**
2 cột trên 1 đài cọc nhồi - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
2 cột trên 1 đài cọc nhồi
các a giup e tinh mong coc duoi 2 cot
co the cho xin ban ve thuyet minh thi cang tot
cam an nhieu
Có 40 câu trả lời!!
|
|
|
Nói nhanh gọn nhé:
1. Phương pháp tính thì như thế này:
- Móng luôn giả thiết cứng, tải trọng tính toán tại đáy đài xác định bằng cách dồn lực về trọng tâm đài(N=N01+N02; M= No1*eo1+No2*eo2+Mo1+Mo2)
- Sau đó tính toán như móng bình thường.
- Phần tính thép đài:
+ Theo mặt ngàm 1-1 sđt vẫn là bản ngàm công sôn
+ Theo chiều dài mặt ngàm 2-2 là dầm đơn giản có mút thừa, gối lên 2 cột
2. Bản vẽ và thuyết minh thì tự làm lấy một cái=> hiểu hơn thầy có hỏi thì con trả lời được, đi ghost thì không được tự tin cho lắm.
( Móng dưới thang máy mới là khó, hjx hjx!)
Chúc làm bài tốt!
|
Winmordbet |
|
|
Chính xác là như thế! Bài viết của chú Phở khá chi tiết và chính xác rồi đó! Nói chung không phải 2 cột trên 1 đài mà 3 cột trên 1 đài vẫn dùng cách dồn tải về trọng tâm, cơ bản giống như tính toán móng bè ấy, có thể 1 phương (3 cột thẳng hàng) hoặc 2 phương (3 cột hình tam giác) >>
Bạn trung707 cứ theo đó mà làm nhé!
Chú Phở comment vài ý kiến về móng cọc barrette dưới hố thang máy cho mình tham khảo với! Nếu có tài liệu càng hay!
Thanks trước nha! >>
PS: Cái password hôm qua tìm lại thế nào rồi! Huhu không thể làm ăn gì được! Giúp tớ với! >>
|
noithatap |
|
|
Móng cọc Barrete hả bác? E đang làm thế này này:
1. Xác định trọng tâm đài cọc là cái tâm lực( tâm lực này là cái tâm do tổ hợp tải th= tt+0,9ht)
2. Dời các lực do các tổ họp tải về cái tâm lực đó
3. Sau đó tính toán như bài móng cọc chịu tác dụng 2 phương
( bác cũng có thể so sánh M của 2 phương lấy phương nguy hiểm hơn X chẳng hạn để tính toán, còn phương Y còn lại để kiểm tra)
4. kiểm tra 3 điều kiện chọc thủng: Cột, cọc góc, hàng cọc
5. Thép đài :
+theo cạnh ngắn vẫn là mặt ngàm công sôn
+ Theo cạnh dài có thể thấy M nhỏ hơn lên bố trí thép cấu tạo theo cạnh ngắn.
Về phần tính thép đài e nghĩ còn phương án là xây dựng mô hình trong Safe dạng bè cọc với các gối đàn hồi tại vị trí các cọc. Và một cách nữa là tính tay quan niệm đài cọc là một móng bè.
Bác có cao kiến gì không?
|
profilmuoibon14 |
|
|
Hôm trước có gặp 1 anh đang học Cao học XDDD có tham khảo ý kiến về vấn đề này, anh ấy nói y chang như chú nói vậy! Hehe thanks nhiều nha! >>
Mà sao các sách viết về móng cọc lại không đề cập đến vấn đề này nhỉ! >>>
|
traiyo1 |
|
|
Có nói chứ bác nhưng tại tôi chưa tìm được nó thôi. Với lại nó cũng ở dạng biến hình, chứ nó không ở dạng thù hình để mà mỳ ăn liền.
PP trên làm tôi luận ra sau khi đã đọc nhiều bài của các bác cao thủ trên diễn đàn( đặc biệt bác Ksminh) nó cũng loằng ngoằng lắm như kiểu tâm cứng tâm khối lượng ấy mà cũng cãi nhau om tỏi lên.
Về vấn đề này thì e thấy còn người nữa cũng rất được hình như là bác Trungcdc gì đó. Bác thử hỏi thêm bác ấy xem.
|
williamcuong |
|
|
Tôi đang cần tìm công ty thiết kế nhà tại Hải Phòng uy tín và đơn giá xây rẻ một chút. Các bạn có thể cung cấp cho tôi một số công ty để tôi tham khảo. |
Luckyman
|
|
|
Uhm, thanks chú nhiều! Mình nghĩ đó là cách duy nhất rồi! >>
|
Haroldser |
|
|
cam on may bac nhe.may bac cho e hoi them :
sct coc khoan nhoi q2 la 241T co dc ko ?
neu ko thi can tang chieu dai coc(l=31m) hoac tang duong kinh coc(d=800) dung ko.ma cong trinh e la 12 tang nen tang duong kinh ko ?
|
plantandzombi |
|
|
cọc bạn ban đầu là bao nhiêu? sâu bao nhiêu.
một vài sức chịu tải của cọc bạn có thể tham khảo.- D600 sct từ 150->180 chiều sâu khoảng 30-> 35m nếu dùng máy khoan lớn.đối với máy khoan nhỏ thủ công vì chiều sâu và trihn2 độ thi công hạn chế sức chịu tải 60-> 80T chiều sâu từ 20 ->28m.
- D800 sct từ 320->380T chiều sâu từ 36->42m. hợp lý từ 340 ->360T.
|
suanhadthouse |
|
|
a nguyenquocai oi :coc ban dau e dai 31m sct 241T,d800 nhu vay thay nho wa.nen tang tiet dien hay chieu sau coc(nha 12 tang o q2)
a cho e hoi them chiều sâu từ 36->42m la chieu dai coc hay chieu sau chon coc tu lop dat tu nhien the
|
hoahuongduong |
|
|
từ đài móng xuống. đó là kinh nghiệm của thầy tôi chia sẽ cho bạn tham khảo thôi.
gọi tôi là bạn dc rồi cũng sinh viên thôi.gọi anh ngại lắm.
thân.
|
MichaelKet |
|
|
cảm ơn bạn.bạn có thể nói cho tôi biết cách tính bể nước ngầm ko ?
áp lực đất tác dụng lên đáy bể tính sao hả bạn
mong ae giúp áp lực đất tác dụng lên đáy bể
|
RobertDum |
|
|
nếu bể đặt lên nền tự nhiên . Áp lực đất tính như móng bè trên nền thiên nhiên . Nếu bể ép cọc thì bỏ qua áp lực đất tác dụng lên đáy bể
|
Vimcentcow |
|
|
Nói nhanh gọn nhé:
1. Phương pháp tính thì như thế này:
- Móng luôn giả thiết cứng, tải trọng tính toán tại đáy đài xác định bằng cách dồn lực về trọng tâm đài(N=N01+N02; M= No1*eo1+No2*eo2+Mo1+Mo2)
- Sau đó tính toán như móng bình thường.
- Phần tính thép đài:
+ Theo mặt ngàm 1-1 sđt vẫn là bản ngàm công sôn
+ Theo chiều dài mặt ngàm 2-2 là dầm đơn giản có mút thừa, gối lên 2 cột
may a cho hoi :chieu dai mat ngam 2-2 la dam don hay la ngam tai 2 cot(theo e nghi cot lien ket vao dai la ngam).
thu 2:khi mo hinh trong sap thi mo hinh dai la 1 shell thi lien ket sao va chia shell the nao
|
test1212 |
|
|
dùng safe thì có cả trăm cột vẫn tính được , Lăn tăn chi cho mệt
|
suanhadthouse |
|
|
Cái đài cọc nhồi cao có khi đến 2 m mà lại quan niệm rằng đó là dầm thì không đúng. Nó phải làm việc như một khối (vì dầm hay kết cấu dạng thanh là một cấu kiện trong đó chiều dài lớn hơn rất nhiều 2 chiều còn lại). Cái này nếu tính tay thì nên sử dụng mô hình giàn ảo như trong DTU của Pháp.
Về mặt tính toán thì bản chất chỉ là: Bằng phương pháp dời lực, chuyển bài toán 2 cột (2 vị trí đặt lực) về bài toán chỉ có một "cột ảo" đặt tại tâm móng (1 vị trí đặt lực). Tuy nhiên cái này không đúng lắm mặc dù có trong giáo trình, vì đài móng không phải là vật rắn tuyệt đối, đó là vật rắn biến dạng, khi dời lực trên một vật rắn biến dạng phải tính đến biến dạng của vật rắn đã tiếp thu một phần tải trọng.
Đối với đài dạng này thì cốt thép lớp trên sát mặt đài phải có là đương nhiên.
|
ngoctrinh |
|
|
nhưng bác ơi nếu đài > 2m, có lẽ tôi nghĩ có 1 cạnh nữa > 2m , vậy là bê tông khối lớn rồi, sao quan niệm nó là 1 khối được ? bố trí khe nhiệt không bác nhỉ ?
|
GordonEt |
|
|
Bê tông khối lớn chính là một khối chứ còn gì nữa bạn. Sao lại bố trí khe nhiệt!?. Vì là bê tông khối lớn nên để giảm nứt do ứng suất co ngót, trên chiều cao đài người ta phải bố trí thêm từ 1 đến vài cái lưới thép nhỏ ở giữa nữa. Bạn nên tham khảo thêm các bản vẽ của các anh có kinh nghiệm sẽ rõ ngay.
|
Charlesquew |
|
|
em cứ nghĩ nên có khe nhiệt, bác chỉ dạy thêm, tôi chưa làm cái này bao giờ .
|
daohiepukb |
|
|
Không bao giờ có khe nhiệt trong đài cả. Tôi dám chắc về điều đó. Chỉ dẫn cho bạn khá mệt đấy...
|
profil7 |
|
|
vâng tôi sẽ đọc về cái này, thế khe nhiệt trong nhà quy mô lớn bác làm bao giờ chưa ?
|
StevenKl |
|
|
Làm nhiều nữa là khác. Cứ trên 40m là phệt ngay khe lún kết hợp khe nhiệt luôn.
Cái khe nhiệt đơn giản thôi, bạn hay phức tạp hóa vấn đề làm gì. Khi thi công chỉ cần dùng tấm xốp để cách ra độ 3cm là thành cái khe thôi.
|
AlbertgeK |
|
|
40 mét mà làm khe nhiệt thì có thể phá vỡ kiến trúc . Nên làm dãy chèn sau là đẹp nhất
|
profilmuoinam15 |
|
|
đúng , tôi đồng ý với bác honney hiệp, vậy là không có khe kháng chấn, khe lún bác hiệp nhỉ ?
|
dutrieu |
|
|
Ra trường tôi mới biết cách tính này nhờ đọc một cuốn sách của GS Vũ Công Ngữ. Hồi làm tốt nghiệp cũng chỉ làm như các bạn thôi. Nếu làm tốt nghiệp thì bạn không cần làm theo mô hình giàn ảo khó bảo vệ. Bạn cứ làm bình thường thôi không phải lăn tăn gì cả.
|
KennethOt |
|
|
cam on a .a cho e hoi them be nuoc ngam
tinh ban day sao ha a,e nghi tinh ap luc dat tac dung len ban day ma ko biet tinh ap luc day theo cong thuc nao .
|
GeorgeEr |
|
|
Bạn tham khảo trên diễn đàn này hoặc đọc sách SAP 2 có công thức tính hệ số nền theo Bao-ơ, sử dụng mô hình nền Winkler (mô hình nền biến dạng cục bộ). Bạn tính hệ số nền rồi mô hình áp lực nền đất là các lò xo nếu bạn chạy bằng Sap. Hoặc nếu không dùng SAP bạn có thể giải bài toán đúng dần, tức giả sử chuyển vị, tính ra áp lực, có áp lực thay vào tính lại độ lún, đến khi nào việc giả sử tiệm cận được với kết quả tính thì dừng lại: cách này phải làm bằng Excell. Nếu bạn có thể viết được một vòng lặp cho quá trình này bằng Visual Basic for Aplication rồi chèn vào Excell thì càng tốt.
|
Stevennefs |
|
|
a cho e hoi them(e ga lam):neu m mo hinh xong roi chon noi luc nao de tinh thep lop tren va tinh thep lop duoi.a co file tinh be nuoc ngam cho e xin cang tot
|
53caugiay |
|
|
a pho oi cho ehoi cai nay
neu lam the thi dam don gian khi m nhap vao mohinh van lay chieu cao 2 m ha,va luc tac dung la phan luc dau coc thi luc do doi vao dam sao
|
Philipboxy |
|
|
[QUOTE=Mr Cơm Phở;123032]Đơn giản là thế này: Trong đồ án thì làm tôi dựng mô hình lên thôi tính trọng lượng bản thân+ Phản lực đàu cọc( đặt tại vị trí cọc) chất tải lên cái sơ đồ đó. Chạy ra thế là xong.
y e la the nay :dai co 4 coc nhu the thi phan luc dau coc dau co nam tren goi(goi la 2 cot day) sao co the dua vao nhap mo hinh dc
|
hoangphunhan |
|
|
Tôi đã kiểm tra lại bản vẽ đài cọc bê tông khối lớn, cảm ơn bác !
|
trannguyen1602 |
|
|
thế này mà bạn cũng phải hỏi nữa sao. Đúng là bó tay.
|
Renatosymn |
|
|
eo1,eo2 tính như thế nào vậy bác???
|
ClintomEa |
|
|
Sory vì vừa mới đọc được tin nhắn của bạn.
e01 &e02 là khoảng cách từ trọng tâm đài tới điểm đặt lực N tại vị trí 2 cái cột đó thôi.
Chúc vui.
|
ewrewrwewe |
|
|
Bạn có thể tham khảo phần tính toán trong file đính kèm này.
Chúc làm bài tốt nhé.
|
Edwandhext |
|