Vấn đề về móng băng khi giải SAFE???? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Vấn đề về móng băng khi giải SAFE????
Em đang làm cái nhà dân, dùng safe tính thép cho cái móng nông thì phát hiện ra một điều rất lạ!
PA1: Hai móng đơn kẹp bởi 1 cái dầm: móng đơn 2,1x2,5(m), dầm móng 0,3x0,5(m)
Dùng safe run cái móng như hình
>
>
>
>
thấy diện tích thép ra như hình 1 này rất hợp lý cho dầm 40,368cm2 (chọn thép 6fi25+3fi22), nhưng cái bản móng thì hơi có vấn đề, ở chỗ giao với dầm với bản móng thì nó cho giá trị diện tích thép 25,75cm2/(bề rộng dải), còn phía ngoài thì giá trị nhỏ hơn nhiều thì đúng rồi 2.88cm2/(bề rộng dải).
So sánh diện tích thép phương song sonng với dầm và phương vuông góc với dầm thì thép theo phương song song với dầm lớn hơn => có vô lý ko????
PA2: làm móng băng có kích thước bản móng 2,5x6 (m), dầm 0,3x0,6 (m) (chọn giá trị bề rộng móng giống nhau để so sánh với kết quả PA1)
Dùng safe run ra kết quả diện tích thép như hình
>
>
>
Kết quả thật bất ngờ (ko biết safe nó có tính sai ko???) (Điều tôi đang muốn hỏi là ở đây???)
Diện tích thép cho dầm thì lại cực kỳ bé 6,555cm2 (chọn thép 2fi18+1fi16), còn diện tích thép trong bản móng theo phương vuông góc với dầm thì rất bé 13,602cm2/(bề rộng dải) ; b =1,5m; fi16: 2,011cm2 => tính ra được fi16 a220 , nhưng theo phương song song với dầm thì rất lớn 13,751cm2/(bề rộng dải) ; b = 0.625m; fi16: 2,011cm2 => tính ra được fi16 a92
=> kết luận là diện tích thép theo phương song song dầm quá lớn => Vô lý chăng
Bác nào biết về vấn đề này thì chỉ giúp tôi với, đúng là lâu rồi ko để ý giờ thấy thép hơn lớn chuyển sang móng băng thì gặp vấn đề này! Ko biết phần mềm có đúng ko? hay là thép bản móng phải lớn như vậy?
Có 41 câu trả lời!!
|
|
|
cái Knen của bạn tính thế nào?
|
hoangphunhan |
|
|
Tôi thấy khi giải móng băng có người dùng dầm chữ T đó bạn à. Còn nếu như tôi mô hình trong Safe như vậ thì ko biết nó có hiểu hết cái suy nghĩ của tôi ko nữa. Bạn tự tìm hiểu nhé. Các Bác cao thủ vào giúp Bác ấy đi. Thank all
|
Robertgomo |
|
|
Do đất nền ko có nên giả định 1kg/cm2 -> tra bảng ra hệ số nền chọn k = 1200
Vấn đề ở đây là thép theo phương dọc // với dầm trong móng băng lớn bất thường ở bản móng.
Còn nếu móng chân vịt thì thép bản móng theo phương song song với dầm lớn là đúng rồi vì cánh tay đòn lúc này lớn hơn so với phương vuông góc với dầm.
Nếu ko có bản móng thì dầm băng ngang ra thép rất lớn là đúng rồi vì nó chịu mô men lêch tâm.
Còn móng băng thép trong dầm lại nhỏ, thép ở bản móng // với dầm rất lớn.
????? không hiểu nó tính thế nào trong safe?
|
muaxanh |
|
|
Thực sự tôi thấy safe nó tính vẫn đúng, mô hình trong sap hay etabs rồi tính như dầm thì lâu hơn so với safe.
Vấn đề hơi lạ, thấy khó hiểu quá, mong mọi người có kinh nghiệm góp ý! Vì thực tế cái safe chỉ là công cụ thôi!
|
thanhthanh |
|
|
lớn cục bộ đó là do thằng Knen của bạn đấy ??? Mà cái suy nghĩ của bạn về kết cấu không xét đến Knen . Vì thế nhà bé tí tính tay có khi đúng hơn safe . Giả thuyết của bạn ngay ban đầu đã là mù mờ thì không nên giải máy
|
ao anh xa |
|
|
Không biết xu hướng thiết kế nhà Hải Phòng hiện nay thế nào nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà. Nên chọn phong cách thiết kế hiện đại hay tân cổ điển. |
Luckyman
|
|
|
Cái này tôi nhập dầm chữ T, chứ đâu có nhập bản móng vào mô hình.
|
Arshes |
|
|
ko có địa chất thì giả thiết thôi!
vấn đề là tại sao thép bản móng lại lớn thế? ở phương // với dầm?
|
Philipboxy |
|
|
nhập chữ T trong safe thì làm sao gán hệ số nền đây bác?
|
terrydoa |
|
|
Bác gắn Point spring
|
RaymondEr |
|
|
point string thi lâu lắm, line spring cho dầm chữ T thì ra diện tích thép lớn lắm! ko giống như tính cái móng có vẽ bản và dầm! tóm lại: ra giá trị khác nhau giữa 2 trường hợp: móng băng mô hình cả bản móng và dầm móng <> hoàn toàn so với dầm chữ T => thép dầm chữ T lớn hơn rất nhiều so với mô hình cả bản móng và dầm
|
noithatchangson |
|
|
Bác up mô hình của 2 cái lên đây Tui check thử xem sao đã nhé. Chứ cứ thế này thì khó giải quyết lắm. Vấn đề là khi tôi mô hình bản móng và dầm thì bản móng nó lại có thép âm ở lớp trên mà móng băng của tôi thì thiết kế lại ko có.
|
bachtuu |
|
|
Tân xem lại có xem nhầm cái min trong Safe ko? vì thép lớp trên của bản rất nhỏ (thường chỉ đặt cấu tạo). Tôi cũng dùng Safe tính toán, thép bản theo phương cạnh ngắn lớn hơn mà.
|
ngoctrinh |
|
|
|
Em cũng mới check thử cái mô hình móng băng của Bác thôi. E gắn lại cái point Spring nhưng mà cũng ko ăn thua, nó ra mô men và thép giống của Bác. Mà khi xem chuyển vị của nó thì thép như thế là đúng đó Bác Tân à.
|
dacbiet |
|
|
Cám ơn bác góp ý! point spring cũng như line spring, hay mô hình cả bản móng và dầm, ra thép cũng có sự khác biệt nhưng ko lớn lắm!
Xem ra khi có bản móng thì thép ở bản móng // với dầm lớn hơn so với thép ở bản móng vuông góc với dầm=>??? (thép dầm móng tính theo trường hợp này là nhỏ nhất)
|
suanhadthouse |
|
|
Theo diện tích thép mà E chạy ra thì thép theo phương dài (đặt theo mô men) thì chỉ cần đặt thép fi20a150 có As = 20,933 cm2/m là Ok rồi. Còn thép dầm thì hơi nhỏ, có hơn 7cm2 thôi.
|
Alewohabee |
|
|
Vậy là safe có vô lý ko? thép theo phương cạnh ngắn (vuông góc với dầm móng) mới có cánh tay đòn thì thép theo phương cạnh ngắn phải nhiều thép hơn, còn cái dầm móng chống lệch tâm thì thép trong dầm phải lớn mới đúng. Ở đây thép cho bản sàn móng lại lớn => ????
|
kiwisoda |
|
|
Một vấn đề khó giải quyết và cũng hơi vô lý. Thôi thì Bác Tân chịu khó tính tay hay lên trên mạng tìm cái MBW hay lập bảng cel thử xem nào.
|
trytrytr tr453434 |
|
|
safe ko hề vô lý đâu. Tại chúng ta chưa hiểu hết nó cũng như ứng xử của cấu kiện thôi.
Cái bản móng của bạn chắc dày khoảng 400 phải ko?.
Kết quả tính thép trên cho 2 mô hình là ko khác nhau đâu bạn ah. chỉ có điều mômen thớ trên sẽ phân phối khác nhau thôi. Một cái thì cho toàn bộ dầm chịu. Một cái thì nó phân phối cho cả dầm cả bản đều chịu. Nhưng tổng cộng thì cũng như nhau thôi, (ko tin bạn cứ check lại sẽ bít).
Việc mô hình dầm chữ T hay mô hình dầm+ bản thì phải xem xét lại một chút. Theo tôi thì thế này. Nếu h bản<=1/4 b bản thì nên mô hình bản, ngược lại thì mô hình dầm chữ T. Nhưng cái này cũng phải tùy trường hợp nữa. phải tính xem trục trung hòa nó ở vị trí nào, vùng bê tông thớ trên căng đến đâu, chỉ gồm vùng dầm thôi hay cả vùng cánh( bản) căng nữa.
Nhà cao tầng dùng móng băng (ví dụ dùng móng băng cọc chẳng hạn) thì nếu mô hình dầm chữ T mà ko môhinh bản+ dầm, theo kết quả chạy ra mà ko bố trí thép trên của bản thì chết
|
sukem13579 |
|
|
Cái màu đỏ. Bài của bác Tân khi mô hình dầm chữ T thì thép ra to hơn 2 lần so với phương án Dầm+bản Anh à. Đúng là Safe thì ko sai mà chẳng qua là do tôi mô hình chưa đúng thôi.
|
profillink10 |
|
|
bạn cộng mômen ấy, đừng quan tâm đến thép
|
SpencerJalf |
|
|
Thực sự cám ơn bác trungql nhiều! tôi cũng nghiệm ra vấn đề rồi, thực sự thì thép ra cũng gần như nhau khi bản sàn nhỏ hơn so với dầm.
|
mtv_0201 |
|
|
Cái này sao không thấy chú Ngọc tham gia tư vấn vậy nhỉ?Móng băng chỉ có sườn móng lớn thôi chứ làm gì mà bản móng lớn?
|
thuymo |
|
|
Tôi xin hỏi, nếu Safe chạy ra tại 1 vị trí của dầm móng, không có mômen mà lại có diện tích thép, thậm chí còn lớn, thì các bác giải thích thế nào ? Câu hỏi chung của tôi và trungql đấy. Mong các bác tận tình chỉ bảo!
|
Enriquecem |
|
|
các bác cho e hỏi về vấn đề này chút: khi tính móng băng bằng SAFE xong thì để xem ứng suất dưới đáy móng ta vào phần Show Rections Forces đúng ko ạ. E thử vào Show Rections Forces để xem cho cái móng của e thì có chỗ nó to hơn cái Rtc =120 kN/m2. e đã thử tăng bề rộng móng mà nó ko giảm mấy. Theo các bác thì e vào đó xem đúng ko?
>
|
thanhtruc |
|
|
Bạn có gán hệ số nền cho cánh móng không? Nếu không gán thì nó có tác dụng gì đâu mà bạn tăng nó!
|
xac suat |
|
|
e mô hình móng băng là dầm chữ T lật ngược, và gán hệ số nền theo Line Spring, như vậy đúng ko a?
|
delta deus |
|
|
Đúng trong trường hợp độ cứng của cánh lớn, tức cánh móng dày và ngắn, còn nếu cánh rộng thì không đúng, khi này cánh móng phải khai báo là phần tử "Thick plate".
"Line Spring" phụ thuộc vào độ lún của móng, nếu như bạn thay đổi bề rộng cánh thì độ lún của móng cũng thay đổi nên giá trị của "Line Spring" cũng thay đổi. Đó cũng là nguyên nhân cái phản lực của bạn không đổi khi bạn thay đổi bề rộng móng mà không thay đổi "Line Spring" khi khai báo kiểu này.
|
nongdan |
|
|
hix, e thay đổi bề rộng móng thì e cũng khai báo lại Line Spring rồi a ạ. Ý e hỏi là những số hiện trên hình nó vượt Rtc = 120 kN/m2 ấy. e đang thắc mắc nếu mà như thế thì điều kiện ổn định của nền đất sẽ ko thỏa. e gửi file lên, có gì các a xem hộ e nhé
http://www.mediafire.com/?39fxh1zh5tq3ib5
|
RaymondEr |
|
|
Tôi nhìn thấy cái "Line Spring" tôi thấy đất của bạn cứng hơn cả thép, bạn tính nó như thế nào vậy?
Với cái móng này không nên khái báo là dầm T, đằng nào bạn cũng phải tính thép cánh móng, với cái cánh móng rộng như vậy thì cái móng này không thể là dầm móng nên không thể khai báo là dầm chữ T!
|
test1212 |
|
|
ở đây e giả sử Rtc = 12T/m2, dùng công thức Cz = 100*Rtc = 1200(T/m3), K = Cz*b với b = 1,6m và b = 2m. sau đó gán vào dầm.
|
Arshes |
|
|
Ở đây e định tính dầm móng băng, như vậy thì mô hình cái nào là đúng nhất ạ, có phải là mô hình dầm móng hình chữ nhật với độ cứng tương đương cái móng băng ko?
|
suanhadthouse |
|
|
Công thức này ở đâu vậy bạn? Tôi chỉ biết công thức K = (xicma/y)*b. Trong đó:
xicma: ứng suất dưới đáy móng.
y: động lún của móng băng.
b: Bề rộng của móng băng
|
delta deus |
|
|
Dầm khai báo là beam, bản móng bạn khai báo là footing.
|
BarbaraEr |
|
|
a có thể giải thích ý nghĩa của các khai báo: Slab, Drop, Stiff, Waffle, Ribbed, Mat, Flooting ko? e thấy a ngoctan_q khai báo bản móng là Mat, ko phải là Flooting, có sự khác nhau gì nhỉ
|
Alewohabee |
|
|
Tôi quan niệm cái cánh móng như cái bàn chân để đứng cho nó vững nên tôi khai báo nó là footing thôi....
|
thuymo |
|
|
Cái "Line Spring" khác cái này nhé...
|
KennethOt |
|
|
vâng, cái này là soil subgrade cho loại bản đúng ko ạ, line spring thì e lấy cái này nhân với bề rộng b của móng mà.
mà nhập cái bản móng ấy, nó đè lên nhau có sao ko a nhỉ, hay là phải nhập cái bản sao cho bản 2 phương vuông góc ko đè lên nhau, bởi khi e shirnk object vẫn thấy cái bản nó ko rời nhau ở chỗ giao nhau trên mb ấy.
|
ewrewrwewe |
|