Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
    Câu hỏi được" /> Cọc bị đẩy trồi - Cách xử lý? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Cọc bị đẩy trồi - Cách xử lý?

     > Tình hình là khu đất dữ trữ ngay chiếc lu đỏ bị sập... Thế là cừ larsen và các cọc ly tâm gần đó đều bị đẩy trồi lên khoảng 40cm... Hiện tại công trình đang tìm cách xử lý cho móng đó.     Câu hỏi được đặt ra là : Tại sao cọc lại bị đẩy trồi lên? Và cách xử lý khi cọc tại móng đó bị đẩy trồi lên 40cm.ACE nào có kinh nghiệm xin chỉ giáo. Thanks.
Có 10 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
terrydoa Quá dễ. vấn đề này có thể tính toán và khắc phục được bằng phần mềm ĐỐT.
terrydoa
JacimtoCogy
Khắc phục hiện tượng đẩy trồi có trình bày trong sách kỹ thuật thi công 1(theo lý thuyết là thế ạ). Bác đọc lại coi và xử lý theo sách xem có được không??
JacimtoCogy
Amen1402
Cọc ly tâm bị trồi lên dài bao nhiêu, chắc cũng dài gấp đôi cừ larsen. Nếu dài hơn nhiều mà bị trồi thi coi chừng cọc đó bị đứt ở mối nối rồi. Tổng mặt bằng bố trí chưa hợp lý. Quanh hố đào sâu mà có tải trọng chất thế thì không những bị đẩy trồi mà còn bị trượt ngang nữa. Nếu không cẩn thận nó còn bẻ cong hết cả hệ shoring và đẩy tường cừ larsen vào bên trong, khoảng cách cừ đến đài móng của tường hầm nếu nhỏ là ảnh hưởng đến thi công đấy. Ngay bây giờ là phải huy động xe máy chuyển đống đất ấy đi ngay rồi mới tính tiếp. Tôi có kinh nghiệm xương máu về món này rồi: nhà 2 tầng hầm, cừ larsen 19m, 2 lớp shoring, bãi thép cách tường 30m. Lần đó xuống 500 tấn thép mà nó đạp văng cả shoring đến nỗi con đường ở bờ bên kia cũng bị đẩy méo luôn. Suýt nữa thì không đổ được đài cọc tường tầng hầm vì cừ larsen chạy quá nhiều.
Amen1402
Vimcentcow Nguyên nhân cọc bị đẩy trồi: Cái này thì bạn đã chỉ ra cái nguyên nhân rồi, tại sao lại còn đi hỏi. Đó chính là do chênh lệch áp lực tác động lên đất gây bởi đống đất lân cận và đào hố móng. Khi có sự chênh lệch nào đó thì sẽ có xu hướng chuyển dịch từ nơi có thế năng cao sang nơi có thế năng thấp. Khi sự chênh lệch đủ lớn và sự cản chuyển dịch đủ nhỏ thì sẽ bắt đầu chuyển dịch. Khi có chuyển dịch thì phía có thế năng cao sẽ bị giảm đi (đống đất bị sập) và chỗ có thế năng thấp sẽ tăng lên (đất trồi và cọc cũng trồi theo nhưng người ta chỉ chú ý đến cọc vì cọc phải chi tiền để mua còn đất thì kệ nó). Trường hợp của bạn sẽ tương tự với trường hợp được tính toán trong các hình dưới đây. Biện pháp ngăn chặn: Từ nguyên nhân đã phân tích ở trên cho thấy biện pháp ngăn chặn sẽ là triệt tiêu hoặc làm giảm ảnh hưởng của cái nguyên nhân đó. Cụ thể ở đây là giảm sự chênh lệch áp lực bằng cách không có đống đất lân cận hoặc gia cố nền đất nhăm tăng khả năng ngăn chặn chuyển dịch nền đất. Trong một số trường hợp để giảm chênh lệch áp lực, người ta không chỉ dọn cái đống đất bên cạnh đi mà còn phải đào sâu thêm phía bên ngoài. Tất cả những cái này đều có thể tính toán bằng Plaxiss được. Biện pháp xử lý: Cần đánh giá tình trạng các cọc bằng cách xác định lại tọa độ và cao độ các cọc. Chắc chắn các cọc đã bị dịch chuyển ngang chứ không chỉ có trồi lên đâu. Nếu các cọc đã dịch chuyển ngang lớn ( khoảng 10 cm đến 30 cm) thì tiến hành các thí nghiệm đánh giá chất lượng cọc như PIT, PDA và quay CAMERA lòng cọc. Nếu các kết quả cho thấy cọc bị gẫy thì đành phải bỏ cọc đó đi và tìm biện pháp đóng cọc bổ sung. Với chuyển dịch ngang lớn hơn nữa ( > 30 cm) thì nên coi cọc đó là hỏng rồi. Còn cái anh trồi lên thì không sợ, có thể cho đóng vỗ hoặc ép lại là được. Ở đây, do có hố móng nên máy đóng cọc khó vào để đóng nên bạn có thể sử dụng búa rơi tự do được cẩu thả từ xa để đóng vỗ. > >
Vimcentcow
MichaelKl
Thầy Ngọc ơi! Thầy có hồ sơ địa chất khu vực TP.HCM không co tôi xin một bộ với, mục đích làm đồ án tốt nghiệp thôi ạ, e cảm ơn Thầy. Nếu được Thầy gửi qua mail giùm em
MichaelKl
thuymo Xây nhà trọn gói đang là xu hướng xây dựng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời cho gia chủ. Đặc biệt bạn được miễn phí thiết kế nhà Hải Phòng khi Xây trọn gói. Và được tặng tủ bếp (free Thiết kế và thi công nội thất)
Luckyman
thuymo
Như vậy vấn đề ở đây là khi tiến hành thi công đào hố móng thì fải tính toán đến việc chất đống đất đào lên ở vị trí cách hố đào là bao xa??và fải fân bố mấy cái đống đất này, không dc chất cao quá. Cái này thì thầy Ngọc có làm 1 bài plaxis như hình trên! Hic chắc tôi fải đi học 1 khóa plaxis quá huhuhu, tôi chẳng biết gì về nó cả hichic!
thuymo
hiepsitayto
Thanks for all. Hôm qua tôi cũng vừa hỏi ý kiến thầy Đào Nguyên Vũ (Giảng viên Đại học Kiến trúc TP.HCM) thì thầy cũng cho ý kiến tương tự như thầy Ngọc như dở bỏ khu đất dữ trữ, kiểm tra lại sức chịu tải, ép thêm cọc + mở rộng đài móng. Đặc biệt thầy có nói một ý khá lạ : Trường hợp bất khả kháng, không còn biện pháp xử lý thì thiết kế "dầm kéo" cho móng. Nó có tác dụng truyền bớt tải trọng sang móng gần đó (đã thiết kế dư) , tương tự như dầm chuyển. Không biết cái "dầm kéo" đó được thiết kế như thế nào? Mong mọi người góp ý. Thanks
hiepsitayto
Robertol Cái giải pháp "dầm kéo" hay bất cứ giải pháp nào đều cần được tính toán cẩn thận trước khi đưa vào áp dụng mà không nên cứ suy đoán thấy có vẻ hợp lý là áp dụng thì có mà chết dân. Có thể bạn sẽ nhận được các lời khuyên giông giống nhau nhưng có khi cái cơ sở để cho ra các lời khuyên đó có khi lại khác nhau hoàn toàn. Tùy theo cái cơ sở để có được cái lời khuyên đó mà việc áp dụng các giải pháp truyền thống cũng như đưa ra các "sáng kiến" sẽ có thể là khác nhau. Đôi khi lại làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Chuyện này giống như chuyện "cần ăn rau". Cái việc cần phải ăn rau thì ai cũng có thể khuyên được nhưng lý do vì sao ăn rau thì chưa chắc đã có thể hiểu đượ tường tận. Lý do của cái việc cần ăn rau thì lại có thể khác nhau. Có người cho rằng ăn rau là để cung cấp các chất cho cơ thể mà cac món ăn khác không có. Từ đó, người ta sẽ ăn rau cân đều cùng với các chất khác => cơ thể khỏe mạnh. Có người lại cho rằng rau rẻ vì vậy nếu ăn rau thì sẽ ăn được nhiều hơn với cùng một khoản tiền và cơ thể sẽ nhận được nhiều hơn hiệu quả hơn. Và thế là nhận được kết quả là người cứ xanh mướt đi và thấy chóng mặt suy dinh dưỡng do chỉ ăn có mỗi rau. Để có thể biết được tác dụng của cái việc liên kết các cọc bị sự cố thì cần phải tính toán, quan trắc đo đạc để xác định xem cọc nào có bệnh và cọc nào không có bệnh. Như trên kết quả hình 1 trong bài viết của tôi (bài số 5) thì các cọc ở gần sẽ bị bệnh nhiều và cọc ở xa bị bệnh ít chứ không phải là không có bệnh. Khi bạn liên kết cho các cọc này cùng làm việc thì sẽ tăng độ cứng của nhóm cọc và có vẻ sẽ làm cho các cọc ở gần ít bệnh hơn và các cọc ở xa bị bệnh nặng hơn. Nếu bạn tiến hành tính toán cho trường hợp có liên kết các cọc bằng "dầm kéo" thì bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy kết quả nhận được không như tôi mong muốn. Cụ thể là, các cọc ở gần không giảm đi là mấy mà các cọc ở xa thì bị bệnh gần giống như cọc ở gần. . Cái điều này đã được Poulos phát hiện đầu tiên và tôi đã có xem xét kiểm chứng lại thì thấy nó đúng là như vậy. Thực tế hiện trường cho thấy kết quả đúng như vậy. Năm 2007, tại trạm nghiền nhà máy xi măng Thăng long, Hiệp phước, TP HCM, người ta đã cho liên kết các cọc bị bệnh nặng với các cọc được cho là không có bệnh nằm ở bên trong hố móng và nằm ngoài hố móng. Kết quả là tất cả chúng nó ôm nhau ra đi trong sự ngơ ngàng của nhà Tư vấn. Và thế rồi họ đã đưa ra kết luận là: " Thực tế khác với lý thuyết". . Có lẽ không phải như vậy mà phải nói là "Thực tế luôn giống với lý thuyết chỉ có khác với cách hiểu sai của con người với loại lý thuyết phù hợp cần áp dụng mà thôi" Cơ sở để lý giải cái hiện tượng trên là các nguyên lý về chuyển vị chứ không phải là lực. Nếu chỉ nhìn nhận về phân chia lực như các bố kết cấu bên trên hay sử dụng thì dễ dẫn đến cái "ní nuận" phân chia lực để giảm bệnh cho cọc ở gần biên. Trong cơ học đất, cai anh lực này lại phụ thuộc rất nhiều vào chuyển dịch. Khi có chuyển dịch mà kết cấu lại có độ cứng lớn có khi lại dễ bị ăn đòn nhiều hơn. Trên một dòng sông đang chảy thì khó có thể làm dừng chuyển động của các con thuyền trên sông đó bằng cách liên kết các thuyền đó với nhau. Thậm chí, nếu liên kết các con thuyền dầy đặc quá đến nỗi ngăn cản dòng chảy của sông và khả năng chịu lực của các con thuyền này là không đủ thì có khi lật hết thuyền. Nếu bạn còn băn khoăn thì bạn có thể cứ áp dụng cái "dầm chuyển" này. Thực ra, nếu có phải chi phí thêm một chút để xử lý sự cố sau này mà lại nhận được kiến thức thì không phải là quá đắt đâu.
Robertol
dolkihote Mở mang tầm mắt. Cám ơn thầy. Vẫn có cái suy nghĩ đó lởn vởn trong đầu, nhưng chưa được ai gõ cho nó bung ra.
dolkihote

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Excel tính toán SCT cọc theo các chỉ tiêu khác nhau    (có 18 câu trả lời)
       giúp em cái móng thang máy nhà dân với các tiền bối    (có 18 câu trả lời)
       Cọc đỏ để làm gì ???    (có 24 câu trả lời)
       Có mấy kiểu nối cọc ???    (có 69 câu trả lời)
       Em xin dùng trợ giúp của khán giả.    (có 21 câu trả lời)
       Cọc BTLT ULT    (có 14 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ tư vấn về phương án móng    (có 11 câu trả lời)
       Các bác cho em hỏi về đài móng cọc    (có 14 câu trả lời)
       Cọc xanh để làm gì ???    (có 100 câu trả lời)
       đồ án nền móng    (có 12 câu trả lời)
       Móng cọc trên nền đá    (có 14 câu trả lời)
       Đất tốt là gì?    (có 20 câu trả lời)
       giúp đỡ tính sức chịu tải của cọc theo cường độ đất nền!    (có 14 câu trả lời)
       Chọn cọc ép hay cọc khoan nhồi??    (có 11 câu trả lời)
       Sức chịu tải của cọc?????    (có 20 câu trả lời)
       Cọc ly tâm ứng suất trước    (có 10 câu trả lời)
       Cắt cọc ứng suất trước?    (có 32 câu trả lời)
       Sử dụng SAFE v12 tính Móng cọc khoan nhồi và Barrette?    (có 40 câu trả lời)
       Cọc Khoan Nhồi?    (có 15 câu trả lời)
       Lớp BT bảo vệ đầu cọc khoan nhồi?    (có 23 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top