Móng đơn, băng và bè thì cái nào lún nhiều hơn? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Móng đơn, băng và bè thì cái nào lún nhiều hơn?
Tự nhiên lại có một cái công trình nho nhỏ nhiều cột với khoảng cách khoảng 5,345 m x5,234 m với kích thước tổng mặt bằng khoảng 402,1621 m x 613,2756 m, tải trọng không nhiều lắm nên có thể làm móng nông được. Nền đất thì hơi hơi tốt ở phía bên trên dày khoảng 5,1267 m. Bên dưới lại là đất bùn sét hữu cơ yếu khá dày khoảng 15,2996 m. Dưới nữa thì là đất cứng cứ cho là cát chặt đi cho nó nhanh.
Về điều kiện cường độ thì OK không phải bàn đến nữa. Chỉ còn vấn đề lún. Có ba giải pháp móng nông đang được xem xét đến đó là móng đơn, móng băng và móng bè.
Câu hỏi đặt ra là: Loại móng nào sẽ cho độ lún công trình ít, cái nào thì lún nhiều và tại sao nó lại như thế.
Gấp lắm rồi, mọi người trả lời sớm trước 12 h nhé
(Còn cái chuyện 12 h của ngày nào thi chưa biết, cứ miễn là trả lời trước 12 h)
Có 68 câu trả lời!!
|
|
|
tổng mặt bằng rộng như vậy hả thầy?
|
EfrainKl |
|
|
Ừ, đã chém gió thì phải chém cho nó oách.
|
240315 |
|
|
công trình này mà thi công cột vừa xong nhìn từ trên máy bay xuống tưởng đâu trận chiến bạch đăng lại trở về. câu trả lời của tôi là. tất nhiên là móng bè sẽ tốt nhất , rồi tới móng băng, móng đơn. nhưng chém gió như thầy thì tôi chọn ngược lại. bởi vì cái móng bè của thầy khi làm xong nó nặng hơn cả công trình phía trên có khi. thứ 2: khi thi công 1 khối bê tông nhưnhu7 thế không thể đổ hết 1 lúc được nên bị lún ở phần thi công rồi. tôi có ý kiến như thế. trí tưởng tượng của tôi thế thôi thầy ạ!
|
muaxanh |
|
|
bạn đọc kỷ câu trả lời của tôi nhá!
|
Winmordbet |
|
|
Xin dựa cột nghe. Phán đoán là cái móng băng.
|
tungch46 |
|
|
Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003 |
Luckyman
|
|
|
Thưa thầy,
Con nghĩ như lày:
Móng đơn : phạm vi ảnh hưởng nhỏ nên độ sâu tắt lún nhỏ, độ sâu lún sẽ dừng lại trong lớp đất tốt phía trên(những 5m cơ mà ).nhưng ứng suất đáy móng lại lớn nhất,
Móng băng: ứng suất đáy móng nhỏ hơn móng đơn nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn hơn móng đơn, độ sâu tắt lún lớn hơn (nhưng ko nhiều lắm, có thể dựa vào hệ số k để đoán)
Móng bè, độ sâu tắt lún lớn, nên nó sẽ kéo vào lớp đất yếu phía dưới,.Nhưng móng bè thì ứng suất đáy móng trung bình sẽ nhỏ nhất. nhưng có thể không nhỏ hơn nhiều vì cái móng bè không phải tuyệt đối cứng, ứng suất lớn nhất sẽ nằm trong phạm vi quanh cái cột.
Vì thế con phán rằng: Móng băng là lún ít nhất.
|
greent |
|
|
Theo tôi :
Thông thường tăng độ sâu chôn móng thì làm giảm độ lún,đối với địa chất như thế này thì việc tăng độ sâu chôn móng không thể làm giảm lún được vì lớp thứ 2 là lớp đất sét yếu,Ta phải khống chế sao cho ứng suất tải trọng công trình ít ảnh hưởng nhất với lớp đất sét này
1.dùng móng đơn(giảm tải cônng trình)
2.Từ điều kiện tách lún(Us bt>=5.Us gl):Chôn móng càng nông càng tốt nhưng vẩn đảm bảo các yêu cầu cấu tạo.(Us do tải trọng công trình chủ yếu truyền vào lớp trên)
|
RaymondEr |
|
|
chắc làm móng đơn giật cấp 3 hay cấp 4 j đó...hì tôi đoán vậy ak
|
Haroldser |
|
|
Tại sao ????
|
RobbertooWig |
|
|
Xin đừng dựa cột. Nghe kinh lắm. Giống như sắp bị tử hình.
Tại sao lại phán đoán là móng băng ????
|
test1212 |
|
|
chắc là vì trọng lượng bản thân của nó nhẹ nhất so với 2 móng còn lại ạ
|
sieunhangiambeo |
|
|
Ý kiến này quá đúng. Chỉ có điều không biết vì sao lại đúng. Và vì không biết vì sao lại đúng nên có khi lại sai.
|
xac suat |
|
|
Nếu không làm tí móng nào thì trọng lượng của nó sẽ nhẹ hơn vì nó sẽ bằng không.
|
thanhthanh |
|
|
vì đầu óc tôi đơn giản nên chỉ nghĩ được đây là bài toàn tang F" diện tích đáy móng "và giảm "tải trọng bản thân" vì vậy tôi nghĩ đến mấy cái móng đơn giật cấp 3 hay cấp 4 gì đó ạ
|
EfrainKl |
|
|
Nhà tôi thấy nó vẫn chưa OK về cường độ, nếu là cường độ của lớp đất ngay dưới đáy móng thì Ok, nhưng của thằng ngay dưới thằng đất tốt thì sao nhỉ????
lâu ko thiết kế móng nông quên tiệt mất , chém lung tung chẳng biết đúng ko hĩ hĩ
|
trangyu lan |
|
|
Xem lại thật kỹ về cường độ đi. Các lớp đất chúng nó không chịu riêng rẽ đâu. Kiểu gì cũng gánh cho nhau. Dân KC thuần túy rất hay bé cái nhầm cái chỗ này lắm đấy.
|
chongthambamien.vn |
|
|
Em nghĩ thế này thưa thầy: Với một mặt bằng lớn như thế thì về tổng thể các cọc/móng ở giữa sẽ không có khả năng lún nhiều vì lớp yếu bên dưới là lớp bão hòa cao, khó nén ép và đẩy trồi lên khỏi chỗ khác.
Lúc đó tưởng tượng nó giống như một cái piston khổng lồ vậy: lớp trên cùng là piston, dung dịch dầu trong xilanh là lớp bùn dày.
Do đó tôi nghĩ là móng bè sẽ ít lún nhất
|
ngoduong89 |
|
|
Cho phép tôi góp ý với hen!
Công trình này diện tích khá lớn, cần xem cấu tạo và bản vẽ kiến trúc. Thường các công trình này có bố trí các khe nhiệt hay khe lún. Quả thật vậy thì công trình tuy lớn nhưng xem như nhỏ, các đơn nguyên được tách biệt hoàn toàn. Do vậy, việc tính kiểm tra điều kiện cường độ và biến dạng của móng đơn theo tôi thì khả thi hơn, vừa kinh tế và hiệu quả. Nếu ĐK cường độ ok việc còn lại là tính lún cho từng móng độc lập, độ lún và chênh lệch lún các móng nằm trong giới hạn cho phép là OK rùi. Mong các anh chỉ bảo thêm!
|
profilmuoinam15 |
|
|
Câu hỏi khó quá nhưng chém thử xem sao cái nhé.
Các độ lún của mấy thằng này là như nhau
|
Amen1402 |
|
|
Hi!!! Lún của móng cũng tùy thuộc vào diện tích móng. Do đó về cảm tính thì có vẻ móng bè thì là lún ít nhất(không kể đến điều kiện kinh tế).
|
tungch46 |
|
|
Dùng móng cọc đi. Nhà to thế này mà không dùng móng cọc thì hơi phí.
Nhà mặt bằng lớn thế này mà để lún không đều. Dễ nứt lắm đó. Cứ làm móng cọc đi.
@ bạn ksketcau69: ý thầy muốn truyền đạt cho chúng ta khác, bạn đừng lăn tăn móng này móng kia làm gì
|
tandc128 |
|
|
Nhóc nghĩ, nếu trả lời dễ thì bác Ngọc không có đưa ra hỏi đâu bác à! Nhóc cũng đau đầu vì câu hỏi "quá dễ" của bác Ngọc rồi mà vẫn chưa giải thích nổi! Hiểu xong vấn đề của bác Ngọc chắc kiến thức tăng lên được câp các bác nhỉ
|
Rolandpr |
|
|
Cach day tam 6-7 nam thi minh co kiem toan cho nha cua mot anh ban, nha 5 tang (vao thoi diem co tran dong dat manh nhat HCM). Nha o khu vuc Hiep Binh Chanh thu duc, chi dung 1 tim coc cho mot mong thoi, hien gio ngoi nha van dung do chua thay sao ca!!!
Luc dang xay dung thi khi tran dong dat xay ra cong nhan dang lam tren tang 5, dung la thay nha rung lac nhung khong sao may that. Do do ban cung dung lo ve vu 1 tim mot coc
|
EfrainKl |
|
|
Cùng 1 nền, ứng suất đáy thằng móng nào lớn hơn thì lún nhiều hơn, không cần quan tâm đến bất kỳ yếu tố nào khác ==> đơn > băng > bè. Nhưng mà đề bác Ngọc quái quá nên tôi giải theo kiểu nông dân miền Tây
Chiều cao các móng gần như nhau nên xem như móng bè có 2 phần, 1 phần tương tự móng đơn Fd và 1 phần thừa Ft.
*Đem xét riêng phần Ft:
-Nếu Ft lún nhiều hơn móng đơn Fd thì có nghĩa móng bè phải "bế" thêm tôi Ft ==> Độ lún móng bè > móng đơn.
-Nếu Ft lún ít hơn móng đơn thì Ft "gánh bớt trách nhiệm" với móng bè ==> Độ lún móng bè < móng đơn.
Mà: Ft chỉ chịu tải trọng bản thân nó thôi, Fd phải chịu thêm tải trọng công trình bên trên nên bao giờ Ft cũng lún ít hơn Fd.
Móng bè vs móng băng, móng băng vs móng đơn thì làm tương tự.
Kết luận: Móng bè lún ít nhất, kế đến móng băng, bèo nhất tôi móng đơn.
|
EduardoMn |
|
|
Chưa chắc đâu bạn, móng bè thì độ sâu ảnh hưởng là lớn nhất. Địa chất thì lớp đất tốt 5m, đất yếu 20m. do đó móng bè sẽ lún lớn nhất.
|
AlbertgeK |
|
|
Dạ, cái này là Nhóc giả định bác à, vì Nhóc thấy có khi giống giống như bài toán này!
Hướng giải quyết của Nhóc thấy đấy là làm bản sàn độc lập, không liên kết với dầm.... còn bài của bác Ngọc là móng đơn hay móng bè....
|
AlbertgeK |
|
|
Uh câu trả lời có thể đúng đấy. Nhưng với loại nhà này chẳng ai người ta làm móng bè cả. Tải trọng không lớn lằm mà làm móng bè có phải tốn kém không. Thà làm móng cọc tính toàn đúng tải trọng mà bố trí số lượng cọc còn kinh tế hơn nhiều
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Như nhau là như nhau như thế quái nào được??? Chắc là chưa chịu học về cái sự giảm ứng suất của móng nông theo chiều sâu trong Cơ học đất.
Móng có kích thước càng lớn thì giảm áp dưới đáy nhưng tăng vùng ảnh hưởng (tất cả các thầy chúng nó đều bảo thế ) nên sẽ lún lớn khi có đất yếu ở bên dưới. Móng nhỏ thì áp lớn nhưng lại "tắt" rất nhanh trong lớp đất tốt ở bên trên (tất cả các thầy chúng nó cũng đều bảo như thế ) nên lún ít.
Xem cái hình dưới đây để mà học tập này.
Dưng mà, vớ vẩn có khi hắn (Oanh) lại đúng ấy chứ (tức thật) bởi hình như thực tế nó lại rất láo không chịu tuân theo "lý thuyết" mà lại xảy ra như hắn đã đoán (Chắc cái thằng nền đất ở đấy cũng đã không chịu học "lý thuyết" nên đã không chịu lún theo "lý thuyết"). Có khi thằng cha Oanh này đoán mò nhưng lại may mắn đúng.
>
|
Stephenon |
|
|
Cám ơn bạn đã tham gia. Tuy nhiên ở đây đang bàn về chuyện lún của loại móng nông nào sẽ ít nhất và nhiều nhất chứ không bàn về lựa chọn giải pháp móng nào thì phù hợp nhất. Hai vấn đề này thì hình như có khác nhau. Vì vậy, đột nhiên mà ta lại bàn thêm về các giải pháp móng khác như xử lý nền bằng bấc thấm, cọc giếng chìm hơi ép, cọc nhồi, cọc đóng, cọc ép, cọc xi măng đất ở đây cho cái công trình có tải trọng và quy mô bé như cái lều vịt này thì cũng được, chẳng ai cấm, nhưng cái việc bàn đó sẽ thuộc về một loại cọc có tên là ....cọc cạch.
|
nongdan |
|
|
Công trình 24000 m2 sao có thể coi là cái lều vịt được chứ ? Một công trình đưa ra thì người ta cũng phải xem xét đến các loại móng, sử dụng móng nào là phù hợp chứ. Xem ra các bác ở đây chủ yếu nghiên cứu lý thuyết. Chứ nội dung ít mang tính thực tiễn.
Tưởng thầy hỏi thật nên mới tra lời thôi. Hóa ra thầy hỏi rồi thầy lại tự trả lời.
|
michaelyork |
|
|
Cái việc xem xét thực tiễn của bạn thì đi ra chỗ khác mà bàn. Mục đích của topic này không phải như vậy mà lại là khác với cái bạn muốn. Cái việc xét đến tính thực tiễn thì lại phải xét xem cái chuyện tải trọng ở đây nhỏ (ví dụ 1 - 2 tầng) như đã nêu ở đầu bài nhưng lúc nào cũng phang cọc thì đúng là thực tiễn của những người chưa chắc đã hiểu thực tiễn nó là cái quái gì. Thôi nhé. Đừng bàn cái gì không đúng với chủ đề đang bàn ở đây. Nếu không có khi bàn thêm theo kiểu này một lúc nữa thì lại sẽ chuyển đến vấn đề sinh đẻ có kế hoạch và lúc đó sẽ được coi là phá đám đó. Chán cho các kiểu thủ trưởng.
|
Arthumters |
|
|
Đâu cứ phải là tải trọng lớn mới làm cọc đâu thưa thầy. Tùy vào tải trọng mà tôi bố trí số lượng cọc cho hợp lý chứ. Địa chất công trình có lớp đất yếu phía dưới. Việc bố trí móng cọc là hoàn toàn hợp lý.
Lần sau thầy viết rõ ra là cấu đố thì mọi người còn biết. Thầy lại vào hỏi rồi thầy tự trả lời.
|
MichaelKl |
|
|
Đối với móng đơn, việc tính lún theo phương pháp cộng lún từng lớp thì kết quả có thể chấp nhận được. Nhưng đối với móng bè diện tích "rất lơn" như Thầy NGOC_IBST đề cập thì xem ra không ổn. Nếu Móng bè xem là tuyệt đối cứng thì chấp nhận được. Do đó cũng là cảm tính và kết quả 2 hình vẽ trên cũng chỉ là giả thuyết. Hihi
|
Alvarogime |
|
|
Cám ơn lời dạy bảo của bạn. Dưng mà tôi không theo được. Sao có nhiều người thích làm bố người khác thế nhỉ. Thôi nhé. Stop những gì không liên quan đến chủ đề ở đây vì như thế là spam đó. Cái bọn min miếc, mod miếc nó mà biết nó lại xẻo một phát thì tôi sợ lắm.
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Bác NGOC_IBST ạ, thế ngoài việc dựa vào lý thuyết Cơ học đất để tiên đoán thì liệu đã có ai quan trắc lún hay làm thực nghiệm hiện trường cho cái đề tài này chưa ạ, tôi thấy cái này nó có nhiều ý nghĩa thực tiễn đấy chứ, vì có những công trình yêu cầu lún rất ít, chứ không phải là lúc nào cũng 8cm?
|
phuonganh12 |
|
|
Đã có những quan trắc lún đầy đủ về vấn đề này. Bọn Liên xô đã làm tương đối kỹ và đã nêu ra lý thuyết tính toán. Phương pháp đó có tên là ép ép ghi ghi gì đó. À không phải mà lại là Ê gô rốp.
|
williamcuong |
|
|
Nhưng mà trong bài số 37 bác có vẻ chưa có niềm tin chắc chắc vào kết quả lý thuyết hay sao ấy (hay là còn có mâu thuẫn gì đây?). Bác có thể kết luận một câu "cho nó vuông" được không để bọn tôi ghi vào sổ tay kết cấu.
|
thanhtinh |
|
|
Tôi có niềm tin vào lý thuyết nhưng không có niềm tin vào "lý thuyết".
|
BarbaraEr |
|
|
Không phải đồng chí cmengenie tung hô, mà thực sự "tầm" của thầy Ngọc không chỉ có như bạn nghĩ đâu. Thầy là "chiếu trên đấy. Có lẽ bạn ít vào diễn đàn nên không biết đấy thôi...
|
Rolandpr |
|
|
Chiếu trên có thể là chiếu trên. Nhưng với công trình này mà làm móng bè thì chẳng thực tế tẹo nào 24000 m2 móng bè. không thể nào.
|
ngoctrinh |
|
|
Chỉ là một giả thiết để làm bật ra vấn đề, đào sâu kiến thức thôi chứ bạn cứ lăn tăn làm gì...
|
traiyo1 |
|
|
Có khi cái không thực tế nó mới là cái thực tế đấy bác!
|
phuonganh12 |
|
|
Bạn đã không chịu hiểu là ở đây người ta không nói về chuyện lựa chọn phương án móng. Không biết làm cách nào để bạn tha cho mọi người để mọi người có thể tập trung vào vấn đề thiếu tính thực tế đang bàn đến ở đây được nhỉ.
|
DanielEi |
|
|
Em vẽ lại đúng tỉ lệ, bác Ngọc xem lại giúp tôi nhé.
>
|
controlledpills |
|
|
thầy đâu có nói sẽ làm móng bè đâu. Sao bác nóng tính thế
Thầy chọn móng đơn thì không phải sẽ tiết kiệm hơn cái móng cọc của bác ah.
Nhưng vấn đề ở đây là đang xem xét mà.
Từ từ, đâu sẽ vào đó thôi
|
Freddievaw |
|
|
Hi, để kiểm chứng, mọi người ai có thời gian thử làm bài toán ví dụ cụ thể xem như thế nào. Để đưa bài toán này chắc bác Ngọc cho một số giả định nhỉ? Tại cột là bao nhiêu, để thử xem nó như thế nào! Đúng như bác Ngọc bẩm thì nó nằm trong chương ứng suất dưới đáy móng, đúng là mong càng rộng thì chiều sâu ảnh hưởng càng tăng, nó cũng giống như nếu cho tải trọng phân bố đều trên bề mặt thì mọi điểm ở dưới đều chịu một áp lực như ở bề mặt.
Nêu như bác Ngọc thì trường hợp móng băng thì sao? Theo Nhóc thì móng băng và móng đơn chưa biết được như thế nào bác à, vì nếu tăng chiều sâu ảnh hưởng, nhưng nó lại giảm được áp lực phân bố dưới đáy móng, mà hai thằng này nó không cùng một cấp......nên nó cũng có thể chứ bác!
|
Vincentpype |
|
|
Học học nữa học mãi! Càng ngay càng học hỏi được nhiều điều ở bác Ngọc.
Có tức là không, không tức là không....
|
mucangchai |
|
|
Câu này hình như không có "tức". Có ai làm gì đâu mà tức. Hình như câu này là thế này thì hợp lý hơn:
Có là không, không là không => có như không.
Sắp bàn đến sinh đẻ có kế hoạch chưa ????
|
Charlesquew |
|
|
Viết sai chính tả đi để thể hiện tôi cao siêu ư. Hay là viết cho người khác đọc phải thật khó hiểu để thể hiện trình độ của tôi.
Các bác nên biết nhiều thành viên ở diễn đàn không phải ai cũng có trình độ kết cấu giỏi. Việc viết rõ ràng đúng đắn là một việc cần thiết. Ngay cả bác Ngọc nhiều lần thành viên hỏi rất thành thật nhưng lại trả lời có vẻ bông đùa ví dụ : Một thành viên hỏi về phương án móng nhà dân. Bác trả lời làm móng cọc nhồi đường kính 1 mét sâu ...
. Thành viên đó không hiểu lắm tỏ ra rất hoang mang. Thiết nghĩ viết bài nên viết thật trong sáng. giải thích rõ ràng.
|
arthomeviet |
|
|
Sách thì không có sai. Dưng mà người áp dụng thì lại sai mà vẫn cứ tưởng là đang làm đúng theo sách.
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Dạ, móng bè và móng đơn thì quá rõ, nhưng mà móng đơn và móng băng thì sự thật Nhóc chưa được thuyết phục lắm, tiếc là không có thời gian làm bác à, hihi chỉ có thời gian chém gió thôi bác
|
dacbiet |
|
|
Lún của móng băng nằm chen chúc giữa móng đơn và móng bè. Lỗi là bởi nó có cái chiều còn lại tự nhiên lại dài ngoẵng ra rất là vô duyên.
|
dolkihote |
|
|
Nào thì làm cho xong việc. Hỏi xong toàn phải tự trả lời + bị chửi. Thế mới sướng. Lý do phải tự trả lời là bởi chẳng ai trả lời đầy đủ vào nội dung câu hỏi mà chỉ giống như cuộc họp phụ nữ, chủ đề là bình đẳng giới nhưng toàn thấy phát biều về việc sinh đẻ có kế hoạch, Chán thật.
Đi vào chuyên môn.
Nếu công chình (sai chính tả cho nó sướng ) chỉ có 1 cái móng đơn hoặc 1 cái móng băng hoặc 1 cái móng bè thì cứ theo sách đã dạy rằng thì là với điều kiện địa chất như trên thì chắc chắn là cái anh móng đơn sẽ lún ít nhất rồi đến móng băng và đến móng bè. Lý do là bởi cái móng càng to thì vùng ảnh hưởng càng lan xuống sâu bên dưới trong khi đất bên dưới lại dễ bị lún nhiều hơn do yêu nhiều nên yếu. Như vậy là đã đúng theo lý thuyết trình bày trong các sách giáo khoa.
Dưng mà, các công trình có cái anh móng đơn hoặc móng băng nó quái ác là không chỉ có 1 cái móng mà lại có hơi bị nhiều móng. Vì vậy chúng nó có ảnh hưởng lẫn nhau. Cái phần ảnh hưởng lẫn nhau thì có thể tính toán bài toán lún ảnh hưởng của các móng nhưng hơi không dễ hiểu về ý nghĩa vật lý. Một trong những cách mô tả để dễ hiểu là ứng suất gây lún của nhiều móng nông sẽ như hình dưới đây.
>
Từ cái việc truyền tải như đã nêu trên hình thì thấy trong cái vùng đất ở nông (lớp cát) ứng suất gây lún của đất do các anh móng đơn gây ra riêng rẽ. Anh móng đơn nào làm thì anh ấy ăn. Xuống đến lớp đất yếu bên dưới thì mỗi anh móng đơn sẽ chỉ có giá chị (lại sai chính tả rồi) một chút xíu thôi nhưng do tổng của tất cả các móng nên nó cũng là đáng kể. Lúc này tải của tất cả các móng truyền hết cả đến đây và nó sẽ chẳng khác gì ....móng bè. Vì vậy, mặc dù là sử dụng móng đơn nhưng việc tính lún sẽ chỉ giống như móng đơn ở lớp đất bên trên còn khi xuống dưới sâu nơi mà chúng nó giao hòa với nhau thì sẽ phải tính như móng bè.
Túm lại là tính lún ở lớp đất bên dưới thì phương án móng bè và phương án nhiều móng đơn sẽ gần như nhau. Chỉ khác nhau khi tính lún cho lớp đất bên trên. Lớp đất bên trên là lớp đất tốt, ít lún cho nên sự khác nhau về độ lún của hai loại móng bè và đơn là không đáng kể. Và đó là lý do có thể nói rằng độ lún của phương án móng đơn và móng bè trong trường hợp này là nó gần như nhau. Thằng cha Oanh nó đoán bậy thế mà đúng phết nhỉ.
Cách tính ứng suất phân bố giảm dần theo độ sâu của công trình có nhiều móng đơn được trình bày trên hình dưới đây. Đường ứng suất gây lún chính là đường mầu tím được tạo ra bằng đường bao của hai đường ứng suất móng đơn (mầu đỏ) và móng bè (màu xanh).
>
|
53caugiay |
|
|
Không hiểu sao Nhóc lại chưa thuyết phục lắm, hôm nào Nhóc làm được bài toán cụ thể Nhóc xin bẩm lại với bác nhé.
|
tieu sao |
|
|
Thầy ơi thầy cho tôi hỏi, cái góc phân bố ứng suất đó tính như thế nào ạ? và khoảng cách các móng đơn cần thiết để các móng có thể xem như làm việc độc lập là bao nhiêu ạ???
Cái này có giống với cái hiệu ứng nhóm trong móng cọc không hả thầy??
|
EfrainKl |
|
|
Cái góc phân bố ứng suất đó nó thực sự như thế nào thì lằng nhằng lắm. Để làm gần đúng thì người ta hay vẽ bừa nó ra theo góc 45 độ bởi nó cũng đâu đó khoảng như thế. Ở đây, cái việc vẽ ra cái góc phân bố ứng suất chỉ có tác dụng để mọi người tưởng tượng được câu chuyện nó xảy ra như thế nào thôi chứ nó chẳng quyết định, ảnh hưởng gì trong việc tính toán phân bố ứng suất bên dưới cả.
Để biết khoảng cách các móng đơn như thế nào là độc lập thì cần phải tính toán. Có thể tính theo bài toán lún ảnh hưởng theo cách trong sánh hoặc theo cách tôi đã trình bày ở đây. Cái việc cố gắng đưa ra một quy định nào đó để xác định là chúng nó độc lập với nhau là rất khó bởi nó còn phụ thuộc vào điều kiện địa chất công trình. Này nhé, hai móng đơn đặt sát cạnh nhau trên nền đá thì có thể coi như không bị lún ảnh hưởng. Còn với nền đất yếu có bề dầy lớp đất yếu lớn thì nó vưỡn cứ ảnh hưởng cho đến tít ở dưới sâu.
Cái hiệu ứng nhóm trong móng cọc là để xét vấn đề khả năng chịu lực còn ở đây là xét về lún. Theo các quan niệm hiện nay thì bài toán lún và bài toán cường độ là không giống nhau. Có thể sau này thì sẽ khác.
|
AnthonyGape |
|
|
Con suy nghĩ thế này: nếu
1. xét 1 cách tổng quan: khi làm việc trên 1 mặt bằng có kích thước AxB thì dễ dàng thấy rằng thiết kế móng bè và móng băng sẽ có diện truyền tải khác nhau
2. giả sử cho diện tich truyền tải của móng trong 2 trường hợp là như nhau nhưng sự phân bố ứng suất gây lún và chồng ứng suất cũng khác nhau
thì rõ ràng 2 trường hợp có ứng suất gây lún khác nhau, kể cả ứng suất gây lún riêng móng và ứng suất chồng----> độ lún sẽ khác nhau
Nếu bỏ qua sự tất tất những thằng rắc rối thì con nghĩ nó sẽ bằng nhau
Chú Ngọc chém nhẹ tay k con sợ quá chẳng dám vào room nữa
|
GeorgeEr |
|
|
Như đã trình bày ở trên, ứng suất của các móng đơn, băng và bè là khác nhau ở lớp trên và giống nhau ở lớp dưới khi có chồng ứng suất bởi tổng tải trọng nhà vẫn thế nên tải nó chẳng thể tự nhiên mà mất đi được. Khi đất ở bên trên là đất tốt thì cái sự khác nhau giữa chúng là không nhiều và khi đó độ lún của chúng sẽ giông giống nhau.
|
Amen1402 |
|
|
Thầy ơi, theo tôi được biết thì góc phân bố ứng suất của topbase là 30 độ. vậy mà móng đơn những 45 độ. như vậy có mâu thuẫn không thầy. Vì tôi nghĩ nếu dùng topbase cái góc phân bố ứng suất đó phải lớn hơn chứ???
|
opera |
|
|
Cái góc truyền đó chẳng có ý nghĩa gì nhiều lắm trong việc xác định ứng suất trong đất đâu. Vì vậy người ta cứ bịa ra cho dễ hiểu vì chẳng chết ai cả. Cái topbase lấy 30 độ là họ tính theo cách của họ. Còn cái việc cách đó nó có đúng và được chấp nhận hay không thì lại là chuyện khác.
|
phuonganh12 |
|
|
Bác Ngọc cho Nhóc hỏi tý, cái góc đó hình như nó có liên quan tới pi phải k bác?
lấy bằng pi, hay 45-pi/2, hay...v.v.v... cái nào hợp lý hơn bác nhỉ?
|
mtv_0201 |
|
|
đúng là cái góc đó có liên quan đến góc nội ma sát. Tuy nhiên, trong đất thì nó còn có cả lực dính c. Cả hai cái này lại rất vớ vẩn là thay đổi theo chiều sâu và nó lại còn dẻo diếc nữa. Vì vậy, nếu muốn vẽ cái đường truyền lực thì nó không thể đơn giản vẽ toẹt một cái theo 45 độ hay 30 độ hay là bất cứ cái loằng ngoằng độ nào. Người ta ít quan tâm đến nó bởi nó ít có ý nghĩa thực tiễn và người ta có thể giải quyết được vấn đề này bằng cách đơn giản hơn nhiều. Đó chính là bài toán xác định ứng suất thông thường theo Bú sí nét hoặc Phờ La măng cho bài toán giả thiết vật liệu đàn hồi tuyến tính và cái gì đó cho bài toán dẻo. Tuy vậy, các cách này thì lại khó cảm nhận vật lý khi xét bài toán ảnh hưởng giữa các móng với nhau.
|
casinomkw |
|
|
Em nghĩ:
+ Móng nông lún nhiều nhất
+Móng bè lún ít nhất
Vì ứng suất dưới đáy móng: xichma=P/A, P là tải trọng bên trên tuyền xuống, A là diện tích móng
|
lightzar |
|
|
À mà này, hình như móng bè cũng được gọi là móng nông đấy. Móng nông bao gồm tất cả các móng có độ sâu chôn móng rất là nông. Chắc cái chỗ tô đỏ có ý để chỉ móng đơn chăng ????
Hê hê, cái thằng có tên là thực tế nó rất láo. Nó lại chẳng làm đúng như tôi nghĩ. Rất nhiều trường hợp móng bè lại lún nhiều hơn các phương án móng băng và móng đơn đấy cho dù áp lực đáy móng của nó có là nhỏ hơn do diện chia tải lớn hơn.
|
StevenKl |
|
|
Đề tài muôn thuở cho những tân kỹ sư cần kiến thức, chuẩn là cũng có thể móng bè lún hơn móng đơn, nhưng mà hiếm lắm, và chủ yếu là do lún lệch, không khéo lệch quá một bên nó còn nhô lên thì chết, nhưng cũng may là chưa gặp tình huống đó bao giờ. Nhìn chung sau một thời gian đi làm thì thấy rằng hầu hết kỹ sư của tôi thiết kế khá sai, khi thì thừa quá nhiều, khi thì lại thiêu thiếu )) . Nói về móng nông thì chủ yếu chỉ quay quanh nhà dân và các công trình bé bé thôi mà, các công trình lớn chắc giờ hầu hết là ép cọc thôi, vì nhiều lý do, tiền cũng là một lý do
Dù sao cũng chúc mọi người luôn học hỏi và cố gắng nhé, goodluck for all!
|
Winmordbet |
|