Sức kháng mũi cọc ma sát? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Sức kháng mũi cọc ma sát?
Em xin đưa cổ ra cho các bác chém nè, các bác chém tôi rồi thì tôi xin vài comment nhé!
Trong tình huống rất chi tình huống, nếu bất khả kháng phải làm thiết kế cọc ma sát (rất hiếm khi gặp nhưng không phải không có) thì:
1. Mình có xét ảnh hưởng sức kháng mũi vào hay không? >
2. Nếu có thì khi nào mới xét, khi nào thì bỏ qua? >
Thanks to all!
Có 30 câu trả lời!!
|
|
|
Tốt nhất cứ theo mục 2.6 trong bài viết ở trước của tôi mà làm. Tính cả hai (mũi +ma sát). Sau đó nói với người ta là cọc ma sát đấy.
|
EduardoMn |
|
|
Điên mất !
|
Philipboxy |
|
|
Theo mục 2.6 của thầy tôi xin có vài ý kiến, có thể tôi nói bừa thôi!
1. Khi nào thì gọi là cọc ma sát?
2. Khi nào thì gọi là cọc chống?
3. Khi nào thì gọi "tên gọi thứ 3"?
4. Khi nào thì chỉ xét ma sát hông? Bỏ qua sức kháng mũi?
5. Khi nào thì chỉ xét sức kháng mũi? Bỏ qua ma sát thành bên?
6. ...
7. ...
Comment mạnh vào các bác ơi! >
|
Charlesquew |
|
|
bỏ đi thì an toàn cho tôi mà.
còn có hay ko thì chắc chắn là có (trừ khi nó cắm vào không khí hay nước.)
chỉ có điều lớn hay nhỏ có đáng kể so với sức kháng ma sát hay ko?
topic này chắc khó mở rộng dc rồi.
đợi xem sao hihi.
|
trannguyen1602 |
|
|
Nếu xét lớn hay nhỏ hả?
Lớn cỡ nào, bao nhiêu % thì xét vào? Nhỏ đến cỡ nào thì bỏ qua?
|
Arshes |
|
|
Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà |
Luckyman
|
|
|
Cái này tôi nói rồi mà, tính xong thì biết. Đọc lại đi
|
240315 |
|
|
Bỏ hết cả mũi và ma sát bên thì còn an toàn hơn.
|
AnthonyGape |
|
|
nhỏ bao nhiêu thì đúng là cần phải bàn.
mà tiêu chuẩn thì thích mờ mờ như vậy.
là kĩ sư thiết kế kết cấu thì phải cân nhắc, xem xét và quyết định hihi.
và phải chịu trách nhiệm với quyết định của tôi.
@thầy Ngọc:
thầy Ngọc cho tụi tôi kinh nghiệm về cái này với hihi.
|
profilmuoibay17 |
|
|
thầy lại chém em.chém xong phải chỉ hihi.
|
GeraldKr |
|
|
Mấy ông soạn TC thì khỏi nói rồi, cứ mờ mờ thế nên ace dùng TC mới có cớ chém nhau chứ! Rõ khổ! >>>>
|
Renatosymn |
|
|
Vấn đề này, thực chất cũng đã được giải quyết bên tọp pịc cọc chống rồi. Xem kỹ lại đi
|
Alvarogime |
|
|
- Theo tôi thì bao giờ cũng tồn tại cả 2 sức kháng, chỉ là giá trị chênh nhau thế nào thôi ạ.
- Nếu xét cả sức kháng mũi thì có gọi là cọc ma sát không ạ!
- Nếu không biết bao nhiêu % kháng mũi, bao nhiêu % kháng hông thì theo tôi tốt nhất là cứ xét cả 2 .
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Hehe! Ý tờ đâu phải như thế!
Ý tớ hỏi là cọc ma sát thì có xét hay không xét sức kháng mũi?
Khi nào thì xét và khi nào thì bỏ qua (bao nhiêu % như nguyenquocai có comment đó). >
Mong các bác góp ý vào! >
Thanks to all!
|
MichelPurn |
|
|
theo tôi cọc ma sát có sức kháng mũi,cọc chống vẫn có ma sát thành.nhưng khi tính toán cho cọc ma sát thì người ta bỏ qua chống,cọc chống thì bỏ qua ma sát.nếu có tính chống cho cọc ma sát,ma sát cho cọc chống thì chỉ để biết thôi,và coi đó như là tăng thêm hệ số an toàn.
bao nhiêu % thì xét đến chống với cọc ma sát,ma sát với cọc chống thì theo tôi trên thực tế là tùy vào quan điểm của người thiết kế.(tất cả dồn cho chữ an toàn)(tôi đã từng thấy có công trình được nhà thầu VN thiết kế với lượng thép gấp gần 1,7 lần so với sau này nước ngoài thiết kế lại.nhưng sau này chính nhà thầu VN này lại thẩm định thiết kế lại này.hỏi lại nhà thầu TK ban đầu là tại sao lại như vậy thì họ nói là tôi thiết kế an toàn)
công ty trước đây tôi làm dã thi công 1 số nhà máy xi măng,nhiệt điện....(khoan vào đá vôi)tất cả cọc nhồi ở đây đều gọi là cọc chống,họ nói là bỏ qua ma sát(mặc dù có nhiều cọc sâu đến gần 50m)
nếu tính cả 2 thành phần vào thuyết minh thiết kế thì đã là cọc ma sát + chống
|
thanhthuonghm |
|
|
Làm cai O-cell test la thay ngay ma sat va mui thoi ma. Nghi lam gi cho met oc.>>>
|
williamcuong |
|
|
Mọi người quá tập chung vào một vấn đề chuyên môn nào đó của tôi mà " áp đặt " một lối suy nghĩ rất cứng nhắc .
Các bác hay làm nhà cao tầng , chủ yếu cọc chịu nén nên không lưu ý rằng quy phạm chỉ nói chung cho tất cả các trường hợp .
Ví dụ : cọc neo cho các công trình nổi thì lúc đó có xét đến sức kháng mũi hay không ?
Vì quy phạm nói chung cho các lĩnh vực , áp dụng cho các loại công trình, nên tuy thuộc vào từng đặc điểm của công trình và từng quan điểm của nhà thiết kế đưa ra sao cho thật sự hợp lý .
|
Alvarogime |
|
|
Cái này ăn chơi lắm à >
|
fordthudo1 |
|
|
Em cũng mạng phép góp gió...Heheh
Có thì đảm bảo có cái chú kháng mũi là chắc, không có trừ khi cắm vào không khí nhỉ... Nằm trong đất thì lúc nào chả có 2 thành phần đó, chủ yếu chú nào khỏe hơn thui chứ.
Còn quan điểm thì có gọi là cọc ma sát nữa hay không khi có xét kháng mũi. Đă gọi là quan điểm thì mỗi người 1 ý thui, hehheh. Do nó có sức ma sát thành >> kháng mũi nên gọi cọc ma sát thui.
Còn tính toán thì cũng tùy: muốn an toàn hay không , hay vâng vâng như các bác chém bên trên rồi, tôi không chém thêm.
Mời các bác tiếp tục chém..
|
GordonEt |
|
|
Hê hê, cái này thì chưa chắc đâu nhé.
Ở đây có một vấn đề đó là : Khả năng chịu tải cực hạn của cọc khác với sự huy động khả năng đó khi cọc chịu tải trọng thiết kế.
Việc xác định sức chịu tải cực hạn qua thí nghiệm O_cell cho được kết quả tốt khi thí nghiệm tốt (bao gồm quy trình, thiết kế thí nghiệm và công tác thí nghiệm, đặc biệt là vị trí đặt O_cell rất quan trọng). Không phải lúc nào O_cell cũng cho kết quả tốt. Ví dụ khi có 1 thằng điên quyết định làm O_cell cho cọc khoan nhồi có mũi đặt vào đá, cuội sỏi trong khi chiều dài cọc chỉ có 1 m mà không cho phép bổ sung thêm các biện pháp hỗ trợ thì bố giời cũng chịu thua.
Với các thí nghiệm nén tĩnh, sức chịu tải cực hạn được xác định theo quy ứoc về trạng thái cực hạn. Không phải lúc nào quy ước này cũng đúng. Ví dụ: Cọc dài 100 Km, D = 1 m, Độ lún tại đầu cọc đo được là 1 m khi thí nghiệm nén tĩnh = 1 D. Theo quy định thì nó đã quá "phá hoại" nhưng chắc là sức chịu tải ở mũi chưa được sờ đến. Lúc này thì chịu chẳng biết mũi nó là bao nhiêu.
|
GeorgeEr |
|
|
Bác nói ví dụ tương đối phóng đại để dễ hiểu, nhưng nhưng vấn đề bác nêu thì lại bị " vấp " ở một điểm rằng: quy phạm có sự khống chế bởi nhiều yếu tố liên quan tới nhau , điển hình là độ mảnh của cấu kiện : ví dụ như đối với cọc thì độ mảnh phải bao nhiêu....v..v..và v..v . Dòng màu đỏ : nó đã sai ngay cơ sở đầu tiên về độ mảnh thì khỏi phải thí nghiệm nén tĩnh nữa . các vấn đề mọi người nói ở đầy đều nằm trong khái niệm : các cấu kiệu đều cấu tạo đúng theo yêu cầu quy phạm "
|
muaxanh |
|
|
Chính xác.
Ví dụ của tôi thường thuộc dạng ví dụ "cực hạn" và "phá hoại" để hiểu rõ bản chất của vấn đề. . Thực chất, có nhiều trường hợp đã thỏa mãn đầy đủ các điều kiện của Quy phạm và thiêu chuẩn những có vẫn cứ oái ăm là xẩy ra đúng như tính chất của ví dụ đã nêu. Điều này đã được chứng minh bởi các kết quả thu được từ thí nghiệm đo Biến dạng dọc trục cọc trong quá trình TN nén tĩnh cọc cũng như trong các thí nghiệm O_cell.
Cái màu đen:
1. Chẳng có cái quy định này ở đây.
2. Nếu như lúc nào cũng chỉ bàn trong khuôn khổ của TC và Quy Phạm thì đã không có cái TC và QP hiện nay. Các TC và QP hiện nay đã được thay đổi từ các TC QP cũ sau khi có những nghiên cứu và trao đổi nằm ngoài TC và QP cũ đấy.
3. Cái dòng màu đỏ đấy còn sai ở nhiều thứ chứ không chỉ là độ mảnh. Ví dụ, tính khả thi của nó và chẳng ai điên để chi tiền để làm nó. Tuy nhiên nó chỉ là ví dụ ngoa ngoắt, chém gió chỉ để nói rõ lên một vấn đề. Khi gặp những ví dụ ngoa ngoắt, chớ nên bắt bẻ nó bởi sẽ phải bắt bẻ cả đời các tác phẩm văn học, phim ảnh vì những tác phẩm ấy không thực sự xảy ra, quá vô lý. Với cách như vậy thì rất tốt vì sẽ luôn giữ vẻ ngây thơ trong trắng.
|
trangyu lan |
|
|
Lắp nhiều cái O-cell trên cùng một cọc đi bác, thì nó sẽ giải quyết cái bác đang lăn tăn đó.>>>. Tất nhiên tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các chuyên gia (giống......) quyết định cái O-cell này đặt ở đâu bác nhỉ>>>
|
rtgreter vret ẻ |
|
|
Vớ vẩn. . Đến 1 cái mà người ta đã mất ngủ rồi, làm nhiều cái để người ta điên lên tự tử thì chết.
Có 1 số TN O_cell ở ta hay lắm. Sau khi thí nghiệm xong phải TN lại bằng nén tĩnh. Kết luận sức chịu tải theo nén tĩnh lớn hơn khi dùng O_cell => O_cell không chính xác. Cảm thấy vô lý, người ta xem lại, có 1 thằng rỗi hơi chỉ cho là vị trí đã đặt O_cell chỉ hợp lý khi chỉ xác định sức chịu tải ma sát bên.(Giống như thí dụ cọc dài 1 m ở trên đó.
|
AlfomzoMl |
|
|
Thế mới có việc cho tôi và bác chứ. Ai cũng biết thì bác là người thất nghiệp đầu tiên đấy nhé. Tôi thì không lo vì tôi chới với ngoại không à
|
RobertDum |
|
|
Theo tôi thì:
+Trường hợp thiên về an toàn hơn+sức kháng mũi nhỏ hoặc có nhiều tiền thì ko tính sức kháng mũi vào.
+Trường hợp ít tiền+sức kháng mũi khá lớn thì tính đến cả sức kháng mũi.
|
opera |
|
|
e thấy mấy pác chem ac quá!thưc chất theo tôi phải dựa vào tình hình thực tế của đất nền cụ thể mà chúng ta hãy đưa ra kiết luận!quan trọng nhất là hai chữ an toàn!
|
phuonganh12 |
|
|
thế nào là an toàn hả bác ? nếu biết được an toàn thì tôi nghĩ khu chung cu Thành công đã không chuyển tầng nổi thành tầng hầm. khu Đại kim. Linh Đàm đã không lún dẫn tới nứt nẻ mà nhà thiết kế, thi công cũng đâu phải thiếu kinh nghiệm. nói chung cái địa chất thì vô cùng " hòn đất mà biết nói năng, mấy anh thiết kế hàm răng chẳng còn " hihi đúng không mấy bác nhỉ ?
|
Marcunst |
|
|
Các đồng chí đã thiết kế cọc nhiều rồi thì biết là không nên lăn tăn vụ cọc ma sát có tính sức kháng mũi hay không. Giá trị sức chịu tải cọc chẳng tăng hay giảm bao nhiêu đâu.
Vấn đề đau đầu là sự chênh lệch rất nhiều về sức chịu tải cọc khi tính theo các phương pháp khác nhau, và khi hệ số FS mà tiêu chuẩn quy định trong khoảng 2-3 thì lấy bao nhiêu? Cái này chỉ khi thiết kế và thí nghiệm nén tĩnh nhiều mới rút ra kinh nghiệm được chứ không có Thầy nào dạy đâu.
|
StevenKl |
|
|
Bạn dùng phần mềm chạy thử mô hình bạn muốn khảo sát, sau đó so sánh giữa 2 biểu đồ: phân bố tải theo chiều sâu (tải áp - chiều dài cọc), sức chịu tải ( tải áp-độ lún).
- Nếu tải phân bố chưa đến mũi thì là cọc ma sát rồi, ktra độ lún coi có nằm trong miền FS của tiêu chuẩn k?
- Nếu tải phân bố đến mũi thì ktra xem nếu bỏ sức kháng mũi thì độ lún có đảm bảo trong miền FS k ? Nếu bỏ đi mà độ lún vẫn đảm bảo trong miền FS thì có thể xem là cọc masat. Nếu bỏ đi mà độ lún vượt qua khỏi miền FS thì k thể bỏ vì sức chịu tải tổng có phần đóng góp của mũi.
-Còn việc phân chia bao nhiêu % đóng góp của mũi để có thể bỏ thì chắc chắn bạn đã biết rồi.
-Dĩ nhiên, bạn nên ktra thêm biểu đồ thứ 3 là ảnh hưởng nhóm và thứ 4 là vật liệu.
|
Stephenon |
|