích báo cáo khảo sát về thiệt hại sau trận động đất năm 1995 tại KoBe-Nhật Bản.)
Top-Base quá trình lún cố kết kết thúc nhanh (khoảng 100 ngày sau khi chất đủ tải) do đó, khi thi công xong phần thân nhà thì móng Top-Base đã kết thúc quá trình lún, không còn ảnh hưởng đến khai thác sử dụng công trình.
Móng Top-Base đã được triển khai ở Việt Nam từ năm 2008. Đến nay đã có trên 10 công trình ở Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh…ứng dụng công nghệ này đạt hiệu quả tốt.
Giải pháp hiệu quả nhất đối với xây nhà nhiều tầng trên nền đất yếu của Việt Nam là phối hợp móng nông có gia cố Top-Base với một số cọc để vừa tiết kiệm cọc giảm thời gian thi công, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phương pháp Top – Base là phương án đặt các khối bê tông hình phễu trong nền đá dăm lên lớp đất yếu. Các khối bê tông hình phễu này được đổ tại chỗ, độ lún cố kết giảm từ 1/10 – 1/2 hoặc nhiều hơn, đồng thời làm tăng khả năng chịu tải của nền từ 50% -200% hoặc nhiều hơn so với nền đất ban đầu chưa được xử lý.
Phương pháp Top – Base có tác dụng ngăn cản chuyển vị ngang của lớp đất yếu và làm giảm khả năng giãn nở dẫn đến giảm độ lún móng của công trình, và phân phối ứng suất bên dưới đáy móng đều hơn dẫn đến tăng khả năng chịu lực của nền
Các công trình cụ thể được ứng dụng móng Top – base ở Việt nam :
1. Khách sạn 32 Lò Sũ – Khu phố cổ Hà nội cao 12 tầng
2. Chung cư OCEAN VIEW cao 24 tầng , tại Phước tỉnh, Long Điền
Bà Rịa – Vũng tàu
3. Trường Quốc tế Thăng Long – Khu Bắc Linh Đàm Hà Nội cao 6 tầng
4. Khách sạn Phù Đổng Thanh Hóa , cao 11 tầng
5. Khu du lịch Đảo Hòn dấu ( Đồ Sơn – Hải Phòng )
6. Trụ sở Tổng công ty CONSTREXIM cao 16 tầng
7. Salon Auto Minh Chánh DTXD 1400m2
8. Khu văn phòng cho thuê – Khu đô thị PG , Hải Phòng cao 5 tầng
9. Nhà sách –Văn phòng phía nam của Viện khoa học và Công nghệ quân sự 14 tầng tại 60 Đường Trường sơn , Quận Tân Bình , Thành phố Hồ Chí Minh.
10 Chung Cư – Văn phòng Nam An cao 21 tầng , có 1 tầng hầm , tại Quận Bình Tân , Thành phố Hồ Chí Minh.
TÍNH ƯU VIỆT CỦA PHƯƠNG PHÁP TOP – BASE
1 – Ưu điểm về giá thành : Ứng dụng phương án móng Top – base có thể rút ngắn thời gian thi công móng công trình chỉ còn ½ thời gian và chi phí phần móng chỉ còn 60% - 70% so với các phương án móng khác như móng cọc, móng bè, móng băng …
2 – Các ưu điểm về chất lương :
+ Đảm bảo an toàn cho tải trọng đặt trên nền đất yếu
+ Giảm độ lún tổng thể và lún lệch của công trình, đồng thời tăng khả năng chịu tải của nền ban đầu
+ Hoàn toàn loại bỏ được ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng do tiếng ồn và chấn động gây ra
+ Có khả năng thi công ở nơi chật hẹp ngay cả trong công trình đã xây dựng
+ Thi công tiện lợi không cần thiết bị đặc biệt
+ Tiến độ thi công nhanh qua đó giảm tiếp được giá thành xây dựng
+ Thân thiện với môi trường
PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP MÓNG TOP-BASE
Phương pháp Top-base được ứng dụng rộng rãi để xử lý nền cho các công trình dân dụng và công nghiệp, các công trình giao thông vận tải và thông tin liên lạc như :
+ Công trình liên quan tới bảo vệ môi trường: bãi san lấp chất thải, nơi xử lý chất thải
+ Nhà dân dụng bao gồm thấp tầng và cao tầng
+ Nhà công nghiệp
+ Bể chứa, bồn chứa, các công trình xử lý chất thải
+ Các công trình giao thông và thông tin liên lạc như : Đường và các công trình liên quan , hệ thống cáp ngầm …
Với tính ưu việt về giá thành, độ bền vững và phạm vi ứng dụng rộng rãi của phương pháp Top-base. Móng Top-base sẽ ngày càng được phát triển rộng rãi trên thị trường xây xựng Việt nam, nhất là ở các vùng đất yếu
|
ArthurGip |
|
|
Một số thông tin về địa chất khu đất Nhà Bè :
Địa chất khu quy hoạch nằm trong mảng địa chất chung của khu vực Nhà Bè-Bình Chánh, có đặc điểm mềm yếu, cấu tạo bởi trầm tích Eluvi bồi tích đệ tứ.Ở một vài nơi có dân cư sinh sống, trên mặt là lớp đất đắp với thành phần gồmcát, sét, đá dăm, sỏi thực vật dày khoảng 1m. Còn lại địa chất khu vực hầu hếtcó cấu tạo địa tầng 03 lớp đất chính như sau:
+Lớp 1: Lớp bùn sét hữu cơ màu xám đen, trạng thái mềm, lẫn cát và câymục, bề dày trung bình là 0,8m.
+Lớp 2: Lớp cát sét màu xám đến vàng cứng vừa dày khoảng 1m.
+Lớp 3 : Lớp sét màu xám xanh, trạng thái dẻo nhão, bề dày trung bình4m.
• Nhìn chung tình hình địa chất khu vực này đất mềm yếu, đất nền có độ ẩm cao,lại chịu ảnh hưởng của sông rạch nên chế độ thủy triều diễn biến phức tạp. Cầncó biện pháp xử lý thích hợp để làm tăng độ ổn định của công trình, giảm lúnnền đường.
•Sức chịu tải của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,7kg/cm2.
•Do nền đất yếu, sức chịu tải của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,7kg/cm2,vì vậy để antoàn cho công trình xây dựng chung cư và các công trình lân cận, Chủ đầu tưchú trọng gia cố nền móng vững chắc bằng cách đóng cọc nhồi bêtông, vvv
…
|
DonaldMi |
|
|
Có vài hình ảnh thí nghiệm về độ lún dài hạn, hy vọng sẽ cải thiện suy nghĩ của bác về Top Base:
>
>
>
>
>
|
ngoctrinh |
|
|
Hỏi các bác hoài về cái công nghệ Top Base mà vẫn chưa thông được. Vẫn chưa quyết định có chọn nó hay không.
Tôi vẫn không hiểu tại sao Top Base lại giảm giá thành?
|
nguyentrungata |
|
|
Chủ đề tóc bết này đã có 1 mục to tướng rồi:
http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=7327
Chủ nhà muốn tìm hiểu thì phải tự đọc thôi.
Còn để kết luận có giảm giá thành hay các vấn đề đại loại cho 1 công trình cụ thể, thì phải đặt bút tính; chủ nhà muốn biết rõ về cái móng của tôi thì nên cho 1 cái giá thì sẽ biết ngay thôi.
Chủ nhà tạo điều kiện cho anh tôi kiếm ít tiền trong thời buổi khó khăn...
|
MrAn12345 |
|
|
Chắc là ko cải thiện được rồi. Vì tôi đã làm 2 năm về móng tobase rồi đấy ạ. Còn làm cả móng bè cọc topbase nữa cơ ạ. Mấy cái hình này lấy trong catalogue chứ gì. Thú thực thì tôi cũng không phủ nhận tác dụng của topbase, nhưng để nhiều người hiểu và tin tưởng áp dụng nó thì ngoài một số thí nghiệm nén hiện trường ngắn hạn ra chắc phải thêm mấy cái như trong cái hình của bác nữa.
|
hyutars |
|
|
Khu đất của bạn với địa chất lớp bùn dày 30 mét trở lên . Top-base không kết hợp thêm cọc thì thường công trình vẫn lún phà phà . Đơn giản top base chỉ gia cố nền đất yếu với độ sâu đất yếu không lớn . Nó cũng tốt hơn ít so với móng cừ tràm ; hay cọc cát ; cát đệm ---- Nhưng nó không bằng pp Móng sâu .Thiết kế top-base tựa như phao nỗi trên mặt nước với lớp bùn dày tới 30 mét . Công trình bể Xử lý nước thải công nghiệp lớn như thế . Khi dùng móng Top -BAse thì sau 5 năm nó vẫn lún gần 1 mét . Lý do dưới lớp đất gia cố top-base vẫn là bùn .
Với công trình 5-10 tầng . Dùng cọc Ly tâm giá cũng có khi rẽ hơn hoặc bằng top -base và chắc chắn yên tâm gấp 100 lần so với top-base .
Top - Base chỉ thí nghiệm nén hiện trường bằng bàn nén và không thể đánh giá cao về khả năng chịu lực của móng . Thí nghiệm nén hiện trường này cũng chỉ là bàn nén đơn giản thôi . Và khi tải trọng truyền xuống top- base tại mỗi cột khác nhau thì cái khả năng chịu lực cũng như ứng xử giữa bản móng với nền top - base mỗi nơi mỗi khác . Không thể tiến hành thí nghiệm tất cả vị trí vì giá thành sẽ cao . Với cọc ép thì chỉ cần ép tim nào thì biết tải tức thời tim đó và thí nghiệm nén thử tĩnh mang tính chất an toàn và độ tin cậy cao hơn nhiều .
Trình độ thiết kế và bố trí lượng cọc xuống móng cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm cũng như kỹ năng của ks nữa . Vì thế tốt nhất phải cẩn thận vì nhà quan trong nhất là nền móng . Rẽ quá có khi mang họa mà mắc quá thì người ta cười cho và tốn tiền vô ích .
|
thanhtruc |
|
|
Với những vùng đất như khu vực xây dựng công trình của chủ topic thì Top Base pải kêt hợp thêm cọc. vừa tăng khả năng chịu lực, đồng thời tránh được hiện tượng "trôi" Top Base. Cần có cọc, đó là điều tất yếu khi bất cứ KS nào thiết kế áp dụng Top Base trong trường hợp này.
Bạn nói công trình bể xử lý công nghiệp nào bị lún 1m trong 5 năm khi sử dụng Top Base, phải chăng KS đó không sử dụng cọc, bạn nói rõ hơn về công trình đó được không, cho chủ topic và anh tôi tham khảo luôn thể,
|
Robertbura |
|
|
1.Trước hết, bác phải cho khoan khoảng 2 lỗ (khoan địa chất). Thuê đơn vị ksđc làm ăn đàng hoàng để có số liệu chính xác.
2. Chưa có số liệu địa chất mà 2 đơn vị nào đưa ra được giả pháp móng cọc nhồi, topbase mà lại so sánh được giá nữa quả là phi khoa học. Bác không nên chọn 2 ông tư vấn này nữa.
3. Sau đó bác phải chọn 1 chuyên gia giỏi về kết cấu để tư vấn phương án móng cho bác.
4. Giải pháp gia cố nền topbase tôi cũng có giám sát rồi. Tuy nhiên, với công trình tải trọng lớn và nền đất dưới yếu (sét mềm, bùn nhảo như vậy) thì độ lún có nó lớn -> nguy hiểm. Các bác biết độ sâu ảnh hưởng lún của nó đến 5-6m dưới đáy móng đấy.
|
RaymondEr |
|
|
Các bác "kết cấu" cứ dùng tư chuyên môn cao siêu, làm người ngoại đạo cực kỳ khó hiểu.
Em mạo muội ví dụ thế này nhé: Bác cứ coi cái nhà của bác như một cái hộp diêm. Bác sẽ có 3 cách dựng hộp diêm như sau:
a) Đặt mặt bằng (cho mặt có nhãn hiệu hãng diêm ngữa lên trên) - móng tiếp xúc với nền nhiều nhất. Chiều cao tòa nhà rất thấp, rất "lùn" hơn so với mặt bằng.
b) Đặt mặt bên (cho mặt có thuốc quẹt diêm làm đáy) - mặt bằng móng dài và dẹt, nhưng chiều cao tòa nhà vẫn thấp hơn chiều dài móng và có cao hơn so với chiều rộng móng.
c) Đặt mặt đứng (cho mặt rút hộp diêm làm đáy) - mặt bằng móng quá nhỏ so với chiều cao công trình.
Nhà bác có thể thuộc dạng thứ 2.
Bây giờ có mấy loại móng như sau:
1) Móng cọc: cọc nhồi, cọc vuông, cọc tròn, vv được dân xây dựng gọi là móng sâu. Khi này cái cọc nó cắm vào lắp đất tốt sâu 30-50m ở dưới đó, nên loại móng này đảm bảo nhà không bị lún.
2) Móng bè: (như cái bè để cho cái nhà nó "nổi" lên trên lớp đất yếu, lớp đất yếu như là nước vậy). Loại móng này phải chấp nhận có lún. Vấn đề là lún có ảnh hưởng đến khả năng sử dụng công trình hay không. Có thể sau khi làm móng bè vài năm, cả căn nhà nó lún xuống 10-20cm, thì vẫn xài được. Đó là lý do vì sao móng bè vẫn là một giải pháp móng được sử dụng. Móng bè thích hợp cho dạng nhà "a", có thể được cho dạng nhà "b" (như nhà của bác) và không thích hợp cho dạng nhà "c".
3) Móng bè truyền thống thì đáy của nó bằng bê tông trơn tuột, nó không có gai. Nên độ bám nó không tốt, nó không "mời" được mấy ông "ứng suất" nhàn rỗi trong đất hùn sức làm việc với nó. (Kiểu như khi thả mồi câu xuống mà cá không xúm vào ăn vậy thôi).
4) Móng bè có gai, như cái móng top-base, thì nó có thể mời thêm mấy mét đất (theo như mấy cái hình quảng cáo ở trên thì chỉ vài 3 mét chiều sâu) cùng góp sức. Như thế so với móng bè trơn, thì móng top-base có hiệu quả hơn một tí chút - chính như là phần "ưu điểm" của cái quảng cáo ở trên đã nói.
5) Móng bè hay top-base, vì không phải khoan sâu, tốn nhiều cọc, tốn thời gian thi công, nên nó rẻ hơn so với móng sâu và nó phải chấp nhận khả năng bị lún.
6) Với độ sâu đất yếu đến 30-50m, thì hiệu quả ứng suất chỉ 3m của móng top-base không có mấy ý nghĩa, chẳng qua hơn cái móng bè truyền thống (trơn) một chút mà thôi.
7) Dạng móng top-base thích hợp cho các nền chịu tại lớn và phẳng kiểu như sân nhà kho, bãi container, vv,.
8) Với nhà của bác, bác có thể chọn móng bè dạng top-base và với điều kiện có thể bị nghiêng, nếu nhà hai bên chưa xây hoặc một bên đã xây cao, còn một bên thì nhà cấp 4. Hoặc nhà của bác sẽ húc vào nhà bên phải, né nhà bên trái để tụt xuống vài mươi phân.
9) Móng top-base vì không khắc phục được lún (như đã nói ở mục 8), nên các kỹ sư mới phải đưa thêm ("kết hợp") với móng cọc.
10) "Rẻ thì có rủi ro, đắt thì ăn chắc". Không có gì "vừa ngon, vừa bổ, vừa rẻ". Móng top-base cũng chỉ là một thứ "hàng hóa" giúp cho sự lựa chọn của các khách hàng là Kỹ sư xây dựng. (Kiểu như xe atilla có ưu điểm mà xe air-blade không có, xe Tàu có ưu điểm mà xe Nhật không có). Nếu đúng top-base mà "vừa ngon, vừa bổ, vừa rẻ" thì người ta đã sử dụng nó rộng rãi, khỏi phải quảng cáo nhiều mà vẫn còn rất ít công trình sử dụng tại Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật bản, còn tại EU hay USA thì hiếm có công trình được sử dụng đâu bác ạ.
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Tôi có dự định xây dựng 1 khách sạn 3* khoảng 10 tầng, trên diện tích đất là 8x30m, trục đường Lê Văn Lương, Nhà Bè.
Tôi có gửi yêu cầu như thế nhờ 2 công ty tư vấn thiết kế và yêu cầu báo giá. Nhận được báo giá tôi thấy có sự chênh lệch, tôi tìm hiểu thì được biết giá thành chênh lệnh chủ yếu là do móng. Do vậy tôi hỏi rõ thì được kết quả như sau:
Cty A: sử dụng cọc nhồi làm móng, loại D800: 14 x45 = 2,4 tỷ
Cty B: Top base kết hợp cọc nhồi, loại D600: 10x40 + 4x35 = ~ 1,2 tỷ, cộng với chi phí Top Base: 400 triệu, tổng là 1,6 tỷ
Vậy giữa 2 phương án này, phần móng đã chênh lệnh khoảng 800 triệu (hơn 35%), một số tiền không nhỏ nên tôi rất lưu tâm.
Vì thế tôi mới nhờ các bác tư vấn khi sử dụng Top Base, cái lợi về giá thành thì nhìn thấy rồi, vấn đề tôi vẫn rất lăn tăn về chất lượng. Top Base có phù hợp hay không?
|
puma12 43 |
|
|
Bạn đã có số liệu địa chất công trình chưa. Nếu chưa có thì cái báo giá của hai công ty này sẽ giống với việc báo giá đi tua du lịch mà chẳng nói rõ là sẽ du lịch ở đâu và sẽ được làm gì khi đi du lịch. Vậy mà bạn lại xúc động mãnh liệt với cái giá thấp hơn. Có một cách du lịch rẻ nhất đó là ...ngồi ở nhà. Nó chênh lệch giảm đến 100%.
|
Alvarogime |
|
|
Chênh lệch ở trên là do: đường kính và chiều dài cọc nhồi:
Số lượng vì vẫn là 14 cọc, chiều dài thì anh Top-base bớt đi 5m và 10m. Đường kính thì anh Top-base bớt từ D800 xuống D600.
a) Ở đây có sự khác nhau về mức độ an toàn đối với tải trọng lên cọc. Cọc nhồi của anh "Top-Base" chỉ cắm sâu có 40m-35m, trong khi anh "Móng sâu" cắm 45m, do không có địa chất nên chẳng biết cắm 45m hay 40m thì đụng tầng đất cứng. Nếu quy về cùng một độ sâu cắm cọc thì hai anh này cũng sẽ dùng D600 hoặc D800 như nhau, vậy không còn sự chênh lệch về giá nữa rồi. Chủ nhà hãy yêu cầu anh "Móng sâu" kiểm tra với độ sâu 40m xem có OK không và hãy yêu cầu anh "Top-base" kiểm tra với độ sâu 45m xem có OK không.
b) Anh "Top-Base" chỉ làm việc tối đa ở đoạn 5m đầu tiên dưới đáy móng, không có khả năng tăng sức chịu tải đầu mũi cọc (ở độ sâu 35-40-45m). Vậy may ra sử dụng top-base phần nào đó có thể giảm số lượng cọc thôi, chứ giảm chiều sâu đóng cọc thì là do "ăn gian" vào hệ số an toàn như đã nói ỏ mục a.
|
hiepsitayto |
|
|
Làm cái phương án rẻ có khi phải bỏ thêm 10 tỷ nữa để mà dọn cái đống bầy nhầy còn lại sau khi thực hiện phương án B. Chưa có dữ liệu địa chất mà đưa phương án như thật vậy
|
AlbertDOB |
|
|
Đây là kết quả hồ sơ khảo sát địa chất:
- Lớp 1 - Từ 0-25m : Bùn sét xám xanh đen, trạng thái chảy.
- Lớp 2 - Từ 25-27,30m : Sét xám trắng, vàng, xám nâu, trạng thái dẻo mềm SPT N30=1-9.
- Lớp 3 - Từ 27,30-41,30m : Sét nâu - xám trắng, nâu vàng. Trạng thái nửa cứng - cứng. SPT N30=(Biến thiên tư 23-30-26).
- Lớp 4 - Từ 41,30-70m : Cát pha, xám tro, xám trắng - nâu vàng. Trạng thái dẻo cứng. SPT trung bình N30=33.
|
Roberter |
|
|
Cái này làm cọc ép 300x300 hoặc 350x350 dài khoảng 30m - 35m cũng không đắt lắm. Làm topbase chắc không ổn, độ lún lớn lắm (bùn mà)
|
Arthumters |
|
|
Tốt. Như vậy là đã có tài liệu địa chất công trình.
Tiếp đến là câu hỏi: Khu vực này trước đây như thế nào, là ruộng hay đầm lầy có cao độ mặt đất tự nhiên là bao nhiêu ? Khu vực này đã tiến hành san lấp với bề dày là bao nhiêu mét và dự kiến sẽ san lấp tiếp là bao nhiêu ?
|
Donaldsor |
|
|
Rất cám ơn bác, nhưng bác càng hỏi, tôi càng chẳng biết gì
|
phuonganh12 |
|
|
Cái bề dày san lấp này lẽ ra mấy chú tư vấn phải biết hoặc phải tìm hiểu bởi vì nó là một trong các tham số cần thiết để thiết kế công trình.
Cái nền đất đắp đó sẽ gây lún dẫn đến kéo cái nhà đặt trên nó sẽ lún theo. Nếu nhà đặt trên cọc thì cái nền đất bị lún do tải đất đắp sẽ vít vào cọc làm cho cọc phải chống đỡ nó dẫn đến cái khả năng chịu của cọc cho tải cái nhà sẽ giảm đi.
Nếu không biết cái này mà cứ mắm môi mắm lợi làm thì sẽ có ngày phải đi dọn đám bầy nhầy như thằng cha có tên là Oánh nhau đã bẩu đấy.
|
Amen1402 |
|
|
Bác chủ nhà đã không biết gì, gặp bác tư vấn kiểu chung chung, kiểu "cũng không đắt lắm"... "chắc không ổn" thế này khác gì đánh đố bác chủ nhà. Nếu mà bác đang còn mơ hồ thì khoan hãy tư vấn.
|
tandc128 |
|
|
Tôi là chủ nhà chứ có phải tư vấn thiết kế đâu bác, vậy tôi có phải hỏi thêm bên tư vấn điều này không. Tôi thiết nghĩ, họ có cơ sở rồi mới giám đưa ra giải pháp + báo giá cho tôi đấy chứ. Vấn đề là giải pháp đó hợp lý và tối ưu hay chưa, quả thật, đây là điều đang mong các bác tư vấn giúp tôi.
|
ngoduong89 |
|
|
Theo kinh nghiệm thì có nhiều tư vấn bỏ qua cái tải đất đắp dẫn đến nhiều nhà ở các vùng vốn là sình lầy (Quận 2, Q. 7) được tôn nền bị nứt và hư hỏng lắm. Tôi chán với các kiểu hư hỏng này lắm rồi vì cứ phải đi sửa và được nghe tư vấn cãi là không thấy trong tiêu chuẩn mặc dù tiêu chuẩn đã nêu rõ ràng ở mục tính lún ảnh hưởng (móng nông) và ma sát âm (móng cọc).
|
muadem116 |
|
|
Trả lời chính xác thì phải tính KC, dự toán bác ạ
|
Arthumters |
|
|
Hì hì. Không biết và không biết gì là có khác nhau lớn đấy nhé.
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Nếu thế thì cái hợp đồng của bác cần đưa vào cái điều khoản bảo lãnh đền bù do thiết kế mà công trình có thể bị lún sụt! Với công trình ở Q7 thì chiều dày đất yếu từ 25-35m thì dùng cọc BTCT cho nó lành, nếu thiết kế tốt thì cũng tiết kiệm khá tiền, chứ đổ vào cái top base có khi lại sống dở chết dở đấy nhé.
Cứ theo cái bài 25 thì cái top base chỉ được mỗi một việc là có thể phân bố độ lún trong công trình đều hơn (cái này do tăng độ cứng cái base thôi) chứ hoàn toàn không có cái nhiệm vụ cải tạo nền hoặc giảm độ lún đâu nhé!
Ngoài ra cái việc đào đất đi ở hình (d) đã là việc dỡ tải (tức làm OC cho cái nền bên dưới rồi). Cái động tác này thì bất cứ cái móng nông đều có thể thực hiện được chứ chẳng phải mỗi top base.
|
hyutars |
|
|
Hihi, to NCO, tôi viết từ trưa tới giờ rồi bỏ đi, mà vẫn cứ théc méc, không hiểu cái ông móng xích xe tăng (top-base) này nó làm việc kết hợp với mấy cái cọc bằng cơ chế gì. Hay là ông thiết kế Top-Base bớt đi vài mét cọc để rồi sau này ="cọc và móng" cùng lún đều??. Nếu mà dự báo lún được cỡ đó thì siêu phàm quá nhỉ. Nếu không thì, không nứt nhà mới lạ.
Cái nhà này nếu không làm cọc nhồi, hay cọc vuông thì, với mặt bằng như thế, nên làm cọc tròn có thể là kinh tế và đảm bảo nhất. Khu quận 7 có nhiều nhà máy cọc tròn giá rẻ thui mà.
|
Robertvove |
|
|
Làm nhà 10 tầng ở địa chất đất yếu như quận 7 mà dùng TOPBASE thì cũng đáng ngại đấy. Việc kết hợp bài toán giữa cọc với TOPBASE cũng chưa ổn đâu.
Là người sản xuất ra phễu nhựa để bán tôi cũng rất muốn bán được nhiều, để kiếm lợi nhiều hơn nhưng cũng phải nhìn nhận 1 cách nghiêm túc, khách quan những tư vấn cho bạn về áp dụng topbase cho công trình của bạn nó chưa ổn.
Giả thuyết lấy 1 tấm thép có độ cứng tuyệt đối rồi dùng máy cắt dây cắt 1 đường hình cái phễu sau đó phía trên đặt lực Ptải. Phía dưới đặt kích thuỷ lực rồi quan sát thấy:
1. Với độ lún a = cons thì áp lực dầu Pdầu x tiết diện xi lanh của kích = Ptải.
2. Bỏ qua đường cắt dây trên tấm thép kết quả vẫn như vậy
(xem hình đính kèm)
Kết luận sơ bộ:
Móng phễu khả năng kháng lún cũng như móng bè thôi.
Mọi người comment thêm nhé
|
Arthumters |
|
|
Bổ sung điều kiện cho cái tô đỏ để cho rõ ràng hơn đó là:
Độ lún của chúng sẽ gần như nhau khi mà độ sâu chôn móng và bề rộng của móng và tất nhiên là cả tải trong của chúng là như nhau.
|
ArthurGip |
|
|
Theo bác, với diện tích đất của bác chủ nhà ( 8x30m) thì làm sao sử dụng được cọc ly tâm. Tôi tính sơ sơ thế này, công trình 10 tầng thì lực tải xuống cọc khoảng 300 tấn, nếu bác sử dụng ly tâm thì cần khoảng 600 tấn để ép cọc => cần tới 150 cục đối trọng, vậy còn chỗ nào để máy xoay sở tiến hành ép chứ. Rất khó khăn trong việc thi công đó bác.
Với lợi thế thi công, Top Base trong trường hợp này thi công sẽ đơn giản và hiệu quả hơn nhiều,
|
quyetthang122 |
|
|
Ép 1 không được thì cho ép nhiều cọc cho 1 đài. Bác này hay nhỉ? Chứ bác thi công topbase lún dữ dội thế làm sao an toàn được. Cái đất nền toàn bùn là bùn mà. Theo tôi biết có cái chung cư thu nhập thấp gì đó ở sadec sử dụng cái này lún nứt tường toe loe đấy thôi.
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Bản thân bác chủ nhà đã có báo giá của bên tư vấn thiết kế, bác ấy chỉ lăn tăn về Top Base đó bác, vấn đề ở đây là không lôi được ông thiết kế ấy vào đây để đưa bảng tính KC cùng dự toán. Vậy bác có sẵn lòng tính KC và báo giá để đối chiếu để bác chủ nhà sáng tỏ hay không.
Cần đi vào trọng tâm câu hỏi của bác chủ nhà, để cho bác ấy hiểu, chắc chắn một điều rằng, hiện giờ bác chủ nhà đang hoang mang cực độ, vẫn chưa hiểu vấn đề, vẫn không biết đâu môn, đâu khoai
|
Arshes |
|
|
Top base có kết hợp với cọc không kinh hoàng như bác đang nghĩ đâu. Bác có thể nói rõ các công trình ở sadec gì đó không, để tìm hiểu luôn thể, có rất nhiều yếu tố chứ đâu cứ phải lún nứt là đổ cho top base bác. Bên Nhật, Hàn họ đã trải nghiệm cả 30 năm nay, động đất còn ảnh hưởng không nhiều nữa cơ mà
Vấn đề chúng ta ở đây cần có cái nhìn thiện cảm hơn về Top Base, để bản thân công nghệ này có cơ hội để chứng minh lợi thế của tôi...
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Bác ơi, thế ra thì móng topbase nó cũng như móng bè về khả năng chống động đất thôi mà. Khi có động đất, cái đít nhọn (top-base) ấy ứng xử chẳng khác gì cái đít bằng (móng bè) đâu bác nhỉ.
Móng cọc tròn ép nhiều cọc. Địa chất khu vực ấy thì cứ thả cọc xuống là nó tuột xuống, không cần ép gì cả cho đến đoạn cọc thứ 4 bác ạ.
|
thanhthuonghm |
|
|
Gửi các bác trong diễn đàn:
- Móng Topbase : làm tăng khả năng chịu lực của đất nền lên 1.5-2 lần, nền đất bác chủ nhà có cường độ 0.7 kg/cm2 thì tăng lên được 1.4 kg/cm2, nếu dùng topbase cho cả diện tích nhà thì móng chịu được 800x3000x1.4/1000= 3360 tấn. Chia lại cho diện tích nhà 3360/(8x30)= 14 tấn/m2. Bác chủ nhà xây tầm 10 tấm thì cho là 1 tấn/m2 thì tổng tải trọng 8x30x1x10 = 2400 tấn, vẫn còn dư 960 tấn. công nghệ này cũng đáng để nghiên cứu nhỉ.
còn về móng cọc thì tôi không dám chém gió, bác nào muốn thảo luận thêm thì email cho tôi nhé
|
Danielpr |
|
|
Tôi không phải không thích cái topbase này. Tuy nhiên, nền bùn là nền rất nguy hiểm: độ co của đất chưa ổn định, dễ đổ hỏng công trình khi động đất, độ lún rất lớn, co ngót lớn khi hạ mực nước ngầm do khai thác hay thời tiết (kể cả lý thuyết tính lún cho cái đất bùn này cũng rất phức tạp - có cái nhà 2 tầng làm móng bè trên đất bùn sau 1 thời gian nó lún hết nữa tầng như ở chổ tui đó), nên áp dụng cái topbase này để cải thiện R đất cho các nền đất có độ lún bé, khi đó sức mang tải của nền tăng lên và độ lún chẳng bao nhiêu. chứ máy móc áp dụng nó trong những trường hợp này là rất tại hại do lún (chưa kể động đất bị chảy lỏng).
Còn để phân tải cho móng bè + cọc thì phải chờ thi công cái topbase xong, thí nghiệm độ lún của nền với ứng suất tương tự us công trình để tìm ra cái C của đất, khi đó tính được độ cứng lò xo của cọc và của nền mới phân phối được. Theo 1 số tài liệu nghiên cứu cho thấy, với nền yếu kiểu này thì móng topbase gánh chưa tới 10% tải trọng công trình -> Nếu kiểm tra bài tính kỹ có khi chọn phương án này lại đắt hơn móng cọc nữa chứ.
|
Amen1402 |
|
|
Cảm ơn Chú Ngọc
Bổ xung thêm chút nữa để chủ nhà được rõ hơn.
Các móng phễu sẽ được lấp khe hở bằng đá 1x2. Vậy bề mặt tổng thế (dưới cùng) của cái móng topbase kết hợp với hệ đá rời này chính là 1 hệ móng bè. Vì thế khả năng chịu lún của nó sẽ tương đương với móng bè cùng độ dày và tải trọng.
Trường hợp Topbase kết hợp với cọc thì toàn bộ masat thân cọc + sức kháng mũi cọc + sức kháng bề mặt của móng bè phải = P tải. và nếu đúng như thế thì phương án móng TOBASE kết hợp với cọc chẳng hề khác gì với phương án móng cọc thông thường về kỹ thuật nhưng về kinh tế thì phương án TOBASE kết hợp với cọc sẽ đắt hơn vì sẽ phải bỏ thêm tiền mua cái copha phễu nhựa của tớ.
Nó mà rẻ là làm ẩu làm liều thôi.
|
Robertol |
|
|
Móng Topbase có thể cải tạo nền được đấy. Với điều kiện là trước khi lắp đặt TOBASE ta có thể đóng vào đó cọc đá, cọc cát hoặc bấc thấm.
Khi có tải của nhà nước sẽ thấm lên thông qua bấc thấm, cọc cát, cọc đá gặp lớp đá răm chân topbase nó sẽ thoát ngang. tạo thêm cái gì đó để dẫn nước ra khỏi công trình là nó có thể cải tạo nền được. (hehe - cái ý tưởng này phải đăng ký bản quyền mới được).
Với phương án này và cái tầng hầm của bác chủ nhà đủ sâu để ngàm vào trong đất thì có thể xây nhà hơn 10 tầng được đấy. và phương án này chắc là rẻ hơn cả cọc bê tông kết hợp với TOPBASE do không dùng thép.
Phương án này khả thi nhưng chủ nhà phải hỏi thêm chuyên gia Ngọc - Tôi không chịu trách nhiệm gì cái tư vấn này đâu nhé.
|
RaymondEr |
|
|
Món móng cọc thì không dám chém gió nhưng món TOPBASE thì chém kinh thật.
Không biết không biết làm sao mà mà móng TOPBASE này lại tăng được khả năng chịu lực của đất nền lên từ 1,5 đến 2 lần được nhỉ?
Tưởng tượng rằng thu nhỏ cái kích thước Topbase D500 xuống còn D50 rồi tưởng tượng đất nền là miếng thịt 3 chỉ - Đặt cái topbase D50 này lên không biết ngày mai miếng thịt 3 chỉ này có biến thành miếng thịt nạc được không?
Tưởng tượng tiếp nếu cho cái topbase này nhỏ nữa lại đến D5 rồi đặt lên đầu lưỡi - Chắc tác dụng của nó sẽ làm cho CỨNG LƯỠI mất
Phi phàm!
|
EfrainKl |
|
|
Bán bán phễu nhựa top base mà bác nói thế này thì không biết bác hiểu về top base như thế nào?
Cái công nghệ Top Base này làm sao bác lại đi so sánh với móng bè được chứ, bản thân Top Base là phương pháp gia cố mà, khi áp dụng Top Base, thì bên trên nó cũng cần có móng (bè, băng...). Còn bản thân móng bè thì không có chức năng gia cố, vì thế mà bác thấy móng bè có bao giờ được sử dụng trên nền đất yếu không?
Cần khẳng định lại rằng: Top Base là pp gia cố nền để giảm độ lún cố kết, tăng khả năng chịu tải của nền => đó là lý do tại sao nó thực sự phát huy tác dụng trên nền đất yếu.
Trường trường hợp bác so sánh Top Base kết hợp cọc có giá thành đắt hơn so với thi công cọc thông thường (do phải mua phễu của bác) thì càng khẳng định được vấn đề bác "mù tịt" về nó.
Tôi phân tích cho bác thấy thế này:
1. Top Base kết hợp cọc: trong trường hợp này, bản thân Top Base sẽ tham gia vào quá trình chống lún và chịu tải, sau khi hết mức giới hạn của Top Base thì lúc đó mới đến cọc làm việc. Tức là khả năng chịu tải của cọc đã được sẻ chia cho Top Base, cọc sử dụng khi kết hợp Top base sẽ giảm (loại cọc, số lượng) => giảm giá thành 01 ( giảm cọc)
2. Khi thi công Top Base kết hợp cọc, do số lượng cọc giảm => chi phí thi công cũng giảm so với sử dụng cọc thông thường (về thời gian, máy móc...) => giảm giá thành 02 (giảm chi phí thi công)
Bác đã thấy về kinh tế "Top Base kết hợp cọc" so với "chỉ cọc" đã khác nhau thế nào chưa?
P/s: bác muốn bán được phễu Top Base, thì cách nói về Top Base của bác phải khác, quả thực, tôi chẳng hiểu nổi ý định bác là gì khi comment như thế.. vài điều góp ý với bác >>>>>
|
MichaelKet |
|
|
Vấn đề là cái nền đất của Nhật, Hàn nó có giống cái nền đất ở Q7 HCM VN hay không chứ? Thấy người ta đi giày đẹp tôi cũng mua giày đó để đi, nhưng chân chúng ta to hơn không đi vừa, cố níc cố nhét vào để đi vừa đau chân, vừa rách giày. Mà có cắt chân đi cho vừa giày thì cũng đau lắm.
Thiện cảm hay không chỉ dành cho ứng xử giữa người với người. Không giành cho người với đồ vật.
Ví dụ:
1. Khi ta thấy 1 sản phẩm xấu - ta chê nó - nhưng nguồn cơn sâu xa là chê cái óc thẩm mỹ của người thiết kế ra nó.
2. Khi ta thấy 1 người dùng sản phẩm tốt mà dùng không đúng cách ta vẫn chê - nhưng không phải chê sản phẩm mà chê ở cách dùng (áo gấm đi đêm chẳng hạn)
Là dân kỹ thuật hãy chứng minh TOPBASE tốt trên góc nhìn kỹ thuật. Có đủ cơ sở, lập luận vững chắc thì ai cũng OK thôi.
|
muadem116 |
|
|
haha - vẽ biểu đồ và công thức tính toán ra.
Ý định của tôi là bán được nhiều TOPBASE ra bằng cách chê nó. Mọi người sẽ thấy thằng này tốt, thằng này trung thực, Thằng này không vì lợi ích trước mắt mà nói láo, làm liều, thằng này đáng chơi.
|
williamcuong |
|
|
Lý luận về khả năng chịu lực kết hợp này xem ra không ổn. Độ dày tầng đất yếu rất sâu, vì thế, khi top-base ổn định (chỉ khoảng 3m) thì khối đất dưới đáy móng (3m này) xem ra sẽ là gánh nặng thêm về tải trọng cho cọc, chứ chẳng mong nó hỗ trợ cho cọc.
Mấy lời của Bác Ngọc cũng có nhắc tới việc này.
|
thanhtruc |
|
|
Bản chất của TOP BASE là phương pháp cải tạo nền bằng cách thay thế vật liệu đất dưới móng bằng vật liệu khác có tính chất chịu lực tốt hơn. Vì thế các ưu điểm của TOP BASE sẽ không thể vượt quá cái ưu điểm của phương pháp thay thế được. Để có thể khẳng định được cái gì đó, nhất là cái tô đỏ thì trước đó cần có những cơ sở khoa học kỹ thuật chứng minh chứ khong thể cứ khẳng định theo niềm tin và ý chí được đâu.
Cái tô xanh: Về cái chuyện tải công trình truyền xuống làm cho anh Top Base chịu trước anh cọc chịu sau là thực hiện theo cái nghị quyết nào thế. Móng và đất thì không phải lúc nào nó cũng thực hiện theo nghị quyết của chi bộ đâu. Ở đây nó phụ thuộc vào cấu tạo của móng. Nhỡ cái anh Top base chịu xong rồi mà anh cọc vẫn không thèm chịu lực thì sao. Cái gì cấm anh cọc làm việc ngay từ đầu cùng với top base.
Túm lại là nếu biết rõ thì mới nên khẳng định chứ đừng vì yêu con quá mà lại bảo con tôi là đỉnh của đỉnh.
|
trangyu lan |
|
|
Khách quan mà nói món TOPBASE này tốt, nhưng không phải toàn năng. Chống động đất, khử rung động thì tốt nhưng chống lún thì chưa hẳn.
Tại Nhật - theo các tài liệu từ hiệp hội TOPBASE -(Mykoma) Tobase chủ yếu dùng cho nhà thấp tầng, móng tường, móng mương nước... đại khái là công trình thấp tầng, tải trọng ít và phải ước tính trước cái hệ số lún sau.
Tại Hàn - nhiều dạng công trình từ thấp tầng đến cao tầng đã áp dụng móng TOPBASE. Tuy nhiên với cao tầng hệ móng bè có Topbase này họ thiết kế nhiều bậc với hố móng ngàm vào trong đất khá sâu. và địa chất của họ khá tốt (tốt như đất vùng trung du phía bắc (việt trì, phú thọ) vậy.
|
Edwandhext |
|
|
Chào bác NGOC_IBST, tôi có đọc topic về Top Base ở mục gia cố nền, có nghe bác nói Top Base có thể giảm hơn nhiều chứ không chỉ 30% như quảng cáo cho các công trình, bác có thể tư vấn rõ hơn giúp tôi được không?
Hiện tại, khu đất của tôi nguyên thủy trên bề mặt là sình lầy, toàn lau sậy mọc, chưa có cải tạo gì?
|
Robertbura |
|
|
Bác cố thể giải thích rõ hơn chút được không?
|
Amen1402 |
|
|
Đúng là nó có thể giảm kinh phí cho móng rất nhiều nhưng không phải trong trường hợp công trinh như của bạn. Muốn được giảm thì phải xây thủy điện hoặc xây kè cơ.
|
Charlesquew |
|
|
Ai tư vấn tư veo top-base trong trường hợp địa chất này là kiểu tư vấn: hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc thực sự không biết gì.
|
nguyentrungata |
|
|
Hình như trong kết cấu có món tính toán sức chịu tải thông qua cái gọi là (phần tử hữu hạn)
lấy 1 phần tử TOPBASE (loại D500) trong 1 không gian hữu hạn 1/8m3 rồi tiến hành đặt lực cũng như phản lực vào. Ta sẽ thấy cái móng TOPBASE sức chịu tải cũng không khác nhiều so với cái móng bè.
Tuy nhiên điều lạ là trong công nghệ móng TOPBASE cả Nhật và Hàn quốc họ có dùng 1 biện pháp TOPBASE 2 tầng để dùng cho công trình có tải trọng lớn hơn. Nếu phân tích lực theo cách của TOPBASE 1 tầng, thì chả thấy nó khác gì nhiều ở tính kháng lún. thậm chí nó còn gây lún lớn hơn do tăng trọng lượng, thể tích của móng. Vậy thực sự họ làm TOPBASE 2 tầng để làm cái quái gì nhỉ?
Có ai biết không - phân tích giùm. Cảm ơn!
|
kukuca |
|
|
To bác tuanmc: ý của bạn "thinh96" có nghĩa là:
với khoảng cách từ trái đất lên đến mặt trăng là 384.400km,
và bạn có tên lửa tầm bắn 10.000km. Do đó, nếu bạn bắn một
lúc 39 quả tên lửa thì đầu đạn sẽ chạm đến mặt trăng. Hiii
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Ặc, cáo siêu thế sao tôi hiểu nổi mà vụ tên lửa, mặt trăng có liên quan gì tới Top Base tôi đang hỏi các bác không nhỉ?
|
arthomeviet |
|
|
Là dao lam không gọt bí đỏ... Đại ý là chẳng có gì có lý ở đó cả.
|
Renatosymn |
|
|
Chào các chú, các anh.
Cháu/em xưng hô như vậy vì đang còn nhỏ tuổi, ít kinh nghiệm và là thành viên mới,
Hiện tại sếp cháu/em yêu cầu tìm hiểu về Top Base, vì nghe nói nó giảm chi phí trong kết cấu móng, dẫn đến giảm chi phí xây dựng. Sếp muốn trong giai đoạn khó khăn này, sẽ tìm những giải pháp về giá để cạnh tranh ( giá tốt cùng với tốt chất lượng).
Cháu/em đã đọc từ topic kia về đây và tìm hiểu tại website của 2 đơn vị triển khai công nghệ này là Licogi 16.8 và Tadit, nhưng không thấy có tài liệu nào đề cập tới giới hạn của Top Base, rất mong các chú/anh ai có tài liệu thì giúp với ạ
|
SpencerJalf |
|
|
Theo kiểu bác nói thì có thể bác đáng chơi... nhưng sản phẩm của bác đang kinh doanh thì không đáng mua rồi!>>>
|
Winmordbet |
|
|
ý của bác là không giảm trong các công trình nhà cao tầng giống của tôi, hoặc chung cư chẳng hạn... Vậy mà bên Tadits vẫn cứ ra rả cái công nghệ này đó thôi.
Ở đây có bác nào đã từng thiết kế và thi công ứng dụng Top base rồi cho vài nhận xét với ạ
|
Amen1402 |
|
|
Hi! chả hiểu ý của bạn XUAN THUY là gì nhưng nghe nó giống câu chuyện
1 người phụ nữ mang thai 9 tháng thì có thể sinh ra tôi bé. Vậy nếu muốn có tôi bé trong vòng 1 tháng thì quan hệ cùng lúc với 9 phụ nữ.
|
test1212 |
|
|
Sản phẩm của tôi không đáng mua hay đúng hơn là không nên mua và dùng ở vùng đất rất yếu trong Nam. Sản phẩm này không xấu nhưng dùng thì phải biết cách.
Nếu nói xây dựng là 1 món ăn thì Topbase là 1 loại gia vị. Tùy món, tùy phương pháp chế biến, tùy tay nghề đầu bếp, tùy khung cảnh nơi ăn (nhà hàng khác, vỉa hè khác), tùy người ăn... tùy rất nhiều thứ mà nên cho cái gia vị Topbase vào hay không?
Cái topbase mà bạn biết, bạn có thể đã dùng ở đâu đó, bạn đã khen đã chém gió về tính tốt của nó với mọi người rất có thể là sản phẩm do tôi sản xuất ra. Hoặc chẳng khác gì cái phễu do tôi sản xuất ra, thậm chí là kém hơn.
Mà bạn vẫn chưa đưa ra những phân tích kỹ thuật về thứ mà bạn đang bảo vệ đâu nhé? Không phân tích được thì còn non và xanh lắm.
|
RobertDum |
|
|
"Non và xanh"... tôi khoái khẩu khí của bác... thế bác muốn tôi chứng minh cho bác điều gì. Bác cứ đặt vấn đề... tôi sẽ giải thích cho bác dựa trên kinh nghiệm của tôi về nó.
Nếu tôi mà một người đang còn mơ hồ về Top Base mà gặp bác tư vấn và bán phễu, thì chắc chắn tôi né bác rồi
|
deptrainhatnha |
|
|
Các kỹ sư cho tôi hỏi về cái Top Base: tôi có nhận được email giới thiệu về Top base ứng dụng trong xây dựng hệ thống xử lý môi trường => Top base có thể sử dụng được để xây các bồn, bể xử lý nước thải hay không?
|
MichaelKl |
|
|
Bác post cái giới thiệu đó lên đây cho mọi người xem. Về căn bản thì tác hại và tác lợi cũng như đã bàn trên thread này.
Có thể được hoặc không khi dùng cho hồ bể nói chung, tùy điều kiện địa chất, đất nền. Hồ bể XLNT thì cũng là hồ bể thôi, chỉ khác về yêu cầu chống ăn mòn.
|
duong tang |
|
|
Được! Nhưng tùy vào điều kiện đất nền và tải trọng cái bồn, bể của bạn.
Cái móng này có thể sẽ rất tốt trong điều kiện bồn, bể của bạn để rỗng, do nó nặng nên có thể kháng được lực đẩy nổi acsimet khi bồn của bạn đặt chìm trong đất ngập nước.
|
mtv_0201 |
|
|
Đây chứng minh đi Phần mầu đỏ là cái bạn viết ấy.
1. Top Base kết hợp cọc: trong trường hợp này, bản thân Top Base sẽ tham gia vào quá trình chống lún và chịu tải, sau khi hết mức giới hạn của Top Base thì lúc đó mới đến cọc làm việc. Tức là khả năng chịu tải của cọc đã được sẻ chia cho Top Base, cọc sử dụng khi kết hợp Top base sẽ giảm (loại cọc, số lượng) => giảm giá thành 01 ( giảm cọc)
Nói như thế này liệu có phải là topbase chịu tải trước, cọc chịu tải sau trong khi cọc thì được cắm sâu hơn và cắm trước topbase?
Hãy chứng minh tại sao topbase chịu tải trước cọc nào????
Mệnh đề thứ nhất - Xét toàn bộ thể tích nhà, móng topbase, cọc là 1 hệ tuyệt đối cứng (nghĩa là không xét sức chịu tải theo vật liệu) mà chỉ xét sức chịu tải theo đất nền, đã là đất nền thì có 4 trường hợp, cứng trên mềm dưới là 1, cứng dưới mềm trên là 2, trên dưới đều cứng ở giữa thì mềm là 3, trên dưới đều mềm ở giữa thì cứng là 4. Khoảng cách từ trên xuống dưới là khoảng cách từ đáy cọc đến mặt đất không tính tầng hầm.
Mệnh đề thứ 2 - Xét đất nền là tuyệt đối cứng, tính sức chịu tải theo vật liệu - cọc mác 300, topbase mác 200.
Nào - hãy chứng minh tôi không non và xanh bằng cách bảo vệ cái phát ngôn của tôi đi nào.
Sory mod và các anh tôi - trao đổi kỹ thuật nghiêm túc là phải thế, không nhằm mục đích hạ nhục nhau đâu.
|
BrandonMr |
|
|
Bác không phải xoắn... tôi chẳng lăn tăn vấn đề bác có "hạ nhục" hay không? Ở đây đơn giản tôi chỉ bảo vệ ý kiến của tôi... theo những gì tôi hiểu và biết, cứ thẳng thắn với nhau nhé.
Với chỗ tô đỏ, tôi giải thích cho bác như sau:
Với lợi ích của Top Base là gia cố nền, giúp phân phối đều tải trọng và độ lún, làm giảm cường độ tải trọng truyền qua lớp Top-base do sự phân phối lại ứng suất.
Trong trường hợp thiết kế móng hỗn hợp (Top base kết hợp cọc), đơn vị thiết kế sẽ tính toán và bố trí cọc để Top base chịu tải trước (tức đất nền chịu tải trước, mà đất nền ở đây đã được gia cố bằng Top base)
Phần cọc ép lúc này sẽ ép sâu hơn phần đài ( tức sẽ cho cọc ngàm sau). Khi Top Base (nền gia cố) chịu tải và nún đến độ sâu tính toán thì cọc ngàm vào, lúc này bản thân top base đã chịu được 1 phần khối lượng. Tiếp tới sẽ tới phần của cọc. Ngoài ra có thể sử dụng gối lún để sử dụng cọc ngàm sau.
Với thiết kế như trên, thì số lượng cọc mới giảm khi kết hợp Top Base
|
inetryconydot |
|
|
THực sự thì tôi vẫn còn lăn tăn về khả năng phân phối lại ứng suất của topbase. Nếu có phần mềm địa kỹ thuật nào mô phỏng được hình dạng topbase và xem được sự phân bố ứng suất dưới topbase thì thuyết phục lắm. Tôi đã thử dùng Geoslope và Plaxis nhưng mà không được. có thể nó không mô phỏng được hoặc tôi chưa biết cách.
|
profilmuoisau16 |
|
|
Không có phần mềm mô phỏng đâu bác à. Top Base có những tiểu chuẩn thiết kế và công thức tính toán cụ thể
|
Charlesquew |
|
|
Thế thì bạn chưa hiểu rồi. NHững cái đó phải được chứng minh trước rồi mới ra được. Bạn đọc trong phần manual của topbase sẽ có một vài cái biểu đồ ứng suất đất dưới đáy topbase, đó phải là phần mềm địa kỹ thuật nào đó.
|
hoang tuan |
|
|
Vụ này thì tôi chịu rồi, không rõ thế nào. Bác trước làm bên tadist, thử hỏi bên đó xem sao bác
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Cái này theo như Tôi biết thì bên Bansouk Top- Base Co.,ltd có đưa ra một mô hình đất cho cái này. Nhưng mà tính toán ra sao thì Tôi không rõ lắm. Còn phần mềm chuyên dụng cho mấy cái Mà bên Tadits (cũ > mới đổi tên thành Tamec thì phải) đang chuyển giao công nhệg thì có nhờ Thầy Nhất Dũng viết mấy Phần mềm Phân tích ví dụ như Tadeck để tính toán sàn Bóng chẳng hạn. Nhưng cái này chỉ lưu hành nội bộ thôi
|
Happyspringla2007 |
|
|
Cái này thì quả là (xoắn) thật.
Nói như thế này thì có lẽ là thi công topbase trước, đợi cho nó xử lý nền bằng cách phân phối lại ứng xuất nào đó xong rồi mới tiến hành ép cái cọc vào đấy. (Cái cọc nào mà chả ép sâu hơn đài) thế là thành topbase chịu tải trước, cọc chịu tải sau.
Xoắn thật!
Không biết cái anh topbase nó xử lý nền để lún đến 1 mức độ tính toán nào đấy mất bao lâu nhỉ? Có phải gia tải trước cho nó hay không hay tự bản thân nó đã gây lún khoảng 1micromet là đạt chiều sâu (nún) tính toán rồi táng cọc vào nhỉ?
Mà túm lại thì giá thành tổng thể của nó - không biết làm sao mà mà lại rẻ hơn riêng phần cọc được?
Lấy luôn cái đặt vấn đề này của chủ topic mà phân tích xem nào.
Vẫn chưa thấy chín và đỏ lắm.
|
suanhadthouse |
|
|
|
Tôi nhớ là đã phân tích ở trên dựa trên những thông tin bác chủ Topic đưa ra. Tôi không giải thích thêm lại nữa... có vẻ như tôi với bác đang gặp một vấn đề: tôi thích cô gái mông to, cong, ngực bự (dạng ngực tấn công mông phòng thủ ấy) của mấy cô chây âu, còn bác thì ngược lại, thích mông và ngực châu á... thể nên, không cùng quan điểm thì sẽ không bao giờ có hướng suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề tích cực.
Bác cứ xoắn mãi thế... để thoả mãn, bác hỏi bác chủ topic tên cty tư vấn thiết kế cho bác ấy, và đưa ra thắc mắc của bác xem họ giải thích thế nào( nhớ kèm theo thông tin bác đang bán phiễu.... biết đâu, họ nhận bác làm đối tác luôn đấy)
|
thanhtruc |
|
|
Ẹc! Không giải thích nổi cái tôi đã nêu rùi lại diễn giải lòng vòng.
Thôi bỏ đi - thế là đủ roài.
Ngay từ đầu tôi đã nói Topbase không phù hợp với công trình của chủ topic nên tôi không chú tâm lắm đến việc bán hàng cho chủ topic cũng như cái anh nào đã tư vấn bậy bạ cho người ta.
Người làm ăn đàng hoàng thì phải tư vấn cho khách hàng 1 cách trung thực về sp của tôi chứ. Tất nhiên là trung thực không có nghĩa là ngu ngốc. Kiếm được lợi nhuận tất nhiên là tốt, nhưng phải đảm bảo cái lợi nhuận ấy nó được lâu dài...
Thôi tôi kết thúc với cậu.
bb.
|
ClintomEa |
|
|
Bên này là Cty Licogi 16.8, họ có gửi email cho giới thiệu cho tôi, cám ơn bác đã share tài liệu này. Họ tư vấn dự án của bác thế nào rồi.....?
Bên Petimex cũng đang làm việc với cty này thiết kế lại bồn chứa dầu áp dụng Top Base, tôi đang hóng xem nó thế nào
|
Stevennefs |
|