Độ sâu chôn móng? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Độ sâu chôn móng?
các bác cho e hỏi chọn độ sâu chôn móng lớn để đến lớp đất tốt , thì lúc tính tải lên nền thì P=Pcông trình + gamma (đất, bê tông ) .hchôn móng , vây để đến đc lớp đất tốt thì lại làm tăng tải
hình như cái công thức tính P=Pcông trình + gamma đất .hchôn móng, còn fu thuộc vào thi công , nếu đào móng để lâu thì sẽ khác bác nao giai thic giup e voi
Có 30 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Phần lớn các shop đều thuê kiến trúc sư thiết kế và thi công shop mỹ phẩm . Không nên mua đồ chắp vá sẽ khiến khách hàng thiếu tin tưởng!!
|
|
|
Nghe nói chôn sâu để nó chống lật hay tăng tải trọng giằng gì gì ấy chứ hok phải để đến lớp đất tốt đâu.
|
cameralenguyen |
|
|
Câu hỏi chung chung quá.Thế thù trả lời cậu = 1 câu chung chung vậy.
Trong công thức chung xác định sức chịu tải của nền thì:
Qult = A1* Bf*Ngamma + A2*c.Nc + A3* q.Nq
Trong đó:
A1,A2,A3 là các hệ số tùy thuộc từng ông Tezaghi,Meyrholf...
Ngamma,Nc,Nq là các hệ số sức chịu tải.
q là tải trọng bên =gamma đất X độ sâu chôn móng.
Như vậy khi đặt móng càng sâu thì đến lớp đất có sức chịu tải tốt hơn.
Nếu đặt móng sâu thì ảnh hưởng của đất trên móng ko ảnh hưởng nhìu lắm đến US đáy móng.
Mong bác Ngọc chỉ giáo.
|
MattieHek |
|
|
..........lớp đất sâu còn có tính chất ổn định hơn lớp đất bề mặt,...
-nếu đào móng để lâu không thi công hố móng có thể bị ngâm nước, lớp đất có thể bị thay đổi cấu trúc vì nhiều nguyên nhân làm giảm sức chịu tải của nền
|
hiepsitayto |
|
|
Nếu đặt móng sâu thì ảnh hưởng của đất trên móng ko ảnh hưởng nhìu lắm đến US đáy móng.
theo công thức thì nó làm tăng tải mà bác P= Pcong trinh +h* gamma( bêtông, dất)
|
phuonganh12 |
|
|
Có nhiều sách nền móng khi đưa công thức tính áp lực đáy móng bị sai. Công thức của nó (bỏ qua lực cắt cột) là như thế này
pmax=N(1+6e/a)/A (1)
Trong đó N là tải trọng của ngoại lực gồm tải trọng của cột và đất trên móng
N = N(cột)+ a*b*gama*h
A=b*a
e là độ lệch tâm: e= M/N (2)
M là mô men cột
a là kích thước móng theo phương vuông góc với phương của M
b là kích thước móng theo phương còn lại.
Như vậy theo công thức (1) (2) mới có kể đến tác dụng của việc chôn sâu móng đến việc hạn chế ảnh hưởng của mô men lớn trong cột.
Còn việc chôn đến lớp đất tốt là đáng làm nếu lớp đất đó nằm ở cao độ nông.
|
mucangchai |
|
|
Bác nào có biết công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ tại Hải Phòng!? Em sắp xây nhà, cần gấp 1 đơn vị ngon, bổ, rẻ |
Luckyman
|
|
|
tăng h làm tăng cường độ đất nền , nhưng cũng làm tăng P đúng ko bác
|
bachtuu |
|
|
Khác là khác cái gì. Vì sao lại khác hay là khác là bởi nghe chúng nó bảo thế.
Đến đặt câu hỏi còn chưa ra hồn thì làm sao người khác hiểu để trả lời được.
Có phải bạn định hỏi rằng thì là mà:
Tại sao móng càng đặt sâu càng tăng khả năng chịu tải đất nền ? Lẽ ra nó phải giảm vì tải trọng tác dụng lên đáy móng nó tăng.
Có đúng vậy không ????
|
Edwandhext |
|
|
Cái tô đậm không chắc đúng, nếu là móng biên khi mà chênh lệnh trọng lượng đất ở 2 bên móng (bên ngoài nhà đất thấp hơn bên trong vì bên trong nhà còn phải tôn nền) sẽ gây ra một moment phụ thêm cho móng, nếu mà nó cùng chiều với moment tổ hợp tại chân cột thì nó lại đã làm tăng moment tổng cộng lên móng.
|
SpencerJalf |
|
|
ý e hỏi là , khi tính tải của công trình thì theo công thức P=Pcông trình + gamma (đất, bê tông ) .hchôn móng, vậy chôn sâu móng thì làm tăng tải xuông móng
và co người nói và e nhớ láng máng ngay trước học cái tải xuống nền , hình như phụ thuộc vào thời gian thi công nữa , nếu đào hố móng và để 1 thời gian thì sẽ khác , nói chung e ko hiểu mấy ...
|
AnthonyGape |
|
|
----------------
Nếu độ sâu chôn móng chưa tôii lớp đất như bạn nói thì theo bạn ứng suất tại vị trí đó có giảm đi so với việc bạn đặt trực tiếp lên nó ko ?
|
RobertDum |
|
|
Nếu bạn tính toán bài toán bền (cường độ) thì giá trị tải tác dụng tại đáy móng là chính tất cả những gì đè lên nó. Cái chuyện cái tải đó được cảm thấy nặng hơn hay nhẹ hơn phụ thuộc thời gian thi công là có ở đâu đó nhưng không có đối với móng và đất. Cái này chắc chỉ có ở con người.
Tuy nhiên, cái việc ảnh hưởng của cái tải này đến việc ứng xử của đất thì có phụ thuộc đến thời gian đào hố móng và làm móng. Và theo lý thuyết thì nó ảnh hưởng đến độ lún của móng mà thôi. Còn về cường độ thì không đáng kể.
|
Robertvove |
|
|
Chiều sâu chôn móng không phải cứ đến lớp đất tốt mới được.Công thức trên là công thức tính toán đối với móng nông thì chiều sâu chôn móng không được quá lớn.
|
thanhtruc |
|
|
Đúng là như vậy. Thậm chí với các công trình kho hàng tải trọng lớn thì vấn đền này càng nghiêm trọng, tuy nhiên nhiều giáo trình trong trường đại học không đề cập đến. Các ks thiết kế nên chú ý đến phương chiều của tải trọng, vị trí cụ thể từng móng để tính toán cho đúng, hơn nữa cần phải nắm rõ phương pháp xây dựng công thức tính để không bỏ qua các trường hợp tải gây nguy hiểm cho móng.
|
hiepsitayto |
|
|
chôn vào lớp nào thì chôn, tính toán để đất chịu được tải trọng tương ứng là đc. chiều sâu chôn móng cần thoải mãn hmin để phù hợp với lý thuyết tính mô hình tính tóan móng.
|
controlledpills |
|
|
Lý thuyết tính ntn vậy ạh? sẳn ghi ra luôn đi.
|
JacimtoCogy |
|
|
Cho e hỏi 1 câu hơi ngớ ngẩn nhưng nghĩ mãi không ra là :" Chiều sâu chôn móng tính từ đâu tôii đâu?" mọi ng trả lời dùm
|
nguoixau |
|
|
Để biết chiều sâu chôn móng tính từ đâu thì tôi nghĩ cần quan tâm tôii cote trong và ngoài nhà. Tránh hiện tượng thiết kế móng bị treo. Còn hm để tính toán các thông số cần thiết thì thường là (h+h)/2
|
BrandonMr |
|
|
h và h là độ sâu của móng trong và ngoài nhà đúng ko? Nhưng nếu ta tính theo TCXD 45-78 thì ta có Rtc tỉ lệ thuận với chiều sâu chôn móng hm. Hic. Tôi đang không hiểu nếu ta chỉ tăng chiều sâu của móng trong nhà thì móng vẫn ở nguyên vị trí nhưng Rtc đất nền lại tăng?? Hay lúc tính Rtc thì chiều sâu chôn móng tính kiểu khác?
|
muaxanh |
|
|
Tôi không hiểu câu hỏi của bạn lắm. Nhưng sao ta không tính toán hm dựa vào cote tự nhiên. Phần tôn nền ta tính ra khối lượng đất chênh lệch => Moment chênh lệch với tâm diện tích đế móng. Đó là đối với móng biên.
Tôi nghĩ là : Nếu ta tôn nền ( tăng chiều sâu chôn móng của móng so với cote trong nhà ) thì không ảnh hưởng đến anh R tính theo TCVN. Vì địa chất lớp đất dưới đáy móng không thay đổi. Phần đất phụ thêm sẽ tính vào N tác dụng lên móng.
|
trangyu lan |
|
|
Trong công thức tính móng cọc có công thức xác định chiều sâu của đài, hmin; có thể dùng công thức này tính chiều sâu chôn móng cho móng nông. Trong tiêu chuẩn Snhip của Nga thì công thức xác định chiều sâu chôn móng nông, và chiều sâu đặt đài cọc ( móng cọc) thì cũng dùng chung 1 công thức.
|
AlfomzoMl |
|
|
Nhiều bạn thắc mắc công thức độ sâu chôn móng, hôm nay xem lại có công thức này, up lên:
>
GL- ground level ( bề mặt đất)
h- độ sâu chôn móng nhỏ nhất, trong trường hợp tính theo công thức trên mà nhỏ hơn 50 cm thì phải lấy giá trị h=50cm; nghĩa là h>= 50 cm
p- tải trọng bề mặt ( để an toàn có thể lấy áp suất dưới đáy móng- nếu tính được áp suất đáy móng > ).
gama- trọng lượng riêng của đất nền.
phi- góc ma sát trong của đất.
|
thietkelogo |
|
|
Theo tôi nghĩ là từ mặt đất hoàn thiện đến đáy móng.
|
hoang tuan |
|
|
thuong dat tren nen dat cung...
|
Danielpr |
|
|
hi hi, chào mọi người. rất vui khi được mọi người giúp đỡ
|
traiyo1 |
|
|
các bác ơi cho tôi hỏi độ đối với cọc ép tính theo cọc chống độ cắn sâu của mũi cọc vào lớp đất tốt tối thiểu là bao nhiêu vậy???
đối với cuội sỏi thì sao??? thanks
|
suanhadthouse |
|
|
tôi nghĩ cứ cắm 0.5m đi bạn,chém bừa
|
Arshes |
|
|
Bạn tham khảo: Theo sách "Nền móng nhà cao tầng" của Nguyễn Văn Quảng thì chiều dài cọc chống vào lớp tỳ chân khoảng 3D - 5D, với D là cạnh cọc.
Nếu khoảng này được lựa chọn theo kinh nghiệm về đất nền thì sát thực tế hơn. Cũng có thể dựa vào lực ép, công suất ép cho phép của máy ép, yêu cầu thiết kế và hay nhất là dùng kết quả sau thí nghiệm nén tĩnh để đánh giá lại trước khi thi công đại trà.
|
Arthumters |
|
|
Đối với móng nông: chiều sâu chôn móng phụ thuộc vào lớp địa chất đặt móng. Lớp đất phải đảm bảo đủ cường độ, không bị tác nhân xung quanh ảnh hưởng trong suốt quá trình tồn tại của công trình. Chẳng hạn, không bị ảnh hưởng của nước chảy, không bị sạt nở.... Đối với các công trình yêu cầu thiết kế chống lật, chiều sâu chôn móng còn đảm bảo yêu cầu thiết kế chống lật nữa
Đối với móng cọc, chiều sâu mũi cọc ngàm vào lớp địa chất tốt thường từ 3D đến 5D. Tuy nhiên, phải đảm bảo sức chịu tải cọc theo thiết kế và công nghệ thi công. Với cọc ép thì không thể ép được cọc vào sâu trong lớp địa chất là cát trạng thái chặt, đặc biệt không thể ép vào trong lớp sỏi cuội.
Vì vậy, đối với mỗi công trình, cần lựa chọn phương án móng cho phù hợp với điều kiện chịu lực, điều kiện địa chất và công nghệ thi công.
Cám ơn các ban!
|
Robertvove |
|
|
nói thế thì khi có các tác nhân như bác lê hải dương nói thì không làm được móng nông à.có thể dùng các biện pháp xử lý vẫn đề đấy và dùng móng nông.
vài lời chia sẻ
|
Stephenon |
|